Âm nhạc đến với trẻ không nhất thiết là vào giờ hoạt động âm nhạc mà âm nhạc có thể đến với trẻ bất cứ lúc nào. Trẻ càng được tiếp xúc nhiều với âm nhạc thì sẽ hình thành dần trong trẻ tình yêu âm nhạc, từ đó khả năng âm nhạc cũng được nâng cao. Hơn thế nữa âm nhạc còn là phương tiện hữu hiệu để tổ chức các hoạt động học khác.
Sáng sớm khi vừa đến lớp, giáo viên cần mở nhạc theo chủ đề để cho trẻ cảm thấy vui tươi, phấn khởi khi được đến trường. Nhạc cất lên ngày mới cho trẻ là phải vui, rộn ràng kích thích sự hứng thú của trẻ, tạo cảm giác an toàn cho trẻ, để trẻ quên đi cảm giác xa bố mẹ. Cụ thể là các bài hát như “Vui đến trường” chủ đề: Trường mầm non “Cô giáo em” chủ đề: Nghề dạy học.
Để khởi động một ngày mới cho trẻ, vào buổi tập thể dục sáng cô mở nhạc cho trẻ trong quá trình đi, chạy, tập các động tác là rất quan trọng, nó kích thích trẻ vui vẻ, tự tin hơn khi thực hiện các động tác cùng cô. Đồng thời, khi tập với nhạc trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài hát, những bài hát dành cho trẻ tập thể dục thường là nhạc vui có tiết tấu nhanh, mạnh. Cụ thể như: “Tập thể dục buổi sáng”, cô giáo có thể cho trẻ tập các động tác cơ bản theo nhạc sau đó cô mở nhạc nền hoặc kết hợp bài hát cho trẻ nhảy hay các vũ điệu tự do mà trẻ yêu thích.
rõ ràng trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực, phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn trong mọi hoạt động. Trẻ mạnh dạn, tự tin,linh hoạt trong quá trình xử lý tình huống hằng ngày đồng thời giúp trẻ phát triển tốt hơn về mọi mặt. Cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ trẻ b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, lập kế hoạch giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ lớp lá 4. Tìm hiểu về gia đình nơi trẻ đang sống những thuận lợi khó khăn của từng trẻ để tìm ra biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất: Ngay từ đầu năm học được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp lá 4, học sinh đa số con em đân tộc thiểu số nên tôi đã đi sâu tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý từng trẻ nhu cầu học của trẻ suy nghĩ hằng ngày qua biểu hiện của trẻ tạ lớp. Ví dụ: Trẻ hôm nay đi học buồn không tham gia vào hoạt động học nhất là hoạt động môn âm nhạc, tìm hiểu trẻ xem nguyên nhân vì sao trẻ có đau ốm gì không? hay gia đình trẻ có chuyện gì buồn không, thông qua hoạt động trò chuyện cùng trẻ tìm hiểu tâm lý trẻ, hay trao đổi cùng phụ huynh khi trả trẻ xem tình hình trẻ ngày hôm đó như thế nào, và thông qua giao tiếp bạn bè trẻ xem trẻ nguyên nhân gì trẻ có biểu hiện như vậy. Bám sát kế hoạch giáo dục của nhà trường đầu năm học, bám sát kế hoach xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm của nhà xuất bản giáo dục trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch năm, chủ đề tuần có 13 tiêu chí gồm 24 chỉ số đề ra các kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với tình hình của lớp mình, của địa phương nơi trẻ đang sống và sinh hoạt. Dựa vào tiêu chí 3: Đa dạng các hình thức giao tiếp với cha mẹ trẻ. Chỉ số 8: Có đa dạng hình thức giao tiếp trực tiếp. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt trẻ khác nhau về thể chất tình cảm trí tuệ, hoàn cảnh gia đình. Vì vậy đặc điểm tâm sinh lí cũng khác nhau. Do đó việc lựa chọn bài hát để dạy cho trẻ cũng khác nhau, kể cả trò chơi âm nhạc cũng vậy. Với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, trẻ hát một cách tình cảm không phải gắng sức, âm thanh mềm mại, nhẹ nhàng ở âm vực Rề – Đô, biết giữ hơi trước lúc bắt đầu hát hoặc giữa các đoạn nhạc. Hát lời hát rõ ràng, bắt đầu và kết thúc bài hát đúng lúc, bắt vào giai điệu một cách chính xác. Hát to dần, nhỏ dần với các tốc độ khác nhau một cách tự tin khi có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm cùng với người lớn. Hát đơn ca những bài hát quen thuộc. Chính vì vậy giáo viên cần hiểu biết về hướng lựa chọn bài hát có chất lượng nghệ thuật, phù hợp với tuổi đi sâu vào thế giới của trẻ, điều này giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động âm nhạc và đạt kết quả tốt hơn. Về lời ca: chọn các bài hát có nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề trong năm học, các bài hát nhẹ nhàng tình cảm, vui nhộn, dễ nhớ dễ thuộc Ví dụ: Như bài hát “Qủa” – với giai điệu vui tươi nhộn nhịp, ngôn ngữ dễ hiểu và có nội dung giáo dục cao phù hợp chủ đề nói về đặc điểm các loại quả đồng thời cũng phù hợp với chủ đề “Thế giới thực vật –Tết và mùa xuân” Về giai điệu: Các bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, nhẹ nhàng thu hút trẻ. Chọn những bài hát có giai điệu phù hợp với chủ đề nội dung bài hát cần truyền tải cho trẻ. Ví dụ: Bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” phù hợp với chủ đề: “Những con vật sống trong rừng” về giai điệu vui tươi hồn nhiên giúp trẻ hiểu đặc điểmchú voi con ở Bản Đôn Về nội dung bài hát: Chọn những bài hát phù hợp với chủ đề trẻ đang học có tính nhân văn cao giáo dục trẻ biết yêu thương ông bà cha mẹ . Ví dụ :bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” phù hợp với chủ đề: “Những nghề bé biết” về giai điệu vui tươi hồn nhiên nội dung thì sâu sắc nhắc trẻ công việc hằng của cô chú công nhân yêu thương quý trọng công việc của mọi người trong cuộc sống giáo dục trẻ sâu sắc về nhân văn qua hoạt động âm nhạc Việc lựa chọn bài hát phù hợp cho trẻ rất quan trọng, nó giúp trẻ cảm nhận được âm nhạc tốt hơn, hứng thú hơn và mang đến kết quả cao hơn. Biện pháp 2: Tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non là chủ yếu tư duy trực quan, cho nên để tổ chức được các hoạt động âm nhạc thành công thì việc sắp xếp, tạo môi trường hấp dẫn sẽ lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ hứng thú muốn tham gia hoạt động là rất cần thiết. Trẻ với góc âm nhạc và động âm nhạc cùng phụ huynh Vì vậy, giáo viên phối hợp với phụ huynh cung cấp nguyên vật liệu phế thải hay nguyên vật liệu có địa phương như tre, trúc, lon ,chai nhựa , vỏ dừa. tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn xung quanh lớp như đàn, thanh gõ, dàn trống, trống lắc, để thu hút trẻ vào góc chơi và thể hiện được khả năng âm nhạc của mình. Trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi và hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Do đó, cần chú ý tận dụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ. Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng nhôm. Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo ý tưởng cá nhân, phục vụ cho biểu diễn văn nghệ và nhảy múa tự do. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi bài trí ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Và bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góc không ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác. Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, phải luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ để trẻ không nhàm chán qua các chủ đề trong năm, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa các đồ dùng, đồ chơi. Tại góc âm nhạc khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Đồ dùng tự tạo giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc Có thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóa trang, ... Trẻ sẽ vô cùng thích thú khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, để thực hiện các hoạt động âm nhạc. Ví dụ :Trẻ ngồi ở góc tạo hình Hình ảnh âm nhạc góc tạo hình cắt dán tạo trang phục âm nhạc Môi trường âm nhạc ngoài lớp: Có thể dùng các thùng lớn tạo thành trống ghép lại với nhau tạo dựng sân khấu âm nhạc ngoài sân thu hút trẻ tham gia hoạt động âm nhạc văn nghệ dịp lễ. Tạo môi trường âm nhạc xung quanh trẻ tất cả các hoạt động hằng ngày của trẻ là điều rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo, trẻ rất nhạy cảm với những đồ dùng đồ chơi màu sắc sặc sỡ. Do đó tạo môi trường đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng và ở trạng thái mở là giúp trẻ mạnh dạn thể hiện khả năng âm nhạc của mình cũng đồng thời giúp trẻ học hỏi nhau và sửa cho nhau những câu hát chưa đúng lời, đúng giai điệu. Biện pháp 3: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi và cách bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi để thu hút trẻ hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc. Trên cơ sở đã xác định những nội dung cần xây dựng và những thứ có thể lưu giữ lại được từ chủ đề trước thì phải có kế hoạch mua sắm, sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho chủ đề mới. Ví dụ: Từ chủ đề: “Thế giới thực vật” chuyển sang chủ đề “Thế giới động vật” có thể lưu thành tranh mảng tường “tranh chủ đề với một số cây xanh, hàng rào, thảm cỏ có thể bổ sung thêm: mô hình chuồng các con vật, các con vật bằng chất liệu khác nhau: nhựa, vải, bông hoặc có thể kết hợp với gia đình để huy động phụ huynh đóng góp ủng hộ một số thức ăn cho con vật, sưu tầm một số tranh ảnh về các loài động vật hoặc mang đến lớp cho mượn một vài con vật thật như mèo, gà,Tân dụng các nguồn nguyên liệu, phế liệu như chai lọ can dầu ăn ....bằng sự khéo léo của các cô và trẻ giúp tạo ra vật liệu tự tạo phục vụ nhu cầu học âm nhạc của trẻ. Đồ dùng cô làm: những thứ cô phải làm là những thứ có tính chất giới thiệu chủ đề hoặc khó làm hơn do cần sự khéo léo thể hiện bố cục, đường nét, màu sắc. Đồ dùng phục vụ âm nhạc giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc như: Trống lắc, phách tre, trống tròn. Ví dụ: Trống lắc có thể làm từ vỏ lon nước cắt đôi ra bỏ hạt đá hay sỏi vào trong dán keo cẩn thận trẻ cầm không bị thương, hay cây tre trúc cắt ra đoạn hai thanh đập vào nhau tạo ra tiếng kêu làm phách tre, trống từ hộp bánh bằng nhôm hay sắt Giáo viên tuy không phải là nghệ sĩ biểu diễn nhưng giọng hát cần chuẩn xác, diễn cảm kết hợp động tác, điệu bộ phù hợp mang lại cho trẻ niềm vui. Giáo viên cần nghiên cứu tìm tòi cách thể hiện sáng tạo, trình bày tác phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau để thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ, lôi cuốn trẻ mong muốn được tự thể hiện mình. Trẻ mẫu giáo là giai đoạn rất nhạy cảm, dễ cảm xúc với những sự vật, sự việc xung quanh. Do đó, việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ phải tự nhiên và lôi cuốn. Đồ dùng đồ chơi âm nhạc đa dạng sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau lôi cuốn trẻ rất hứng thú và thích được tham gia, giáo viên có thể sử dụng nhạc baet để dạy cho trẻ qua trình chiếu màn hình ti vi hay PowerPoint. Khả năng âm nhạc của giáo viên tốt thì sẽ dễ giúp trẻ hứng thú và hòa cùng cô nhanh hơn. Tuy nhiên khi khả năng của mình chỉ ở mức độ là khá, trung bình thì việc biết sử dụng đồ dùng, dụng cụ thành thạo và hiệu quả cũng giúp giáo viên phát triển khả năng âm nhạc của trẻ bằng cách thu hút trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động cô tổ chức. Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ bằng trang phục, đạo cụ khi tham gia hoạt động âm nhạc. Như chúng ta đã biết, trẻ em rất thích điều mới lạ, thích cái đẹp. Nên việc trẻ được mặc những trang phục không giống đồ mình mặc hàng ngày hay những trang phục màu sắc đẹp trẻ rất thích. Không nhất thiết là trong các ngày hội ngày lễ chúng ta mới tạo cho trẻ đẹp và mới lạ mà ngay trong các giờ âm nhạc hàng ngày giáo viên cũng cần tạo cảm giác mới lạ cho trẻ qua các trang phục phù hợp với nội dung bài hát. Ví dụ: Khi dạy cho trẻ hát các bài dân ca quê hương nhẹ nhàng thì giáo viên có thể cho trẻ được mặc những trang phục phù hợp với bài hát, khác với đồ của bé thì chắc chắn bé sẽ vui hơn, thích hơn và học tốt hơn. Hình ảnh trẻ hát múa biểu diễn văn nghệ cho xã nhà và cùng cô múa hát dân ca cấp huyện Hát múa các bài về tây nguyên được mặc trang phục của vùng miền đó trẻ cũng sẽ thích thú hơn. Hình ảnh trẻ múa trang phục tây nguyên Mỗi chúng ta nói chung và trẻ em nói riêng được mặc đẹp, diện đẹp sẽ làm cho chúng ta tự tin hơn. Do đó, để trẻ yêu âm nhạc, hứng thú học âm nhạc thì ngoài phương pháp linh hoạt thì việc giáo viên kết hợp cho trẻ được sử dụng trang phục trong quá trình tham gia hoạt động cũng góp phần cho hoạt động sôi nổi, đạt kết quả hơn. Biện pháp5: Phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc. Để khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ được tốt hơn, thì điều đầu tiên giáo viên nên làm là giúp trẻ hứng thú, tích cực khi được tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Việc đưa âm nhạc đến với trẻ, giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì lớn lao, mà hơn hết là giáo viên phải tạo cho trẻ cơ hội được cảm thụ âm nhạc và thể hiện năng khiếu của bản thân. Bởi trẻ ở lứa tuổi mầm non là "Học bằng chơi - chơi mà học" theo chương trình giáo dục Mầm non. Do đó chúng ta cho trẻ cảm nhận âm nhạc bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể: Hoạt động âm nhạc có chủ đích: Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thông qua hoạt động có chủ đích, tức là trực tiếp dạy cho trẻ hát, múa, vận động, chơi các trò chơi âm nhạc để nâng cao khả năng âm nhạc cho trẻ thì quá trình tổ chức hoạt động có chủ đích cần có sự linh hoạt để trẻ hứng thú tham gia, từ đó hiệu quả trẻ tiếp thu được sẽ tốt hơn. Trong hoạt động dạy hát: chúng ta chọn phần trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc, rõ lời bài hát và đúng nhịp. Tuy nhiên phương pháp tổ chức cho trẻ cần được cô giáo lựa chọn phù hợp với khả năng của trẻ, không áp đặt, không gò ép trẻ mà cần phải nhẹ nhàng, linh hoạt và tạo sự hứng thú cho trẻ. Nếu trẻ hoàn toàn chưa biết bài hát này thì giáo viên sẽ hát mẫu rồi tập cho trẻ hát từng câu rõ lời và đúng giai điệu, còn như có một số trẻ đã biết thì giáo viên nên đồng thời khuyến khích trẻ hát cùng và cần chú ý trong khi trẻ hát đoạn nào chưa đúng lời hoặc giai điệu thì giáo viên sẽ sửa cho trẻ ở đoạn đó bằng cách cô giáo hát trước trẻ hát sau. Do nhu cầu lấy trẻ làm trung tâm khi trẻ đã nhớ lời rồi thì hình thức dạy hát không còn nữa nhất đối với trẻ 5-6 tuổi trẻ được học mọi lúc mọi nơi nhất môn hoạt động âm nhạc, trẻ được học, ôn bài tìm hiểu bài hát trong mọi lúc mọi nơi tất cả các hoạt động. Cô hướng trẻ tham gia hoạt động âm nhạc theo nhiều hình thức: vận động theo nhịp bài hát, vỗ tay theo nhịp, vận động sáng tạo trên cơ thể trẻ..Cô giáo cần thay đổi hình thức như sử dụng đàn (nếu cô biết đàn) để trẻ cùng hát với cô theo đàn, còn không cô có thể tải nhạc rồi mở cho trẻ hát cùng cô theo nhạc Với trẻ khi có thêm âm thanh vui nhộn trẻ sẽ hứng thú hơn, không nên để trẻ trong một tư thế lâu là ngồi hát, đứng hát. Mặt khác giáo viên cần tổ chức thi đua, có khen thưởng để kích thích trẻ hứng thú hơn. Ví dụ: Một tiết hoạt động âm nhạc cô có thể dẫn dắt lôi cuốn trẻ vào bài bằng một hội thi bé yêu ca hát, hay có thể tạo dựng một tình huống trẻ vào bài chủ đề: “Bé đi đường an toàn” tạo dựng tình huống cho trẻ đạp xe đạp làm “bác đưa thư vui tính” dẫn dắt vào bài hát chủ đề thu hút trẻ. Trong quá trình hoạt động âm nhạc cô cho trẻ chọn hình thức vận động của mình theo ý thích của trẻ vỗ tay theo nhịp, múa , vận động sáng tạo trên cơ thể theo nhóm, cá nhân, tổ của trẻ. Không áp đặt trẻ làm theo cô phát triển hết khả năng sáng tạo của trẻ giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động sôi nổi hơn tiết dạy đạt kết quả hơn.Kết thúc vận động chính cô hát cho trẻ nghe cô cùng trẻ hát vận động cùng cô nếu trẻ thích như bài hát: “Anh phi ông ơi” cô giảng nội dung hỏi trẻ bạn nào thích làm phi công lên thực hiện vận động theo bài hát cùng cô khuyến khích trẻ tự do chủ động. Trò chơi âm nhạc cô giúp trẻ chọn trò chơi phù hợp với trẻ thu hút trẻ hứng thú tham gia chơi, lồng ghép bài hát chủ đề nhạc không lời tăng thêm tính sôi động kích thích trẻ. Tuy nhiên việc làm này giáo viên không nên lặp đi lặp lại trong tất cả các giờ hoạt động âm nhạc, trẻ sẽ nhàm chán cho trẻ. Cũng là dạy hát, dạy vận động theo nhịp bài hát nhưng hôm sau giáo viên có thể không sử dụng đàn mà có thể cho trẻ sử dụng thêm dụng cụ âm nhạc cho trẻ em như xắc xô, thanh gõ, trống lắc để kết hợp khi trẻ đã nhớ lời có thể hát cùng cô kết hợp sử dụng các dụng cụ âm nhạc mà trẻ tự tạo ra. Hay khi dạy trẻ vận động (múa), giáo viên cũng có thể linh hoạt được. Tùy theo nội dung lời ca và tính chất và tốc độ của bài để lựa chọn sao cho phù hợp. Giáo viên cho trẻ đứng thành vòng tròn hay vòng cung hoặc đội hình thể dục và giữ khoảng cách nhất định giữa giáo viên và trẻ để có thể bao quát được và trẻ cũng đễ theo dõi và làm theo động tác của cô. Ngoài ra giáo viên có thể kích thích tính sáng tạo cho trẻ, đặt các câu hỏi và tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện mình như: “Với bài hát này chúng ta sẽ kết hợp được với những vận động nào phù hợp với nhịp điệu bài hát” Mời trẻ làm và khi tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện rồi giáo viên có thể dẫn dắt vào hoạt động mình muốn hướng tới. Chính những điều đó trẻ sẽ hứng thú hơn, vừa được thể hiện theo sáng tạo đồng thời có thêm một cách thể hiện mới là cô chỉ dẫn.. Nhưng trọng tâm vẫn là múa theo bài hát. Trẻ trong hoạt động âm nhạc Đối với hoạt động vận động theo nhạc, giáo viên cho trẻ nghe bài hát bản nhạc có trong chủ đề. Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung cũng như tính chất âm nhạc của bài hát đó. Sau đó cô gợi mở cho trẻ: Để bài hát sinh động hơn chúng ta chọn vận động nào để cho phù hợp với giai điệu bài hát ? Dựa vào gợi ý của cô, trẻ có thể đưa ra ý kiến như: vỗ tay theo tiết tấu chậm hoặc tiết tấu tổng hợp theo bài hát. Từ đó cô chọn vận động chính cho bài hát và cho lớp thể hiện nhiều lần theo hình thức đó. Khi trẻ đã thực hiện thành thạo rồi cô cho trẻ tự vận động theo sở thích của trẻ dưới hình thức tổ, nhóm hoặc dùng các dụng cụ gỗ đệm. Bên cạnh đó cô có thể gợi ý cho trẻ cách thể hiện vận động theo nhạc trên các bộ phận trên cơ thể. Ví dụ: Bài hát “ Cái mũi” trẻ có thể vừa hát vừa mô phỏng chỉ tay vào mũi. Hoặc bài hát: “Đố bạn” trẻ vừa hát vừa mô phỏng dáng điệu của các con vật phù hợp với nhịp điệu của bài hát. Ngoài các cách vận động trên cơ thể giáo viên có thể gợi mở, sáng tạo khuyến khích trẻ nhảy rum ba, cha chađể cho tiết dạy được phong phú hơn. Khi cho trẻ nghe hát: Tất cả các hoạt động đều phải được triển khai một cách liên hoàn nhịp nhàng và linh hoạt. Giữa một hoạt động nhỏ cần có sự liên kết hợp lí tránh nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt. Ví dụ sau khi cô hát cho trẻ nghe 1 – 2 lần giáo viên có thể cho trẻ đọc lời ca rồi hỏi về nội dung bài, cho trẻ đặt tên bài , tiếp đến trò chơi, rồi cho trẻ nghe lại bài theo hình thức khác. Một trong những cách cho trẻ làm quen với âm nhạc là tổ chức các trò chơi âm nhạc cho trẻ tham gia.Thông qua trò chơi trẻ trực tiếp thực hiện và cảm nhận sự nhanh chậm, cao thấp to nhỏ của âm thanh một cách tự nhiên nhất. Bên cạnh đó tổ chức cho trẻ tham gia chơi không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh tốt mà còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi tổ chức chơi giáo viên giới thiệu trò chơi, phổ biến cách chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng. Ví dụ: Trò chơi “Tai nhanh hơn” Giáo viên xếp 4 cái ghế trẻ đứng xung quanh chọn 6 trẻ lên chơi lần lượt trẻ đi vòng tròn hát bài hát chủ đề khi nghe hiệu lệnh cảu cô vỗ tay hay lắc sắc xô trẻ chon cho mình một cái ghế để ngồi bạn nào nhanh hơn sẽ có chỗ ngồi bạn nào chậm hơn sẽ mất quyền chơi tiếp về chỗ cứ như vậy đến bạn cuối cùng. Trẻ đang chơi trò chơi trong giờ âm nhạc Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động âm nhạc để trẻ luôn hứng thú người giáo viên phải hết sức linh hoạt, không nhất nhất là dạy hát hay dạy vận động chỉ đúng từng đó thời gian, mà tùy thuộc vào sự hứng thú của trẻ để kéo dài hơn hay nên dừng tại đó hoặc đi đủ ba hoạt động dạy hát (hoặc vận động) rồi nghe hát, chơi trò chơi âm nhạc. Tất cả tùy vào trẻ để giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn hoạt động và phương pháp phù hợp. Trẻ mẫu giáo “Học bằng chơi, chơi mà học”, do đó giáo viên nên tổ chức dưới hình thức là trò chơi hoặc chương trình âm nhạc thì sẽ thu hút được sự tham gia tích cực hơn của trẻ. Ví dụ: Qua hoạt động dạy giáo viên thu bằng cách dẫn dắt vào chương trình “Trò chơi âm nhạc” sẽ hiệu quả hơn là giáo viên vào dạy trực tiếp trẻ bài hát. Hoặc thay vì cuối chủ đề cho trẻ ôn lại các bài hát, trò chơi thì giáo viên tổ chức biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề. Trẻ được thi đua được trình diễn trước đám đông khả năng âm nhạc của mình sẽ giúp trẻ hứng thú hơn. Chính việc tổ chức linh hoạt các phương pháp giúp trẻ hứng thú và yêu thích giờ học âm nhạc hơn. Từ đó giúp trẻ có tình yêu với âm nhạc và nâng cao dần khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ. Âm nhạc qua hoạt động dạo chơi, tham quan Trẻ nhỏ rất thích khám phá điều mới lạ, các buổi dạo chơi tham quan là cơ hội cho trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá của mình. Qua các buổi dạo chơi tham quan này giáo viên cũng cần mang âm nhạc đến với trẻ. Cho trẻ cùng hát tập thể theo chủ đề vừa tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ khi được đi dạo chơi tham quan đồng thời cũng là cơ hội để chúng ta ôn lại lời bài hát cho trẻ và giúp trẻ cảm nhận chính xác hơn giai điệu của bài hát qua việc kết hợp vỗ theo các loại tiết tấu khác nhau. Ví dụ: Cô và trẻ cùng nhau đi dạo chơi vườn hoa , tham quan vườn rau của trường lồng ghép hoạt động âm nhạc hát bài hát chủ đề cho trẻ hứng thú vui chơi khi được đi tham quan dạo chơi cùng cô. Hình ảnh trẻ tham quan dạo chơi cùng cô Việc tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc và cảm nhận âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi là điều rất cần thiết. Trẻ ngh
Tài liệu đính kèm: