- Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện nghiêng mình:
TTCB: Gần giống tư thế phát cầu thấp chân chính diện nhưng bàn chân trước hợp với đường biên ngang 1 góc 45- 50 độ và mũi bàn chân cách đường giới hạn pháy cầu khoảng 30cm- 40cm. Thân trên xoay sang phải (nếu chân phát cầu là chân phải)sao cho trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang.
Thực hiện kỹ thuật động tác: tay phải cầm cầu, tung cầu nhẹ lên cao ngang tầm vai chếch ra phía trước, sang phải về phía chân đá sao cho điểm rơi của cầu cách mu bàn chân đá 60cm – 80cm .Lúc cầu rơi xuống, thân trên hơi xoay sang phải chân đá quét ngang theo đường vòng cung từ sau ra trước để mu bàn chân tiếp xúc với cầu cách mặt sân khoảng 20cm- 30cm.
Kết thúc động tác: sau khi tiếp xúc với cầu ,người chơi nhanh chóng di chuyển vào trung tâm sân để đón – đỡ đường cầu đối phương đá sang.
- Kỹ thuật phát cầu cao chân chính diện:
TTCB:khi thực hiện động tác người chơi đứng chân trước chân chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân dặt vuông góc với đường biên ngang, mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20cm. Mũi bàn chân sau chống xuống đất và và hơi xoay ra phía ngoài, sao cho trục của hai bàn chân hợp với nhau thành một góc 45 độ hai gót chân cách nhau khoảng 35cm - 45cm. Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom. Tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng gần đế cầu (ngón tay trỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu ngón tay trái đặt lên đế cầu). Tay còn lại để tự nhiên dọc theo chân người. Mắt quan sát đối phương đế chọn thời điểm phát cầu tốt nhất.
Kỹ thuật động tác: Khi thực hiện động tác phát cầu cao chân chính diện, gần giống như phát cầu thấp chân chính diện. Nhưng chỉ khác là khi lăng chân về phía trước thì đùi được nâng cao hơn và mu bàn chân tiếp xúc với cầu cách sân khoảng 60cm - 70cm.
Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc với cầu, người chơi nhanh chóng di chuyển vào trung tâm san để dỡ cầu của đối phương đá sang.
bật phải dựa trên cơ sở tập luyện các môn thể thao khác. Thông qua tập luyện đá cầu tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt, các cơ chủ yếu tham gia hoạt động có biểu hiện sức mạnh và tốc độ co duỗi lớn. Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy trong một tiết học, một nội dung môn học phải thể hiện được ba mục đích cho người tập đó là thành thục về kĩ năng động tác, đảm bảo khối lượng vận động trong tiết học và nâng cao được thành tích vận động. - Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì đòi hỏi người giáo viên phải biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm đựơc kĩ thuật động tác, tổ chức tập luyện nghỉ ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các em say mê tập luyện. Đối với học sinh phổ thông các em đang trong thời kì phát triển của cơ thể, đòi hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy việc tập luyện thường xuyên, đều đặn hợp lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tích cao. b Những điều kiện cần thiết trong giảng dạy để nâng cao thành tích. b.1. Chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ. Ngoài những dụng cụ cần thiết cho nội dung bài học chính thì giáo viên cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ học tập khác phong phú và đa dạng mới thu hút đựơc học sinh học tập, giảm thiểu thời gian chơi của học sinh. Làm cho hoạt động học tập của các em được nhẹ nhàng như khi vui chơi. Ví dụ: Khi tập luyện đá cầu giáo viên ngoài việc chuẩn bị về sân bãi, lưới,cầu thì cần chuẩn bị thêm dụng cụ của môn học lồng ghép như bóng, cầu lông, dây nhảy... b.2. Chuẩn bị tốt về giáo án giảng dạy. Để giảng một giờ dạy đạt hiệu quả thì người giáo viên cần phụ thuộc vào bài soạn, phải đầu tư suy nghĩ chuẩn bị tốt cho bài soạn theo hướng tích cực, chủ động. phải thể hiện rõ nội dung bài học, lượng vận động, thời gian từng nội dung, lồng ghép những nội dung gì vào bài học cho hợp lí, đưa trò chơi nào, bài tập bổ trợ nào để tăng thể lực, nâng cao thành tích... b.3. Chuẩn bị tốt cho bài dạy. Đảm bảo giảng dạy đủ nội dung của phân phối chương trình trong một tiết dạy. Bố trí hợp lí từng nội dung trong bài học sao cho phù hợp với lượng vận động của học sinh theo nguyên tắc tăng tiến, tuần tự. - Tăng lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại nhiều lần, giáo viên năng động tích cực chủ động hướng dẫn học sinh tập luyện, sửa sai, sử dụng các hình thức trò chơi thi đấu để giờ học không đơn điệu, tẻ nhạt, tạo được sự ganh đua trong học tập. b.4. Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên. Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp học sinh phấn đấu tập luyện, cũng thông qua đó giáo viên nắm được và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng học sinh, lựa chọn những học sinh có thành tích tốt để bồi dưỡng Ví dụ: Trong quá trình giảng dạy đá cầu giáo viên có thể kiểm tra những nội dung như sau: + Kiểm tra tâng cầu tại chỗ + Kiểm tra kĩ thuật phát cầu + Kiểm tra kĩ thuật đỡ phát cầu. b.5. Hướng dẫn học sinh tập luyện ngoài giờ, bài tập về nhà. Mỗi tuần học sinh chỉ được học 80 phút trong 1 tuần. Với thời gian đó cho dù giáo viên sử dụng phương pháp tích cực thì cũng chưa thúc đẩy thành tích của học sinh nâng lên rõ rệt nên người giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tập luyện ngoại khóa, bài tập ngoại khóa có thể sử dụng những bài tập đã học ở trường hoặc những bài tập khác để tập luyện. b.6. Tổ chức thi đấu thường xuyên, đôn đốc học sinh luyện tập, khích lệ, động viên. Đối với lứa tuổi học sinh việc thi đấu là hết sức cần thiết. Thông qua thi đấu học sinh biết được kết quả học tập của mình để nỗ lực hơn trong học tập, tự tin trong cuộc sống, làm quen với tính thực dụng, thực tế. Giáo viên có thể sử dụng hình thức thi đấu vào cuối giờ học, cuối một nội dung học để thông qua đó đánh giá kết quả học tập của học sinh, phải luôn đôn đốc học sinh tập luyện trong và ngoài giờ, luôn động viên khích lệ kịp thời để các em tự tin phấn đấu đạt thành tích cao. c. Quá trình vận dụng. Thông qua cơ sở lí luận, những điều kiện cần thiết trong giảng dạy áp dụng vào thực tiễn để nâng cao thành tích môn đá cầu. c.1) Mục đích – yêu cầu: Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe cho học sinh : - Không mắc bệnh tật; - Hình thái cấu trúc và chức năng cơ thể phát triển nhịp nhàng, hài hòa, cân đối theo đúng quy luật sinh lý - Các năng lực trí tuệ và vận động phát triển đến mức cao của từng lứa tuổi - Có tinh thần lạc quan, ý chí, nghị lực - Thích nghi dễ dàng với môi trường sống - Góp phần phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài TDTT cho đất nước - Nhằm mục đích phát triển thể lực toàn diện cho học sinh - Yêu cầu học sinh tích cực tập luyện, nắm vững kiến thức bài học, lắng nghe, quan sát giáo viên làm mẫu. c.2) Yêu cầu: * Đối với giáo viên: - Nắm được kỹ thuật - Yêu thích đá cầu * Đối với học sinh: cần phải hiểu học đá cầu là cần thiết, xuyên suốt các cấp học c.3) Phương pháp giảng dạy. Đối với môn đá cầu, điểm tiếp xúc mà người ta thường dùng là mu bàn chân, má trong, má ngoài, gan bàn chân, đùi, ngực, đầu, vai và mỗi người lại có cách đá khác nhau. Nhưng cho dù đá theo kiểu nào thì mọi người cũng bắt đầu từ kỹ thuật cơ bản. Có kỹ thuật cơ bản rồi, có khả năng cầm cầu rồi mới phát huy được kiểu của mình và có các kỹ thuật cơ bản sau: */ Các kĩ thuật cơ bản: - Cách cầm cầu: Tay cầm cầu (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0.3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên. Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi: Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.3 - 0.5m, cách ngực 0.2 - 0.4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối chân đá lăng nhẹ và lưới lên trên kết hợp với gập gối sao cho đùi vuông góc với thân người. Khi tiếp xúc với cầu đùi đánh nhẹ lên và hơi hướng ra ngoài để cầu nẩy lên ngang tầm mắt và rơi xuống nhằm tạo thuận lợi cho động tác tiếp theo. - Tâng cầu bằng má trong bàn chân KT: đứng hai chân rộng bằng vai, tay cầm cầu ngang thắt lưng hướng về trước bụng, mắt nhìn theo cầu. ĐT: Tung cầu lên cao, đồng thời di chuyển về phía cầu rơi co cẳng chân thuận hướng má trong bàn chân lên cao để tâng cầu lên cao lặp đi lặp lại nhiều lần. - Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân: Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0.5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu. - Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân: Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1 bàn chân ( xa hơn tâng cầu) chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao - ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương. - Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện CB:Đứng chân đá trước mũi bàn chân cách biên ngang khoảng 1 bàn chân, cả cả bàn chân chạm đất.chân sau chạm đất bằng nửa bàn chân trên. ĐT: bước chân trụ ra trước 1 bước, dồn trọng tâm lên chân trụ tay cầm cầu tung lên cao về trước vừa tầm chân đá.Tiếp theo, co chân, dùng mu bàn chân đá mạnh cầu sang sân đối phương. - Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện nghiêng mình: TTCB: Gần giống tư thế phát cầu thấp chân chính diện nhưng bàn chân trước hợp với đường biên ngang 1 góc 45- 50 độ và mũi bàn chân cách đường giới hạn pháy cầu khoảng 30cm- 40cm. Thân trên xoay sang phải (nếu chân phát cầu là chân phải)sao cho trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang. Thực hiện kỹ thuật động tác: tay phải cầm cầu, tung cầu nhẹ lên cao ngang tầm vai chếch ra phía trước, sang phải về phía chân đá sao cho điểm rơi của cầu cách mu bàn chân đá 60cm – 80cm .Lúc cầu rơi xuống, thân trên hơi xoay sang phải chân đá quét ngang theo đường vòng cung từ sau ra trước để mu bàn chân tiếp xúc với cầu cách mặt sân khoảng 20cm- 30cm. Kết thúc động tác: sau khi tiếp xúc với cầu ,người chơi nhanh chóng di chuyển vào trung tâm sân để đón – đỡ đường cầu đối phương đá sang. - Kỹ thuật phát cầu cao chân chính diện: TTCB:khi thực hiện động tác người chơi đứng chân trước chân chân sau. Chân phát cầu để sau, bàn chân dặt vuông góc với đường biên ngang, mũi bàn chân cách đường biên ngang khoảng 20cm. Mũi bàn chân sau chống xuống đất và và hơi xoay ra phía ngoài, sao cho trục của hai bàn chân hợp với nhau thành một góc 45 độ hai gót chân cách nhau khoảng 35cm - 45cm. Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom. Tay cùng bên chân chuẩn bị phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng gần đế cầu (ngón tay trỏ và ngón tay giữa để dưới đế cầu ngón tay trái đặt lên đế cầu). Tay còn lại để tự nhiên dọc theo chân người. Mắt quan sát đối phương đế chọn thời điểm phát cầu tốt nhất. Kỹ thuật động tác: Khi thực hiện động tác phát cầu cao chân chính diện, gần giống như phát cầu thấp chân chính diện. Nhưng chỉ khác là khi lăng chân về phía trước thì đùi được nâng cao hơn và mu bàn chân tiếp xúc với cầu cách sân khoảng 60cm - 70cm. Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc với cầu, người chơi nhanh chóng di chuyển vào trung tâm san để dỡ cầu của đối phương đá sang. Kỹ thuật phát cầu cao chân nghiêng mình TTCB: Gần giống tư thế phát cầu thấp chân nghiêng mình. Nhưng bàn chân trước hợp với đường biên ngang 1 góc 35 – 45 độ và mũi bàn chân cần đường giới hạn phát cầu khoảng 40cm - 50cm. Thân trên xoay sang phải (nếu chân phát cầu là chân phải) sao cho trục vai gần như vuông góc với đường biên ngang Thực hiện kỹ thuật động tác : Giống như động tác phát cầu thấp chân nghiêng mình nhưng chỉ khác là khi thực hiện thì cầu được tung cao hơn đầu chếch ra trước về phía
Tài liệu đính kèm: