I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ đúng cách ngay từ ban đầu có ý nghĩa
vô cùng quan trọng, quyết định lâu dài đến tương lai của trẻ, trẻ em là hạnh phúc
của mỗi gia đình, là mầm non tương lai của đất nước.
Nói đến quá trình chăm trẻ có được một cơ thể tốt, một sức khỏe tốt thì đó
mới là điều quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, các cô giáo; nhất là các cô
nuôi như chúng tôi, đòi hỏi các cô nuôi phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề
có tâm huyết yêu nghề, mến trẻ và luôn phải tìm tòi, học hỏi các kinh nghiệm về
chế biến món ăn để vận dụng vào công việc chăm sóc trẻ của mình tại trường.
Để trẻ phát triển tốt về thể chất đã nêu ở trên thì chúng ta phải cân đối hài
hòa, hợp lý giữa các chất dinh dưỡng với nhau để chế biến những món ăn ngon
giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn hết xuất của mình, giúp trẻ tăng cường sức khỏe
giúp cho trẻ tham gia các hoạt động ở trường hay ở nhà một cách tốt nhất.
Thực tế ở trường mầm non tôi đang công tác tôi nhận thấy hiện nay trẻ
do được nuông chiều, bao bọc quá nên dẫn đến lười ăn, không biết ăn rau, không
biết ăn nhiều loại thực phẩm Là một cô nuôi trong trường mầm non đã được
đào tạo ghề nấu ăn tại trường lớp, bằng lý thuyết và thực hành tôi vận dụng
tay nghề và kinh nghiệm của mình vào thực tế trong bếp ăn của nhà trường
một cách linh hoạt làm sao để đảm bảo bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và
giúp trẻ hứng thú trong bữa ăn, để trẻ ngày một tăng cân, giảm lệ suy dinh
dưỡng, thấp còi, điều này không dễ nó luôn đòi hỏi ta phải có những sáng
kiến và hiểu biết về nấu ăn cho các bé một cách khoa học nhất điều đó đã
thúc đẩy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho
trẻ trong trường mầm non”.
dụng tại trường mầm non mà tôi công tác. 3/15 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, mọi trẻ sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, sinh trưởng và phát triển. Song song với việc chăm sóc việc nuôi dưỡng, ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người, nấu ăn là một công việc hết sức quen thuộc của mỗi gia đình và trường mầm non. Thực hiện theo công văn số 442/PGD-ĐT-GDMN, ngày 25 tháng 9 năm 2020 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 của cấp học mầm non huyện Phúc Thọ có đưa ra một số nhiệm vụ cụ thể đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn cân đối và đa dạng các món ăn cho trẻ mầm non. Vậy nấu ăn như thế nào để đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non cơ thể trẻ đang trong thời gian phát triển mạnh và hoàn thiện dần. Cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học. Vì vậy công tác nuôi dưỡng trường mầm non là một việc hết sức quan trọng, thông qua các món ăn mà các bé có thể cảm nhận được tình yêu của các cô dành cho bé. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất và tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Do vậy việc tăng cường sức khỏe cho trẻ là việc làm thiêng liêng cao cả là trách nhiệm của gia đình và xã hội và đặc biệt là đội ngũ giáo viên, nhân viên mầm non, lực lượng trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ giúp trẻ lớn lên và trở thành những con người mạnh về thể chất, đẹp về tâm hồn, cao về trí tuệ. Trẻ em hôm nay là nguồn nhân lực của ngày mai, yếu tố quyết định sự cơ bản của sự phát triển của đất nước. 2. Thực trạng vấn đề: - Trường mầm non tôi đang công tác năm học 2020-2021 đã tiếp nhận trẻ độ tuổi từ 24 đến 72 tháng tuổi. Tổng số học sinh toàn trường là 370 trẻ với 15 nhóm lớp trong đó: + Trẻ nhà trẻ 95 học sinh/ 4 lớp. + Trẻ mẫu giáo 275 học sinh/ 11 lớp a. Thuận lợi: Trường mầm non chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy - HĐND - UBND xã, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về mọi mặt cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 4/15 Nhà trường có không gian rộng, môi trường xanh, sạch, đẹp. Bếp ăn được đầu tư và xây dựng theo quy trình bếp ăn 1 chiều, thuận lợi cho việc giao nhận và chế biến món ăn. Được sự tin tưởng và ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, đặc biệt là ý thức trách nhiệm phối kết hợp với nhà trường về công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Nhân viên tổ nuôi luôn nhiệt tình, yêu nghề, chịu khó tìm tòi học hỏi các kinh nghiệm trong thực tiễn, có trình độ chuyên môn vững vàng. Dây chuyền tổ nuôi làm việc đều tay, có ý thức trách nhiệm trong công việc được giao. Nhân viên nuôi đã được phòng giáo dục cho đi tập huấn mỗi năm 1 lần nghe bồi dưỡng về vấn đề an toàn thực phẩm và được khám sức khỏe định kỳ, 100% các cô nuôi đều được cấp giấy chứng nhận tập huấn và được trang bị rất tốt về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm. b. Khó khăn. - Về phía bản thân cũng như một số cô nuôi còn hạn chế trong cách chế biến một số món ăn cho trẻ - Phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của chất lượng và dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ - Một số trẻ do được nuông chiều, bao bọc quá nên dẫn đến lười ăn, không biết ăn rau, không biết ăn nhiều loại thực phẩm. c. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Bảng khảo sát, điểu tra trong tháng 9/2020 tại 15 lớp với tổng số trẻ là 370 như sau: Stt Nội dung khảo sát Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ có cân nặng bình thường 360/370 97% 2 Số trẻ có chiều cao bình thường 362/370 97.8% 3 Trẻ SDD thể nhẹ cân 10/370 2.7% 4 Trẻ SDD thể thấp còi 8/370 2.16% 5 Trẻ ăn ngon miệng, hết xuất 250/370 67.6% 3. Các biện pháp thực hiện: Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con người phát triển duy trì sống và lao động, đồng thời nó cũng cho con người chúng ta bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý thì sẽ có kết quả như mong đợi. Để làm tốt công tác chăm sóc phù hợp ở trong gia đình chúng ta đặc biệt là ở trườngmầm non, tôi đãmạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trong chế biến bón ăn như sau: 5/15 Biện pháp 1. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đối với mỗi chúng ta để làm tốt công việc của mình thì cần phải học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính vì vậy bằng nhiều cách và nhiều biện pháp tôi đã nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm để làm sao chế biến những món ăn ngon nhất, tạo được sự hứng thú về màu sắc, sự hấp dẫn về mùi vị để thu hút trẻ như học qua sách báo, tạp trí, qua bạn bè đồng nghiệp, qua mang internet: - Qua sách báo: Tôi tìm và nghiên cứu một số cuốn sách hay như cuốn: Cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non, Giáo trình dinh dưỡng trẻ em hay món ăn ngon bổ não, ích trí .. những cuốn sách đó không chỉ chỉ cho tôi cách chế biến những món ăn ngon mà còn cho tôi những kiến thức về dinh dưỡng, khẩu phần, biết được những thực phẩm có thể kết hợp được với nhau, thực phẩm không kết hợp được với nhau - Qua mạng internet: Tôi thường vào một số trang như: món ăn ngon cho trẻ mầm non, dinh dưỡng hay cho bé, . Sau đó tôi nấu thử nghiệm nhiều lần ở nhà để mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến để tôi có thể tự tin áp dụng những gì mình học hỏi được vào thực tế công việc của mình. Ví dụ món phụ chiều: Súp tôm rau củ; cháo thập cẩm (Thịt gà, đậu xanh, lạc nhân, bí đỏ) và các món rau củ quả xào Sách tham khảo Ngoài việc tham khảo tài liệu, tôi còn học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, hàng tháng tổ nuôi chúng tôi sinh hoạt chuyên môn 2 tuần/1 lần họp rút kinh nghiệm trong công việc và cùng nhau đưa ra những món ăn mới. Chúng tôi cùng nhau xây dựng một tập thể bếp đoàn kết, chia sẻ và sáng tạo trong công việc. 6/15 * Biện pháp 2: Phối kết hợp với nhà trường xây dựng thực đơn phong phú đa dạng thực phẩm. Nhận thức tầm quan trọng trong công tác chăm sóc dinh dưỡng trẻ, cùng với tinh thần trách nhiệm cao tôi thường xuyên theo dõi các bữa ăn của các cháu, xem thức ăn có hợp khẩu vị với trẻ không để có biện pháp hợp lý tham mưu với Ban giám hiệu, với tổ nuôi xây dựng thực đơn tốt hơn. Đồng thời đề xuất BGH, tổ nuôi xây dựng thực đơn theo ngày, tuần và phù hợp theo mùa, cân đối về dinh dưỡng. Mùa hè nên ăn những đồ mát như: chè, hoa quả, rau, đậu phụ . Mùa đông nên ăn đồ ấm như: xôi. Cân đối dinh dưỡng ở bữa chính và bữa phụ trong ngày đều phù hợp với lượng calo theo quy định. Đầu năm học thực đơn của trường tôi còn chưa phong phú đa dạng, chưa có món xào, chưa bổ sung tráng miệng . Nhưng tôi đã tham mưu với BGH, tổ nuôi bổ sung thêm món xào, món tráng miệng nên thực đơn trường tôi hiên giờ rất phong phú và đa dạng. Sau đây là thực đơn của bé được áp dụng trong trường Thực đơn mùa Đông của trẻ tuần chẵn Thứ ngày Bữa chính Bữa phụ Nhà trẻ Mẫu giáo Nhà trẻ Mẫu giáo Thứ 2 - Cơm tẻ, thịt lợn, thịt bò xào thập cẩm - Canh rau cải xanh nấu thịt ngao - Tráng miệng: Bưởi - Cơm tẻ, thịt trứng đảo bông - Canh rau cải xanh nấu thịt ngao - Món xào: Rau bắp cải - Tráng miệng: Bưởi Sữa chua uống men sống Nuti - Bánh bao nhân thịt - Sữa chua uống men sống Nuti Thứ 3 - Cơm tẻ, thịt cá sốt cà chua - Canh rau mùng tơi nấu thịt - Tráng miệng: Dưa hấu - Cơm tẻ, thịt cá sốt cà chua - Canh rau mùng tơi nấu thịt - Tráng miệng: Dưa hấu Chuối tiêu - Cháo khoai tây, cà rốt, thịt nạc, tôm - Chuối tiêu Thứ 4 - Cơm tẻ, thịt lợn, kho tàu. - Canh rau ngót - Cơm tẻ, thịt lợn, thịt bò xào thập cẩm. Sữa bột chillax - Xôi ngô, dừa - Sữa bột chillax 7/15 nấu tôm, thịt nạc. - Tráng miệng: Bưởi - Canh rau ngót nấu tôm, thịt nạc. - Tráng miệng: Bưởi Thứ 5 - Cơm tẻ, thịt lợn, thịt bò xào thập cẩm. - Canh bí xanh nấu tôm, thịt nạc. - Tráng miệng: Chuối tiêu - Cơm tẻ, thịt lợn kho tàu. - Canh bí xanh nấu tôm, thịt nạc. - Món xào: su hào xào - Tráng miệng: Chuối tiêu Sữa chua - Cháo lươn, thịt lợn - Sữa chua Thứ 6 - Cơm tẻ, thịt nhân nem - Canh rau bắp cải nấu thịt - Tráng miệng: Dưa hấu - Cơm tẻ, thịt đậu sốt cà chua - Canh rau bắp cải nấu thịt - Tráng miệng: Dưa hấu - Sữa bột chillax - Mỳ gạo canh thịt lợn, thịt bò - Sữa bột chillax Khi xây dựng thực đơn chúng tôi cũng lưu ý phối hợp các thực phẩm, các chất để tạo nên bữa ăn ngon, ta phải tận dụng các chất bổ sung lẫn nhau để nâng cao giá trị dinh dưỡng của món ăn và cũng cần xây dựng thực đơn phù hợp với độ tuổi. Thực đơn của bé cần đủ những chất: đạm, chất béo, bột đường, vitamin => Sau khi áp dụng biện pháp trên tôi được BGH nhà trường ủng hộ nhiệt tình trong công tác nuôi dưỡng, luôn tạo điều kiện để chị em trong tổ nuôi chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ, trẻ được thay đổi thục đơn, món ăn phong phú, đa dạng tạo được sự hấp dẫn với trẻ, trẻ ăn ngon miệng và hết xuất. Biện pháp 3. Chế biến món ăn phù hợp với trẻ: Chế biến món ăn phù hợp với trẻ là khâu quyết định một bữa ăn ngon, để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon, thay đổi thường xuyên cách chế biến. Đối với lứa tuổi mầm non khi chế biến phải được xay nhỏ khi nấu phải nấu nhừ cho trẻ dễ hấp thụ và tiêu hóa tốt. Khi chế biến thức ăn tôi thường phối hợp các loai rau củ quả có màu sắc đẹp để gây sự cuốn hút của trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thèm ăn. 8/15 Ví dụ như khi chế biến món thịt bò hầm củ quả thì tôi có kết hợp với cà chua, cà rốtđể khi ra thành phẩm sẽ có màu vàng của cà rốt, màu đỏ của cà chua rất bắt mắt trẻ. Màu sắc bắt mắt của món thịt bò hầm củ quả Trước khi chế biến tôi luôn tẩm ướp thức ăn trong khoảng thời gian từ 10- 15 phút Để tăng cường bổ xung chất sắt cho trẻ phòng tình trạng thiếu máu trong khi chế biến tôi giảm bớt lượng muối, tăng cường lượng nước mắm giàu chất dinh dưỡng, phối hợp thêm một số loại rau củ quả chứa nhiều vitamin để cơ thể trẻ dễ hấp thụ phòng được các bệnh khi chuyển mùa. Các loại rau củ quả có nhiều vitamin c như rau mồng tơi, cà chua, bí ngô... tăng lượng thức ăn giàu canxi giúp cho trẻ phát triển chiều cao đó là kết hợp với việc uống sữa. Khi chế biến món ăn cho trẻ tôi luôn lưu ý kết hợp các thực phẩm không được kị nhau nếu phối hợp không đúng các thực phẩm thì sẽ xảy ra các phản ứng không tốt cho cơ thể trẻ, làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng và gây ra ngộ độc thực phẩm, cũng như gây bệnh cho cơ thể VD: Cà chua kị với khoai tây; Tôm, cua kị với vitamin C nên không nấu tôm, cua với các loại rau củ quả có chứa vitamin C vì nó làm chuyển hóa các chất trong các thực phẩm đó sẽ rất độc hại nếu như ăn vào. - Một số món ăn nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ mầm non. VD1: Canh bí đỏ nấu đỗ con thịt lợn * Nguyên liệu: + Bí đỏ + Đỗ con + Thịt lợn 9/15 + Nước dùng + Các loại gia vị (bột canh, dầu ăn, nước mắm) * Sơ chế nguyên liệu: + Bí đỏ gọt vỏ rửa sạch để ráo nước + Đỗ con ngâm nở. + Thị lợn rửa sạch để ráo nước. * Cách chế biến: + Cho bí đỏ vào cối xay nhỏ. + Thịt lợn cho vào cối xay nhỏ. Nước dùng cho vào xoong đun sôi, cho đỗ con đã ngâm nở vào ninh. Cho dầu nóng già cho thịt vào đảo săn cung với gia vị sau đó cho tiếp bí vào xào rồi đổ các nguyên liệu trên vào xoong nước dùng đang ninh cùng đỗ con cho nhỏ lửa om khi các nguyên liệu chín nhừ là được khi bắc ra nêm lại gia vị xem vừa chưa. * Kết quả: Bí đỏ đỗ con chín nhừ, mùi vị thơm ngon. Trẻ ăn thấy ngon miệng và hết xuất. VD2: Trứng vịt thịt lợn mộc nhĩ đảo bông. * Nguyên liêu: + Trứng vịt. + Thịt lợn. + Cà chua. + Mộc nhĩ. + Cà rốt, hành tây, hành lá. + Gia vị các loại (Bột canh, nước mắm * Sơ chế nguyên liệu: + Trứng vịt rửa sạch để ráo nước. + Thịt lợn rủa sạch để ráo nước, cho vào cối xay nhỏ. + Cà chua rửa sạch cho vòa cối xay nhỏ. + Mộc nhĩ ngâm nở rủa sạch để ráo nứa cho vào cối xay nhỏ. + Cà rốt hành tây làm sạch cho vào cối xay nhỏ. + Hành lá làm sạch thái nhỏ. * Cách chế biến: - Cho dầu vào xoong khi dầu nóng già cho cà chua, mộc nhĩ, cà rốt, hành tây vào đảo khi nóng già cho tiếp trứng vào đảo đun nhỏ lửa khi trứng chín có độ bông cho gia vị vào. - Cho dầu vào chảo khi dầu nóng già cho thịt vào xào săn khi thịt chín cho 10/15 gia vị vào nêm vừa cho thịt vào xoong trứng đảo đều nhỏ lửa và cho tiếp hành hoa vào là song khi bắc ra nêm lại gia vị xem đã vừa chưa. * Kết quả: Màu sắc hấp dẫn mùi vị đặc trưng của món ăn, màu sắc biến đổi tự nhiên, màu vàng của cà rốt, màu đen của mộc nhĩ. Trẻ rất vui thích với màu sắc của món ăn và ăn ngon miệng. => Sau khi áp dụng biện pháp này bản thân tôi đã có nhiều kinh nghiệm cho mình trong việc chế biến các món ăn, biết phối hợp những thực phẩm để tạo ra màu sắc và mùi vị hấp dẫn trẻ, trẻ ăn ngon miệng và hết xuất. Biện pháp 4. Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường và phụ huynh học sinh trong công tác nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. * Đối với Ban giám hiệu: Tham mưu với BGH ký hợp đồng thực phẩm với những nhà cung ứng tin cậy, giám sát từ việc giao nhận thực phẩm đến việc sơ chế và chế biến xem có đúng quy trình hay không, trong quá trình đó có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, nhận thực phẩm có tươi ngon không? Tôi còn tham mưu với BGH đầu tư kinh phí tổ chức các ngày hội, lễ, hội thi để nhân viên nuôi dưỡng có thể thể hiện khả năng nấu ăn của mình như: Thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi, thi nữ công gia chánh, thi chế biến các món ăn giỏi qua đó BGH sẽ đánh giá, nhận xét để chúng tôi rút kinh nghiệm cho bản thân, làm tốt công việc của mình hơn, đưa chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường ngày càng đi lên. Món ăn trong ngày hội thi * Đối với nhân viên y tế: Giám sát trong việc giao nhận thực phẩm, công tác vệ sinh, cân đo và theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ để biết được trẻ nào suy dinh dưỡng qua đó thông báo với chúng tôi để có biện pháp và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho những cháu đó. * Đối với kế toán: Phối hợp trong việc xây dựng thực đơn, cân đối sao cho thực đơn phù hợp với số tiền của trẻ mà vẫn đảm bảo được lượng dinh 11/15 dưỡng cần thiết cho trẻ. Phối hợp trong việc tính khẩu phần ăn của trẻ sao cho cân đối với các lượng dinh dưỡng cần thiết cho một ngày của trẻ như: Đảm bảo đủ lượng calo, Cân đối các chất P (protêin) - L (Lipid) - G (Glucid) - Vitamin và muối khoáng. * Đối với giáo viên: Cá nhân tôi luôn phối hợp giáo viên trên lớp tuyên truyền về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức như: Tổ chức cho trẻ chơi “ Bé tập làm nội trợ’, xây dựng góc học tập tranh ảnh, đặc biệt là khâu chế biến tại bếp nhà trường, cho trẻ các lớp thăm quan nhà bếp vào tháng 9 đầu năm học. Tôi giới thiệu cho trẻ hiểu thêm về việc làm hằng ngày của tổ nuôi và động viên trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dán bảng theo dõi sức khoẻ của trẻ hàng tháng ở cửa lớp. Để phụ huynh khi đón con theo dõi được sức khỏe của con mình tạo cho phụ huynh yên tâm khi đưa con tới trường. Việc phối giáo viên trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ là một việc làm cần thiết, từ đó chúng ta tìm ra cách chế biến phù hợp để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Ngoài ra tôi còn cùng giáo viên tổ chức giờ ăn cho trẻ, qua đây tôi cũng được chăm sóc cho trẻ, xem trẻ ăn có ngon miệng không. Để giờ ăn đạt hiệu quả cao tôi cùng giáo viên trên lớp giới thiệu món ăn của ngày hôm nay tên là gì và món ăn hôm nay được phối hợp như thế nào có ý nghĩa như thế nào bên cạnh đó tôi cùng giáo viên còn động viên trẻ ăn hết xuất, tham kham khảo ý kiến các cháu “Hôm nay các con ăn món này có ngon miệng không?” từ đó tổ nuôi cùng điều chỉnh cách chế biến món ăn tạo cho trẻ cảm giác ăn ngon, hết suất mà vẫn mang lại chất lượng dinh dưỡng cho trẻ. * Đối với nhân viên nuôi dưỡng: Tôi phối kết hợp với tổ nuôi từ việc xây dựng thực đơn, giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến và chia ăn. chúng tôi có kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể từ đầu năm để tránh công việc chồng chéo lên nhau, mọi người cùng đều tay xoay việc và trong tất cả các khâu chúng tôi đều lưu ý để thục hiện cho tốt, đặc biệt là khâu giao nhận thực phẩm và khâu sơ chế chúng tôi luôn chú trọng về công tác vệ sinh không để ngộ độc thực phẩm xảy ra. Ví dụ như: Khi nhận thực phẩm chúng tôi kiểm tra thực phẩm, nhất quyết không nhận thực phẩm quá hạn, rau củ quả héo úa và các loại thịt nhập vào phải tươi ngon, đó là điều kiện cần thiết cho bữa ăn của trẻ được an toàn. Đối với cá và hải sản, chọn mua thực phẩm còn tươi, sống, đang bơi trong nước, thân cá rắn chắc, đàn hồi, vảy cá óng ánh bám chặt vào thân cá ko có dịch và mùi hôi, mang cá có mầu hồng . 12/15 * Đối với Phụ huynh học sinh: Tôi gặp và trao đổi trực tiếp với phụ huynh xem ở nhà trẻ ăn uống như thế nào, tôi chia sẻ cho phụ huynh những kinh nghiệm chế biến những món ăn ngon cho trẻ, mời phụ huynh giao nhận thực phẩm để biết quy trình giao nhận của nhà trường nghiêm ngặt như thế nào, mời phụ huynh thăm quan khu bếp, tham dự hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi để thấy được quá trình chế biến ra một bữa ăn cho các con thì cần phải như thế nào để vừa đảm bảo ATVSTP lại vừa đủ lượng đủ chất cho trẻ. Ngoài ra còn mời phụ huynh dự giờ ăn của trẻ để phụ huynh thấy yên tâm khi gửi gắm con em mình. Phối kết hợp với nhà trường trong việc giao nhận thực phẩm Biện pháp 5: Chấp hành tốt nội quy, quy chế của ngành và nhà trường: Đầu năm học nhà trường đã bồi dưỡng, tập huấn cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên về quy chế chuyên môn, những điều giáo viên, nhân viên không được làm, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non trong đó quan tâm đến nội dung phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà trường cần thực hiện tốt nội quy, quy chế. Nội quy, quy chế chính là hành lang pháp lý để đội ngũ nhân viên chúng tôi theo đó thực hiện. Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của nhà trường để ra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, 13/15 an toàn trong lao động. Để có những bữa ăn cho trẻ cơm ngon, canh ngọt, chất lượng bữa ăn được đảm bảo, thì nhân viên chúng tôi phải thực hiện nấu và chia ăn đúng giờ, đầy đủ bảo hộ lao động, không bớt xén khẩu phần ăn của trẻ. Đồ dùng nhà bếp được sắp xếp gọn gàng, khoa học. Thực hiện tốt nội quy phòng cháy, chữa cháy. Xây dựng bếp ăn tập thể theo khẩu hiệu “Đổi mới, Kỷ cương, Tình thương và Trách nhiệm”. III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non là một trong những vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Vì chất lượng bữa ăn hợp lý, khoa học giúp cho trẻ em nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh tật và đem lai niềm vui cho gia đình nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Vì gia đình tốt thì xã hội mới tốt. a. Kết quả đạt được * Đối với cô nuôi: - Được phụ huynh tin yêu, tín nhiệm, được ban giám hiệu luôn ủng hộ giúp đỡ nhân viên nuôi dưỡng chúng tôi cảm thấy tự tin hơn, sáng tạo hơn và trong công việc có trách nhiệm hơn. Năm học 2020- 2021 tôi có tham dự hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi và đạt giải nhất cấp huyện. Đó là một thành quả chứng minh cho sự nỗ lực không ngừng của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng của mình. Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ. Tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: * Đối với trẻ: - Chất lượng bữa ăn của trẻ đã được ban giám hiệu, đội ngũ nhân viên, phụ huynh trong nhà trường luôn quan tâm, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, vì vậy đến cuối năm học tỷ lệ các cháu suy dinh dưỡng và dư cân giảm đáng kể. Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ cân đối và hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. - Được chăm sóc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng nên trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn trong các hoạt động vì thế trẻ ít bị mắc bệnh. 14/15 Trẻ đang chơi vận động rất vui vẻ và khỏemạnh * Bảng khảo sát sau khi thực hiện: Tôi tiến hành khảo sát trên 370 cháu toàn trường. Stt Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm So sánh Số trẻ Tỉ lệ |% Số trẻ Tỉ lệ % Tăng Giảm 1 Số trẻ có cân nặng bình thường 360/370 97.3% 369 99.73% 9 trẻ = 2.43% 2 Số trẻ có
Tài liệu đính kèm: