SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

Đây là giờ học rất có ý nghĩa nhất đối với phân môn Tập đọc. Vì ở lứa tuổi này học sinh rất hiếu động, nếu giờ tập đọc chỉ đọc và trả lời câu hỏi thì học sinh không hứng thú học tập, không khích lệ được học sinh đọc chậm vươn lên, không tạo được môi trường thân thiện để các em thích học. Chính vì vậy, trong giờ học tôi kết hợp cho học sinh tham gia nhiều trò chơi học tập mang tính chất hòa đồng, thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Nếu bài học có hội thoại thì tôi cùng sắm vai với học sinh đọc theo nhân vật. Còn đối với các thể loại khác, tôi tổ chức trò chơi thi đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, trôi chảy và diễn cảm một câu văn hoặc một đoạn văn, . trong bài.

Ví dụ dạy bài Tiếng ru (SGK Tiếng Việt 3, tập I, trang 64) tôi đọc câu 1 “Con ong làm mật,/ yêu hoa” và gọi một em khác đọc câu tiếp theo “Con cá bơi, yêu nước;/ con chim ca yêu trời”, sau đó em học sinh được quyền mời bạn khác đọc câu tiếp theo, cứ như vậy lần lượt đọc hết bài. Với phương pháp này học sinh được tham gia đọc nhiều hơn, các em lại chú ý vào bài đọc một cách vui vẻ, nếu không chú ý thì không đọc được và sẽ bị các bạn phê bình. Chính vì thế, các em rất chăm chú, trật tự thi đua với nhau đoc thuộc lòng mà không gây áp lực cho học sinh mà tạo được môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.

Phương pháp đọc trên có thể đọc thi đua theo tổ. Tổ nào đọc hay, đọc lưu loát, diễn cảm thì tổ đó được biểu dương, khen ngợi. Từ hình thức đọc trên đã giúp các em trước đây đọc chậm, giờ đã đọc tốt hơn rất nhiều và có ý thức vươn lên trong học tập. Ngoài ra tôi còn sắp xếp chỗ ngồi cho em đọc tốt ngồi cạnh em đọc chậm, đọc đánh vần, đọc bỏ sót văn bản để em đọc tốt, đọc diễn cảm kèm cặp bạn đọc chậm vào các giờ học và giờ ra chơi bằng nhiều hình thức như thi đọc đúng, rõ ràng, lưu loát một câu văn hoặc một đoạn văn, .nhằm giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và ngày càng học tốt phân môn Tập đọc.

 

doc 25 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2306Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 rõ ràng, lưu loát, trôi chảy, diễn cảm văn bản, lại vừa giúp học sinh mạnh dạn, tự tin thể hiện giọng đọc của nhiều nhân vật trong một bài học và còn làm cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút người học. 
Dạng 2: Tập đọc (Học thuộc lòng): Dạng bài này học trong 1 tiết vừa rèn kĩ năng đọc cho học sinh vừa giúp học sinh thuộc lòng được một số bài văn, bài thơ trong chương trình học.
	b2. Tìm hiểu một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc
* Phương pháp đàm thoại:   
Phương pháp này phù hợp với tâm lý trẻ ở lứa tuổi tiểu học, các em thích được hoạt động và hoạt động bằng lời nói, giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài, học sinh tự trả lời và nêu ra được nội dung bài, muốn đọc diễn cảm được văn bản thì trước hết phải cảm thụ được bài văn, phải tái hiện được các nhân vật có hình tượng đẹp, hoặc nhân vật là những vai phản diện chính trong bài. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em bằng câu hỏi dễ hiểu, dễ nhớ, dễ trả lời.
* Phương pháp trực quan:
Phương pháp này phù hợp với tư duy và tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học nên giáo viên có thể dùng nhiều hình thức trực quan như: bằng lời nói, dáng điệu, nét mặt, các động tác làm mẫu, vật thật, tranh ảnh, ... 
Trong các hình thức trực quan đó thì trực quan bằng giọng điệu của giáo viên là hình thức trực quan sinh động nhất và có hiệu quả cao nhất. Tùy vào mỗi bài thơ, bài văn viết ở thể loại khác nhau, nên có giọng đọc khác nhau, có bài giọng nghiêm trang, trầm lắng, có bài giọng đọc tình cảm, âu yếm, có bài đọc với giọng phấn khởi, náo nức, ... Chính vì thế giáo viên cần thể hiện giọng đọc đúng theo từng thể loại, tránh thể hiện giọng đọc đều đều làm cho học sinh không phân biệt được giọng đọc của từng nhân vật. 
Ngoài ra trực quan bằng dáng điệu, nét mặt của giáo viên cũng giúp học sinh dễ hiểu và dễ nhớ bài.
* Phương pháp luyện đọc thực hành:
Phương pháp này được áp dụng nhiều trong giờ tập đọc. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được rèn luyện kỹ năng đọc như: đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc đồng thanh, đọc theo cách phân vai, ... để phát hiện từ quan trọng, hình ảnh tiêu biểu và hiểu nội dung, nắm được ý chính của bài, thuộc bài ngay tại lớp.
* Phương pháp trò chơi:
Đây là một phương pháp mới giúp cho học sinh có hứng thú khi đọc bài. Cuối mỗi tiết tập đọc giáo viên tổ chức cho học sinh đọc dưới hình thức chơi trò chơi bằng cách: thi đọc phân vai theo từng nhân vật; thi đọc diễn cảm một câu văn, đoạn văn hoặc một khổ thơ phù hợp với từng đối tượng học sinh để làm cho giờ học mang lại hiệu quả cao nhất.
Như vậy để học sinh học tốt phân môn tập đọc thì người giáo viên phải kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp mới, làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn người học. Bên cạnh đó, trong giờ học giáo viên phải luôn biết lấy học sinh làm trung tâm còn mình chỉ là người hướng dẫn, tổ chức tiết học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, làm sao giúp học sinh tự tìm ra cách đọc tốt nhất, phù hợp nhất với nội dung của từng bài. 
b3. Phân loại đối tượng học sinh 
 Để giúp cho việc dạy học theo đối tượng học sinh có hiệu quả, ngay từ đầu năm học, giáo viên đã điều tra chất lượng học tốt phân môn Tập đọc của học sinh lớp 3A năm học 2013-2014 do bản thân giảng dạy tại trường tiểu học Krông Ana, kết quả như sau: 
Năm học
Số học sinh tham gia
Mức độ học tốt phân môn Tập đọc 
Đọc diễn cảm 
Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát
Đọc to, nhưng đọc còn thêm, bớt
Đọc chậm, đọc nhỏ, đọc còn phải đánh vần
2013- 2014
29 em
2 em
5 em
12 em
10 em
 Từ bảng thống kê trên bản thân đã phân nhóm theo đối tượng học sinh như: nhóm học sinh đọc diễn cảm; nhóm học sinh đọc đúng, rõ ràng, lưu loát; nhóm học sinh đọc to nhưng đọc còn thêm, bớt; nhóm học sinh đọc chậm, đọc nhỏ, đọc còn phải đánh vần để lên kế hoạch dạy học phù hợp theo nội dung chương trình, thời điểm của năm học. Thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo đối tượng học sinh, sao cho tất cả học sinh đều được tham gia vào các hoạt động học tập, đồng thời luôn theo dõi sự tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để động viên, khuyến khích kịp thời. 
b4. Các bước tiến hành hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp 3
 	b4.1. Luyện đọc đúng:
Để học sinh đọc đúng văn bản, trước hết bản thân khi đọc mẫu phải đọc đúng, chuẩn từng câu, thể hiện được ngữ điệu đọc, tốc độ đọc, cách biểu cảm trên gương mặt nhằm thu hút học sinh chú ý vào nội dung bài.
Như vậy, đọc đúng từng câu nối tiếp là khi đọc các em không đọc thừa tiếng, không đọc sót tiếng mà phải đọc đúng phương pháp, thể hiện đúng hệ thống ngôn ngữ chuẩn. Nói cách khác, đọc đúng là không đọc theo cách phát âm địa phương mà phải đọc đúng về âm, vần, thanh và đọc chính xác các âm vị tiếng Việt. Khi các em đọc nối tiếp từng câu, tôi theo dõi để sửa lỗi phát âm cho các em, kết hợp luyện đọc đúng một số từ ngữ mà các em phát âm chưa chính xác. Với hình thức này sẽ có nhiều em được tham gia vào quá trình đọc, qua đó bộc lộ năng lực đọc của từng em. Từ đó, giúp tôi có biện pháp giúp đỡ, động viên kịp thời và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, tránh áp đặt nhàm chán.
Ví dụ dạy bài Người mẹ (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 29), khi học sinh đọc câu nối tiếp có một số từ như khẩn khoản (đoạn 1), lã chã (đoạn 3), ngạc nhiên (đoạn 4) các em còn đọc là , khẫn khoãn, lả chả, ngạt nhiên, ... Đây là cách phát âm sai do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, lúc này bản thân đã đọc mẫu chuẩn cho học sinh đọc theo. Nếu học sinh vẫn đọc chưa đúng các từ đó thì tôi giúp em hiểu nghĩa từng từ (khẩn khoản có nghĩa là cố nói để người khác đồng ý với yêu cầu của mình; lã chã là (mồ hôi, nước mắt) chảy nhiều và kéo dài, ...) để giúp các em đọc đúng. Nếu sau khi giải nghĩa từ mà học sinh vẫn đọc chưa đúng thì tôi lại hướng dẫn học sinh đánh vần từng từ (khờ ân khân hỏi khẩn, khờ oan khoan hỏi khoản, ...) để học sinh phân biệt và khắc sâu cách đọc, dẫn đến dễ dàng đọc đúng. 
Vậy, được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác còn giúp các em nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và câu diễn đạt trọn ý.
Ngoài các tiết học, trong giờ giải lao bản thân còn thường xuyên trò chuyện với những em hay phát âm sai do ngôn ngữ địa phương để vừa giúp em luyện phát âm đúng những từ em hay phát âm sai và dần dần giúp em phát âm thành thạo tiếng Việt phổ thông. 
b4.2. Luyện đọc đoạn trước lớp, đọc đoạn trong nhóm 
Khi học sinh đọc đoạn nối tiếp trong bài, tôi theo dõi để gợi ý hướng dẫn cách ngắt nghỉ, cách đọc đúng ngữ điệu, đúng nhịp thơ, cách phân biệt giọng đọc của người dẫn chuyện với lời nhân vật (nếu có), qua đó giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài học và từ ngữ chưa quen thuộc với học sinh địa phương (nếu có). 
Ví dụ dạy bài Người liên lạc nhỏ (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 112), khi học sinh đọc đoạn nối tiếp bản thân đã hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để thể hiện giọng đọc và cách ngắt, nghỉ hơi cho đúng. 
Nào,/ bác cháu ta lên đường! // (giọng đọc thân mật, vui vẻ của ông ké)
Bé con/ đi đâu sớm thế? // (giọng đọc dữ tợn, hống hách của bọn lính)
Mắt giặc tráo trưng/ mà hóa thong manh. // (giọng đọc giễu cợt bọn lính)
Ngoài cách hướng dẫn trên, bản thân còn thường xuyên nhắc nhở học sinh khi đọc không được tách một từ ra làm hai.
Ví dụ dạy bài Hai bàn tay em (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 7), khi học sinh đọc tôi hướng dẫn học sinh đọc không ngắt hơi và tách danh từ đi sau Hai bàn/tay em mà phải đọc hết câu thơ mới được ngắt hơi Hai bàn tay em /
b4.3. Luyện đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản 
Để học sinh học tốt phân môn Tập đọc, đòi hỏi các em trước hết phải đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản. Vì khi đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản thì các em đã phát âm được chính xác các từ ngữ trong văn bản, biết ngắt hơi, nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa các cụm từ, từ đó giúp người nghe hiểu đúng nghĩa các từ ngữ trong văn bản. 
Ví dụ dạy bài Người mẹ (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 29), khi đọc thi đoạn 4 theo nhóm bản thân hướng dẫn học sinh đọc với 3 giọng đọc khác nhau để thu hút người nghe chú ý vào bài học.
Thấy bà, /Thần Chết ngạc nhiên, /hỏi:// (giọng đọc chậm, rõ ràng từng chữ)
- Làm sao/ngươi có thể tìm đến tận nơi đây ?// (giọng Thần Chết ngạc nhiên)
Bà mẹ trả lời:// (giọng đọc chậm, rõ ràng từng chữ)
- Vì tôi là mẹ. // (giọng điềm đạm, khiêm tốn) Hãy trả con cho tôi! // (giọng dứt khoát)
Như vậy, ngoài hình thức luyện đọc trên, bản thân còn dựa vào cách đọc riêng của từng bài để linh hoạt tổ chức các hoạt động đọc theo nhóm cho học sinh một cách phong phú, đa dạng như: đọc theo nhóm đôi, nhóm ba, nhóm bốn; ...thi đọc theo nhóm, đọc đồng thanh một đoạn văn, một khổ thơ hoặc đọc cả bài. Khi đọc cần nhắc học sinh không đọc quá to mà đọc với giọng vừa phải để không làm ảnh hưởng nhiều đến nhóm khác. Bên cạnh đó, các em cũng cần chú ý lắng nghe, theo dõi vào sách giáo khoa để nhận xét bạn đọc. 
Quan trọng hơn là khi các em đã đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản thì ở phần luyện đọc lại bản thân sẽ gọi những em đọc đúng, đọc rõ ràng, đọc lưu loát, trôi chảy văn bản đọc trước, sau đó yêu cầu các em giúp đỡ các bạn đọc chậm, đọc chưa rõ ràng tiến đến đọc đúng, đọc rõ ràng, đọc trôi chảy văn bản. 
	b4.4. Luyện đọc thầm, đọc hiểu
Đọc thầm, đọc hiểu là kỹ năng đọc được chuyển từ ngoài vào trong, từ đọc to đến đọc nhỏ, đọc mấp máy môi đến đọc bằng mắt không mấp máy môi. Khi tổ chức đọc thầm, đọc hiểu muốn các em đọc thầm, đọc hiểu tốt thì giáo viên phải là người đọc mẫu chuẩn, hay, diễn cảm để lôi cuốn học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Vì vậy, đối với bất kì bài học nào, bản thân cũng đọc trước nhiều lần để nắm vững nội dung bài để giảng bài hay, lôi cuốn học sinh. Chính vì thế, khi học sinh đọc thầm, đọc hiểu tôi đã kiểm soát quá trình đọc của học sinh bằng cách xác định từng đoạn cho học sinh đọc. Khi học sinh đọc, tôi theo dõi và yêu cầu vài học sinh chỉ vào sách giáo khoa xem em đọc tới chữ nào để phát hiện những em không đọc thầm mà ngồi chơi. 
Ví dụ dạy bài Người con của Tây Nguyên (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 103), tôi yêu cầu học sinh nhìn vào sách giáo khoa đọc thầm đoạn 3 của bài và dùng bút chì gạch dưới những từ chỉ sự vật mà Đại hội tặng cho dân làng Kông Hoa: “Một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp”. Khi tôi kiểm tra nếu học sinh đã gạch đúng những từ chỉ sự vật mà Đại hội tặng cho dân làng Kông Hoa thì có nghĩa là học sinh đã đọc thầm tốt đoạn văn và nắm được nội dung đoạn đọc; còn nếu học sinh chưa gạch đúng những từ chỉ sự vật mà Đại hội tặng cho dân làng Kông Hoa thì có nghĩa là học sinh đọc thầm chưa tốt đoạn văn và như vậy học sinh sẽ không nắm được nội dung đoạn đọc. Lúc này tôi yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn 3 để gạch đúng những từ chỉ sự vật mà Đại hội tặng cho dân làng Kông Hoa. 
Bên cạnh việc học sinh biết đọc thầm tốt để hiểu văn bản thì bản thân còn kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng nhằm giúp học sinh vừa nắm vững nội dung bài, vừa khắc sâu kiến thức và làm cho giờ học trở nên sinh động, thu hút học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động của môn học.
Ví dụ dạy bài Nắng phương Nam (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 94), tôi yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn một, nếu thấy học sinh đọc quá nhanh thì tôi đưa ra câu hỏi ở đoạn một để hỏi học sinh “Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?”. Nếu học sinh trả lời được có nghĩa là học sinh đã đọc thầm tốt đoạn văn đó, còn học sinh chưa trả lời được có nghĩa là học sinh đọc thầm chưa tốt đoạn văn đó. Khi đó tôi cần yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn 1 và quan sát tranh để trả lời câu hỏi cho đúng.
Với biện pháp như trên, bắt buộc học sinh phải chú ý đọc thầm đoạn văn cho tốt để trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài. Từ đó giúp các em tích cực, tự giác hơn trong học tập. Đối với học sinh đọc chậm, tôi luôn quan tâm, động viên, khuyến khích em kịp thời và thường dành những câu hỏi dễ, câu hỏi gợi mở để em có cơ hội trả lời giao lưu cùng các bạn, từ đó giúp các em ngày càng học tốt phân môn Tập đọc hơn.
b4.5. Luyện đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm tức là biết làm chủ ngữ điệu để bộc lộ cảm xúc đối với bài đọc. Đọc diễn cảm không những học sinh đã đạt được yêu cầu đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản mà còn thể hiện được giọng đọc về cao độ, trường độ và kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt để góp phần diễn tả nội dung bài.
Qua thực tế giảng dạy, bản thân thường hướng dẫn học sinh lớp 3 đọc diễn cảm lồng vào tất cả các hoạt động của giờ học, nhưng ở bước luyện đọc lại thì học sinh được thể hiện giọng đọc diễn cảm nhiều hơn. Để học sinh luyện đọc diễn cảm tốt thì tôi dựa vào khả năng đọc của học sinh trong lớp; nhắc nhở học sinh đọc bài trước ở nhà và tự đọc theo ngữ điệu sao cho phù hợp với nội dung bài để khi đến lớp nghe cô đọc, bạn đọc cùng với sự hướng dẫn của giáo viên là các em nắm ngay được cách đọc diễn cảm đối với từng thể loại, khi đọc diễn cảm không đọc quá nhanh hay đọc quá chậm. Các hình thức luyện đọc diễn cảm tôi tổ chức như: đọc theo nhóm, đọc theo vai, đọc theo cặp, ...Thi đọc diễn cảm câu thơ, câu văn, khổ thơ, đoạn văn mà mình yêu thích dựa vào tranh ảnh minh họa hoặc dựa vào cách biểu cảm của học sinh thông qua cách thể hiện điệu bộ, cử chỉ phù hợp với nội dung câu văn, câu thơ, đoạn văn, khổ thơ trong bài học để học sinh thi đọc và nêu được lí do vì sao lại thích câu văn, câu thơ, đoạn văn, khổ thơ đó. Đọc diễn cảm còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm chắc nội dung bài. Khi luyện đọc diễn cảm không yêu cầu học sinh đọc diễn cảm cả bài mà chỉ yêu cầu học sinh đọc diễn cảm một câu văn hoặc một đoạn văn, một câu thơ hoặc một khổ thơ, Vì vậy, bản thân đã tiến hành các bước hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm với từng thể loại như:
Thể loại văn kể chuyện: Thể loại văn này thường có nhiều nhân vật, mỗi nhân vật mang một tính cách khác nhau, nên khi luyện đọc thường đọc diễn cảm với nhiều giọng đọc khác nhau như: 
- Nhân vật là hiện thân của cái ác đọc với giọng hăm doạ, dữ dằn, hách dịch, vu vạ, thiếu thật thà, ... 
- Nhân vật là hiện thân của cái thiện đọc với giọng nhẹ nhàng, rõ ràng, lễ phép, thản nhiên.
- Giọng buồn đọc thong thả, chậm rãi, xúc động. 
- Giọng của các anh hùng dân tộc đọc dứt khoát, rành mạch, hào hùng
- Người dẫn chuyện đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng, khách quan, ...
- Giọng đọc của người tri thức khoan thai, nhẹ nhàng, khiêm tốn và thể hiện thái độ tôn trọng, lễ phép 
- Những người nông dân nghèo khổ đọc với giọng thật thà, phân trần, ngạc nhiên nhưng cương quyết. 
Ví dụ khi dạy bài Mồ Côi xử kiện (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 139) khi đọc mẫu toàn bài xong, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài với các giọng đọc như: Người dẫn chuyện đọc với giọng rõ ràng, khách quan. Giọng chủ quán vu vạ, thiếu thật thà. Giọng bác nông dân phân trần, thật thà (khi kể lại sự việc), ngạc nhiên, giãy nảy lên (khi nghe lời phán của Mồ Côi đòi bác phải trả tiền cho chủ quán). Giọng Mồ Côi nhẹ nhàng, thản nhiên (khi hỏi han chủ quán và bác nông dân); nghiêm nghị khi yêu cầu bác nông dân phải xóc bạc, chủ quán phải chú ý nghe), riêng lời phán cuối cùng rất oai, giấu một nụ cười hóm hỉnh. Sau khi hướng dẫn học sinh phân biệt giọng đọc của các nhân vật, đến phần luyện đọc lại tôi yêu cầu học sinh thi đọc diễn cảm một câu văn hoặc một đoạn văn theo cặp trước, sau đó tôi gắn tranh yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình ảnh các nhân vật trong tranh như chủ quán, bác nông, Mồ Côi để tham gia vào trò chơi “Thi đọc diễn cảm câu văn, đoạn văn mà mình yêu thích” và nêu lí do vì sao lại thích. 
Một hôm, /có người chủ quán /đưa một bác nông dân đến ccông đường .//
Chủ quán thưa:
Bác này vào quán của tôi/hít hết mùi thơm lợn quay,/gà luộc,/vịt rán mà không trả tiền.//Nhờ ngài xét cho.// (giọng chủ quán vu vạ, thiếu thật thà)
- Bác hãy đưa tiền đây,/ tôi phân xử cho!// (giọng Mồ Côi nhẹ nhàng, thản nhiên )
Nghe nói,/ bác nông dân giãy nảy://
- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu/ mà phải trả tiền?// (giọng bác nông dân ngạc nhiên, giãy nảy lên )
- Nhưng tôi chỉ có hai đồng.//
- Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần.// Còn ông chủ quán,/ ông hãy chịu khó mà nghe.// (giọng Mồ Côi thản nhiên, nghiêm nghị khi yêu cầu bác nông dân phải xóc bạc, chủ quán phải chú ý nghe).
Mồ Côi phán:
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.// Một bên/ “hít mùi thịt”,/ một bên/ “nghe tiếng bạc”.// thế là công bằng.// (giọng Mồ Côi oai phong, giấu một nụ cười hóm hỉnh)
Nói xong,/ Mồ côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân/ rồi tuyên bố kết thúc phiên xử.// (giọng người dẫn chuyện khách quan, vui vẻ)
Sau khi học sinh tham gia thi đọc xong, tôi hỏi học sinh “Em thích nhất câu nói của nhân vật nào trong bài? Vì sao?” rồi yêu cầu lớp nhận xét cách thể hiện giọng đọc diễn cảm của từng bạn về các nhân vật. Sau đó gọi một nhóm học sinh khác thi đọc diễn cảm và yêu cầu học sinh phối hợp giọng đọc với cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, điệu bộ để phù hợp nội dung từng tranh của đoạn đọc. Cuối cùng tôi chốt thêm một số cách đọc và tuyên dương những học sinh có giọng đọc hay, khuyến khích những học sinh này giúp đỡ bạn đọc chậm để bạn đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy văn bản và từng bước thể hiện được giọng đọc diễn cảm ở một số câu văn ngắn và dễ đọc.
Từ cách luyện đọc diễn cảm trên, đã giúp học sinh vận dụng vào tiết Kể chuyện rất tốt. Khi kể chuyện, các em đã không cần nhìn tranh mà tái hiện được nội dung câu chuyện một cách sinh động, hấp dẫn và thu hút các bạn tích cực tham gia vào các hoạt động của giờ kể chuyện. Ngoài ra ở thể loại văn kể chuyện, bản thân còn tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm theo vai, theo đoạn, theo nhóm để khuyến khích nhiều học sinh mạnh dạn, tự tin thể hiện giọng đọc diễn cảm và góp phần học tốt các môn học khác. 
Thể loại văn tả phong cảnh: 
Ở thể loại văn này, tôi hướng dẫn học sinh đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ chỉ đặc điểm của phong cảnh được tả. 
Ví dụ dạy bài Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 127). Sau khi đọc mẫu, tôi gắn tranh cho học sinh quan sát kĩ về nhà rông 
và hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc rõ ràng, làm toát lên được đặc điểm của nhà rông và những nét sinh hoạt cộng đồng của họ.
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc/ như lim,/ gụ,/ sến,/ táu.// Nó phải cao để đàn voi đi qua không đụng sàn/ và khi múa rông chiêng trên sàn,/ ngọn giáo không vướng mái.// (đọc giọng tả rõ ràng, chậm rãi, nhấn giọng ở các từ tả đặc điểm của nhà rông).
Thể loại văn miêu tả: 
Ở thể loại văn miêu tả để học sinh thể hiện tốt giọng đọc, tôi hướng dẫn học sinh tùy vào từng bài để thể hiện giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc và chú ý nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
Ví dụ bài Cửa Tùng (Tiếng Việt 3 tập 1, trang 109), toàn bài này, khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tôi cũng gắn tranh giới thiệu cho học sinh nắm được vẻ đẹp diệu kì của nước biển Cửa Tùng được thể hiện qua một số từ gợi tả, gợi cảm để học sinh nắm vững và vận dụng đọc bài tốt hơn. 
“Diệu kì thay,/ trong một ngày,/ Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.// Bình minh/ mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối/ chiếu xuống mặt biển,/ nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// Trưa,/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.//” (giọng đọc nhẹ nhàng, tràn đầy cảm xúc ngưỡng mộ vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm).
Thể loại thơ ca: 
Thể loại thơ ca là tùy thuộc vào từng bài ở từng thể loại để hướng dẫn học sinh đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên hay dịu dàng, tình cảm hoặc nhẹ nhàng, tha thiết. Nhịp thơ khi đọc tuỳ thuộc vào từng thể thơ.Như bài Chú ở bên Bác Hồ (Tiếng Việt 3 tập 2, trang 16) đây là bài thơ thuộc thể thơ tự do, ở bài này 2 khổ thơ đầu cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng ngây thơ, hồn nhiên thể hiện được sự băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga, khổ thơ cuối hướng dẫn học sinh đọc với nhịp chậm, trầm lắng thể hiện sự xúc động nghẹn ngào của ba mẹ Nga khi nhớ đến người chú đã hy sinh. 
Chú ở đâu,/ở đâu?//
Trường Sơn dài dằng dặc?//
Trường Sa đảo nổi,/chìm? //
Hay Kon Tum,/Đăk Lăk?//
b4.6. Luyện đọc h

Tài liệu đính kèm:

  • docTAOTHISINH_TAPDOC_THKRONGANA.doc