SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 -6 tuổi nhận biết 29 chữ cái Tiếng Việt

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 -6 tuổi nhận biết 29 chữ cái Tiếng Việt

Do đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái không dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên tranh thủ mọi lúc mọi nơi vào các hoạt động trong ngày sao cho hợp lí, cụ thể như sau:

+ Giờ đón trẻ: Khi trẻ đến lớp cô cho trẻ tìm ảnh của mình gắn đúng tên có trong bảng: “Bé đến lớp, bé ở nhà”. Hay gắn kí hiệu vào bảng thời tiết

Ví dụ: Mưa thì gắn chữ m, nắng thì gắn chữ n

+ Giờ hoạt động góc: Các góc chơi đều có môi trường chữ, cô cho trẻ tìm chữ cái đã học trong bảng chữ cái các góc và dán vào giấy

+ Giờ hoạt động ngoài trời: Cô cho trẻ xếp hột hạt, hòn sỏi để xếp thành các chữ cái đã học hay dùng phấn vẽ lên sân trường rồi cùng phát âm

+ Giờ ăn: Khi đến giờ ăn như: Hôm nay ăn cá cô nhắc khéo trẻ chữ cá có chữ c và a ghép lại với nhau.

+ Giờ ngủ: Trước khi ngủ cô có thể ngâm thơ hay kể chuyện hoặc nhắc khéo trẻ buổi sáng mình được học những gì?.để trẻ có thể phát triển lời nói, mạnh dạn

+ Hoạt động chiều: Cô cho trẻ tô chữ in rỗng, cắt chữ trong báo dán thành bộ sưu tập

Ngoài ra cô cho trẻ thuyết trình chữ cái sẽ học, vừa giúp trẻ mạnh dạn, tự ti, bộc lộ được suy nghĩ của mình từ đó áp dụng được các phương pháp học thích hợp đối với lớp, có thể nâng cao hay giảm xuống. Kết quả học tập của trẻ bộc lộ rõ ràng nhất, thúc đẩy giáo viên và trẻ sáng tạo hơn trong các hoạt động học

 

docx 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3804Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 -6 tuổi nhận biết 29 chữ cái Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệm của bản thân
Chỉ số 88. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ , chữ cái
Chỉ sô 89. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình
Chỉ số 90. Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
Chỉ số 91. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt
Đối với trẻ mầm non hoạt động này ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm và đọc chuẩn chữ, phát triển các giác quan và hoàn thiện nhân cách trẻ. 
Quá trình trưởng thành của đứa trẻ không thể thiếu ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập và vui chơi. Ngôn ngữ có mặt trong tất cả các hoạt động hàng ngày trong các loại hình giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi
Như vậy, ngôn ngữ cần cho tất các hoạt động và ngược lại mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát triển. Qua đó chỉ rõ làm quen chữ cái là một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, làm quen chữ cái đóng vai trò then chốt, là điều kiện cần để trao đổi, giao tiếp với nhau. Thông qua đó làm quen chữ cái rèn khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt của trẻ
Thông qua việc làm quen chữ cái cung cấp thêm vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. 
Trẻ làm quen chữ cái hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết.
Qua quá trình tiếp xúc tìm hiểu về các chữ cái phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. Giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết chuẩn bị tích cực vào học lớp 1
Bắt nguồn từ thực tế trên, bản thân tôi luôn tìm tòi để tìm ra những biện pháp và giải pháp mới kích thích sự tham gia của trẻ, nhờ đó lớp học thêm sôi nổi, cuốn hút. 
Cùng với đó trẻ phát âm và đọc chuẩn tiếng mẹ đẻ để phát triển các giác quan và hoàn thiện nhân cách trẻ
Làm quen chữ cái đối với trẻ Mầm Non đã được các chuyên gia trong ngành nghiên cứu một cách khoa học, vừa sức, phù hợp với tâm sinh lý, sự tiếp thu của trẻ, đây là tiền đề quan trọng để trẻ học tập ở tiểu học, mầm non là nền tảng, chỉ khi học lớp 1 trẻ mới học theo chuẩn chương trình 
	II. Thực trạng vấn đề
- Trường Mầm Non Sơn Ca đóng trên địa bàn xã Dray Sáp. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng Giáo Dục Huyện Krông Ana, Uỷ Ban Nhân Dân Xã Dray Sáp, giám sát chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, các phân hiệu đã có phòng học, sân chơi rộng rãi thoáng mát
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, đi đầu trong các phong trào, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng tiến bộ
- Được sự quan tâm ủng hộ của đại diện cha mẹ và phụ huynh học sinh
- Tập thể giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình, năng động, chịu khó, yêu nghề mến trẻ, có sự đầu tư vào các tiết dạy. 
- Đã áp dụng lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động làm quen chữ cái, cô và trẻ cùng làm cùng hoạt động, trẻ tự tay sáng tạo làm đồ dùng để bổ sung vào các tiết học thêm sinh động
- Ý thức của phụ huynh được cải thiện, không bắt ép trẻ học viết học đọc thuộc lòng chữ cái
- Toàn trường có 5 phân hiệu đặt ở các điểm thôn Dray Sáp, thôn Đồng Tâm, thôn Ana, Buôn Kla và Buôn Kuốp nên còn khó khăn cho liên lạc trao đổi học tập lẫn nhau, có 49% trẻ là dân tộc thiểu số (M’nông, Êđê). Trẻ hạn chế nói, nghe được tiếng Kinh nên tiếp thu kiến thức còn nhiều bất cập. 
- Đời sống kinh tế của cha mẹ trẻ còn nhiều khó khăn, đa số phụ huynh đều làm nông vốn hiểu biết của phụ huynh chưa cao, nên chưa quan tâm đến việc học tập của trẻ
- Một số giáo viên chưa chú trọng đến trẻ, làm quen chữ cái ở các tiết dạy còn mang tính ôm đồm hình thức, cô làm và chuẩn bị, trẻ nghe mà không được hoạt động với chữ cái, chưa phát triển được khả năng sáng tạo, tự chủ của trẻ về cách nhận biết chữ cái
- Đồ dùng đồ chơi chưa sinh động, chưa sử dụng nguyên vật liệu có sẵn
- Giáo viên dạy trẻ còn sai kiểu chữ, phát âm chưa chuẩn
- Một số phụ huynh còn mang nặng ý thức cho trẻ học viết, học đọc để vào lớp 1
 - Kinh tế - Xã hội của xã còn chậm, nhiều gia đình còn là hộ nghèo, cận nghèo, đa số cha mẹ đều đi làm xa gửi trẻ cho ông bà chăm sóc nên việc hưởng ứng các phong trào của nhà trường còn hạn chế.
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếng việt tại lớp lá 4 phân hiệu Thôn Ana
Tổng số lớp: 29
Đối tượng khảo sát
Nội dung khảo sát
Số trẻ đạt
Tốt
Tỉ lệ
Khá
Tỉ lệ
TB
Tỉ lệ
Trẻ 5-6 tuổi,
tổng số 29 cháu
Nhận ra mặt chữ
5
17%
12
41%
12
41%
Phát âm rõ ràng
3
10%
6
21%
20
69%
Phát triển ngôn ngữ
11
38%
2
7%
16
55%
Phát triển nhận thức
8
28%
5
17%
16
55%
Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy kết quả đạt trên trẻ rất thấp. Vì thế hầu hết giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm ra các biện pháp mới để làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi là cần thiết và quan trọng, 100% giáo viên đều nhận thức rằng theo phương pháp cũ không lôi cuốn, không thu hút được trẻ, không nắm được nguyện vọng ý muốn của trẻ, việc tìm ra các biện pháp mới thúc đẩy lòng ham hiểu biết, ý thức học chú ý, thông qua đó trẻ được chơi mà học, học mà chơi, trẻ được làm chủ là trung tâm của các hoạt động, phát triển tốt sự sáng tạo, thích thú khi học và rèn khả năng ghi nhớ có chủ định lâu bền
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
- Giải pháp 1: Sử dụng nguyên vật liệu có sẵn
+ Đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng và phong phú về chủng loại và ít gắn chữ cái. Bởi chúng ta biết trẻ mầm non tư duy của trẻ mang tính trực quan sinh động, thấy nhiều lần, nhiều ngày lặp lại trẻ sẽ nhớ và nhớ được lâu. 
+ Giáo viên chưa tìm tòi các nguyên vật liệu có sẵn để phục vụ hoạt động học, chưa thực sự quan tâm đến các góc chơi, khả năng sáng tạo của một số giáo viên chưa phong phú
+ Hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mầm non là chơi, vì vậy đồ dùng dạy học rất cần thiết đối với cô và trẻ. Nhằm tận dụng thời gian, tiền bạc hàng ngày tôi sưu tầm các loại nguyên liệu có sẵn, góp phần tạo ra môi trường giáo dục tốt, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của cả cô và trẻ để làm ra đồ dùng mới sáng tạo phục vụ làm quen chữ cái
Ví dụ: + Từ những nắp sữa trẻ uống hàng ngày, hạt đậu, hạt me, hạt nhãncho trẻ xếp thành các chữ cái.Từ những đĩa CD làm thành bông hoa gắn thêm chữ cái
+ Từ những sợi dây thừng cho trẻ chơi với những chữ cái ngộ nghĩnh. 
+ Từ hộp sữa tôi sơn và dùng màu viết chữ cái lên đó, thông qua cac tiết học khác nhau trẻ nhìn vào nhận ra các chữ cái
+ Từ những gạch men thợ cắt bỏ tôi xếp thành chữ cái để làm chữ cái lên sân trường
+ Từ lá cây trẻ có thể xé dán chữ cái đã học
+ Từ các lốp xe bỏ tôi sơn màu và dùng nắp sữa gắn thành chữ cái
- Giải pháp 2: Tạo môi trường chữ cái trong và ngoài lớp học
+ Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch làm đồ dùng dạy học có chất lượng để phục vụ tiết học chữ cái, vì lớp tôi là lớp 5-6 tuổi, độ tuổi sắp bước vào lớp 1 vấn đề nhận biết chữ cái đối với trẻ là hết sức cần thiết
+ Môi trường xung quanh trong đó có các yếu tố giúp trẻ thường xuyên tiếp xúc, tương tác vơ chữ cái là điều kiện hết sức quan trọng trong hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái
+ Tạo môi trường chữ cái trong lớp học
Thế giới xung quanh luôn là môi trường sống động, kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ luôn bị thu hút bởi những vật lạ, có kích thước lớn hoặc màu sắc sặc sỡ. Vì thế, với các mảng tường xung quanh lớp, tôi thường bố trí các mảng chính như: mảng chủ đề, các góc hoạt động được trang trí với màu sắc hài hoà, tên gọi ngộ nghĩnh, cỡ chữ phù hợp và được dán ở độ cao vừa tầm mắt trẻ. 
Hình 1: Trang trí và gắn chữ cái vào mỗi góc
Tôi không chỉ chú ý đến kiểu chữ ở mỗi góc phải chuẩn xác, màu sắc phù hợp với hình ảnh minh hoạ mà còn chú ý đến sự hài hoà, thống nhất giữa các góc trong không gian lớp học
Hình 2: Trang trí và gắn chữ cái phù hợp vào mỗi góc
Dán nhãn vào mọi thứ đồ dùng trong lớp để trẻ dần hình thành được mối liên hệ giữa nói và viết. 
 Hình 3: Trang trí và gắn chữ cái phù hợp vào mỗi góc
Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen chữ cái a, ă, â trong chủ đề gia đình, tôi ôn luyện bằng cách yêu cầu trẻ tìm chữ a, ă, â trong các từ chỉ tên đồ vật trong lớp như: chữ â trong từ “Cái ấm”, chữ ă trong từ “khăn mặt”...Hay khi chơi ở các góc phân vai, tôi ghi tên các nhóm thực phẩm lên giá bán hàng. Khi trẻ chơi, tôi yêu cầu trẻ tìm những chữ cái đã học trong các từ chỉ tên thực phẩm để phát âm, nếu phát âm đúng thì mới được mua hàng.
+Ngoài ra, tôi còn thu hút trẻ bằng cách tạo thêm môi trường có nhiều chữ cái ở các góc hoạt động: Tạo hình, thư viện, ...để phát huy tính tích cực, trẻ chủ động trong các hoạt động
- Tạo môi trường chữ cái ngoài lớp học
+ Môi trường ngoài lớp học rất phong phú như: góc thiên nhiên, góc tuyên truyền, đồ dùng cá nhân trẻ, sân chơi tự do...Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng củng cố, ôn tập chữ cái cho trẻ
 Hình 4: Trang trí và gắn chữ cái vào bảng tin
 Hình 5: Trang trí ngoài hiên lớp học có vẽ chữ cái
Ví dụ: Bằng cách cắt đủ các loại biểu mẫu tên các loại cây cối, hoa, rau, nhà vệ sinh,các góc chơi trong và ngoài lớp, các kệ tủ xếp đồ dùng của trẻ có trong trường để nhìn vào đó trẻ nhận ra các chữ cái, bên cạnh đó tạo ra những hình ảnh sinh động như gắn các hình hoạt hình để tạo sự chú ý đến trẻ
Ví dụ: Cắt chữ cây bàng gắn lên cây đó, chữ gắn phải phù hợp với tầm với trẻ, to, rõ ràng, gắn thêm các hình hoạt hình để tạo sự chú ý của trẻ. Trong giờ hoạt động ngoài trời cô cùng trẻ quan sát và trò chuyện về những loại cây và đọc tên cây đó. 
Mặt khác khi bố mẹ đưa đi học trẻ đã có thời gian quan sát, cùng hỏi bố mẹ và giải đáp thắc mắc. Đây là biện pháp rất hữu ích vì trẻ vừa được học, vừa được chơi mà không bị gò bó, ép buộc
 Hình 6: Trang trí tường lớp học có viết chữ cái mọi nơi
- Giải pháp 3: Trẻ làm quen chữ cái qua các kí hiệu
+ Làm quen chữ cái ở trẻ mầm non phải đúng mẫu quy định và chính xác như: chữ i in thường thì phải đúng chữ i in thường, chữ i viết hoa phải đúng chữ i viết hoa, chữ c phải đúng chữ c
+ Các mẫu chữ cái phải sinh động, rõ ràng như: Các chữ cái sử dụng các màu cơ bản, đỏ, vàng, xanh để thu hút trẻ. Các mẫu chữ không quá to, không quá nhỏ, vị trí đặt chữ cái vừa tầm với trẻ
+ Nhiều giáo viên phát âm chưa đúng như: m, n nhiều cô hay phát âm là em m hay en n, chữ q còn tình trạng phát âm là quờ.
+ Tất cả các đồ dùng cá nhân của trẻ như: cặp sách, vở, khăn, vở bé ngoan đều mang kí hiệu chữ cái đầu tên của trẻ đó, biện pháp này giúp trẻ mau nhớ, nhớ đồ dùng của mình và nhớ đồ dùng của bạn đồng thời nhớ chữ cái đó phát âm như thế nào. 
+ Chú ý những trẻ nào có tên giống nhau cô nên viết cô nên kí hiệu cả họ để trẻ không nhầm, hai chữ này phải cách nhau với khoảng cách nhất định
Ví dụ 1: Sổ bé ngoan, tương ứng mỗi trẻ một quyển số cô gắn bông hoa có chữ cái âm đầu của trẻ đó, mỗi trẻ một kí hiệu riêng và tất cả các quyển sách khác cũng vậy. Trong giờ cắm cờ cuối ngày cờ phát cờ cho trẻ và lần lượt cho trẻ lên cắm vào ô cờ của mình và mỗi ô cờ của trẻ đều mang một kí hiệu chữ cái.
Việc lồng ghép chữ cái vào các môn học cũng rất quan trọng
Ví dụ: Tuần này trẻ vừa học xong chữ a,ă,â. Khi học các môn học khác nên khuyến khích giáo viên đặt tên đội chơi có tên chữ cái đã học để từ đó củng cố lại kiến thức cũ cho trẻ. Trong các môn học khác như: Hoạt động tạo hình khi trẻ trả lời về nội dung bức tranh cô đưa chữ ra cho trẻ đọc và hỏi trẻ trong những từ đó có chữ cái nào vừa họcTừ đó giúp trẻ khắc sâu kiến thức về các chữ cái đã học và nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ
- Giải pháp 4: Vận dụng linh hoạt, các trò chơi, bài thơ, bài hát, đồng dao vào làm quen chữ cái
+Trò chơi với chữ cái: Để giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua trò chơi đạt hiệu quả cao nhất, bản thân tôi là giáo viên phải tổ chức các trò chơi sao cho đạt hiệu quả, hấp dẫn, xen kẽ giữa động và tĩnh để giúp trẻ khắc sâu chữ cái mà trẻ vừa được làm quen
Ví dụ: Trò chơi “Nu na nu nống”
Cách chơi: Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi chân ra, tay cầm tay, quản trò vừa đập tay vào chân từng người vừa đọc bài đồng dao:
Luật chơi: Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân theo thứ tự từ đầu đến cuối rồi quay ngược lại cho đến chữ “rút”. Chân ai gặp từ “rút” nhịp trúng thì co chân lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết thì chơi lại từ đầu.
“Nu na nu nống
Cái cống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Bà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè 
Tè he chân rút”
Tuỳ theo chủ đề, chủ đề nhánh giáo viên có thể lựa chọn trò chơi phù hợp với trẻ
Ví dụ: Trò chơi “ Thi ghép tranh”
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu hàng chạy dích dắc qua chướng ngại vật để lấy chữ cái đầu tiên của từ gắn lên bảng. Sau khi gắn xong trẻ chạy về hàng, đập vào tay bạn thứ hai thì bạn đó sẽ chạy dích dắc qua chướng ngại vật để lên tìm chữ cái tiếp theo gắn lên bảng 
Luật chơi: Theo hình thức thi đua giữa các đội. Đội nào gắn đúng và nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc
Ngoài ra sưu tầm các bài thơ, bài hát, đồng dao, câu đố, trò chơi có vần thơ gần gũi dễ thuộc và có chứa các chữ cái đang học, sẽ học cho trẻ đọc thuộc nhằm mục đích luyện phát âm đúng và trẻ nhận mặt chữ dễ hơn
Ví dụ: O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì có râu
Đồng dao: Rềnh rềnh ràng ràng để luyện phát âm chữ r cho trẻ
Đồng dao: Nu na nu nống Luyện phát âm chữ n
Bài thơ: Gà học chữ để nhớ các mặt chữ o,ô,ơ
Bài hát: Pí po pí pô luyện phát âm chữ p
Các trò chơi chuyển tiếp như: Tạo dáng, khi tạo dáng chữ i trẻ đứng thẳng người, tạo dáng chữ c hai tay vòng bên trái, tạo dáng chưc t hai tay đưa ngang sang hai bên, tạo dáng chữ k một chân và một tay đưa ra giơ lên
Ví dụ: Trò chơi: Vòng quay kì diệu
Cách chơi: Trẻ nhìn lên đồng hồ có gắn các chữ cái, ở giữa đồng hồ có một cái kim, khi có hiệu lệnh cô quay đồng hồ, kim đồng hồ dừng ở chữ cái nào trẻ phải phát âm đúng chữ cái đó
Luật chơi: Cô cho trẻ ngồi theo các đội chơi, đội nào nhanh tay lắc xắc xô được quyền trả lời, đội nào nhiều đoán nhiều chữ cái đúng là thắng cuộc
Giáo viên sưu tầm thêm các bài thơ, bài hát, đồng dao mới để làm quen chữ cái ngày càng sinh động, gần gũi dễ nhớ đối với trẻ
Ngoài ra cô và trẻ có thể tự sáng tác các bài thơ, đồng dao phù hợp, kích thích sự sáng tạo, khả năng tư duy của trẻ
- Giải pháp 5: Củng cố chữ cái qua hoạt động tập tô chữ cái
+ Qua hoạt động tập tô chữ cái trẻ được củng cố lại chữ cái đã học một cách rõ nét hơn, trẻ tự tô lên chữ cái đã học tô theo nét chấm mờ, khi tô phải trùng khít, khi đó hình thành ở trẻ cách viết đúng kiểu chữ, cách cầm bút, tuỳ từng chữ cái tập tô như vậy là đúng hay sai, tập tô từ bên nào sang sau đó trẻ tập tô màu chữ in rỗng. 	Ngoài ra trẻ chơi với các chữ cái đã học qua các trò chơi nối chữ cái đúng, gạch chân dưới chữ cái đã học
Ví dụ: Tập tô chữ i cô tô mẫu và tạo tình huống tô sai để hỏi trẻ kiểu chữ i tập tô như vậy đã đúng chưa? Vì sao? Tập tô như thế nào mới đúng? Cho trẻ lên thực hiện. Qua đó trẻ được củng cố vững chắc về cách phát âm, các nét của chữ i và cách tập tô đúng chữ i
- Giải pháp 6: Vận dụng làm quen chữ cái vào mọi lúc mọi nơi và phối hợp với phụ huynh
+ Vận dụng làm quen chữ cái vào mọi lúc mọi nơi
Từ khi thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới, tôi thấy thời gian thực hiện các môn học của cô và trẻ rất chủ động, không bị gò bó về địa điểm, thời gian. Vì vậy ngoài việc thực hiện trong lớp tôi còn có thể cho trẻ học chữ cái mọi lúc mọi nơi và lồng ghép linh hoạt vào các tiết học khác nhau, từ đó trẻ học thêm được nhiều vốn từ mới và củng cố chữ cái đã học tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ
Đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục, biện pháp này giúp trẻ có điều kiện ôn tập những chữ cái đã biết mà không thấy nhàm chán
Ví dụ: Trong giờ giáo dục thể chất với đề tài: Bật chụm và tách chân, tôi tổ chức cho trẻ bật và tách bình thường, điều đáng chú ý là trong các ô mà trẻ chụm và tách chân tôi có gắn các chữ cái đã được học. Khi trẻ thi đua cùng các đội chơi đội nào bật chụm tách chân nhanh nhất và đọc đúng nhất nhiều chữ cái với các đội còn lại sẽ thắng cuộc. 
ơ
c
â
a
ô
b
ă
Hình 7: Học chữ cái qua hoạt động giáo dục thể chất 
Đề tài: Bật chụm và tách chân
Ví dụ: Ngoài ra tôi còn áp dụng phương pháp này vào giờ tập thể dục buổi sáng. Cụ thể hàng ngày mỗi trẻ tập thể dục sẽ đứng vào mỗi vòng tròn để thẳng hàng, trong các vòng tròn đó tôi viết các chữ cái để trẻ đứng đúng vị trí và hôm sau trẻ có thể đứng vào chỗ khác cũng được thay vào đó là trẻ sẽ học thêm chữ cái mới so với hôm trước 
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, tôi tổ chức cho trẻ nặn đất sét những chữ cái đã biết từ những kỹ thuật và đường nét cơ bản. Điều này giúp trẻ ghi nhớ hình ảnh chữ cái lâu hơn, thao tác tay khéo léo hơn và đặc biệt sẽ ghi nhớ cấu tạo của chữ cái để áp dụng vào hoạt động viết sau này
Thông qua các buổi dạo chơi ngoài trời, trẻ chơi với các đồ chơi ngoài sân trường có gắn chữ cái, trẻ tự chủ, tự sáng tạo và tự tìm cách khám phá, đẩy mạnh tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm. Qua các tiết học cô lồng ghép và giới thiệu trước các chữ cái đã học. Từ đó trẻ được làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi nâng cao vốn chữ cái, cách phát âm và trẻ không bỡ ngỡ khi học bài mới
Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen chữ cái là các kiến thức khi truyền đạt đến trẻ phải ngắn gọn, tránh rập khuôn, luôn sáng tạo, nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn các trò chơi mang tính khích lệ, khám phá thúc đẩy phát triển khả năng tư duy, sáng tạo trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. 
Ngoài ra để tạo hứng thú giáo viên phải có nghệ thuật lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu để hấp dẫn trẻ, chọn trò chơi với nguyên tắc động tĩnh, tránh gò bó
Biện pháp này nâng cao sự tự tin, mạnh dạn của trẻ, trẻ tự tin nói trước mọi người và bộc lộ được suy nghĩ của bản thân về chữ cái mình biết mà không cần theo ý cô
Ví dụ: Học chữ cái i,t,c trẻ tự thảo luận theo nhóm, sau đó đại diện của từng đội hay nhóm lên thuyết trình chữ cái của đội mình. Biện pháp này rất hữu ích vì kích thích khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát của trẻ tóm tắt mọi hoạt động học thường xuyên mọi lúc mọi nơi, trẻ biết gì? Nhận thấy như thế nào? Sẽ được bộc lộ rõ ràng, nâng cao chất lượng trẻ là trung tâm của các hoạt động, giáo viên chỉ là người hướng dẫn
 Hình 8: Thảo luận nhóm để làm quen chữ cái I,t,c
Do đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái không dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên tranh thủ mọi lúc mọi nơi vào các hoạt động trong ngày sao cho hợp lí, cụ thể như sau:
+ Giờ đón trẻ: Khi trẻ đến lớp cô cho trẻ tìm ảnh của mình gắn đúng tên có trong bảng: “Bé đến lớp, bé ở nhà”. Hay gắn kí hiệu vào bảng thời tiết
Ví dụ: Mưa thì gắn chữ m, nắng thì gắn chữ n
+ Giờ hoạt động góc: Các góc chơi đều có môi trường chữ, cô cho trẻ tìm chữ cái đã học trong bảng chữ cái các góc và dán vào giấy
+ Giờ hoạt động ngoài trời: Cô cho trẻ xếp hột hạt, hòn sỏi để xếp thành các chữ cái đã học hay dùng phấn vẽ lên sân trường rồi cùng phát âm
+ Giờ ăn: Khi đến giờ ăn như: Hôm nay ăn cá cô nhắc khéo trẻ chữ cá có chữ c và a ghép lại với nhau...
+ Giờ ngủ: Trước khi ngủ cô có thể ngâm thơ hay kể chuyện hoặc nhắc khéo trẻ buổi sáng mình được học những gì?...để trẻ có thể phát triển lời nói, mạnh dạn
+ Hoạt động chiều: Cô cho trẻ tô chữ in rỗng, cắt chữ trong báo dán thành bộ sưu tập
Ngoài ra cô cho trẻ thuyết trình chữ cái sẽ học, vừa giúp trẻ mạnh dạn, tự ti, bộc lộ được suy nghĩ của mình từ đó áp dụng được các phương pháp học thích hợp đối với lớp, có thể nâng cao hay giảm xuống. Kết quả học tập của trẻ bộc lộ rõ ràng nhất, thúc đẩy giáo viên và trẻ sáng tạo hơn trong các hoạt động học
- Phối hợp với phụ huynh
+ Để công tác chăm sóc giáo dục trẻ hoàn thiện thì sự cộng tác từ phía phụ huynh vô cùng cần thiết. Vì thế, giáo viên cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về vấn đề cho trẻ làm quen chữ cái. 
+ Đa số phụ huynh lớp tôi tỏ ra lo lắng khi con học mầm non mà chưa biết đọc biết viết và cho rằng trẻ khó tiếp thu kiến thức trong chương trình lớp 1 nếu chưa biết đọc, biết viết, nên thường nhắc nhở tôi bắt trẻ phải viết chữ trên lớp
+ Tìm hiểu ý kiến phụ huynh từ đó phân tích, giải thích cho phụ huynh hiểu vấn đề làm quen chữ cái của trẻ. Cũng như mức độ tiếp thu của trẻ khi ở nh

Tài liệu đính kèm:

  • docxh brit Hđỡk Sơn ca.docx