Nội dung và cách thực hiện các giải pháp:
Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập rèn luyện cho trẻ
Môi trường học tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của trẻ, muốn trẻ phát huy hết khả năng của mình thì người giáo viên phải luôn chú ý đến khâu bố trí, sắp xếp phòng học một cách khoa học và hợp lý. Vì vậy tôi luôn cố gắng tận dụng diện tích phòng học, chú ý sắp xếp đội hình, đồ dùng, đồ chơi để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ. Khi thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc hay hoạt động góc cũng như những thời gian tập văn nghệ cho trẻ mà thể loại là dân ca thì phải chuẩn bị và trưng bày các dụng cụ như khung sân khấu, sắp đặt các dụng cụ âm nhac, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. Và trước khi tổ chức hoạt động phải tự luyện giọng hát, để giúp trẻ cảm nhận một cách tốt nhất.
Biện pháp 2: Sưu tầm các bài dân ca dễ học, dễ nhớ và phù hợp với chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non.
gậy, nón, trẻ làm điệu bộ không ngượng ngùng đây chính là cơ sở để giáo dục ở trẻ cội nguồn dân tộc. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động chủ đạo là vui chơi, mà trò chơi đóng vai trò theo chủ đề là trung tâm. Chính vì đặc điểm này mà việc đưa các bài hát dân ca đến với trẻ mẫu giáo rất phù hợp. Tuổi mẫu giáo có sự ra đời một chức năng mới, chức năng kí hiệu tượng trưng là sự nhận thức thông qua một hệ thống kí hiệu trong đó có kí hiệu âm nhạc. Trẻ mẫu giáo chỉ biết bắt chước một cách vô thức. Đến tuổi mẫu giáo lớn tình cảm đạo ®ức bên trong: Ví dụ trẻ hát và đóng vai “Bà Còng, cái tôm, cái tép” trả tiền bà và đưa bà về nhà, tỏ thái độ ngoan ngoãn lễ phép, trung thực. Tính hình tượng phát triển mạnh kết hợp với tư duy trực quan hành động và nhu cầu ham hoạt động của trẻ dẫn lối giáo dục truyền thống trong âm nhạc rất phong phú, đa dạng tổng hợp các loại hình nghệ thuật như: Ca, hát, múa, diễn kịch, đọc thơ. . . Vì thế dân ca với trẻ là rất quan trọng, góp phần phát triển tính cách, giúp trẻ có ý thức hơn về cuộc sống xung quanh, trẻ biết được công lao to lớn của ông cha ta đã có công dựng nước hay tình cảm cao quý mà cha mẹ đã dành cho trẻ, hơn hết cả là phát triển tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu con người trong trẻ được chuỗi dậy. Là người giáo viên mầm non hàng ngày được tiếp cận với trẻ, giáo dục trẻ, vẽ nên những con đường đầu tiên cho thế hệ tương lai của đất nước. Tôi nhận ra một điều rất quan trọng của người giáo viên là cần phải giáo dục trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non, những mầm xanh tương lai của đất nước. Do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn trẻ được phát triển một cách hoàn thiện và đúng đắn nhất. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:( Phân tích, đánh giá các nội dung, vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra, cần có số liệu minh họa cụ thể) - Ưu điểm: Điều đặc biệt hơn nữa là đa số trẻ ở gần và được tiếp cận với nét đẹp của dân tộc ê đê họ luôn lưu trữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình đó cũng là một thuận lợi rất lớn để trẻ được tận mắt nhìn thấy và được nghe những giai điệu dân ca qua một số ngày lễ hội của dân tộc nơi đây. Với thể loại hát múa dân ca ở bậc học mầm non luôn được nhà trường quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên và trẻ tiếp cận với thể loại qua chương trình giáo dục, ngày hội, ngày lễ, hội thi... được sưu tầm nghiên cứu qua mạng internet, băng, đĩa. Giáo viên trẻ có sự nhiệt tình, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, có khả năng sử dụng vi tính và thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho hoạt động học của trẻ. Luôn tham gia đầy đủ các buổi học chuyên môn, dự giờ lên tiết mẫu do trường tổ chức. Luôn có sự sát sao chỉ đạo của ban giám hiệu trong kế hoạch, lịch trình khi thực hiện chương trình. Nhược điểm: Kiến thức về dân ca của một số giáo viên còn hạn chế nên phần xuất xứ của bài hát cũng như một số đặc điểm về các dân tộc còn giới thiệu sơ sài qua loa. Giáo viên chưa khơi dậy hết được khả năng tư duy và tính sáng tạo ở trẻ, một số trẻ chưa mạnh dạn tự tin. Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động văn nghệ cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học, còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt ngoài giờ vẫn còn hạn chế. Hầu hết khi biểu diễn các tác phẩm dân ca còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục làm cho hoạt động hát múa, biểu diễn không thu hút được sự chú ý của trẻ. Đứng trước thực trạng trên bằng vốn hiểu biết của mình tôi luôn tự học hỏi kinh nghiệm để tìm ra những sáng kiến hay, nhằm khắc phục tồn tại đó cho lớp lá 1 của tôi nói riêng và khối lá nói chung. Trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số thuận lợi, khó khăn sau: Đề tài thực nghiệm tại trường Mầm Non Krông Ana, Thị Trấn Buôn Trấp của huyện Krông Ana, tuy ở vùng trung tâm Thị Trấn đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền Thị Trấn cũng như huyện nên cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, giáo viên và học sinh có điều kiện tiếp cận với nội dung chương trình hát múa dân ca. Bên cạnh đó có các yếu tố chưa tốt ảnh hưởng đến quá trình sử dụng và áp dụng đề tài như: Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều. Sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh với giáo viên còn lỏng lẻo. Trong lớp còn có một số trẻ cá biệt, cháu chưa chú ý, mặt năng khiếu của cháu hạn chế hơn nhiều so với các bạn khác. Trong lớp có một số cháu dân tộc còn nhút nhát, khả năng vốn từ của trẻ còn hạn chế. Còn thiếu trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Khả năng ca hát của giáo viên còn hạn chế, một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến trẻ. Kết quả khảo sát đầu năm: Để phát huy được những thuận lợi, khắc phục những khó khăn và nhằm giúp trẻ yêu thích dân ca cho trẻ lớp tôi ngay từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trong các giờ hoạt động. Bước đầu khảo sát kết quả trên 34 trẻ lớp lá 2 cho thấy: STT Nội dung tiêu chí khảo sát Đạt Chưa đạt SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Mặt ngôn ngữ 20 59 14 41 2 Khả năng cảm thụ âm nhạc 15 44 15 56 3 Khả năng thẩm mỹ 18 53 16 47 4 Trí nhớ 20 59 14 41 5 Trí tưởng tượng 13 38 18 62 6 Tình cảm, tình yêu quê hương đất nước con người. 18 53 16 47 Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng âm nhạc nói chung và dân ca nói riêng ở trẻ lớp tôi còn chưa cao. Chính vì vậy việc giúp trẻ yêu thích và hứng thú với làn điệu dân ca hết sức cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện. Từ những kết quả khảo sát đầu năm tôi nghĩ rằng mình cần phải có những biện pháp cụ thể hơn để giúp trẻ được bồi dưỡng thêm tình yêu dân ca. 3.Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: - Muốn trẻ hát lại được các bài hát dân ca của các miền thì giáo viên phải lựa chọn những bài dân ca phù hợp. Muốn hát một bài hát dân ca giáo viên cần phải rèn luyện nhiều ,để hát được lời hát của cô phải rõ ràng, đồng thời cô phải khéo léo vận dụng các bước sao cho linh hoạt, nhẹ nhàng, thoải mái mới thu hút được đối tượng nghe - Người hát phải thể hiện được những tâm tư, những tình cảm của tác giả thông qua bài hát để giúp trẻ hình dung được những điều trẻ được nghe , hình ảnh trong trí tưởng tượng của trẻ nổi lên chân thật, sinh động để khi đập vào mắt gợi lên những cảm xúc, tình cảm nhất định. - Giúp trẻ hiểu được nội dung, ngôn ngữ riêng của từng bài dân ca làm thêm phong phú vốn từ cho trẻ. Từ những vận dụng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, giải pháp cho trẻ yêu thích dân ca. Tôi đã vận dụng những giải pháp , biện pháp đó trên lớp mình và đạt được những hiệu quả, chất lượng cao. b. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp: Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập rèn luyện cho trẻ Môi trường học tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của trẻ, muốn trẻ phát huy hết khả năng của mình thì người giáo viên phải luôn chú ý đến khâu bố trí, sắp xếp phòng học một cách khoa học và hợp lý. Vì vậy tôi luôn cố gắng tận dụng diện tích phòng học, chú ý sắp xếp đội hình, đồ dùng, đồ chơi để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ. Khi thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc hay hoạt động góc cũng như những thời gian tập văn nghệ cho trẻ mà thể loại là dân ca thì phải chuẩn bị và trưng bày các dụng cụ như khung sân khấu, sắp đặt các dụng cụ âm nhac, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. Và trước khi tổ chức hoạt động phải tự luyện giọng hát, để giúp trẻ cảm nhận một cách tốt nhất. Biện pháp 2: Sưu tầm các bài dân ca dễ học, dễ nhớ và phù hợp với chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non. Cấu trúc của những làn điệu dân ca thường có những âm đệm vào giữa hoặc cuối câu, dân ca Việt đa dạng phong phú, giúp trẻ dễ thuộc, dễ hát, giúp tăng vốn từ cho trẻ, giúp trẻ hiểu thêm phong tục tập quán từng vùng miền qua các giai điệu qua động tác múa, qua lời bài hát đây cũng là một lợi thế rất lớn để người giáo viên dễ dàng sưu tầm bài dân ca phù hợp với trẻ, bởi ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động, trẻ chóng nhớ, mau quên. Vì dân ca mang nét đặc trưng của từng vùng miền nên tôi lựa chọn những bài hát không những phù hợp với trẻ mà còn gần gũi với vùng miền nơi trẻ đang sống trẻ sẽ dễ hiểu hơn về câu từ như các bài dân ca Nam Bộ: Bé phi ngựa, Lý cây khế, Lý cây bông Hay những bài dân ca của dân tộc Tày để trẻ thấy rõ được nét đẹp truyền thống của người dân tộc Tày nơi trẻ đang sinh sống. Sau đó tôi sẽ cho trẻ tiếp cận dần với dân ca các vùng miền khác để trẻ thấy được phong tục, nét đẹp văn hóa tùng vùng miền, không những thế tôi còn đưa những bài đồng dao, ca dao được phổ thành nhạc trẻ cũng sẽ thuộc một cách nhanh chóng. Trẻ đang hát và vận động với bài rềnh rềnh ràng ràng Ví dụ: Gánh gánh gồng gồng, Rềnh rềnh ràng ràng, Tập tầm vông Không những sưu tầm bài hát cho trẻ hát, múa mà tôi còn sưu tầm những bài hát cho trẻ nghe: Cây trúc xinh, Inh lả ơi, Hoa thơm bướm lượn, Cây đa quán dốc, Đi cấy, Gà gáy le te Các bài dân ca ở các vùng miền khác nhau để mang đến cho trẻ những trải nghiệm khác nhau. Qua đó trẻ sẽ càng yêu thêm quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Điều quan trọng mà người giáo viên cần làm ở đây là lựa chọn những bài dân ca nào phù hợp để đưa vào các chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non. Ví dụ: Với chủ đề “Trường mầm non” tôi có thể lựa chọn bài “Đố bạn, bé vâng lời” giáo dục trẻ tính đoàn kết trong trường mầm non, dạy bé biết vâng lời cô giáo và người lớn lễ phép, hình thành cho trẻ cách cư xử đúng mực. Với chủ đề “Bản thân” tôi lựa chọn bài “Lý dĩa bánh bò, úp lá khoai” tôi có thể giới thiệu đến trẻ các bộ phận trên cơ thể, giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh và biết dùng đôi bàn tay của mình làm việc giúp đỡ mọi người và chào hỏi lễ phép Với chủ đề “Thực vật” tôi chọn bài “Lý cây bông, Bầu và bí, Luống đậu, Trồng bông” để giới thiệu trẻ một số loại hoa, loại rau quen thuộc. Qua đó, giáo viên có thể giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây. Với chủ để “Động vật”: Tôi chọn bài “Lý con khỉ, Chim sáo, Bé phi ngựa”, giới thiệu trẻ một số loài động vật trong rừng, ở nhà cho trẻ biết về tiếng hót của chim sáo, chim cất tiếng hót vang trong rừng cho thấy khung cảnh thanh bình và yên ả. Trẻ biết về khỉ, về vùng đất gọi là đảo khỉ nơi mà khỉ và con người sống chung, bé phi ngựa làm cho bé nhớ đến Thánh Gióng tượng trưng cho vị anh hùng Việt. Khi giáo viên sử dụng biện pháp này sẽ có tác dụng đến trẻ rất cao, bởi tính dễ nhớ, dễ hiểu của bài dân ca mà giáo viên đã lựa chọn thật kỹ và phù hợp với trẻ. Ở biện pháp này giáo viên cần lưu ý với trình độ nhận thức hay sự hứng thú của trẻ để thay đổi hình thức và có thể yêu cầu cao hơn nữa khi thấy trẻ có khả năng phát triển hơn nhưng tránh áp đặt trẻ hãy để trẻ được hoạt động một cách thoải mái theo khả năng của mình sẽ mang đến hiệu quả hữu ích nhất. Biện pháp 3: Giúp trẻ hiểu được nội dung, ngôn ngữ riêng của từng bài dân ca làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ. Bởi chúng ta biết rằng ngôn ngữ từ địa phương của Việt Nam phong phú cũng được thể hiện qua các làn điệu dân ca, vì mỗi bài dân ca gắn liền với một miền quê. Do đó người giáo viên phải giảng giải cho trẻ hiểu được nội dung câu, từ trong bài hát, giúp trẻ hiểu được các từ đã được miêu tả trong bài hát vì ở các vùng miền khác nhau thì cách xưng hô, dùng từ trong bài cũng khác nhau. Ví dụ: Chủ đề Gia đình Với bài “Cái Bống” cô phải nói cho trẻ biết đây là bài dân ca Bắc bộ. Đã miêu tả Cái Bống giúp mẹ với những việc làm rất khéo léo “Khéo sảy khéo sàng” và giúp mẹ gánh gồng để chạy một cơn mưa. Giáo viên phải giải thích những từ trẻ khó hiểu có trong bài hát, “Bống” tên riêng của một cô bé người miền Bắc, ở miền Bắc người ta hay dùng từ đẻ gọi trước tên riêng là “Cái”. “Khéo sảy khéo sàng” là động tác sàng lúa, Bống sàng lúa giúp mẹ rất là khéo léo để hạt lúa lép rơi ra ngoài. Bài hát ca ngợi tấm lòng hiếu thảo của Bống, tuy nhỏ nhưng Bống đã có thể giúp mẹ làm những việc đơn giản. Qua đó giáo viên giáo dục trẻ tình cảm gia đình, là con phải biết yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ. Trẻ hóa thân vào bài hát Bà Còng Bài “Bà Còng đi chợ trời mưa”, đây là bài hát phổ từ ca dao cổ nói về một người bà đã già lưng còng, khi bà đi chợ, do không cẩn thận, bà đã đánh rơi tiền. “Cái tôm, cái tép” trong bài hát là những bạn nhỏ khi nhìn thấy tiền của bà rơi đã nhặt lên trả lại cho bà. Giáo viên giáo dục trẻ biết trung thực, thật thà, biết kính trọng, giúp đỡ người lớn tuổi như ông bà, cha mẹ giáo dục trẻ thái độ kính trọng người khác. Chủ đề Quê hương, đất nước tôi chọn bài “Cò lả” hoặc “Inh lả ơi”. “Inh lả ơi” là lời mời gọi các bạn dân tộc Thái, bài hát ca ngợi cảnh núi rừng Tây Bắc xinh đẹp, ca ngợi mùa xuân đất nước muôn hoa tươi đẹp. Qua bài hát trẻ sẽ biết thêm về một vùng đất Tây Bắc của Việt nam, đó là nơi muôn hoa, lá luôn khoe sắc tươi màu. Các bạn ở đó thân thiện và vui vẻ. Bài “Cò lả” lại là một cảnh đẹp khác của đất nước Việt Nam, là một vùng đồng bằng Bắc bộ trù phú với những cánh đồng cò bay thẳng cánh. Nơi đó có những con người chịu thương chịu khó mà ai đi qua cũng sẽ nhớ. Khi tiếp xúc với các bài dân ca vốn từ của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ biết được thêm cả từ của các vùng miền khác nhờ sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, điều đó giúp cho trẻ dễ dàng làm quen văn học, làm quen chữ viết. Vì vậy người giáo viên khi chọn phương pháp này phải luôn tìm hiểu các từ địa phương, từ khó hiểu có trong bài dân ca muốn truyền tải để giải thích chính xác có như vậy mới thấm nhuần sự hiểu biết ở trẻ. Biện pháp 4: Lồng ghép dạy dân ca vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong ngày. Lồng ghép dạy dân ca vào các hoạt động học sẽ có tác dụng hữu ích đối với trẻ, giúp trẻ luôn khắc sâu những hình tượng đẹp trong lòng trẻ. Nhưng không phải vì thế mà lúc nào cũng bắt trẻ hát, múa dân ca, như vậy dễ gây cảm giác nhàm chán. Nếu không biết áp dụng đúng lúc, đúng nơi, đúng thời điểm nó sẽ phản lại tác dụng. Do đó người giáo viên cần phải linh hoạt áp dụng vào các hoạt động trong ngày của trẻ bằng cách lồng ghép vào các môn học khác: Làm quen văn học, làm quen toán, làm quen môi trường, tạo hình Ví dụ: Giáo viên cũng có thể sử dụng dân ca trong môn khám phá khoa học ở những chủ đề phù hợp như ở chủ đề “Thế gới động vật” cô có thể cho trẻ hát bài “Lí con khỉ” để dẫn dắt vào bài, cô giới thiệu cho trẻ biết bài hát nói về con khỉ là động vật sống ở trong rừng và hiện nay đang cần được bảo vệ. Hay trong hoạt động phát triển ngôn ngữ: Kể “Quả bầu tiên”, cô có thể dẫn dắt bằng cách cho trẻ hát dân ca “Bầu và bí”. Cô hướng trẻ đến tình đoàn kết dân tộc thương yêu đồng loại, tình cảm thương yêu với loài vật xung quanh, giáo dục trẻ nhân cách tốt đẹp, khi biết yêu thương giúp đỡ người khác. Trong hoạt động ngoài trời cô tổ chức trẻ những trò chơi dân gian tập tầm vông, để lồng ghép vào đó là những câu hát dân ca, các bé có thể vừa chơi vui vẻ mà vừa thuộc được những bài dân ca hay. Hình ảnh Chơi Tập Tầm Vông Trong hoạt động góc ở góc âm nhạc giáo viên có thể xen kẽ các bài hát múa có trong chủ đề với làn điệu dân ca để thay đổi hình thức giúp trẻ tham gia hào hứng, sôi nổi hơn. Với tiết toán về số lượng ta có thể lồng ghép bài hát: “Rềnh rềnh ràng ràng, Lý cây bông, Hoa trong vườn” vào các trò chơi động để củng cố cho trẻ về số lượng như vậy trẻ vừa hát rất hào hứng lại vừa đếm, thêm bớt số lượng trong phạm vi mà trẻ đang học rất tốt, trong trò chơi thì giáo viên cũng nên linh hoạt, sáng tạo để tạo cho trẻ một không gian học thoải mái không bị gò bó mà lại mang lại được hiệu quả cao khi kết hợp dân ca vào bài dạy. Đặc biệt trong giờ tập thể dục buổi sáng cô có thể mở cho trẻ nghe các bài hát dân ca như “Gà gáy le te” (Dân ca Cống Khao) hay “ Hò ba lí” ( Dân ca Quảng Nam) tạo cho trẻ không khí vui tươi của một ngày mới. Như vậy dân ca sẽ đến gần hơn với trẻ mỗi ngày một cách rất nhẹ nhàng. Lồng ghép mọi lúc mọi nơi như vậy cũng tạo hứng thú cho trẻ mà cũng là một cơ hội để trẻ hiểu và yêu thích hơn những làn điệu dân ca. Áp dụng biện pháp này một thời gian tôi thấy số lượng trẻ yêu thích và hát tốt những bài hát dân ca đã được tăng lên dần rõ rệt. Biện pháp 5: Khuyến khích trẻ chuẩn bị trang phục, đạo cụ cùng cô giáo. Bạn thử tưởng tượng nếu một bài dân ca bạn dạy cho trẻ mà thiếu trang phục hay đạo cụ thì nó sẽ diễn ra như thế nào? Một bài dân ca quá đơn điệu khi không có sự hỗ trợ của trang phục cũng như đạo cụ sẽ làm cho trẻ mất hứng thú, không còn sự tò mò muốn khám phá ở trẻ chính vì vậy giáo viên dạy hát dân ca hay cho trẻ nghe dân ca thì vẫn chưa đủ, điều quan trọng hơn là cần cho trẻ trải nghiệm hóa thân vào những nhân vật trong các bài dân ca. Vì thế trang phục, đạo cụ đóng vai trò thiết yếu, nếu nó được trang bị đầy đủ thì trẻ tham gia hứng thú sôi nổi hơn đồng thời giúp trẻ khắc sâu những hình tượng, con người của từng vùng miền qua các bài dân ca. Ví dụ: Với bài “Cái Bống” cô chuẩn bị những cái thúng hoặc sòng. Với bài “Bà Còng đi chợ” chuẩn bị gậy, mũ tôm tép. Với bài “Trống cơm” cô chuẩn bị phách tre, trống, trẻ trai có thể chuẩn bị áo dài khăn đóng, trẻ gái áo yếm đào để cho trẻ được hóa thân như nhân vật thật trong bài hát có như vậy trẻ mới thấm nhuần mà nội dung bài hát muốn truyền tải. Còn khi trẻ múa, hát các bài dân ca Nam bộ, trẻ cần phải có áo bà ba, quần đen, khăn rằn. Trang phục, đạo cụ, nhạc cụ là một phần không thể thiếu khi “Đưa dân ca đến gần với trẻ ”. Những tiết tấu, giai điệu, nhịp điệu đem âm thanh đến cho trẻ thì trang phục sẽ mang đến cho trẻ những hình ảnh đẹp để qua đó trẻ thêm yêu dân ca, trẻ say mê và thích thú với dân ca. Để kích thích sự hứng thú với dân ca giáo viên cần động viên khuyến khích trẻ cùng cô giáo làm đồ dùng từ các nguyên vật liệu mở sẵn có tại địa Trẻ tham gia làm đồ dùng cùng Cô phương như: Trang phục dân ca vùng miền, dụng cụ âm nhạc Khi trẻ được làm những trang phục hay dụng cụ âm nhạc dân ca của các vùng miền sẽ dễ dàng giúp trẻ nhớ hay đoán được đó là trang phục của vùng miền nào khi nhìn thấy hình ảnh dân ca qua tivi, mạng, sách báo hay các hội thi dân ca ở trường. Ví dụ: Với bài “Trống cơm” cô có thể cho trẻ cùng nhau tham gia làm những trang phục đạo cụ vào hoạt động chơi buổi chiều: Cùng thu gom hộp sữa, hộp bánh, kẹo để trang trí cái trống cơm, trẻ giúp cô cắt và dán hoa văn trên chiếc trống, làm những chiếc khăn đội đầu bằng lá cây trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn với dân ca bởi có công sức lao động của chính mình, không những thế còn hình thành ở trẻ tính tiết kiệm và bảo vệ được môi trường sạch đẹp. Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh tổ chức các hoạt động “Lễ hội” ở trường.(làm rõ hơn, chi tiết hơn) Giáo viên cần tuyên truyền cho phụ huynh biết tầm quan trọng của dân ca đối với trẻ em hiện nay. Để từ đó phụ huynh có thể phối hợp cùng giáo viên tác động dân ca đến với trẻ bằng cách có thể hát dân ca cho trẻ nghe vào mỗi tối, phụ huynh có thể mua băng đĩa có các bài dân ca cho trẻ xem. Với những bài dân ca mà trẻ đã được nghe, được xem thì khi đến trường cô dạy hát hoặc hát cho trẻ nghe sẽ gây cho trẻ sự hứng thú khác trẻ sẽ hát hay hơn, múa đẹp hơn. Bé dự thi hội thi Dân ca cấp trường Các dịp lễ hội mà nhà trường tổ chức là cơ hội để trẻ được biểu diễn, được thể hiện cho các bạn xem. Khi dàn dựng chương trình các giáo viên cố gắng lựa chọn các bài dân ca gần gũi nhưng không kém phần sinh động hấp dẫn và bài hát phải có ý nghĩa đối với trẻ. Giáo viên cùng phụ huynh chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho trẻ. Đây cũng là dịp để gia đình và nhà trường thể hiện sự quan tâm đối với trẻ, mang đến cho trẻ tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng đầy ắp tiếng cười. c.Mối quan hệ giữa các biện pháp giải pháp: - Để đảm bảo cho các tiết học đạt kết quả và chất lượng cao, các biện pháp và giải pháp trên được tôi kết hợp hài hòa trong các tiết dạy giáo dục âm nhạc. Chẳng hạn như: để phát triển vốn từ và rèn cách phát âm chuẩn trong khi hát tôi đã kết hợp cho trẻ hát, thể hiện hòa mình vào bài hát đồng thời thông qua đồ dùng đồ chơi được thể hiện trong các góc chơi đặc biệt là góc phân vai để phát triển khả năng giao tiếp của trẻ. - Không chỉ dừng lại ở đó mà thông qua các bài hát tôi luôn lồng ghép giáo dục để trao dồi trong trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá, yêu thương con người, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, biết kính trên nhường dưới đảm bảo cho trẻ phát triển tốt về m
Tài liệu đính kèm: