SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ viết tại lớp lá I trường Mầm non Hoa Phượng

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ viết tại lớp lá I trường Mầm non Hoa Phượng

Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm với việc đọc, viết hàng ngày trong môi trường chữ viết.

Điều này sẽ thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ: trẻ nhận biết đặc điểm các chữ cái, ý nghĩa các biểu tượng và chữ viết. Thông qua các hoạt động trải nghiệm với việc đọc viết, chúng ta cho trẻ tiếp xúc với việc đọc viết một cách tự nhiên.

Ví dụ: Cô đọc truyện theo tranh cho trẻ nghe và cô chỉ cho trẻ chữ đang đọc. Một số truyện cô có thể they đổi hình thức kể sang đọc nếu cô chuẩn bị đủ sách cho cả nhóm theo dõi.

Xây dựng góc đọc sách với nguồn sách và các tài liệu đọc phong phú. Đọc lặp lại nhiều lần sách chuyện mà trẻ ưa thích nhằm giúp trẻ làm quen với sách và khuyến khích trẻ tự đọc sách.

Sử dụng chữ viết trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. Ví dụ: Có thể dành một mảng tuờng lớn và phủ mặt giấy trắng của giấy A0 hoặc cô tận dụng những tờ lịch cũ khuyến khích trẻ “ viết” những gì trẻ thích.

 

doc 16 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4981Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ viết tại lớp lá I trường Mầm non Hoa Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hàng đầu của phụ huynh chỉ là trường mẫu giáo đó có dạy viết chữ không? Tuy nhiên, các yếu tố khác đi kèm với việc dạy viết chữ như trình độ, phương pháp dạy của các cô giáo, bàn ghế có đúng kích cỡ, ánh sáng có đủ tiêu chuẩn thì họ dường như lại không quan tâm. 
Vì vậy, để vấn đề cho trẻ làm quen với chữ viết ở lứa tuổi mầm non mang lại hiệu quả cao là vấn đề mà mỗi người làm trong nghành giáo dục, đặc biệt là những người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên lớp luôn trăn trở, lo lắng tìm ra giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp giúp trẻ cho 5 – 6 tuổi làm quen với chữ viết tại lớp lá 1 trường MN Hoa Phượng ”. Hi vọng nhận được sự góp ý của đồng nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu 
Giúp giáo viên nắm vững nội dung kiến thức, hình thức tổ chức và lồng ghép tích hợp nội dung phương pháp cho trẻ làm quen đọc viết trong các hoạt động.
Từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh về việc cho trẻ học đúng theo chương trình mầm non, trách ép trẻ đọc thông viết thạo trước khi vào tiểu học.
Nhiệm vụ 
Giúp trẻ hứng thú tham gia tích cực các hoạt động ở trường, tạo sự ham học hỏi, thích khám phá ở trẻ.
Giúp giáo viên, phụ huynh học sinh thấy được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với chữ viết ở lứa tuổi mầm non.
Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc cho trẻ làm quen chữ viết một cách khoa học đem lại kết quả cao trong công tác giáo dục trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng cho trẻ làm quen với đọc viết tại lớp lá 1 trường MN Hoa Phượng .
4. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu thực trạng việc cho trẻ làm quen với đọc viết của toàn trường nói chung cũng như trẻ 5 – 6 tuổi lớp lá 1 ở trường MN Hoa Phượng nói riêng và đề xuất một biện pháp giúp giáo viên và phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với chữ viết ở bậc học mầm non.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm các tài liệu, tìm sách, đọc báo, phân tích tổng hợp tài liệu để có cơ sở lý luận về việc cho trẻ làm quen với chữ viết.
Phương pháp quan sát hoạt động của giáo viên,các cháu mẫu giáo lớn trường MN Hoa phượng: Tri giác, quan sát các hoạt động vui chơi, giao tiếp, hoạt động học tập của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn làm cứ liệu tham khảo để nghiên cứu. Quan sát các hoạt động của giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục các cháu mẫu giáo lớn, quan sát hoạt động giảng dạy, tổ chức các loại hình hoạt động của giáo viên và các cháu ở trong trường.
Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra để phỏng vấn giáo viên, phụ huynh học sinh và một số vấn đề liên quan đến việc dạy đọc viết cho trẻ.
Tổng kết kinh nghiệm của bản thân
II. Phần nội dung
Cơ sở lý luận
	 Bộ Giáo dục đã từng đưa ra chỉ thị “Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ”. Chương trình Giáo dục mầm non không dạy trẻ những kỹ năng đọc viết thật sự, mà dạy trẻ những kỹ năng cơ bản như xem tranh, mô tả tranh, kể chuyện theo tranh, biết 
ngồi đúng, biết cách cầm bút tô, đồ.
       Cho trẻ làm quen với chữ viết cần được hiểu theo đúng nghĩa. Đối với lứa tuổi mầm non việc học chữ ở đây là việc nhận biết hình dáng của các con chữ, trẻ được làm quen mọi lúc mọi nơi, trẻ chưa thể hiểu ngay ý nghĩa của các chữ chúng ta dạy. Vì vậy thay vì hiểu rằng việc học chữ sớm là phải hiểu nghĩa của chữ viết , chúng ta hãy đơn giản nghĩ rằng cho trẻ làm quen, nhận biết mặt chữ như một trò chơi đối với trẻ. Hãy cho trẻ được học chữ trong môi trường ngôn ngữ: các hoạt động làm quen với chữ cái qua trò chơi, cho trẻ xem cách chúng ta đọc sách, đọc công thức, chỉ dẫn...Không phải học chữ theo lịch, theo giờ hàng tuần với cô giáo theo kểu tiểu học hóa. Với việc học ở mọi nơi như vậy, trẻ sẽ cực kỳ hứng thú và không có chút áp lực trong việc tiếp nhận câu chữ.
        Như vậy, cho trẻ làm quen với chữ viết  để chuẩn bị tốt về mặt kiến thức, kỹ năng cho trẻ vào lớp 1, đảm bảo trẻ có  những kỹ năng  cần thiết như biết cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng..giúp trẻ thích ứng với môi trường học tập mới, tránh được những bỡ ngỡ ban đầu những cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin.
Để công tác giáo dục đạt hiệu quả cần rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó việc cho trẻ làm quen với chữ viết đóng một phần không nhỏ. Học sinh thích đi học, đối với trẻ mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Chính vì vậy việc giáo viên chuẩn bị tốt về các mặt như: trang trí lớp đẹp mắt, tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết một cách vui nhộn, luôn phối kết hợp với phụ huynh để tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái không nặng nề thì đây chính là yếu tố quan trọng thu hút các em ham thích đi đến trường và tham gia các hoạt động để lĩnh hội kiến thức có hiệu quả.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường MN Hoa Phượng đóng trên địa bàn cách Thị Trấn Buôn Trấp không xa nhưng tập trung phần lớn người đồng bào sinh sống. Hàng năm, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm đến khoảng gần 70% tổng số học sinh toàn trường. Trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, học sinh thuộc diện đói nghèo chiếm tỉ lệ khá cao nên sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến việc học tập của con em mình rất hạn chế. Mặt khác phụ huynh lại quá coi trọng đến việc đọc thông viết thạo trước khi vào lớp một. Với tâm lý lo lắng thái quá, muốn chuẩn bị kỹ càng cho con trước khi đi học nên một số người đã cho con đi học sớm. Và sau đó nhiều người khác cũng lo sợ con mình bị tụt hậu, không theo kịp bạn đã biết chữ. Thứ hai là một số giáo viên tiểu học hiện nay mặc nhiên cho rằng trẻ vào lớp một là là phải biết đọc, biết viết và làm được một số phép tính cộng trừ đơn giản.
Công tác dạy đúng chương trình luôn được giáo viên và nhà trường hết sức coi trọng. Vì vậy luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm giúp học sinh được học làm quen với chữ viết theo đúng chương trình giáo dục mầm non, luôn tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái trong ngôi nhà thứ hai của mình. Tuy nhiên một phần không nhỏ phụ huynh vẫn ép trẻ phải học đọc, học viết trước khi vào lớp một vẫn còn diễn ra khá cao không chỉ ở Trường MN Hoa Phượng mà còn diễn ra ở các trường khác trên địa bàn Thị Trấn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
	a) Mục tiêu của giải pháp
Đưa ra những giải pháp, biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh và thực tế của lớp, phụ huynh, nhà trường, địa phương để thực hiện việc cho trẻ làm quen với chữ viết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Làm thay đổi quan niệm, nhận thức người dân và toàn xã hội về công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Trẻ mầm non với đặc thù “ học bằng chơi, chơi bằng học” học qua trải nghiệm qua tìm tòi nên việc giáo dục trẻ không chỉ chú trọng vào hoạt động học ( Hoạt động chung ) mà các hoạt động khác cũng có vai trò quan trọng giúp trẻ làm quen, củng cố, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học. Để làm được điều đó người giáo viên cần thực hiện những biện pháp sau: 
 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường thân thiện để cho trẻ làm quen với môi trường ngôn ngữ 
Đối với việc trang trí lớp để tạo môi trường cho trẻ hoạt động là một việc làm hết sức quan trọng tại vì tôi nghĩ môi trường có gần gũi, có thân thiện thì trẻ mới có hứng thú tham gia vào hoạt động. Chúng ta biết rằng, trong cuộc sống, mọi lúc mọi nơi đều có lời nói, vậy nên hãy làm cho mọi lúc mọi nơi đều có chữ viết. Thẻ chữ, bảng viết, phấn, tranh chữ đều là những phương tiện dễ kiếm, dễ làm. Những thứ trẻ được quan sát hàng ngày, qua đó trẻ nhận biết được các chữ cái từ đó giúp trẻ đến với chữ viết một cách tự nhiên, kích thích ngôn ngữ thị giác của trẻ.
Với trẻ mầm non là lứa tuổi chưa biết chữ, nên muốn hiểu một vấn đề nào đó thì phải có đồ dùng trực quan, tranh ảnh và vật thật. Hoạt động vui chơi vẫn là hoạt động chủ đạo của trẻ, cho nên ở lớp được chia thành các góc chơi, mà mỗi góc là phản ánh một phần cuộc sống của con người.Chính vì vậy tôi rất chú trọng đến việc trang trí lớp học. Với phương châm luôn “ lấy trẻ làm trung tâm” , cô chỉ là người hướng dẫn gợi mở để trẻ sáng tạo trong các hoạt động nên tôi tận dụng hết khả năng của trẻ bằng cách trang trí lớp học theo dạng “ mở ” để trẻ được tích cực hoạt động trong khi chơi.
Ví dụ: Trong chủ điểm thế giới động vật tôi thường trang trí các góc chơi như sau:
+ Góc xây dựng: Cô cùng trẻ làm các con vật và cho trẻ sao chép tên các con vật để khi xây trang trại trẻ phân loại được các con vật theo nhóm và giới thiệu được các sản phẩm của mình làm ra.
+ Góc học tập – thư viện: Cho trẻ vẽ và dán tranh theo câu chuyện. Cho trẻ in chữ và xếp theo chữ mẫu tên các con vật, thức ăn, nơi sống.Trang trí tranh to và cho trẻ kể chuyện theo tranh.
Làm sách tranh: tổ chức cho trẻ làm việc theo nhóm duới sự giúp đỡ của giáo viên, làm sách theo chủ đề con vật, các loại hoa, hiện tuợng thiên nhiênnên cho trẻ mô tả giáo viên viết theo lời kể của trẻ. Trẻ rất thích thú quan sát nguời lớn viết những gì mình nói.
Xây dựng góc thư viện trong các nhà trường.  Hãy để sách là một phần tự nhiên trong môi trường sống của trẻ. Khi trẻ thấy sách xung quanh mình, tính tò mò tự nhiên và sự quan tâm của trẻ sẽ được đánh thức. Những cuốn sách dùng cho trẻ phải trình bày hấp dẫn, chữ in to, cơ cấu câu chữ đảm bảo tính sư phạm, nội dung mang ý nghĩa giáo dục trẻ.
Một vài they đổi nhỏ trong lớp cũng giúp trẻ có cơ hội tiếp cận với chữ viết như: Có thể viết tên hoặc theo dấu hiệu xếp chữ cái đầu của trẻ vào tủ đựng gối, khăn mặt, bảng bé ngoan.Giáo viên chú trọng tạo môi truờng chữ viết phong phú để trẻ đuợc tắm mình trong môi truờng ngôn ngữ, đó chính là cách mà để trẻ đến với chữ viết một cách tự nhiên nhất.
Biện pháp 2: Sử dụng các trò chơi học tập giúp trẻ làm quen với chữ viết
Đối với trẻ mầm non chơi là hoạt động chủ đạo, nên giáo viên cần biết ưu thế của trò chơi, qua đó “trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Việc học chữ qua trò chơi sẽ sinh động hơn, kích thích hứng thú cho trẻ nhiều hơn. Việc chuẩn bị cho trẻ làm quen với chữ viết đòi hỏi phải có thiết kế hoạt động thích hợp. Các trò chơi được vận dụng một cách linh hoạt theo chủ đề để thu hút sự tham gia của trẻ. Song, bên cạnh đó cũng cần phải tính đến thời gian cho trẻ hoạt động có tính chuyên biệt như trẻ trải nghiệm việc đọc, viết theo khả năng riêng của trẻ. Vì vậy tôi thường sưu tầm các trò chơi liên quan đến việc cho trẻ làm quen chữ cái, một phần giúp trẻ hứng thú, tham gia các hoạt động tích cực, một phần giúp trẻ củng cố các kiến thức đã học qua trò chơi. Tôi thường sử dụng các trò chơi "tìm chữ còn thiếu trong từ", "Nhận ra từ thừa", " tạo dáng chữ cái", " xếp chữ bằng hột hạt" “ quân xúc xắc vui nhộn” hay trò chơi “ chiếc hộp kỳ diệu”. Tôi thường tìm và sáng tác các trò chơi tạo sự mới mẻ, hấp dẫn phát huy tính tò mò ở trẻ, tôi thường sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng, đồ chơi. 
Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi để ôn lại chữ cái p,q. Tôi tổ chức như sau:
Chia lớp thành 3 nhóm, và ba nhóm này được cô chuẩn bị những nguyên vật liệu khác nhau.
+ Nhóm 1: Đất nặn
+ Nhóm 2: Giấy màu
+ Nhóm 3: Hột hạt
Nhiệm vụ của mỗi đội sẽ sử dụng những nguyên vật liệu mà cô đã chuẩn bị sẵn cho 3 đội để tạo thành chữ q và chữ p.
Hay trò chơi “ chiếc hộp bí mật”
+ Cách chơi: Cô chuẩn bị một chiếc hộp bên trong có rất nhiều chữ cái được cô cắt bằng bìa cát tông và dán giấy màu cho đẹp. Cô mời từng bạn lên thò tay vào chiếc hộp và sờ đường bao của chữ cái và đoán xem chữ đó là chữ gì. Sau khi đoán được sẽ giơ lên phát âm và cho cả lớp cùng phát âm để củng cố chữ cái.
+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được cầm 1 chữ cái sờ và đoán xem chữ đó là chữ gì rồi mới đươc lấy ra khỏi chiếc hộp.
Theo tôi, mỗi giáo viên chúng ta chịu khó tìm tòi, sáng tác các trò chơi , biết vận dụng các trò chơi ấy ở mọi lúc mọi nơi một cách phù hợp sẽ kích thích ở trẻ ham học hỏi, thông minh, sáng tạo tìm tòi, trẻ sẽ hứng thú đến lớp và hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô.
Biện pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm với việc đọc, viết hàng ngày trong môi trường chữ viết.
Điều này sẽ thúc đẩy khả năng tiền đọc viết của trẻ: trẻ nhận biết đặc điểm các chữ cái, ý nghĩa các biểu tượng và chữ viết. Thông qua các hoạt động trải nghiệm với việc đọc viết, chúng ta cho trẻ tiếp xúc với việc đọc viết một cách tự nhiên.
Ví dụ: Cô đọc truyện theo tranh cho trẻ nghe và cô chỉ cho trẻ chữ đang đọc. Một số truyện cô có thể they đổi hình thức kể sang đọc nếu cô chuẩn bị đủ sách cho cả nhóm theo dõi.
Xây dựng góc đọc sách với nguồn sách và các tài liệu đọc phong phú. Đọc lặp lại nhiều lần sách chuyện mà trẻ ưa thích nhằm giúp trẻ làm quen với sách và khuyến khích trẻ tự đọc sách.
Sử dụng chữ viết trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. Ví dụ: Có thể dành một mảng tuờng lớn và phủ mặt giấy trắng của giấy A0 hoặc cô tận dụng những tờ lịch cũ khuyến khích trẻ “ viết” những gì trẻ thích. 
Sử dụng chữ viết trong trò chơi của trẻ. Ví dụ như bảng chỉ dẫn thực đơn, phù hiệu của nhân viên  trong trò chơi ăn uống.
Ngoài ra khuyến khích trẻ thực hiện các thao tác viết ban đầu, ví dụ như viết nguệch ngoạc, viết các chữ cái ngẫu nhiên, và viết sáng tạo bằng cách: bố trí các góc viết với dụng cụ như bút, bút chì, giấyhoặc chia sẻ kinh nghiệm viết với trẻ bằng cách viết lại những gì trẻ kể, đọc. Luôn tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm viết trong hoạt động hàng ngày. Ví dụ cùng trẻ viết tên của mình bằng phấn xuống nền sân khi tham gia hoạt động ngoài trời. 
Môi truờng chữ viết nên đuợc cô they đổi thuờng xuyên có thẻ they đổi theo nội dung đang học, chữ viét phải tuân thủ luật ngữ pháp, chính tả ngắn gọn súc tích tránh viết tắt.
Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non
Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ thiết thực của từng nhóm lớp và trường mầm non, góp phần trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự liên kết giữa gia đình và nhà trường, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt: đạo dức, trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ , tình cảm, thẩm mỹ Tạo các điều kiện phát triển tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vậy làm thế nào để công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh đạt kết quả cao? Đó là một công việc không đơn giản trong công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh, chính vì vậy giáo viên cần:
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ ở lớp và luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng và giáo dục sức khoẻ. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ thì việc giáo dục trẻ cũng rất cần thiết. Mặc dù đối với trẻ mầm non vui chơi chiếm vị trí chủ đạo nhưng đối với trẻ mẫu giáo lớn việc cho trẻ làm quen với chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ chuẩn bị vào phổ thông. 
Làm góc tuyên truyền để các bậc phụ huynh thấy được chương trình dạy trẻ trong ngày, trong tuần và trưng bày sản phẩm kết quả hoạt động của trẻ. Ngoài ra tôi còn cung cấp câu chuyện, bài thơ, bài hát, trò chơi và đặc biệt những nhóm chữ cái mà trẻ đã được làm quen tại trường có trong mỗi chủ đề để các bậc cha mẹ cùng cùng ôn luyện với trẻ lúc ở nhà.
Khuyến khích và yêu cầu các phụ huynh thay phiên nhau dự các hoạt động của trẻ để họ thấy được các con đi học ở trường mẫu giáo không chỉ được chăm sóc giáo dục chu đáo mà còn được tiếp thu những kiến thức kỹ năng, qua sự tìm tòi, khám phá thử nghiệm bằng hình thức “học mà chơi, chơi mà học”.
c) Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự thống nhất và có mục tiêu là giúp trẻ làm quen với chữ viết trước khi vào lớp một và giúp phụ huynh và giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen chữ viết một cách khoa học nhất. Có thể phân chia những điêù kiện cơ bản này thành 4 biện pháp, tuy nhiên trong 4 biện pháp thì việc sử dụng trò chơi trong dạy chữ viết là biện pháp mang lại hiệu quả nhất giúp cho việc làm quen chữ viết trở lên có ý nghĩa và hứng thú hơn đối với trẻ.
d) Kết quả khảo nghiệm
Để có được kết quả khảo sát tôi sử dụng các phương pháp quan sát trẻ để theo dõi một cách có kế hoạch, có hệ thống và phân tích những thông tin mình thu thập được. Đánh giá thông qua quan sát các hoạt động của trẻ, hoạt động dạy học và tuyên truyền của giáo viên, nhận thức về tầm quan trọng cho trẻ làm quen chữ viết của phụ huynh. Đánh giá thông qua nhật ký của lớp và thông qua ý kiến của phụ huynh. Sau khi thu thập thông tin và đã có những bài tập và câu hỏi đánh giá trẻ để xem khi thực hiện các giải pháp này thì trẻ đã học được những gì, tiếp thu được những gì, giáo viên đã làm được gì sau khi sử dụng các phương pháp đó thì tôi đã có kết quả như sau.
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM
Được biểu hiện qua bảng sau: 
Tổng số
học sinh
Kỹ năng nói
Kỹ năng đọc
Kỹ năng viết
Kết quả giáo dục
Đầu năm
27
18/27
66,6%
15/27
55,5%
10/27
37%
- 100 % trẻ nhận biết được 29 mặt chữ cái.
- Nghe hiểu người khác nói, nghe hiểu nội dung bài thơ câu chuyện.
- Nói mạch lạc, rõ ràng, đủ câu.
- Biết cách ngồi, cầm bút, tô chữ đúng quy định.
- Biết cách giở sách, đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, đọc truyện theo tranh.
Cuối năm
27
26/27
96,2%
27/27
100%
26/27
96,2%
Những kinh nghiệm trên được chia sẻ, áp dụng trong nhà trường và đã thu được những kết quả rất khả quan.
III. Phần kết luận, kiến nghị
Kết luận
Dạy trẻ làm quen chữ viết là một trong những nội dung quan trọng cho trẻ mẫu giáo lớn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, bước đầu giúp trẻ nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ khả năng so sánh, quan sát và phát triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái thì dễ dàng làm quen với việc tô và viết chữ để chuẩn bị vào lớp một. Và để đạt được kết quả cao trong công tác này, giáo viên chủ nhiệm cần: 
Luôn có ý thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tích cực đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với tình hình của lớp; luôn có trách nhiệm cao trong công việc và nhiệm vụ được giao.
Phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh để công tác tuyên truyền dạy đúng chương trình đặc biệt công tác làm quen chữ viết mang lại hiệu quả. Thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ về tình hình học tập của trẻ ở lớp cũng như ở nhà để they đổi biện pháp, nội dung và hình thức cho phù hợp.
Xây dựng môi trường học tập thân thiện để thực sự "Mỗi ngày đến trường là thêm một niềm vui" đối với trẻ.
Kiến nghị
Để thực hiện tốt đề tài này chúng tôi những người làm công tác giáo dục trực tiếp đứng lớp giảng dạy trên địa bàn có cả dân tộc thiểu số, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, còn một số phụ huynh lại quá coi trong việc học của con em mình mà lại quên đi rằng việc cho trẻ làm quen chữ viết cũng là một trong những việc làm hết sức quan trọng và cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Để việc cho trẻ làm quen chữ viết mang lại hiệu quả thiết thực rất mong các cấp lành đạo quan tâm hơn nữa trong việc mở các buổi tập huấn về việc cho trẻ làm quen chữ viết, bổ sung thêm trang thiết bị, đồ dùng cho các môn học để phục vụ cho các tiết dạy được tốt hơn. Bản thân tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa trong việc làm thêm đồ dùng, đồ chơi và tạo mọi điều kiện để trẻ tiếp thu bài được tốt hơn. Cố gắng tuyên truyền để các bậc cha mẹ phụ huynh hiểu được tầm quan trọng khi cho trẻ làm quen chữ viết tránh dạy trước chương trình gây áp lực đối với trẻ.
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường và các chị em đồng nghiệp nhưng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo cấp trên để sáng kiến đạt kết quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn ! 	
 	 Krông Ana, tháng 3 năm 2018
Người viết
	 Nguyễn Thị Như Ngọc
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docNhư Ngọc - hp (1).doc