Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học
Ngay từ đầu năm học giáo viên đã chủ động họp cha mẹ để trao đổi về một số hoạt động giúp cho trẻ nhận thức khám phá môi trường xung quanh. Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ trẻ phù hợp với điều kiện của trường, lớp theo đúng với chủ đề. Để huy động một phần kinh phí và một số đồ dùng sẵn có ở địa phương, giáo viên thông báo cho cha mẹ trẻ biết về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy và mời cha mẹ trẻ đến thăm quan, dự giờ một số tiết dạy hay, thông báo các nội dung trẻ được học trong chủ đề trên bảng tuyên truyền, vận động cha mẹ trẻ ủng hộ sách, báo, cây xanh các vật liệu để sử dụng cho hoạt động Khám phá khoa học. Trao đổi cách thức cho trẻ khám phá về các đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ ở gia đình, tuyên truyền với cha mẹ trẻ về tầm quan trọng khi cho trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua tiết học và hoạt động thực tiễn hàng ngày sẽ góp phần khắc sâu cho trẻ về những hiểu biết, hình thành biểu tượng của trí nhớ, tư duy đồng thời cung cấp những kĩ năng cần thiết với trẻ. Trẻ sẽ có trải nghiệm và khám phá các sự vật hiện tượng chính xác vì thế cha mẹ trẻ nên tận dụng và tạo mọi cơ hội cho trẻ được quan sát thực tế, tìm hiểu mọi vật xung quanh qua các hoạt động thực tiễn ngay trong cuộc sống hàng ngày để giáo dục trẻ hiệu quả nhất. Giáo viên sẽ tư vấn cho cha mẹ trẻ tạo cơ hội cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng những hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, khi gia đình đi tham quan, du lịch, thu hoạch mùa vụ.
của trẻ chưa đồng đều, hình thức tổ chức các hoạt động Khám phá khoa học chưa sinh động, chưa kích thích trẻ phát huy sáng tạo, trẻ nói giọng địa phương nhiều. Cha mẹ trẻ phần lớn là lao động nghèo, sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non, chưa có sự phối hợp với giáo viên trong công tác giáo dục và chăm sóc trẻ đúng cách. Về bản thân khi tổ chức cho trẻ hoạt động Khám phá khoa học còn lúng túng trong cách xử lý tình huống, lựa chọn các đối tượng khám phá chưa phù hợp với khả năng của trẻ. Nguyên nhân thành công của thực trạng: Giáo viên nắm vững phương pháp của hoạt động Khám phá khoa học Được sự quan tâm ủng hộ của ban giám hiệu, đồng nghiệp, sự nhiệt tình của bản thân, đã lựa chọn được một số biện pháp phù hợp với khả năng của trẻ trong lớp. Trẻ đến lớp đều, được tham gia hoạt động Khám phá khoa học do giáo viên tổ chức. - Nguyên nhân hạn chế: Cơ sở vật chất còn thiếu, đồ dùng chưa sáng tạo, giáo viên còn hạn chế về công nghệ thông tin. Chưa sáng tạo trong cách tổ chức các hoạt động Khám phá khoa học. Một số phụ huynh thường đi làm ăn xa trên rẫy mang con đi theo, trẻ ít được tiếp xúc với thế giới xung quanh nên trẻ còn nhút nhát, cha mẹ trẻ chưa có sự quan tâm đến việc học của trẻ. Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp là giáo viên chủ nhiệm tôi thấy bản thân cần thay đổi cách dạy của mình, cách nhìn của cha mẹ trẻ, cách học của trẻ. Để trẻ học tốt môn Khám phá khoa học đầu tiên tôi sử dụng các biện pháp một cách nhẹ nhàng linh hoạt, dạy đón đầu sự phát triển của trẻ và phân loại trẻ dạy theo nhóm để từ đó phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Làm đồ dùng đồ chơi đẹp, phong phú đa dạng, tuyên truyền cho cha mẹ trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia hoạt động Khám phá khoa học từ lứa tuổi mầm non. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp Tổ chức các hoạt động Khám phá khoa học đạt hiệu quả cao, sử dụng các phương tiện trực quan hình thành các kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, phân loại, phát triển tư duy cho trẻ. Xây dựng môi trường cho trẻ khám phá phong phú, đa dạng, gần gũi với trẻ. Gây hứng thú cho trẻ bằng cách sử dụng truyện kể, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, bài hát vào hoạt động Khám phá khoa học và giúp cho hoạt động trở lên sinh động hơn, trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Sử dụng trò chơi để gây hứng thú, hoặc chơi củng cố, giúp tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, trẻ giải tỏa căng thẳng. Sử dụng thí nghiệm giúp trẻ ghi nhớ lâu, đưa ra những kết luận từ thực tế thu hút được sự chú ý quan tâm của trẻ. Tích hợp với các hoạt động hàng ngày của trẻ một cách nhẹ nhàng, linh hoạt rèn luyện cho trẻ những năng lực cảm giác, tri giác, trí tưởng tượng, quan sát... để trẻ đón nhận những điều mới mẻ về thế giới xung quanh. Giúp cha mẹ trẻ hiểu được tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục, phát huy tính tích cực của cha mẹ trẻ khi tham gia các hoạt động. b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Biện pháp 1: Sử dụng các phương tiện trực quan: Sử dụng công nghệ thông tin, vật thật, tranh ảnh, mô hình, băng đĩa, máy vi tính vào việc gây hứng thú cho trẻ. Đây là hình thức dẫn dắt vào hoạt động hết sức hứng thú và gây được sự tập trung chú ý đối với trẻ. Sử dụng công nghệ thông tin: Để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của công nghệ thông tin mà ngành Giáo dục đặt ra, khi hoạt động Khám phá khoa học cần đầu tư để sử dụng có hiệu quả, hơn nữa trẻ ở độ tuổi mầm non với đặc điểm tư duy trực quan hành động là chủ yếu, khả năng tập trung của trẻ còn ngắn và chưa bền vững nhưng trẻ rất hứng thú với các hình ảnh trực quan minh họa gây ấn tượng tác động đến mọi giác quan như: hình ảnh, âm thanh, màu sắc sống động...Vì thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và sử dụng giáo án điện tử, cài đặt và sử dụng một số phần mềm vui chơi, học tập đa dạng và phong phú như kisdmart, Kidpix thiết kế các phần mềm để chơi chò chơi như: “Tìm vật cùng loại” “Tìm quả theo dấu hiệu”... vừa giúp trẻ khám phá được những điều bổ ích, vừa rèn luyện thao tác sử dụng chuột trên máy tính. Đối với một số đối tượng khám phá mới không thể cho trẻ quan sát trực tiếp được mà khi sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trẻ sẽ quan sát đối tượng một cách tốt nhất qua nhiều giác quan như nghe, nhìn... Ví dụ: cho trẻ khám phá các con vật sống trong rừng bằng video và máy chiếu sẽ giúp trẻ tìm hiểu được cụ thể về hình dáng, tiếng kêu, sự di chuyển, cách săn bắt mồi của chúng... sẽ kích thích sự tập trung, chú ý và ghi nhớ có chủ định của trẻ vào bài giảng mà các loại đồ dùng khác không mang lại hiệu quả bằng đồ dùng này. Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động Khám phá khoa học Sử dụng đồ thật, vật thật: Tùy vào từng đề tài mà trẻ làm quen, giáo viên có thể sưu tầm những vật thật có sẵn ở địa phương và gần gũi với trẻ như: rau, củ, quả, con vật nuôi, đồ dùng trong gia đình... giúp trẻ quan sát, tìm tòi, khám phá và hoạt động với đồ vật thật, tạo hình ảnh trọn vẹn về đối tượng trẻ được khám phá, từ đó gây được hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Trong hoạt động tìm hiểu về một số loại quả, giáo viên chuẩn bị những loại quả có sẵn ở địa phương như: Cam, Dưa hấu, Xoài, Dứa... những loại quả thật giúp trẻ nhận biết chính xác về màu sắc, có thể sờ để cảm nhận vỏ ngoài là mịn hay xù xì, ngửi để biết mùi thơm đặc trưng, nếm để biết vị, trẻ còn có thể tự thao tác khám phá các đối tượng như dùng tay bóc vỏ ra, lấy tay tách hột... giúp trẻ quan sát kĩ, có đầy đủ các đặc điểm của đối tượng, sẽ giúp trẻ so sánh tốt và phân loại nhanh. Trẻ tìm hiểu một số loại quả bằng vật thật Ngoài ra giáo viên có thể sưu tầm tranh, ảnh, băng đĩa, sách, tạp chí, mô hình... có nội dung phù hợp, hình ảnh rõ nét, kích thước, khoảng cách với trẻ phù hợp để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động Khám phá khoa học. Ví dụ: Đề tài một số phương tiện giao thông, giáo viên chuẩn bị mô hình về ngã tư đường phố có các loại xe, hoa, cỏ, cây xanh được làm từ xốp bitis, các loại bìa cứng, ống hút... được đặt trên tấm xốp lớn, có phân chia lề đường, đèn đường, biển báo giao thông, đèn giao thông... giáo viên dùng que chỉ chỉ vào đối tượng được khám phá cho trẻ đứng xung quanh quan sát, khi sử dụng mô hình sinh động, trẻ rất chú ý, hứng thú với tiết học. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ khám phá khoa học: Tạo môi trường trong và ngoài lớp để trẻ khám phá khoa học. Môi trường trong lớp: Xây dựng góc “Bé yêu khoa học” ở đó giáo viên treo tranh, ảnh, bài thơ câu truyện về các đối tượng được khám phá, những thí nghiệm khoa học, có các giá treo tranh truyện, giá đựng các dụng cụ thí nghiệm được đánh dấu để trẻ dễ lấy, dễ cất dọn. Ví dụ: Chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên ở góc “Bé yêu khoa học” giáo viên chuẩn bị những chai nhựa, phễu, màu thực phẩm... để cho trẻ làm các thí nghiệm như chìm nổi, sự tan trong nước. Trên tường, góc lớp có thể trang trí các tranh ảnh về các đối tượng khám phá, trang trí qua câu truyện theo các chủ đề ví dụ: chủ đề nước và hiện tượng thiên nhiên giáo viên trang trí góc khám phá theo câu truyện “vì sao có mưa”. Ở góc gọc tập, góc thư viện giáo viên sưu tầm những câu truyện, bài thơ có trong chủ đề như: truyện “Giọt nước tí xíu”, thơ “Mưa” cho trẻ xem vào giờ đón trẻ, hoạt động góc, hoặc cô treo tranh rời lên tường, tranh các hiện tượng mưa, cầu vồng, mây... trong chủ đề để trẻ kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo và quan sát vào những lúc ngoài tiết học. Trang trí tranh tường theo các đề tài Khám phá khoa học Ngoài những đồ dùng đồ chơi được phát giáo viên còn tự tạo ra những đồ dùng phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học từ những vật liệu mở như vỏ hộp sữa, chai nhựa, lon nước ngọt, bìa cát tông, xốp bitis giúp trẻ rất thích thú, hứng hứng với tiết học, trẻ hiểu biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm hiểu rất nhanh, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch. Ví dụ: Đề tài trò chuyện về làng xóm của bé giáo viên dùng những vật liệu có sẵn như que đè lưỡi, rơm, tre tạo thành ngôi nhà rông, dùng xốp bitis cắt thành những luống rau, hàng cây... với mô hình được tạo nên từ rất nhiều nguyên liệu như thế này sẽ rất sinh động và bắt mắt trẻ. Tự tạo mô hình từ nguyên vật liệu mở Tạo môi trường trong lớp phong phú, đẹp mắt, lôi cuốn, hấp dẫn giúp trẻ yêu thích môn Khám phá khoa học, tuy nhiên khi xây dựng phải mang tính thực tế, thiết thực tránh hình thức, gò bó trẻ. Môi trường ngoài lớp: Tận dụng những khoảng không gian ngoài sân trường như: vườn rau, vườn hoa, bể cá, góc thiên nhiên để trẻ khám phá. Ví dụ: Chủ đề một số loại rau trẻ được ra sân tìm hiểu các loại rau trồng trong khuôn viên sân trường như: rau ngót, rau cải, rau xà lách.buổi sáng trời mát mẻ giáo viên cho trẻ đi tham quan, quan sát và tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, môi trường sống của các loại rau. Sau đó trẻ cùng thực hành nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước trẻ sẽ rất hứng thú, hoặc với chủ đề hiện tượng thiên nhiên giáo viên cho trẻ quan sát mây, bầu trời, gió... Tạo góc thiên nhiên phong phú để trẻ được tự tay trồng và chăm sóc các loại cây cảnh, rau, hoa để thỏa mãn nhu cầu khám phá ở trẻ. Góc thiên nhiên “Vườn cây của bé” Đối với biện pháp này, giáo viên thường xuyên học hỏi, sáng tạo trong cách tạo tình huống, sưu tầm những đồ dùng liên quan đến đối tượng khám phá có thể kết hợp sử dụng cùng những câu chuyện, bài thơ để hoạt động đạt hiệu quả cao nhằm thu hút và tạo cho trẻ bất ngờ. Ví dụ trong chủ đề phương tiện giao thông khi trẻ đang ở ngoài sân trường và có một chiếc máy bay bay qua giáo viên có thể dùng câu đố “Chẳng phải chim mà bay lên trời. Chở được nhiều người đi khắp mọi nơi”. Là cái gì? Trẻ trả lời là cái máy bay, giáo viên cho trẻ quan sát và hỏi trẻ Máy bay bay trên trời được gọi là phương tiện giao thông đường gì? Theo trẻ vì sao máy bay lại bay được trên bầu trời?... Dựa vào các đề tài theo chủ đề giáo viên xây dựng môi trường ngoài lớp học để thiết kế các hoạt động khám phá môi trường xung quanh để trẻ tích cực tham gia vào hoạt động và góp phần phát huy nhận thức cho trẻ. Biện pháp 3: Sử dụng truyện kể, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, bài hát vào hoạt động Khám phá khoa học. Giáo viên sưu tầm câu đố, truyện, bài hát, bài thơ, đồng dao... có trong chủ đề trên mạng, sách báo, tuyển trọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố dành cho từng độ tuổi theo chương trình giáo dục mầm non để vào bài làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn hơn. Ví dụ: Đề tài một số loại hoa giáo viên cho trẻ đọc bài thơ “Hoa kết trái” trẻ sẽ biết thêm về tên gọi, đặc điểm của một số loại hoa như hoa Cà thì có màu tím, hoa Mướp màu vàng, hoa Lựu màu đỏ... ngoài ra trẻ còn biết cách chăm sóc bảo vệ hoa, không được hái hoa để hoa cho những trái. Biện pháp 4: Sử dụng trò chơi Đối với trẻ Mầm non thì việc “Chơi mà học- học mà chơi” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất, chính vì vậy khi sử dụng trò chơi sẽ giúp hoạt động đạt hiệu quả cao. Trò chơi học tập: Sử dụng các đồ vật thật như củ, quả, đồ dùng... cho trẻ chơi ở phần củng cố, nâng cao kiến thức cho trẻ, giáo viên nâng cao kiến thức cho trẻ chơi các trò chơi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến khái quát hóa kiến thức cho trẻ. Ví dụ: Đề tài Khám phá một số loại quả tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kì lạ”. Giáo viên cho một số loại quả quen thuộc với trẻ như: nhãn, quýt, cam, xoài, bơ, chuối vào trong một chiếc túi sau đó mời một trẻ lên sờ tay vào trong túi, nói lên đặc điểm của loại quả mình vừa sờ và đoán tên quả, sau khi đoán xong trẻ mới cầm quả đó ra khỏi chiếc túi, giơ lên và kiểm tra xem mình đoán đúng chưa. Trẻ chơi chiếc túi kì lạ Trò chơi sử dụng tranh, ảnh, mô hình dùng để chơi ở phần củng cố. Ví dụ: Đề tài sự bay hơi của nước, giáo viên cho trẻ chơi trò chơi “ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước”. Giáo viên phát tranh cho trẻ và tổ chức chơi theo nhóm sau đó cho trẻ thảo luận cùng nhau và dùng bút dạ đánh mũi tên theo vòng tuần hoàn của nước. Trò chơi dùng lời nói: rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhẹn và phát triển tư duy của trẻ gồm có rất nhiều trò chơi và các chơi như: “Đúng – sai”, “Kể đủ ba thứ”... Ví dụ: Đề tài phân loại các nhóm phương tiện giao thông, cho trẻ chơi trò chơi “ Đúng- sai”, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, mỗi nhóm phát cho một xắc xô, khi giáo viên đọc xong câu hỏi đội nào lắc xắc xô trước sẽ được trả lời, khi cô đọc câu hỏi: Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường bộ, trẻ lắc xắc xô và trả lời sai Máy bay là phương tiện giao thông đường thủy, trẻ trả lời sai Xe máy là phương tiện giao thông đường bộ, trẻ trả lời đúng Mỗi câu trả lời đúng của trẻ giáo viên tặng cho đội đó một mặt cười, khi trò chơi kết thúc giáo viên kiểm tra kết quả, đội nào nhiều mặt cười nhất là đội chiến thắng và nhận được một phần quà. Những trò chơi củng cố sự nhận biết của một đối tượng cụ thể như “Xếp tranh theo thứ tự” “Hãy chọn đúng”... Ví dụ: Đề tài khám phá vòng tuần hoàn của bướm giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi“xếp tranh theo thứ tự”, giáo viên chia trẻ làm 3 đội, bật qua vòng thể dục và lấy tranh treo lên bảng đúng theo thứ tự vòng tuần hoàn của bướm: Ấu trùng - sâu - nhộng - bướm. Trò chơi bật qua vòng lấy tranh đúng thứ tự theo vòng tuần hoàn của Bướm Những trò chơi củng cố sự nhận biết, phân biệt các đối tượng ví dụ như trò chơi: “Nói thật nhanh”, “Đô mi nô” rèn luyện khả năng quan sát, so sánh. Ví dụ: Trong đề tài một số loại quả giáo viên cho trẻ chơi trò chơi “Nói thật nhanh” giáo viên phát cho trẻ một số tranh loại quả trong đó có một loại quả không cùng nhóm và trẻ phải chỉ ra được quả đó và nói tên nhanh. Trò chơi rèn luyện khả năng phân nhóm các đối tượng như trò chơi “Xếp nhanh thành các nhóm”, “Tìm nhà”, “Xếp lô tô theo nhóm”... Trò chơi vận động: Dùng để gây hứng thú, hoặc chơi củng cố, trẻ được chơi, được hoạt động và giải tỏa căng thẳng. Ví dụ:Trong chủ đề thế giới thực vật có thể tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt nảy mầm” để trẻ biết quá trình phát triển của cây. Trò chơi sáng tạo dùng chơi ở phần củng cố Ví dụ: Trò chơi đóng vai cô giáo, đóng vai chú bộ đội... giáo viên tổ chức theo từng chủ đề, kích thích sự sáng tạo ở trẻ. Khi tổ chức các trò chơi trong tiết học giáo viên phải tổ chức đan xen các trò chơi động và trò chơi tĩnh với nhau, để tiết dạy sôi nổi, trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn. Biện pháp 5: Sử dụng thí nghiệm: Giáo viên phải tìm tòi và thiết kế các thí nghiệm khoa học vào hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh để trẻ tự trải nghiệm, tạo sự hứng thú ở trẻ. Ví dụ: Chủ đề thê giới thực vật cho trẻ làm thí nghiệm: Cây nảy mầm từ hạt Nếu như dạy trẻ trên máy tính, lô tô, tranh ảnh. Thì trẻ sẽ hiểu theo cách thụ động, gò ép hiệu quả giáo dục không cao. Nhưng bằng cách cho trẻ tham gia hoạt động thực tiễn cùng thực hiện theo các bước làm đất, gieo hạt, tưới nước, chăm sóc cây để trực tiếp theo dõi quá trình thay đổi và phát triển của cây từ hạt thì kiến thức sẽ khắc sâu và hiệu quả với trẻ hơn rất nhiều. Ví dụ: chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên giáo viên tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm sự hòa tan trong nước, nước tinh khiết được đựng trong các ống nghiệm, phẩm màu, xi lanh, khi trẻ cho phẩm màu vào nước tinh khiết thì ống nghiệm đựng nước đã đổi màu. Bé làm thí nghiệm về sự hòa tan trong nước với phẩm màu Ví dụ: Thí nghiệm “Sự bay hơi của nước”, chuẩn bị gồm có bếp hồng ngoại, một chiếc Nồi có nắp vung đậy bằng thủy tinh bên trong đựng nước. Giáo viên cho trẻ quan sát chiếc Nồi khi chưa đun sôi, nước đang ở thể lỏng, khi bật công tác điện làm cho nước trong Nồi sôi thì nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí bay lên và ngưng tụ ở nắp vung, hơi nước ngưng tụ nhiều sẽ tạo thành giọt và rơi xuống Nồi. Giáo viên cho trẻ quan sát và hỏi trẻ thí nghiệm vừa rồi giống hiện tượng tự nhiên nào? Trẻ trả lời giống hiện tượng mưa, sau đó giáo viên giải thích khi nhiệt độ cao hơi nước bốc lên và ngưng tụ lại tạo thành giọt nước. Biện pháp 6: Tạo hứng thú cho trẻ khám phá ở mọi lúc mọi nơi. Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá những sự vật,hiện tượng xung quanh cuộc sống bằng những phương pháp thực hiện trên tiết học mà để đạt được kết quả cao về bộ môn Khám phá khoa học ngoài việc truyền thụ kiến thức trên tiết học cần lồng ghép thêm cho trẻ trong hoạt động, giáo viên cần tận dụng tất cả các hình thức,ở mọi lúc mọi nơi mà cảm thấy hợp lí để giúp trẻ khắc ghi, hiểu sâu hơn các sự vật hiện tượng mà trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm cụ thể. Hoạt động ngoài trời: Trong các giờ hoạt động ngoài trời trẻ được tìm hiểu, khám phá về các sự vật hiện tượng xung quanh mà trong tiết học ở lớp trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm. Qua các hoạt động khám phá ở ngoài trời tạo cho trẻ không khí thoải mái và hứng thú thêm về sự vật hiện tượng, vì thế ngoài kiến thức trẻ được biết trong tiết học chính thì những khám phá trải nghiệm ngoài trời được sử dụng một cách có hiệu quả. Ví dụ: Khi trẻ tham quan và quan sát vườn rau của bé trẻ được trực tiếp nhìn thấy các loại rau, qua đó trẻ biết được đặc điểm của một số loại rau có ở trong vườn rau của bé,vai trò của các loại rau trong các bữa ăn có trong bữa ăn hằng ngày ở trường,ở nhà của trẻ,trẻ được giáo dục vệ sinh trong ăn uống. Trẻ tham quan vườn rau trong sân trường giờ hoạt động ngoài trời Trong giờ ăn: Giờ ăn giáo viên nhắc nhở trẻ vệ sinh trước bữa ăn, giới thiệu với trẻ các món ăn, nhắc trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua những thức ăn hằng ngày của trẻ trong bữa ăn giúp trẻ nhận biết được một một số chất dinh dưỡng như: tinh bột có trong cơm, vitamin có trong rau, quả, canxi có trong sữa, trứng... giáo dục trẻ thói quen trong ăn uống khi ăn không được nói chuyện, ăn xong không được vận động ngay. Hoạt động góc: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Ví dụ trong chủ đề thế giới thực vật, góc xây dựng vườn rau của bé, góc phân vai nấu ăn, bán rau, góc thiên nhiên chăm sóc cây xanh... Trẻ xây dựng vườn rau ở hoạt động góc Qua hoạt động góc mà chủ đạo là hoạt động đóng vai theo chủ để được ví là “xã hội thu nhỏ” của trẻ, vì thế trẻ sẽ được chính mình hoạt động trải nghiệm khám phá. Ví dụ: Thông qua vai chơi: bán rau trẻ sẽ biết thao tác vai chơi, trẻ biết khi là nhân viên bán hàng thì phải làm công việc gì, mời chào khách thế nào là thân thiện, từ đó trẻ sẽ nhận thức vô cùng nhanh nhẹn. Qua các trò chơi ở trẻ là sự phản ánh độc đáo, sáng tạo của trẻ với môi trường xung quanh, đặc biệt với trò chơi phân vai, trò chơi đóng kịch. Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch vào những buổi vui chơi cuối tuần. Với những trang phục đẹp, mặt nạ, mũ ngộ nghĩnh, chắc chắn trẻ sẽ rất hào hứng và thích thú. Đối với biện pháp 7: Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học Ngay từ đầu năm học giáo viên đã chủ động họp cha mẹ để trao đổi về một số hoạt động giúp cho trẻ nhận thức khám phá môi trường xung quanh. Lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ trẻ phù hợp với điều kiện của trường, lớp theo đúng với chủ đề. Để huy động một phần kinh phí và một số đồ dùng sẵn có ở địa phương, giáo viên thông báo cho cha mẹ trẻ biết về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy và mời cha mẹ trẻ đến thăm quan, dự giờ một số tiết dạy hay, thông báo các nội dung trẻ được học trong chủ đề trên bảng tuyên truyền, vận động cha mẹ trẻ ủng hộ sách, báo, cây xanh các vật liệu để sử dụng cho hoạt động Khám phá khoa học. Trao đổi cách thức cho trẻ khám phá về các đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ ở gia đình, tuyên truyền với cha mẹ trẻ về tầm quan trọng khi cho trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua tiết học và hoạt động thực tiễn hàng ngày sẽ góp phần khắc sâu cho trẻ về những hiểu biết, hình thành biểu tượng của trí nhớ, tư duy đồng thời cung cấp những kĩ năng cần thiết với trẻ. Trẻ sẽ có trải nghiệm và khám phá các sự vật hiện tượng chính xác vì thế cha mẹ trẻ nên tận dụng và tạo mọi cơ hội cho trẻ được quan sát thực tế, tìm hiểu mọi vật xung quanh qua các hoạt động thực tiễn ngay trong cuộc sống hàng ngày để giáo dục trẻ hiệu quả nhất. Giáo viên sẽ tư vấn cho cha mẹ trẻ tạo cơ hội cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng những hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng
Tài liệu đính kèm: