SKKN Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ 5 - 6 tuổi lớp lá 1 trường mầm non Hoạ Mi

SKKN Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ 5 - 6 tuổi lớp lá 1 trường mầm non Hoạ Mi

Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với từng thời tiết và hoàn cảnh. Đó cũng là cách học tập phong cách giản dị của Bác.

+Đối với chủ đề Gia đình

Dạy trẻ thể hiện hành động yêu quý, kính trọng ông bà cha mẹ của mình như:Biết thưa gửi lễ phép, nghe lời ông bà cha mẹ, ngoan ngoãn, dạy trẻ quan tâm đến mọi người như: Hỏi thăm khi thấy bố mẹ mệt, rót nước mời bố mẹ khi bố mẹ đi làm về, lấy tăm cho ông bà khi ăn xong , dạy trẻ biết làm những công việc vừa sức để giúp đỡ cha mẹ và những người xung quanh. Từ đó dần hình thành cho trẻ những thói quen tốt và những hành vi văn minh.

+ Đối với chủ đề Ngành nghề

Cần lồng ghép giúp trẻ hiểu và yêu quý tất cả các nghề trong xã hội, giáo dục trẻ có thái độ quý trọng tất cả các nghề, không phân biệt đối xử với nghề nào, bởi nghề nào cũng mang lại lợi ích cho xã hội, dạy trẻ phải biết nâng niu giữ gìn sản phẩm của tất cả các nghề, biết giúp đỡ những người lao động xung quanh bằng những việc vừa sức như nhặt rác cho vào nơi quy định Từ đó trẻ sẽ có ý thức giữ gìn vệ sinh chung cũng như vệ sinh môi trường.

 

docx 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4436Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trẻ 5 - 6 tuổi lớp lá 1 trường mầm non Hoạ Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đẵng trôi qua bao lâu thì cuộc sống cũng có những thăng trầm biến độngbấy nhiêu.Có những thứ rất dễ bị lãng quên, nhưng có những thứ luôn sống mãi trong lòng mỗi người qua bao thế hệ.Và tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một điển hình.Đó chính là tài sản vô giá của dân tộc và cũng là một trong những cơ sở của nền giáo dục Việt Nam.
Trong di chúc Bác đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục, từ những lời dạy của Bác về giáo dục đạo đức, hiện nay trong công cuộc đổi mới giáo dục chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề “giáo dục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho trẻ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non, bởi trẻ em như một cây non, cần được uốn nắn ngay từ đầu.
Vì thế mỗi giáo viên mầm non không chỉ học tập và làm theo mà còn giáo dục cho thế hệ trẻ của mình “làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần giúp trẻ thể hiện lòng yêu nước, lòng kính trọng, yêu quý đối với Bác. Việc làm này đã thực sự trở thành việc làm thường xuyên trong mỗi con người Việt Nam.
Căn cứ vào việc thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của bộ chính trị khóa XII và chỉ thị số 27/CT – TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng chính phủ về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đưc, phong cách Hồ Chí Minh”; Kế hoach số 178/kh-BGDĐT ngày 16/3/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai Chỉ thị số 05 và Chỉ thị số 27 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đưc, phong cách Hồ Chí Minh trong ngành giáo dục.
Căn cứ vào tài liệu “Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đưc, phong cách Hồ Chí Minh trong giáo dục mầm non” dành cho cán bộ quản lý, giáo viên trong trường mầm non, đưa vào giảng dạy cho bật học mầm non.
II. Thực trạng vấn đề:
Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế thị 
trường tác động không nhỏ đến đạo đức, lối sống của một số công dân.Đất nước muốn phát triển phải có nhân tài.Chỉ có người tài-đức mới làm được những việc ích nước, lợi dân. Hồ Chủ Tịch đã nói: 
“	Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
Có tài mà không có đức là người vô dụng”
Vậy để giáo dục trẻ thành những người tài, đức phục vụ cho Tổ quốc, tôi đã lồng ghép, tích hợp giáo dục học sinh “học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Với yêu cầu càng cao của xã hội thì việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người càng được thực hiện tốt hơn. 
Đối với trẻ mầm non đặc biệt quan tâm đến việc lồng ghép giáo dục “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” góp phần đào tạo các cháu thành những con người đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày một phát triển.
Qua nhiều năm trực tiếp đứng lớp thực hiện công tác chủ nhiệm và chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy trẻ ở lớp mẫu giáo 5 -6 tuổi do tôi chủ nhiệm rất thích được nghe cô kể chuyện và tham gia hát múa về Bác Hồ, các trẻ luôn dành những ánh mắt yêu thương, thái độ kính trọng khi được nghe cô nói về Bác, và tôi nghĩ mình có thể dựa vào điều kiện thuận lợi này để giáo dục cho trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác.
Tuy nhiên một số trẻ khi tham gia các hoạt động còn nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin nên sự thể hiện suy nghĩ về mỗi việc làm và hành vicủa trẻ còn hạn chế.
Phần lớn học sinh trong lớp là con em trong gia đình làm nông nghiệp nên bố mẹ các cháu ít có thời gian chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ nói chung và giáo dục trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nói riêng. Họ chỉ quan tâm con mình học được những chữ gì, còn về thái độ, hành vi của trẻ chưa thực sự được quan tâm.
Năm học 2017-2018 tôi được giao phụ trách lớp lá 3 với tổng số trẻ là 33 cháu. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng một vấn đề đáng lo ngại là việc “học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của trẻ còn hạn chế.
Từ những thực trạng trên tôi sẽ tiếp tục khai thác, vận dụng các điều kiện thuận lợi, khó khăn để đưa ra một số giải pháp,biện pháp khác nhau nhằm khắc phục những hạn chế mà đề tài đã đưa ra.
Kết quả khảo sátcuối năm học 2017-2018 tại lớp lá 3 vàđầu năm học 2018-2019 tại lớp lá 1
 STT
Kết quả cuối năm học 2017 - 2018
Kết quả đầu năm học 2018 - 2019
Nội dung
Tổng số
trẻ
Đạt
Tỉ lệ
(%)
Chưa đạt
Tỉ lệ
(%)
Tổng số
trẻ
Đạt
Tỉ lệ
(%)
Chưa đạt
Tỉ lệ
(%)
1
Trẻ biết vâng lời, lễ phép, cư xử đúng mực với mọi người xung quanh
33
15
45,5
18
54,5
32
13
40,6
19
59,4
2
Biết làm những việc tự phục vụ bản thân
33
17
51,5
16
48,5
32
15
47
17
53
3
Tự nguyện tham gia tích cực vào các hoạt động
33
16
48,5
17
51,5
32
17
53
15
47
4
Thực hiện các quy định của trường của lớp
33
18
54,5
15
45,5
32
14
44
18
56
Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho trẻ nhằm giúp trẻ nhận thức những tình huống và từ đó định hướng thái độ, cách ứng sử phù hợp, đó là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nhận thức được “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là cơ sở của hành vi, thái độ ứng sử và tương tác trong xã hội của mỗi cá nhân trẻ.
Chính vì thế chúng ta phải dạy trẻ biết yêu quý, tôn trọng những người xung quanh, biết yêu thương chia sẽ với mọi người, dạy trẻ chăm làm, chăm học, biết yêu quý thiên nhiên và bảo vệ môi trường xung quanh, khéo léo nuôi dạy giúp cho trẻ phát triển sức khỏe và trí óc, thành những trẻ có “4 tính tốt”: Hoạt bát, mạnh dạn, chất phát, thật thà. Phải vun trồng thói quen đoàn kết và tập thể, mở mang tính hăng hái và tính sáng tạo của trẻ làm cho trẻ dần dần có tư cách của con người mới: Không sợ khó, không sợ khổ, bạo dạn, bền gan.
Dạy trẻ cũng như trồng cây non, Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này trẻ thành những người tốt. 
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1:Lồng ghép giáo dục nội dung “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
-Biện pháp1: Lồng ghép giáo dục nội dung “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thông quatừng chủ đề.
+Đối với chủ đề Trường mầm non: 
Dạy trẻ biết các quy tắc về đạo đức như: đi học chào ông, bà, bố, mẹ, đến lớp phải chào cô giáo, biết giúp đỡ bạn Dạy trẻ biết ngoài các cô dạy ở lớp, còn có các cô, chú khác, vẫn làm công việc khác để chăm sóc, bảo vệ trẻ như: cô cấp dưỡng nấu những bữa ăn ngo, chú bảo vệ thì bảo vệ trường lớp, cô ytế chăm sóc sức khỏe cho các cháu Vì vậy cần phải lễ phép kính trọng các cô, chú trong trường.
Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bạn yếu hơn mình, biết vui chơi đoàn kêt, nhường nhịn bạn, không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng chổ, giữ gìn lớp học gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp
+ Đối với chủ đề Bản thân
Giáo dục trẻ biết được lợi ích của các bộ phận trên cơ thể, bộ phận nào cũng quan trọng và muốn chúng được khỏe mạnh thì phải thường xuyên tập thể dục và giữ gìn vệ sinh hằng ngày.
Dạy trẻ biết yêu quý và giữ gìn vệ sinh cá nhân các bộ phận, ăn uống đủ chất, hăng hái luyện tập thể dục theo lời kêu gọi của Bác Hồ để mỗi ngày đều có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển hài hòa cân đối. 
Dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Biết cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với từng thời tiết và hoàn cảnh. Đó cũng là cách học tập phong cách giản dị của Bác.
+Đối với chủ đề Gia đình
Dạy trẻ thể hiện hành động yêu quý, kính trọng ông bà cha mẹ của mình như:Biết thưa gửi lễ phép, nghe lời ông bà cha mẹ, ngoan ngoãn, dạy trẻ quan tâm đến mọi người như: Hỏi thăm khi thấy bố mẹ mệt, rót nước mời bố mẹ khi bố mẹ đi làm về, lấy tăm cho ông bà khi ăn xong, dạy trẻ biết làm những công việc vừa sức để giúp đỡ cha mẹ và những người xung quanh. Từ đó dần hình thành cho trẻ những thói quen tốt và những hành vi văn minh.
+ Đối với chủ đề Ngành nghề
Cần lồng ghép giúp trẻ hiểu và yêu quý tất cả các nghề trong xã hội, giáo dục trẻ có thái độ quý trọng tất cả các nghề, không phân biệt đối xử với nghề nào, bởi nghề nào cũng mang lại lợi ích cho xã hội, dạy trẻ phải biết nâng niu giữ gìn sản phẩm của tất cả các nghề, biết giúp đỡ những người lao động xung quanh bằng những việc vừa sức như nhặt rác cho vào nơi quy địnhTừ đó trẻ sẽ có ý thức giữ gìn vệ sinh chung cũng như vệ sinh môi trường.
(Cháu tham gia nhặt rác ở sân trường và cho vào thùng rác)
+ Đối với chủ đề Thế giới thực vật- Tết và mùa xuân
Dạy cho trẻ biết được lợi ích của cây xanh đối với môi trường sống, giáo dục các cháu không được bẻ cành ngắt hoa Cho trẻ tham gia hưởng ứng ngày tết trồng cây, chúng ta nên cho trẻ thường xuyên tham gia lao động chăm sóc cây xanh như: nhổ cỏ, tưới nướcđể giáo dục trẻ biết tham gia các hoạt động tập thể, qua đó giúp trẻ yêu lao động, hăng say với công việc lao động.
+ Đối với chủ đề Động vật
Dạy trẻ biết yêu quý động vật xung quanh, biết chăm sóc và bảo vệ vật nuôi vì chúng sống gần gũi, thân thiết và có ích lợi đối với con người. Ngoài ra chúng ta có thể kết hợp giáo dục trẻ biết nhắc nhở người thân của mình cần bảo vệ động vật hoang dã, không săn bắn thú rừng 
+ Đối với chủ đề Giao thông
Chủ đề giao thông cô giáo dục cho trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số phương tiện giao thông, không những thế mà còn giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng luật lệ giao thông như: Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, đi bộ phải đi sát lề đường hoặc đi trên vĩa hè
+ Đối với chủ đề Thiên nhiên
Dạy trẻ biết bảo vệ thiên nhiên là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người gây ra, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. 
Dạy trẻ ích lợi và sự cần thiết của nước đối với con người, tầm quan trọng của việc sử dụng nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm. Dạy trẻ biết tiết kiệm điện, nước, tắt điện, vòi nước khi không sử dụng.
+Đối với chủ đề Quê hương – đất nước – Bác Hồ
Cho trẻ tìm hiểu về những danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử ở địa phương nơi trẻ sống.
Cho trẻ xem tranh về cảnh đẹp của quê hương và các hình ảnh, phim tài liệu về Bác Hồ. Việc cho trẻ xem những tư liệu đó sẽ giúp cho trẻ thêm tự hào và kính yêu Bác Hồ, thêm yêu quê hương đất nước.
Giáo dục trẻ biết tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi : Bác Hồ yêu thương, quan tâm đến các cháu như: gửi thư, tặng quà, cùng vui chơi, chăm sóc các cháu...
Giáo dục trẻ thể hiện tình cảm của các cháu đối với Bác Hồ: yêu quý, nhớ ơn Bác Hồ, cho các cháu biết được các hoạt động được tổ chức trong ngày sinh nhật Bác.
(Cô giới thiệu với trẻ về Bác Hồ )
+ Đối với chủ đề trường tiểu học
Dạy và giải thích đơn giản cho trẻ hiểu 5 điều Bác Hồ dạy
“Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tôt, kĩ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”
Dạy trẻ yêu tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ gìn kĩ luật,tuân thủ theo các quy định, nội quy của lớp học, thương yêu giúp đỡ nhau, đoàn kết với các bạn, biết vệ sinh, học tập, đồng thời phải giữ được tính cách vui vẽ, hoạt bát, tự nhiên của trẻ ở tuổi mầm non.
-Biện pháp 2: Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày
+ Giờ đón trẻ
Dạy trẻ khi đi học phải đúng giờ, trang phục gọn gàng, sạch sẽ, đến lớp phải chào cô, cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, tham gia tập thể dục buổi sáng để cơ thể được khỏe mạnh. Qua đó giáo dục được ở trẻ tính kĩ luật, giúp nhân cách của trẻ hoàn thiện hơn.
(Cháu tham gia tập thể dục buổi sáng)
+ Giờ hoạt động ngoài trời: 
Lông ghép giáo dục trẻ khi tham gia các trò chơi không chen lấn, phải biết đoàn kết khi chơi, biết nhường đồ chơi cho nhau và cho các em nhỏ hơn mình. Khi chơi xong phải biết dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
Cho trẻ làm một số công việc nhẹ nhàng trong khi tham gia hoạt động ngoài trời như: Cho trẻ nhặt rác xung quanh khu vui chơi của mình, cho trẻ tưới cây, nhổ cỏ, hình thành cho trẻ thói quen lao động.
(Các cháu đang nhổ cỏ, tưới cây)
+ Giờ hoạt động có chủ đích
Lồng ghép giáo dục việc “học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” qua từng môn học, tùy vào từng chủ để mà chúng ta kết hợp lồng ghép một cách phù hợp.
Ví dụ: Về chủ đề gia đình, chúng ta có thể giáo dục trẻ phải biết yêu thương, giúp đỡ những người thân trong gia đình, biết quý trọng tình cảm gia đình
+ Giờ hoạt động góc
Lồng ghép giáo dục việc “học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng cách cho trẻ tự chọn vai chơi, tự kêu gọi bạn chơi, chơi phải biết giao lưu giữa các góc, đoàn kết giúp đỡ nhau khi chơi
Tạo cho trẻ góc sách truyện về một số hình ảnh của Bác Hồ đối với trẻ em, đối với mọi người và đối với công việc, để giúp trẻ khắc sâu hơn hình ảnh của Bác và giúp trẻ học tập được nhiều điều hơn.
+ Giờ vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa
Dạy cho trẻ phụ giúp cô kê bàn ghế để ăn cơm, cho trẻ xếp hàng để làm vệ sinh trước khi ăn, xếp hàng khi lấy cơm, tập cho trẻ một số việc tự phục vụ bản thân, khi ăn xong phải biết rửa miệng, uống nước, cất dọn bàn ghế gọn gàng, tự trãi đệm khi ngủ, không được làm ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
(Trẻ kê bàn và xếp hàng để ăn cơm)
+ Giờ hoạt động chiều
Trong quá trình phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo lớn thể hiện tính kiên trì thường xuyên và có ý thức hơn, trẻ muốn được khẳng định, muốn được sống và làm việc như người lớn, muốn nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh, đặc biệt những động cơ đạo đức, thể hiện thái độ của trẻ với những người khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các động cơ hành vi. Những động cơ này gắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mực và những quy tắc đạo đức của những hành vi trong xã hội. Sự động viên, khuyến khích của giáo viên có ảnh hưởng tích cực và làm cho trẻ tự tin vào khả năng và sức lực của mình.Ngược lại, sự đánh giá một cách gay gắt và tiêu cực sẽ làm cho trẻ nản chí.Vì vậy, giáo viên phải thấy rõ vai trò, vị trí của mình để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp, đem lại hiệu quả giáo dục cao.Từ đó cháu sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững.
Ví dụ: Nêu ra một số gương người tốt, việc tốt của một số trẻ, để trẻ khác cảm nhận và từ đó học theo. Tuyên dương những cháu thực hiện tốt mọi yêu cầu của cô bằng cách cho các cháu cắm cờ cuối ngày và động viên những trẻ còn rụt rè, nhút nhát để trẻ cố gắng.
(Trẻ được cắm cờ)
+ Giờ trả trẻ
Cô giáo dục các cháu trước khi về phải chào cô, về nhà phải chào ông bà, bố mẹ
Trao đổi với phụ huynh về các hoạt động của cháu ở lớp để phụ huynh nắm được, đồng thời kết hợp với giáo viên giáo dục các cháu được tốt hơn.
-Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi:
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển trí tưởng tượng và đời sống tình cảm của trẻ. Trong quá trình chơi trẻ đã thể hiện được tình người, như thái độ chu đáo, ân cần, sự đồng cảm, tinh thần tương trợ và những phẩm chất đạo đức khác, qua trò chơi trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong xã hội người lớn bằng con mắt trẻ thơ, còn được hình thành ở trernhuwngx phẩm chất ý chí như tính mục đích, tính kĩ luật, tính dũng cảm. 
Trong hoạt động vui chơi, đặc biệt là hoạt động vui chơi theo góc, tôi dạy trẻ cách tổ chức các hoạt động trong nhóm nhỏ: biết phân công, phối hợp, chia sẻ, nhường nhịn giúp đỡ nhau nhằm thực hiện theo tấm gương của Bác. Qua việc thể hiện vai chơi, giúp trẻ học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác là: Cùng hợp tác chia sẻ công việc thì mới có hiệu quả cao, mỗi bạn đều phải có trách nhiệm với công việc được giao, cố gắng hết sức vì lợi ích chung của nhóm, của tập thể. Có ý thức bảo vệ tài sản chung như: Đồ dùng đồ chơi, trang phục của trò chơi
Giáo dục trẻ không giành đồ chơi để chơi một  mình mà phải chia sẻ để cho các bạn cùng chơi, không tranh giành đồ chơi của bạn ...
Dạy trẻ cần xưng hô lịch sự khi giao tiếp với bạn bè, không nói tục, chửi bậy
Thông qua hoạt động vui chơi cũng giáo dục trẻ biết giữ gìn và cất dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi qui đinh.
(Các cháu chơi hoạt động góc)
Giải pháp 2: Thông qua việc kết hợp với các tổ chức xã hội và cho trẻ trãi nghiệm để lồng ghép giáo dục nội dung “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
-Biện pháp 1: Lồng ghép giáo dục nội dung “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thông qua việc kết hợp với các bật phụ huynh.
 Việc Lồng ghép giáo dục nội dung “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nhằm bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lựccủa trẻ, giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường và gia đình.
Lứa tuổi mầm non, cha mẹ cần phối hợp với nhà trường quan tâm đến các mặt phát triển của trẻ như: Chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc rèn luyện các giác quan, phát triển ngôn ngữ, việc dạy trẻ cách ứng xử đúng đắn, giáo dục lòng thương yêu đối với sự vật và con người xung quanh mình.
Công tác giáo dục trẻ rất quan trọng, đó là nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ Quốc.Chính vì vậy giáo dục trẻ cần phải kết hợp giữa nhà trường và gia đình.
Trẻ em trong như tấm gương sáng, cái tốt dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu. Nếu nhà trường dạy tốt mà gia đình dạy ngược lại, sẽ có những ảnh hưởng không tốt đối với trẻ em, cho nên để giáo dục các cháu thành người tốt thì nhà trường và gia đình phải kết hợp chặc chẽ với nhau.
Tuyên truyền việc lồng ghép giáo dục nội dung“học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đến các bật phụ huynh qua việc đón, trả trẻ, bảng tuyên truyền, các buổi họp cha mẹ học sinh 
- Biện pháp 2: Thông qua các hoạt động ngoại khóa để lồng ghép giáo dục nội dung “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Theo các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý trong quá trình phát triển của trẻ nếu thiếu các hoạt động ngoại khóa trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt.Thiếu các hoạt động thể chất trẻ sẽ khó lòng phát triển ngôn ngữ, cảm xúc, dễ trầm uất và khó thích nghi với cuộc sống.
Để giúp trẻ cân bằng cuộc sống chúng ta cần khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao, nghe nhạc,  như vậy mới giải tỏa được tâm trạng, lấy lại hứng thú học tập.
Tác dụng lớn nhất và dễ dàng nhận thấy khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa đó là mang đến một cuộc sống vui tươi cho trẻ.Các hoạt động tập thể giúp trẻ giao lưu kết bạn với những đứa trẻ cùng trang lứa, điều này giúp trẻ hiểu thế nào về tình đồng đội, sự sẻ chia và gắn kết.Chính vì vậy cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp trẻ có thể tự lập và trưởng thành hơn rất nhiều.
Ví dụ 1: Chúng ta có thể cho cháu chơi các trò chơi ngoài trời, như: Kéo co, ném bóng
(Cháu đang chơi các trò chơi)
Ví dụ 2: cho trẻ tham gia làm đồ dùng cô và trẻ để dự thi.
(Cháu làm đồ dùng cùng cô)
Ví dụ 3: Cho trẻ tham gia tập erobic
(Trẻ tham gia tập erobic)
Ví dụ 4: Có thể cho trẻ đi tham quan trãi nghiệm như tham quan trường tiểu học để giúp trẻ được làm quen với môi trường mới, từ đó tạo cho trẻ tự tin hơn, bớt đi phần bỡ ngỡ khi lên lớp 1
IV. Tính mới của giải pháp
Lồng ghép giáo dục nội dung “ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đưc, phong cách Hồ Chí Minh” cho trẻ, giáo viên phải tìm tòi các giải pháp và kết hợp, sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo, lồng ghép phù hợp qua từng chủ đề và các hoạt động giáo dục.
Sau khi thực hiện đề tài đã giúp trẻ được trãi nghiệm qua nhiều hoạt động với mục đích “học mà chơi, chơi mà học” mang lại hiệu quả to lớn đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Trong quá trình giáo dục trẻ về “tư tưởng, đạo đưc, phong cách Hồ Chí Minh” phải được tích hợp trong tất cả các lĩn

Tài liệu đính kèm:

  • docxDƯƠNG BÍCH MỸ.docx