SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 4 trường mầm non Krông Ana

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 4 trường mầm non Krông Ana

Tính mới của giải pháp:

Trong thời gian tôi giảng dạy tại trường cùng với những kinh nghiệm tích lũy nhiều năm, học tập, rèn luyện, tìm hiểu internet, áp dụng chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm, thông tư 28 vào thực tế và từ kết quả khảo nghiệm chất lượng của trẻ tôi đã suy nghĩ tìm ra được những tính mới từ những giải pháp để tôi thực hiện.

 Đầu năm học qua kết quả khảo nghiệm cho trẻ thực hiện hoạt động bản thân nhận thấy trẻ tham gia hoạt động chất lượng chưa cao, vẫn còn tình trạng nhiều trẻ không thích, không hứng thú khi tham gia học hoạt động tạo hình, còn một số trẻ thích tham gia hoạt động tạo hình tuy nhiên trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo chưa có, trẻ tiếp thu các kĩ năng như, vẽ, tô màu, cắt dán, nặn vẫn còn nhiều hạn chế.

Giải pháp tạo môi trường hoạt động cho trẻ đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ giúp trẻ tăng khả năng tư duy sáng tạo trong hoạt động, để kích thích trí tưởng tượng, tư duy của trẻ chúng ta có thể thiết kế ở những mảng tường, hàng rào, hay tường lớp học, những bậc thềm bằng những hình vẽ đa dạng, phong phú, thể hiện nhiều tác phẩm, con vật, hay trồng đa dạng các loại cây với hình lá khác nhau trẻ với cô thường xuyên đi dạo quanh sân trường thông qua hoạt động học mà chơi, chơi mà học trẻ tự trải nghiệm trao đổi với cô với các bạn như vậy việc học sẽ nhẹ nhàng hấp dẫn hơn, từ đó trẻ có vốn biểu tượng áp dụng vào sản phẩm.

 

doc 14 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1011Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn hoạt động tạo hình tại lớp lá 4 trường mầm non Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mang tính trừu tượng và khô khan trong mỗi tiết dạy. Qua đó áp dụng thường xuyên, hiệu quả vào công tác giảng dạy, phục vụ cho công tác giảng dạy đạt chất lượng giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, 5 mặt đều được phát triển, từ những mục đích được nêu trên tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn Hoạt động tạo hình tại lớp Lá 4 trường Mầm non Krông Ana.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức mang tính đặc biệt mang tính sáng tạo. Nó phản ánh cuộc sống hiện thực bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp gửi gắm vào đó tâm hồn và tình cảm của người nghệ sĩ.
Hoạt động tạo hình là loại hình nghệ thuật hấp dẫn đối với trẻ, đó là phương tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ và có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ mầm non phát triển trẻ ở khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ. Có thể nói không trẻ nào là không thích ngắm nhìn những bức tranh, những đồ vật trang trí đẹp. Đặc biệt trẻ thích tự ngắm nhìn những sản phẩm do chính mình làm như vẽ, cắt, xé dán hay nặn ra con người, con vật hay đồ vật mà trẻ cho là đẹp và qua những sản phẩm thể hiện tư duy đơn giản đem đến cho ta những bất ngờ thú vị chính là khởi bước đầu của sự tạo ra cái đẹp. 
Hoạt động tạo hình giúp trẻ mầm non nhìn thấy thế giới xung quanh một cách đa dạng và phong phú, hấp dẫn trẻ. Chúng ta sinh ra không phải ai cũng có sẵn con mắt để cảm nhận cái đẹp xung quanh mình, việc cảm nhận cái đẹp phải là một quá trình xuyên suốt từ nhỏ cho tới lớn chính những ấn tượng về cái đẹp đó lại là một cơ sở quan trọng để hình thành ở trẻ nhân cách con người điều đó giúp đỡ trẻ hình thành nhân cách tốt là vô cùng quan trọng để làm được việc này chúng ta phải có những tác động kịp thời. 
Ngoài ra hoạt động tạo hình là sự biểu lộ thái độ tình cảm của trẻ đối với thế giới xung quanh sự yêu ghét, vui mừng hay buồn, thích thú qua các đề tài mà trẻ muốn thể hiện, thông qua hoạt động tạo hình ta biết được suy nghĩ và mong muốn của trẻ để nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ.
II. Thực trạng vấn đề:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo chương trình mầm non, tạo điều kiện giúp tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu.
- Trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi nên đa số trẻ đã nắm được kĩ năng tạo hình và có thể tạo ra được sản phẩm quen thuộc, học sinh cùng một độ tuổi, một số trẻ mạnh dạn, tự tin, ngoan ngoan, tập trung vào hoạt động.
- Trong công tác làm đồ dùng, đồ chơi được sự quan tâm của ban lãnh đạo cùng các chị em đồng nghiệp trong nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài này.
Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cùng tôi trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.
2. Khó khăn:
Trong lớp tôi đang nghiên cứu, mới đầu năm, một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động, bên cạnh đó, một số cháu rất hiếu động, nghịch ngợm, khả năng tập trung chú ý chưa cao.
Sự phát triển trẻ là không đồng đều vì vậy khi nghiên cứu gặp những khó khăn nhất định như khảo sát trên trẻ có trẻ thực hiện được yêu cầu có trẻ không đạt được yêu cầu mà đề tài mong muốn cũng như môi trường cho trẻ làm quen và tiếp xúc với hoạt động tạo hình còn hạn hẹp. Trong lớp còn một số trẻ cá biệt, cháu chưa chú ý, mặt năng khiếu của cháu còn hạn chế so với trẻ khác.
Còn thiếu trang thiết bị phục vụ dạy học cho trẻ
Bên cạnh đó một số phụ huynh nhận thức về bậc học Mầm non còn thấp, chưa coi trọng việc học của con cái. Khi trẻ độ tuổi đến trường chưa được sự giúp đỡ hỗ trợ của cháu từ gia đình cũng như tạo điều kiện năng khiếu sẵn ở trẻ, vì bất cứ một hoạt động học hay một kế hoạch vui chơi đều cần sự liên hệ giữa gia đình và nhà trường để trẻ có điều kiện phát triển toàn diện một cách tốt nhất
+ Dưới đây là bảng khảo sát chất lượng trước lúc thực hiện các biện pháp mới.
	- Lớp Lá 4, năm học 2018- 2019, số trẻ : 34 cháu.
TT
Nội dung đánh giá
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ
(%)
Số trẻ
Tỉ lệ
(%)
1
Hứng thú, tích cực trong hoạt động vẽ
23
67%
11
32%
2
Biết trình bày theo bố cục bức tranh, biết cách tô màu
21
61%
13
38%
3
Vẽ các nét cơ bản và đúng qui trình
20
60%
14
41%
4
Khả năng sáng tạo 
13
38%
21
62%
 Từ những thuận lợi, khó khăn và kết quả nêu trên tôi thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm, tôi muốn đưa ra những giải pháp, biện pháp để giải quyết vấn đề chất lượng giảng dạy cao lên. Dựa vào vốn kiến thức đã học, môi trường lấy trẻ làm trung tâm, thông tư 28 và dựa vào chương trình khung, tham khảo sách báo, internet và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số giải pháp, biện pháp sau:
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
 - Giải pháp 1: Tạo môi trường học hoạt động tạo hình tốt nhất cho trẻ. 
Môi trường học hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hoạt động học cho trẻ, thông qua môi trường giúp trẻ có óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, tăng khả năng tư duy trừu tượng cho trẻ. Để thực hiện giải pháp này tôi thực hiện những biện pháp sau:
+ Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập cho trẻ
Chúng ta sinh ra không phải ai cũng có tính thẩm mĩ ở trong người việc cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp và mong nuốn tạo ra cái đẹp phải được nuôi dưỡng và trau dồi chính vì điều đó chúng ta phải cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình ngay từ bậc học mầm non, nhưng việc cho trẻ làm quen với bất kì một hoạt động nào chúng ta phải mang lại cho trẻ cảm giác muốn học, muốn tự tay tạo ra sản phẩm của mình trẻ sẽ nâng niu, biết được tầm quan trọng của môn học tôi luôn tìm tòi ra các giải pháp để trẻ học tập tích cực nhất.
Đối với tiết mẫu: Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng không thiếu được bởi nó có vai trò nền tảng và phát triển ở trẻ óc quan sát, khả năng phân tích các đặc điểm, khả năng cảm thụ tính thẩm mĩ và nét độc đáo của các sự vật hiện tượng xung quanh, chọn và tạo sản phẩm theo ấn tượng mà trẻ đã biết.
Ví dụ: Đề tài “Vẽ cây xanh” trước khi cho trẻ thực hiện đề tài này thi tôi sẽ dẫn cả lớp đi dạo xung quanh sân trường trong giờ hoạt động ngoài trời khi đó tôi sẽ trò chuyện với trẻ về cây xanh cũng như hướng cho trẻ quan sát vào cây xanh có ở sân trường để trẻ hình thành ấn tượng ban đầu và ghi nhớ chúng khi vào tiết học.
Hoạt động tạo hình theo đề tài cho sẵn: Đây là hình thức tạo hình mang tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này cô trao đổi với trẻ về nội dung đề tài giúp trẻ phát triển trí nhớ sự tưởng tượng dạy trẻ biết lựa chọn đối tượng phù hợp với đề tài đã cho. Cô cũng nên gợi ý để trẻ có thể hiểu thêm về đề tài cần thực hiện để những trẻ yếu không khỏi bỡ ngỡ cũng như suy nghĩ lan man về đề tài sắp thực hiện.
Ở lứa tuổi này kinh nghiệm về các biểu tượng xung quanh đã phong phú tư duy trực quan hình ảnh phát triển mạnh mẽ vì vậy để phát huy tính tích cực sáng tạo và niềm say mê hoạt động của trẻ tôi đã tận dụng mọi thời điểm trong ngày để cho trẻ làm quen như hoạt động ngoài trời, đi dạo đi chơi tham quan trong sân trường. 
Ví dụ: Trong tiết cắt dán hoa mùa xuân, cô cho trẻ quan sát các loại hoa dưới nhiều màu sắc nhiều hình dáng, cánh dài, cánh tròn khi vào thực hiện trẻ sẽ có nhiều lựa chọn cho bài cắt dán của mình hơn vì trẻ đã được quan sát và tìm hiểu rất nhiều trẻ sẽ không phải gò bó dưới bất kì hình dáng nào của hoa vì trẻ đã được nhìn thấy nhiều hình dáng hoa khác nhau rồi.
+ Tạo môi trường học tập ngoài lớp học:
Khu vực khuôn viên trường thường có các mảng tường ở trên mảng tường mình trang trang trí các tác phẩm, những mẩu truyện hay, hay vẽ về hiện tượng thiên nhiên, các góc thiên nhiên, góc tuyên truyền, khu vực để đồ cá nhân cho trẻ, giáo viên nên trang trí hình ảnh sinh động hay khơi gợi tư duy của trẻ sử dụng những lá cây giúp trẻ tăng cường vốn hiểu biết sáng tạo từ những bức tranh, những tác phẩm đó. Ví dụ: Ở góc thiên nhiên, có rất nhiều loại cây, hoa khác nhau cô có thể gợi ý trẻ dễ dàng quan sát từ đó trò chuyện khơi gợi trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
Tóm lại để trẻ thực hiện được các đề tài khác nhau sinh động và đẹp mắt việc trước tiên chúng ta nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều biểu tượng tạo hình khác nhau đến khi vào các đề tài thực tế trẻ sẽ thực hiện được bài làm của mình đẹp và sinh động hơn trẻ sẽ suy nghĩ và lựa chọn hình ảnh mà trẻ yêu thích nhất.
+ Biện pháp 2: Trò chuyện mọi lúc mọi nơi tăng vốn hiểu biết cho trẻ.
Ví dụ: Trò chuyện với trẻ vào buổi sáng khi thấy bố mẹ đưa trẻ tới trường, trò chuyện với trẻ về người thân trong gia đình trẻ, những đặc điểm riêng biệt của từng người mà trẻ có thể ghi nhớ, những đặc điểm mà giúp trẻ nhớ lâu nhất và hỏi trẻ yêu quý ai trong gia đình mình và vì sao?...như vậy trẻ đã có những hồi tưởng nhất định ở trong đầu về người thân của mình, điều này giúp đỡ trẻ tích cực khi vào trong tiết học.
Ví dụ: Tiết vẽ đề tài: (Vẽ người thân trong gia đình trẻ)
Cô giáo sẽ từng bước cung cấp các biểu tượng cho trẻ khám phá bằng cách gợi ý cho trẻ về người thân trong gia đình trẻ để trẻ thực hiện dưới sự điều chỉnh của cô giáo, trẻ vẽ người đầy đủ các bộ phận cơ thể và vẽ những đặc điểm riêng của từng người.
+ Biện pháp 3: Tích hợp các môn học khác làm tăng kiến thức tạo hình cho trẻ.
 Ngoài ra cũng đề tài trên cô cũng có thể cho trẻ làm quen với các tiết học khác như giáo dục âm nhạc hát bài “Cá vàng bơi”. Qua tiết thể dục cho trẻ vận động tư thế đàn cá bơi. Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với sản phẩm tạo hình đẹp giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm đó khơi dạy cho trẻ tính tò mò, sáng tạo mong muốn tạo ra cái đẹp.
Ngoài ra còn để phát triển khả năng vẽ của trẻ cũng như cho trẻ được vẽ ở mọi nơi tôi còn tích hợp tạo hình vào các môn học khác như môi trường xung quanh, văn họchoặc xen kẽ vào các hoạt động vui chơi trong ngày hay hoạt động chiều.
Ví dụ: Trong tiết toán cho trẻ vẽ hoa, quả, đồ vật có chữ số theo yêu cầu hay tô màu vào khoảng trống theo màu quy định. Trong tiết làm quen văn học: Đề tài: Truyện “ Cây rau của thỏ út” tôi sẽ cho trẻ tô màu những chú thỏ hoặc tô màu những củ cà rốt để tặng cho những bạn thỏvậy là tôi đã tích hợp được tạo hình là vẽ và tô màu bức tranh.
- Giải pháp 2: Hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ.
Muốn tiết dạy hay, hấp dẫn, mới lạ hay không thì hình thức tổ chức đóng vai trò cũng rất quan trọng. Thường xuyên thay đổi hình thức mới lạ cũng giúp trẻ hứng thú hơn, hiệu quả hơn trong tiết dạy, chính vì vậy nên tôi sử dụng biện pháp.
+ Biện pháp: Hướng dẫn phải dựa vào trẻ và lấy trẻ là trung tâm
Trong tất cả các giờ học nói chung và giờ tạo hình nói riêng cô cần để cho trẻ tự thể hiện sản phẩm của mình cô luôn là người động viên khuyến khích trẻ thực hiện gợi ý cho trẻ những tình huống khó thực hiện.
Mong muốn của trẻ được thể hiện qua những phương tiện khác nhau như cũng là đề tài về sắc hoa mùa xuân nhưng có trẻ sẽ vẽ, có trẻ xé dán, có trẻ tô màu chính vì vậy việc cho trẻ tự lựa chọn phương tiện tạo hình là tốt nhất, cô cần tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố các kiến thức đã được làm quen và động viên trẻ suy nghĩ thăm dò tìm cách giải quyết vấn đề hay trẻ tự miêu tả những gì trẻ có thể biết và làm.
Ví dụ: Đề tài vẽ quà tặng chú bộ đội ngày tết cô sẽ đặt một loạt câu hỏi như, “Hãy cho cô biết vì sao”, “Vì sao cháu biết”, hay những cử chỉ lời nói, nét mặt của cô tạo được cho trẻ sự tự tin mạnh dạn trong quá trình hoàn thành sản phẩm cô luôn phải lấy trẻ là trung tâm tôn trọng từng cá nhân trẻ tôn trọng ý tưởng của trẻ.
 Trong một tiết dạy tạo hình chúng ta không nên lạm dụng quá nhiều các tranh mẫu và càng sử dụng ít vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm những ý tưởng mới lạ. Ta không nên ép trẻ phải vẽ theo ý của chúng ta như vậy sẽ làm cho tiết học trẻ nên buồn chán và tẻ nhạt.
Để tổ chức giờ hoạt động chung về bộ môn tạo hình đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần phải có các thủ thuật vào bài khác nhau phù hợp với từng tiết dạy để gây hứng thú và thu hút sự chú ý cho trẻ vào giờ học. 
Ví dụ: Trong giờ dạy trẻ nặn củ cà rốt giáo viên cần vào bài cô giáo kể câu chuyện về chú thỏ, sau khi kể chuyện cô giáo đặt câu hỏi các con có muốn giúp bạn thỏ có thức ăn không, chúng mình hãy nặn nhiều cà rốt cho bạn thỏ nhé. Sau đó cô cho trẻ quan sát mẫu chuẩn bị cả vật thật và vật mẫu cho trẻ quan sát, tổ chức cho trẻ thi đua theo nhóm xem nhóm nào nặn được nhiều cà rốt cho bạn thỏ.
- Giải pháp 3: Sử dụng đồ dùng đồ chơi, đa dạng, phong phú trong hoạt động.
Khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình thì nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng nhưng để tạo ra một sản phẩm đẹp và đa dạng thì trẻ không thể sử dụng một nguyên vật liệu được, cô cần sưu tầm nhiều vật liệu khác nhau để trẻ có thể kết hợp chúng tạo ra sản phẩm đa dạng và sinh động.
+ Biện pháp 1: Sử dụng đồ dùng đồ chơi đa dạng và phong phú.
Nguyên vật liệu có thể đi mua như giấy màu, nhưng cũng có nguyên vật liệu từ thiên nhiên như lá cây, hột hạt, chai lọ, hộp sữa, vảisự đa dạng về nguyên vật liệu mục đích để trẻ sáng tạo và kết hợp chúng lại với nhau sao cho hài hòa nhất.
Ví dụ: Đề tài “Cắt dán một số động vật sống trong rừng từ họa báo” cô giáo sẽ là người sưu tầm họa báo còn trẻ là người cắt dán, và vẽ thêm những chi tiết cho bài vẽ của mình. Nguyên vật liệu bằng lá cây cũng là một hình thức kích thích tư duy của trẻ.
Ví dụ: Dán con gà , trẻ không chỉ dán đơn thuần hai cái lá xếp liền nhau, lá to làm thân lá nhỏ làm đầu mà làm sao giúp trẻ cũng có thể dán chồng lá nhỏ vào trong lá to để diễn tả con gà như được nhìn từ trên xuống.
Những đồ vật những phế liệu tưởng chừng như là vứt bỏ nhưng dưới con mắt của trẻ dưới sự hướng dẫn của cô nó chở nên có ích vô cùng từ đó ta lại giáo dục được ở trẻ tính tiết kiệm, tôn trọng mọi vật xung quanh.
Nhưng khi cho trẻ kết hợp nhiều vật liệu trong một sản phẩm tạo hình cô cũng cần lưu ý khi lựa chon các vật liệu ấy để đảm bảo tính an toàn cho trẻ không sắc nhọn, rẻ tiền, dể kiếm như vỏ ốc hếnngoài ra để tiết kiệm kinh phí cũng như việc cho trẻ tự tìm kiếm nguyên vật liệu tôi luôn động viên trẻ kiếm vật liệu sẵn có và dễ tìm có sẵn tại gia đinh trẻ nơi trẻ sinh sống.
+ Biện pháp 2: Trẻ tự lựa chọn phương tiện hoạt động tạo hình 
Trong tất cả các giờ học nói chung và giờ tạo hình nói riêng việc trẻ tự lựa chọn phương tiện tạo hình cho tác phẩm của mình là đáp ứng nhu cầu lấy trẻ làm trung tâm, đồng thời làm cho tiết dạy thoải mái, vui vẻ, trẻ hoạt động tích cực. Cô cần để cho trẻ tự thể hiện sản phẩm của mình với những đồ dùng học tập và nguyên vật liệu đa dạng phong phú như, màu nước, màu sáp, đất nặn, giấy màu, lá cây, hột, hạt, cát để thực hiện ý tưởng cho sản phẩm của mình.. cô luôn là người động viên khuyến khích trẻ thực hiện gợi ý cho trẻ những tình huống khó thực hiện.
Ví dụ: Cũng là đề tài sắc hoa mùa xuân trước kia thực hiện thì trẻ chỉ vẽ bức tranh kết sử dụng nguyên mật liệu mở như hột, hạt, lá cây làm tăng sự sáng tạo ở trẻ, còn bây giờ tài về sắc hoa mùa xuân nhưng trẻ có thể sử dụng đa dạng phương pháp như trẻ kết hợp cả vẽ, xé dán, nặn, nguyên vật liệu màu nước hay màu sáp hay các nguyên vật liệu mở vào trong tác phẩm của trẻ. Tác phẩm trẻ sẽ có vẽ, có trẻ xé dán, có nặn, có tô màu nước hay màu sáp là tùy ở trẻ. Chính vì vậy việc kết hợp nhiều phương pháp cho trẻ tự lựa chọn phương tiện tạo hình là phương pháp mới lạ, lôi quấn hấp dẫn và phát huy tính tích cực ở trẻ.
- Giải pháp 4: Cung cấp những hiểu biết cơ bản cho phụ huynh trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, đưa ra những biện pháp kết hợp giữa nhà trường và gia đình nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy trẻ làm quen hoạt động tạo hình.
+ Biện pháp: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh hiểu về môn học.
Thông qua các buổi họp lớp, trong giờ đón trả trẻ tôi thực hiện công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh để nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển và sự hình thành nhân cách của trẻ qua bộ môn làm quen với hoạt động tạo hình.
Vận động các bậc phụ huynh, hỗ trợ về nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có để trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình với nhiều vật liệu đa dạng và hấp dẫn.
Trao đổi, hướng dẫn phụ huynh cách rèn cho trẻ tại nhà, như cho trẻ thực hành vẽ thêm tại nhà hay cho trẻ quan sát nhiều biểu tượng xung quanh làm tăng vốn hiểu biết của trẻ.
Ví dụ : Đề tài “Vẽ đàn gà” Cô trao đổi với phụ huynh cho trẻ quan sát đàn gà tại nhà để trẻ có hiểu biết sâu sắc về hình dáng, màu sắc, dáng đi, cách kiếm mồinhư vậy là trẻ cũng đã tích lũy được vốn kinh nghiệm ban đầu nhất định.
Tạo góc trưng bày sản phẩm của trẻ ở ngoài lớp để phụ huynh nắm được tình hình học của con em mình và có những biện pháp kết hợp cùng giáo viên kip thời để đạt hiệu quả hơn trong các tiết học về sau.
IV. Tính mới của giải pháp:
Trong thời gian tôi giảng dạy tại trường cùng với những kinh nghiệm tích lũy nhiều năm, học tập, rèn luyện, tìm hiểu internet, áp dụng chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm, thông tư 28 vào thực tế và từ kết quả khảo nghiệm chất lượng của trẻ tôi đã suy nghĩ tìm ra được những tính mới từ những giải pháp để tôi thực hiện.
 Đầu năm học qua kết quả khảo nghiệm cho trẻ thực hiện hoạt động bản thân nhận thấy trẻ tham gia hoạt động chất lượng chưa cao, vẫn còn tình trạng nhiều trẻ không thích, không hứng thú khi tham gia học hoạt động tạo hình, còn một số trẻ thích tham gia hoạt động tạo hình tuy nhiên trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo chưa có, trẻ tiếp thu các kĩ năng như, vẽ, tô màu, cắt dán, nặn vẫn còn nhiều hạn chế. 
Giải pháp tạo môi trường hoạt động cho trẻ đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ giúp trẻ tăng khả năng tư duy sáng tạo trong hoạt động, để kích thích trí tưởng tượng, tư duy của trẻ chúng ta có thể thiết kế ở những mảng tường, hàng rào, hay tường lớp học, những bậc thềm bằng những hình vẽ đa dạng, phong phú, thể hiện nhiều tác phẩm, con vật, hay trồng đa dạng các loại cây với hình lá khác nhau trẻ với cô thường xuyên đi dạo quanh sân trường thông qua hoạt động học mà chơi, chơi mà học trẻ tự trải nghiệm trao đổi với cô với các bạn như vậy việc học sẽ nhẹ nhàng hấp dẫn hơn, từ đó trẻ có vốn biểu tượng áp dụng vào sản phẩm.
Việc cho trẻ tự lựa chọn phương tiện tạo hình kết hợp sử dụng đa dạng đồ dùng, nguyên vật liệu mở kết hợp vẽ, xé dán, nặn, tô màu nước, màu sáp trên một sản phẩm của trẻ là phương pháp mới lạ, lôi quấn hấp dẫn và phát huy tính tích cực của trẻ. Trong tất cả các giờ học nói chung và giờ tạo hình nói riêng việc trẻ tự lựa chọn phương tiện tạo hình cho tác phẩm của mình là đáp ứng nhu cầu lấy trẻ làm trung tâm, đồng thời làm cho tiết dạy thoải mái, vui vẻ, trẻ hoạt động tích cực. Cô cần để cho trẻ tự thể hiện sản phẩm của mình với những đồ dùng học tập và nguyên vật liệu đa dạng phong phú như, màu nước, màu sáp, đất nặn, giấy màu, lá cây, hột, hạt, cát để thực hiện ý tưởng cho sản phẩm của mìnhCũng là đề tài sắc hoa mùa xuân trước kia thực hiện thì trẻ chỉ vẽ bức tranh kết sử dụng nguyên mật liệu mở như hột, hạt, lá cây làm tăng sự sáng tạo ở trẻ, còn bây giờ vẽ sắc hoa mùa xuân nhưng trong tác phẩm của trẻ có thể sử dụng kết hợp cả vẽ, xé dán, nặn, sử dụng cát, nguyên vật liệu màu nước hay màu sáp hay các nguyên vật liệu mở vào trong tác phẩm của trẻ giúp trẻ hứng thú, tích cực, lôi quấn hấp dẫn và phát huy tính tích cực ở trẻ, không những kích thích trẻ tham gia hoạt động mà còn kích thích tư duy sáng tạo từ đó tăng hiệu quả tiết dạy hoạt động tạo hình ở trẻ.
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
Trong quá trình tôi vừa nghiên cứu vừa đưa ra những giải pháp dụng vào công tác dảng dạy tại lớp Lá 4 trường mầm non Krông Ana tôi nhận thấy kết quả học môn Hoạt động tạo hình đạt chất lượng rõ rệt.
Đối với trẻ, trẻ tham gia tiết học một cách hứng thú, tích cực, thỏa sức sáng tạo, tham gia bằng niềm đam mê. Trẻ vẽ và tô màu các bức tranh rất đẹp đường nét hài hòa cân đối, màu sắc đẹp bắt mắt, biết thể hiện kĩ năng để nặn, xé dán các đồ v

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN -HUU THI HANG -THI HUYEN -NH 2018-2019.doc