SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai

SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai

Việc dạy trẻ đếm xác định số lượng trong phạm vi 10,nhận biết các số từ 1-10 luôn được bắt đầu bằng việc dạy trẻ lập số mới trên cơ sở số đã biết. Ở lớp mẫu giáo lớn trẻ học cách lập 5 số tiếp theo(từ số 6 đến số 10). Việc dạy trẻ lập số được tiến hành trên các tiết học toán, trên cơ sở trẻ thực hành so sánh hai nhóm đối tượng có số lượng hơn kém nhau là 1, sao cho số lượng của chúng được biểu thị bằng con số mà trẻ đã biết và con số kề sau con số đó.

Ví dụ: Khi dạy số 6 ta cần so sánh 5 bông hoa với 6 con bướm. Khi thiết lập tương ứng 1:1 giữa số hoa và số bướm trẻ sẽ thấy số hoa ít hơn số bướm là 1 và ngược lại số bướm nhiều hơn số hoa là 1 và bằng cách trẻ gọi số mới diễn đạt cho số bướm, khi cho trẻ so sánh các từ số với nhau (5 thêm 1 là 6 và 6 bớt 1 là 5, như vậy 6 lớn hơn 5 là 1 và 5 nhỏ hơn 6 là 1) trẻ sẽ lĩnh hội nguyên tắc thành lập dãy số mới và tiếp đó là nguyên tắc thành lập dãy số tự nhiên

Để dạy trẻ 5-6 tuổi so sánh số lượng các nhóm đối tượng, trẻ không chỉ sử dụng các nhóm vật khác loại để so sánh

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 7986Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át huy những tinh hoa của nhân loại trong thế giới. Hiện tại để có những bước đi vững chắc, có những bước đi thần kỳ nhanh chóng đưa xã hội đi đến đỉnh cao của ước mơ xã hội cộng sản văn minh mà Mác- Ăng Ghen đã dự đoán.
Việc cho trẻ Mầm Non được làm quen với bộ môn toán, hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng, là môn học rất quan trọng là điều kiện không thể thiếu trong quá trình dạy học nhằm phát triển trí tuệ và nhân cách toàn diện cho trẻ.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu :
a .Thuận lợi – khó khăn :
* Thuận lợi :
Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và ban giám hiệu nhà trường quan tâm, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, phòng học rộng rãi, thoáng mát có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động.
Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học , tự rèn.
Đa số trẻ là người địa phương dễ tiếp xúc, dễ gần. Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều, chính vì vậy việc dạy trẻ ở lớp cũng gặp nhiều thuận lợi. Bản thân tôi cũng được trãi nghiệm thực tế trên lớp với trẻ, đồng thời được tham gia học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè đồng nghiệp nên cũng đã học được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy. 
 * Khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn phụ huynh cứ nghĩ đến lớp chủ yếu là múa hát rồi xong và trẻ thì 100% là trẻ nông thôn, cũng có một số phụ huynh đặt nặng về việc viết chữ cái, chưa thật sự quan tâm đến bồi dưỡng khả năng nhận biết của trẻ, đa số trẻ nhận biết về biểu tượng toán còn kém, trẻ chưa xác định được hình dạng, hình khối, kích thước, số lượng 
Làm quen với toán là một môn học khó đòi hỏi sự chính xác, khoa học nên giáo viên phải làm thế nào để trẻ tiếp thu được là vấn đề rất khó khăn chẳng những thế trẻ địa phương, vùng nông thôn trẻ được tiếp xúc bằng tiếng phổ thông còn hạn chế. Vì thế nên việc tiếp thu kiến thức với trẻ còn gặp nhiều khó khăn và thiếu hệ thống, một số phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của con em mình làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.
3 . Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp:
a . Mục tiêu của biện pháp, giải pháp:
 Với những biện pháp mà giáo viên đưa ra là trẻ phải biết sắp xếp các đối tượng theo trình tự, theo yêu cầu, trẻ đếm được xuôi, ngược thành thạo. Trẻ biết sử dụng các dụng cụ để đo, đong và so sánh nói kết quả.Trẻ biết gọi tên, chỉ ra điểm giống và khác nhau của các khối cầu, trụ, vuông, chữ nhật Biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn. Biết gọi tên đúng các thứ trong tuần, các mùa trong năm.
 Muốn đạt được mục tiêu giáo viên cần nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý nói chung và hiểu sâu về đặc điểm của việc hình thành các biểu tượng ban đầu về toán.Thông qua việc hình thành các biểu tượng về toán là bồi dưỡng cho trẻ khả năng quan sát, tìm tòi, so sánh, phát triển ngôn ngữ, rèn luyện phương pháp tư duy , thói quen cẩn thận chính xác
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp :
Nội dung hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ bao gồm những kiến thức, kỹ năng toán học, mà còn gồm cả những biện pháp hoạt động thực tiễn, hoạt động trí tuệ, tất cả điều đó là cơ sở để giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
Để đưa nội dung này tới trẻ thì việc lập kế hoạch thực hiện nó thông qua hệ thống các tiết học và các hình thức dạy học khác đóng vai trò quan trọng. Các kế hoạch dài hạn có tính định hướng cùng với các kế hoạch ngắn hạn và các giáo án tiết học có tác dụng định hướng cho giáo viên thực hiện công việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.
Trong quá trình dạy trẻ giáo viên cần thường xuyên so sánh, đối chiếu nội dung dạy học với mức độ phát triển những biểu tượng toán học của trẻ trong lớp.Giáo viên cần tiến hành tiết học toán với trẻ theo kế hoạch đã định. Mỗi tiết học đều được giáo viên thực hiện một cách có tổ chức, có logíc, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mà không phụ thuộc vào thời gian hình thức tiến hành. Kết quả của mỗi tiết học toán được thể hiện qua việc đạt mục đích đề ra, tạo cho trẻ cảm xúc thỏa mãn, lòng ham muốn được học tiếp tục.
Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán còn giúp trẻ phát triển tư duy trực quan.Qua sự tìm tòi học hỏi thực tế giảng dạy, bản thân tôi tìm ra một số biện pháp, giải pháp sau để hình thành một số biểu tượng toán đối với trẻ 5-6 tuổi:
 Biện pháp 1:Dạy trẻ đếm số lượng trong phạm vi 10, thêm, bớt số lượng, nhận biết các số từ một đến 10.
Việc dạy trẻ đếm xác định số lượng trong phạm vi 10,nhận biết các số từ 1-10 luôn được bắt đầu bằng việc dạy trẻ lập số mới trên cơ sở số đã biết. Ở lớp mẫu giáo lớn trẻ học cách lập 5 số tiếp theo(từ số 6 đến số 10). Việc dạy trẻ lập số được tiến hành trên các tiết học toán, trên cơ sở trẻ thực hành so sánh hai nhóm đối tượng có số lượng hơn kém nhau là 1, sao cho số lượng của chúng được biểu thị bằng con số mà trẻ đã biết và con số kề sau con số đó.
Ví dụ: Khi dạy số 6 ta cần so sánh 5 bông hoa với 6 con bướm. Khi thiết lập tương ứng 1:1 giữa số hoa và số bướm trẻ sẽ thấy số hoa ít hơn số bướm là 1 và ngược lại số bướm nhiều hơn số hoa là 1 và bằng cách trẻ gọi số mới diễn đạt cho số bướm, khi cho trẻ so sánh các từ số với nhau (5 thêm 1 là 6 và 6 bớt 1 là 5, như vậy 6 lớn hơn 5 là 1 và 5 nhỏ hơn 6 là 1) trẻ sẽ lĩnh hội nguyên tắc thành lập dãy số mới và tiếp đó là nguyên tắc thành lập dãy số tự nhiên 
Để dạy trẻ 5-6 tuổi so sánh số lượng các nhóm đối tượng, trẻ không chỉ sử dụng các nhóm vật khác loại để so sánh
Ví dụ: So sánh số ong và số bướm mà trẻ còn sử dụng cả các nhóm vật cùng loại được tách ra từ một nhóm chung theo một dấu hiệu nào đó
Ví dụ: So sánh số vịt với số gà. Ngoài ra còn so sánh số lượng vật của nhóm nhỏ với số vật của cả nhóm chung.
Ví dụ: So sánh số vịt với toàn bộ số vịt và gà. Những bài tập dạng này có tác dụng khắc sâu làm phong phú những biểu tượng về tập hợp cũng như những kinh nghiệm thao tác với các tập hợp của trẻ.
Trong quá trình hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn, cô giáo nên hạn chế sử dụng các hành động, thao tác mẫu, mà cần tăng cường dùng lời nói để hướng dẫn trẻ (cháu xếp hình tròn lên hàng trên và hình vuông ở hàng dưới sao cho dưới mỗi hình tròn là một hình vuông) bằng câu hỏi cô gợi cho trẻ nhớ lại kiến thức, kỹ năng cần thiết đã được học.
Ví dụ: Để so sánh hình tròn đỏ với hình tròn xanh cháu phải làm thế nào?, cháu định xếp các hình tròn đó như thế nào? Khi đếm cháu phải đếm như thế nào?
Trong quá trình so sánh các nhóm vật, sự xem xét đồng thời các mối quan hệ “nhiều hơn”, “ít hơn” là cơ sở để trẻ hiểu được các mối quan hệ thuận nghịch “lớn hơn”, “nhỏ hơn” giữa các con số liền kề trong dãy số tự nhiên. Mặt khác, bằng các ví dụ cụ thể trẻ sẽ thấy được tính tương đối giữa các khái niệm “ nhiều hơn, ít hơn” về số lượng giữa các nhóm đối tượng và các khái niệm” lớn hơn, nhỏ hơn “ giữa các số, từ đó ở trẻ hình thành biểu tượng về trình tự của các số trong dãy số tự nhiên.
Các bài tập so sánh số lượng các nhóm vật có kích thước và sự sắp đặt khác nhau tạo điều kiện cho trẻ hiểu vai trò của phép đếm và các biện pháp thiết lập tương ứng 1:1 phân tích các mối quan hệ giữa số lượng “bằng nhau- không bằng nhau”, “ nhiều hơn, ít hơn”
Ví dụ: Khi trẻ phân tích mối quan hệ số lượng giữa số bánh to và kẹo nhỏ, hay giữa số hoa được xếp trên diện tích hẹp và số bướm được xếp trên diện tích rộng, trẻ cần phải đếm số hoa và số bướm sau đó so sánh các kết quả đếm được với nhau. Hoặc trẻ có thể thiết lập tương ứng 1:1 giữa mỗi vật của nhóm này với một vật của nhóm kia bằng các biện pháp như xếp chồng, xếp cạnh hay sử dụng các gạch nối.Qua so sánh trẻ thấy rõ nhóm vật nào nhiều hơn hay ít hơn, từ đó trẻ sẽ so sánh các con số với nhau để thấy số nào lớn hơn, nhỏ hơn.
Khi dạy trẻ giáo viên có thể sử dụng các biện pháp khác nhau
Ví dụ: Cô xếp 10 vật thành hàng ngang rồi cho trẻ đếm để xác định số lượng của chúng, tiếp theo cô cất dần từng vật, sau mỗi lần cất cô yêu cầu trẻ nói cho cô số vật còn lại, cứ như vậy cho tới khi không còn vật nào. 
Trong quá trình dạy trẻ cô cần yêu cầu và hướng dẫn trẻ tự tìm kiếm được tất cả các cách chia một nhóm đối tượng thành hai nhóm
Ví dụ:Chia một nhóm đối tượng thành 2 phần theo các cách: 5 - 1, 4 -2, và 3-3. Ban đầu mỗi trẻ có thẻ thực hành chia theo cách mà trẻ thích, cô giáo có nhiệm vụ tổng kết lại tất cả những cách chia có thể thực hiện được với nhóm đồ vật đó một cách trực quan.Các bài luyện tập chia như vậy dành cho trẻ sẽ được phức tạp dần cùng với những điều kiện chia nhất định
Ví dụ: Chia hai phần sao cho số lượng đối tượng của hai phần bằng nhau hoặc chia sao cho số lượng của một phần nhiều hơn số đối tượng của phần kia
Trong quá trình dạy trẻ giáo viên cần chú ý rằng, các bài luyện tập trên nhằm mục đích dạy trẻ nhớ một cách mấy móc số này hay số khác được hình thành từ những con số nào, khi thao tác với các bài tập hợp cụ thể và các con số, trẻ sẽ hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ giữa tổng thể, bộ phận.Bộ phận có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau, nhiều hay ít, to hay nhỏ, nhưng chúng luôn luôn nhỏ hơn tổng thể.
Biện pháp 2: Xây dựng các bài tập về biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi.
Phép đếm: 
Đếm các đồ vật ( cùng loại – khác loại)
- Cô có những chấm tròn sau. Bé hãy đánh dấu (x) vào hình có số lượng tương ứng với dấu chấm tròn.
- Bé hãy đánh dấu (x) vào ô trống bên cạnh thẻ bài có số lượng đồ vật bằng với số chấm tròn.
- Bạn sóc cần đĩa trái cây có 9 quả, bạn thỏ cần đĩa trái cây có 6 quả, bạn rùa cần đĩa trái cây có 8 quả. Bé hãy giúp các bạn tìm đúng đĩa trái cây mà bạn cần. Bé hãy đánh dấu(x) vào dĩa trái cây chứa nhiều quả nhất.
 Đếm bằng chữ số:
- Bé hãy đếm và tìm chữ số đứng ngay trước chữ số 7?
- Bé hãy đếm và điền vào ô trống chữ số còn thiếu?
- Bé hãy đếm và tìm chữ số đứng giữa chữ số 10 và chữ số 8?
- Bé hãy sắp xếp các chữ số sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? Và ngược lại.
So sánh và thêm bớt:
So sánh: 
- Bé hãy đánh dấu (x) vào hình có nhiều bạn Thỏ nhất.
- Bé hãy đánh dấu (x) vào ô trống bên dưới nhóm quả có số lượng nhiều nhất.
- Bé hãy đánh dấu (x) vào hình có ít bạn rùa nhất.
- Bé đoán xem số quả bí trong giỏ ít hơn số quả cam bao nhiêu quả.
- Bé hãy đánh dấu (x) vào ô có ngôi sao giống với ngôi sao trong hình của cô.
- Bạn Lan có 2 bông hoa, 1 qủ đu đủ, 2 quả dâu. Bé hãy đánh dấu( x) vào tranh có số lượng giống như của bạn Lan.
- Bé hãy nối nhóm về đúng với số lượng.
- Chữ số 9 lớn hơn chữ số 6 mấy đơn vị.
Thêm bớt để tạo ra tập hợp bằng nhau về số lượng:
- Bé cần thêm bao nhiêu toa tàu bên dưới để có chiếc xe lửa gồm 10 toa tàu.Hãy đánh dấu (x) vào bên cạnh nhóm toa tàu mà bé cần.
- Bé hãy lấy bớt một bông hoa để số hoa trong bình chỉ còn lại là 5 bông hoa. Bé hãy đánh dấu (x) vào ô cần lấy.
- Bạn gái có 7 cây kẹo , bạn trai có 5 cây kẹo. bạn gái muốn số kẹo của mình bằng kẹo bạn trai thì bạn gái phải bớt đi bao nhiêu cây?
- Bạn chó có 9 quả táo, bạn mèo có 5 quả táo, làm cách nào để số quả táo của hai bạn bằng nhau?
- Bé cần thêm bao nhiêu quả cà vào hình vuông để số quả cà ở hình tròn và hình vuông bằng nhau.
- Bạn sóc có 4 hạt dẻ, bạn sóc muốn cho bạn gấu 3 hạt dẻ , cho bạn thỏ 3 hạt dẻ. Vậy bạn sóc cần thêm bao nhiêu hạt dẻ nữa để đủ cho các bạn.
- Cần bớt đi ở chữ số 10 bao nhiêu đơn vị để bằng với chữ số 7?
- Phải thêm vào bao nhiêu đơn vị để chữ số 8 bằng với chữ số10?
Tách:
Tách các đồ vật cùng loại:
- Bé hãy tách các quả táo dưới đây thành 2 phần bằng nhau.
- Bạn Hoa có 10 cây bút chì , bạn Hoa muốn chia thành 2 phần bằng nhau. Vậy mỗi phần là bao nhiêu cây bút.
- Bạn An có 10 quả cam, bạn muốn chia số cam của mình ra thành nhiều phần nhỏ để cho các bạn trong lớp cùng ăn, mỗi phần gồm 2 quả. Vậy bạn An chia được bao nhiêu phần cam.
Tách các đồ vật khác loại:
- Bé hãy giúp cô tách các hoa trong bình về thành 2 nhóm hoa sao cho mỗi nhóm hoa là một loại hoa và có đúng số lượng như lúc đầu.
- Trong hình tròn lớn bên dưới có rất nhiều con vật, các con vật này được phân nhóm về các vòng tròn nhỏ dựa theo đặc điểm bên ngoài, nhưng có một số con vật vẫn chưa được đưa về vòng tròn nhỏ, bé hãy vẽ vào vòng tròn có chứa dấu trống số lượng con vậtcòn lại để tất cả các con vật ở hình tròn nhỏ có tổng số lượng bằng với các con vật trong hình tròn lớn? Bé hãy đánh dấu (x) vào nhóm con vật mà bé sẽ vẽ.
 Tách bằng kí hiệu:
- Bé hãy tách các hình vuông bên dưới ra thành 2 phần. Như vậy mỗi phần có bao nhiêu hình vuông. Bé hãy đánh dấu( x) vào kết quả bé cho là đúng.
- Bé hãy chia các hình tam giác dưới đây ra thành 4 nhóm sao cho vẫn giữ nguyên số lượng hình lúc đầu. Đánh dấu (x) vào ý kiến bé cho là đúng.
Quan hệ thứ tự trên đồ vật:
- Bé hãy đánh số thứ tự từ 1-5 cho những cây thông theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất.
- Bé hãy đánh số thứ tự từ 1-6 cho những cái ly theo thứ tự từ nhỏ nhất đến to nhất.
Quan hệ thứ tự theo kí hiệu:
- Bé hãy đánh số thứ tự từ 1-5 cho những hình tam giác theo thứ tự từ nhỏ nhất đến to nhất.
- Bé hãy đánh chữ số còn thiếu vào ô trống sao cho đúng thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Xếp thứ tự:
- Bé hãy xếp các chữ số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
Lồng vật vào số:
- Bé hãy dùng bút nối các đồ vật với số tương ứng?
 - Bé hãy điền chữ số thích hợp vào ô trống chỉ số lượng quả tương ứng.
Biện pháp 3: Dạy trẻ phép đo lường
Việc dạy trẻ mẫu giáo lớn phép đo lường có tác dụng phát triển sự tri giác kích thước các vật của trẻ và làm cho nó trở nên chính xác hơn. Trong quá trình học trẻ học được cách phân biệt vật để đo, vật làm từ thước đo và kết quả đo, trẻ được làm quen với các quy định của phép đo lường, thông qua số lượng các thước đo mà trẻ hình dung được kết quả đo. Vì vậy sự ước lượng kích thước các vật của trẻ được phát triển. Hơn nữa nhờ hoạt động đo mà biểu tượng về số lượng và về các mối quan hệ giữa các số của trẻ được cũng cố.
Để thấy sự cần thiết và vai trò của phép đo trong hoạt động thực tiễn của con người, cô giáo cần sử dụng các ví dụ lấy từ thực tiễn cuộc sống của con người để minh họa
Ví dụ: mọi người đều phải đo khi mua quần áo , vải vócHoặc cô tạo ra những tình huống có vấn đề mà để giải quyết chúng con người phải sử dụng tới phép đo. Hơn nữa để tăng hứng thú học đo cho trẻ, cô cần thông báo cho trẻ biết trẻ sẽ tiếp tục học đo ở trường phổ thông.
Với mục đích dạy trẻ biện pháp đo, giáo viên cần chuẩn bị sẵn các vật để đo và các vật dùng làm thước đo.
Ví dụ: trẻ đo chiều dài băng giấy hay chiều dài, chiều rộng, chiều cao của cái bànVới các vật dùng làm thước đo, nên sử dụng các vật tự nhiên như que, đoạn dây, miếng gỗ mỏng, băng giấy, bước chânViệc cho trẻ sử dụng các thước đo khác nhau trong các bài luyện tập phong phú có tác dụng giúp trẻ hiểu tính ước lệ của các thước đo và hình thành kỹ năng đo bền vững cho trẻ.
Khi dạy phép đo cô cần chọn thước đo sao cho kết quả đo là số nguyên và không quá lớn, hơn nữa cô cần chuẩn bị đủ thước đo cho tất cả trẻ và đều giống nhau. Cần dạy trẻ các biện pháp, quy định về trình tự đo sau:
Đặt một đầu của thước đo trùng khít với một đầu của đối tượng cần đo, chiều dài thước đo dọc sát cạnh chiều dài của đối tượng cần đo. Cuối mỗi thước đo trẻ dùng phấn, bút chì gạch sát vào đầu kia của thước đo để đánh dấu.
Khi đo chiều dài vật,trẻ bắt đầu đo từ trái sang phải, khi đo chiều rộng và chiều cao của vật trẻ đo từ dưới lên trên.
Sau mỗi lần đo trẻ đặt thước đo trẻ đặt thước đo vào đúng vạch đánh dấu của lần đo trước để đo tiếp, cứ như vậy cho tới hết chiều dài của đối tượng cần đo.
Trẻ đếm số đoạn đã đánh dấu để biết kết quả đo, trẻ cần ghi nhớ và nói chính xác kết quả đo, như: “chiều dài băng giấy đỏ bằng 4 lần chiều dài que gỗ”.
Trong quá trình dạy trẻ đo lường độ dài của các đối tượng, cô cần nhấn mạnh đối tượng đo cho trẻ bằng câu hỏi “ cháu đo cái gì?(cháu đo chiều dài cái bàn) phương tiện đo “cháu dùng gì để đo”( đo bằng chiều dài que gỗ) và kết quả đo” cái bàn có chiều dài như thế nào?” khi nói kết quả đo trẻ cần gắn số kết quả với tên gọi thước đo( chiều dài của cái bàn bằng 4 lần chiều dài của que gỗ).
Việc tiến hành dạy trẻ phép đo lường được tiến hành trên tiết học toán với cả lớp, với từng nhóm trẻ hoặc cá nhân trẻ, phụ thuộc vào mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng đo lường của trẻ.
Biện pháp 4: Hình thành sự định hướng thời gian cho trẻ 5-6 tuổi.
Trẻ mẫu giáo lớn cần có biểu tượng về tuần lễ và bước đầu biết định hướng các ngày trong tuần. Nên dạy cho trẻ nắm được các kiến thức về tuần lễ như một đơn vị đo thời gian lao động của con người. Giáo viên cần hướng sự chú ý của trẻ tới thời gian người lớn lao động, trẻ đi học 5 ngày trong tuần và nghỉ 2 ngày thứ bảy, chủ nhật. Để hình thành biểu tượng về các ngày trong tuần và dạy trẻ phân biệt nắm được tên gọi của chúng, trong quá trình tổ chức các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của trẻ giáo viên nên nói tên ngày gắn với hoạt động mà trẻ sẽ tham gia.
Ví dụ: “Hôm nay là thứ 2 ngày đầu tuần các cháu tới trường sau ngày nghỉ, thứ 2 chúng mình sẽ học thể dục, sau đó chúng mình sẽ học toán”
Hoặc hôm nay là thứ ba , vậy hôm qua thứ mấy?... Cô chính xác lại các câu trả lời của trẻ nhằm giúp trẻ nắm được tên gọi và trình tự các ngày trong tuần lễ.
Với trẻ mẫu giáo lớn giáo viên nên sử dụng mô hình các mùa trong năm để giúp trẻ có biểu tượng về chúng cũng như số lượng và trình tự diễn ra trong các mùa trong năm. Mô hình là những hình tròn ở giữa có một cái kim và được chia làm 4 phần bằng nhau.
Ví dụ: xanh, trắng ,vàng, xám tượng trưng cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Trên cơ sở trên trẻ tìm hiểu và thao tác với mô hình, trẻ sẽ dễ dàng nắm được số lượng và trình tự diễn ra các mùa trong năm, ngoài ra mô hình còn giúp trẻ ghi nhớ những dấu hiệu đặc trưng của các mùa.
Cần tổ chức cho trẻ tập định hướng các mùa trong năm như: xác định thời điểm, thời lượng , trình tự của các mùa trong năm.
Ví dụ: Bây giờ đang là mùa nào? Một năm có mấy mùa?Hãy kể trình tự các mùa từ mùa đông, hay một mùa bất kỳ theo yêu cầu của cô. Qua đó giúp trẻ hiểu rằng, một năm gồm 4 mùa, một năm sẽ trôi qua khi tất cả 4 mùa lần lượt trôi qua.
Biện pháp 5: Làm đồ dùng trực quan trong giờ học. Lồng ghép tích hợp vào giờ học. Xây dựng giờ lên lớp.
- Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi luôn vận dụng các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: Gỗ vụn, hộp giấy, hột hạt  để tạo ra những đồ dùng học tập đẹp phong phú hấp dẫn lạ mắt có nội dung gắn bó với cuộc sống của trẻ phù hợp với từng chủ đề.
Ví dụ: Dùng muỗng nhựa, hộp sữa chua... làm chuồn chuồn, chim công hoặc len quấn làm con gà, vỏ sò làm cá, hoa
Như vậy sẽ làm cho trẻ hứng thú trong giờ học tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học.
- Muốn tổ chức tiết học có tính sáng tạo phong phú và lô gíc đồng thời trẻ tích cực hoạt động thì bản thân giáo viên phải tìm ra cách tích hợp các môn học sao cho hợp lý.
Cô cần biết phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác nhau như: Kể chuyện, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nhẹ nhàng mà không thụ động.
Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi "Tôi là hình học" để dẫn dắt trẻ vào đề tài nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
Ví dụ 2: Cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh và vào giờ học cô cho trẻ so sánh chiều cao của ba đối tượng 
Như vây cô vừa lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh lại được kết hợp giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Dựa trên những kinh nghiệm trẻ đã có để dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới và để làm được đều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động giữa trẻ và cô thành các hoạt động giữa trẻ với trẻ để trẻ tự kiểm tra lẫn nhau, bày cho nhau cách đọc, cách đếm, cách chơi.
Ví dụ 3: Con hãy dùng sợi dây để xếp hình vuông.
Con còn dùng sợi dây này xếp được hình gì nữa ngoài hình vuông?
Nghệ thuật của người giáo viên là phải biết sử dụng hợp lý các biện pháp, biết giải quyết tình huống một cách mền dẻo, biết tận dụng các thời cơ tình huống dễ dạy.
- Xây dựng tổ chức cho trẻ hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện của lớp, đối tượng trẻ cần hoạt động
Ví dụ: Đối với giờ định hướng không gian giáo viên có thể tổ chức cho trẻ hoạt động ở ngoài trời (dựa vào chủ đề luật lệ phương tiên giao thông). Để trẻ có

Tài liệu đính kèm:

  • docHồ Thị Thục Oanh.doc