SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non ở Trường Mầm non Hoa Sen

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non ở Trường Mầm non Hoa Sen

Có trách nhiệm với công việc được giao. Làm việc một mình hay nhóm cũng cần rèn luyện kỹ năng có trách nhiệm với công việc. Khi làm việc một mình, kết quả không tốt thì chỉ bạn là người chịu trách nhiệm, nhưng làm việc nhóm, nếu bạn ỷ lại hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ làm ảnh hưởng đến tập thể.

Khuyến khích và phát triển cá nhân. Đây là kỹ năng dành cho người trưởng nhóm. Một thủ lĩnh có bản lĩnh và năng lực là người biết cách khuyến khích, tạo động lực, điều kiện cho các thành viên trong nhóm phát triển cá nhân ngay trong nhóm của mình. Khi một cá nhân được khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển chính là động lực để họ cố gắng hơn trong công việc và thấy giá trị bản thân được nâng cao hơn.

Vô tư, ngay thẳng. Khi làm việc nhóm, bạn hãy bỏ qua ích kỷ cá nhân, tỵ nạnh tránh va chạm, mâu thuẫn với đồng đội. Nếu gặp tình huống thấy không hợp lý, hãy thẳng thắn góp ý ngay.

Ví dụ trong giờ hoạt động góc: Giáo viên là người hướng dẫn, dẫn dắt trẻ chon góc chơi phù hợp, khi trẻ về góc chơi thì những trẻ cùng 1 góc chơi đã là 1 nhóm chơi, lúc này trẻ cần biết hợp tác với các thành viên trong nhóm thông qua việc phân vai chơi, giao nhiệm vụ, thống nhất với nhau và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ, để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chính mà cả nhóm cùng hướng tới, ngoài việc phối hợp với các thành viên trong nhóm trẻ còn phải biết phối hợp, tạo liên kết giữa các góc chơi khác

 

doc 29 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1546Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non ở Trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ.
Cụ thể: Tuyên truyền phụ huynh tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục. 
Những cuộc họp do nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đi đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà trường mà có sự kết hợp. 
Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trước mặt con cái.
Bên cạnh đó, để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường vừa phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vừa phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã hội hướng vào một số công việc cụ thể sau đây:
Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong các tiết dạy, chương trình giáo dục. nhằm lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cơ bản với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Phát huy vai trò của người giáo viên, phổ biến kiến thức biện pháp giáo dục trẻ trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay.
Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn nghệ , thể dục thể thao, tham quannhằm góp phần phát triển thể chất, tình cảm và các kỹ năng xã hội
Tóm lại, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân có trình độ có kỹ năng.
2. Giải pháp 2: Giúp trẻ phát triển kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tại trường mầm non, gồm các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Xác định các kỹ năng cơ bản, nội dung kỹ năng mà giáo viên cần dạy trẻ
Đầu năm học, tôi tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục - Đào tạo phát động; qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng mục đích của phong trào đó là như thế nào, từ đó có các biện pháp để thực hiện tốt chương trình đã đề ra, biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội cho trẻ. Tham gia học BDTX mầm non Modul 39: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đồng thời nắm những kỹ năng cơ bản cần giáo dục cho trẻ, cụ thể:
- Kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác. Trước hết là những người thân yêu trong gia đình, trong lớp học và sau đó là con người trong cộng đồng, xã hội.
Dạy trẻ kỹ năng tự nhận thức cho trẻ khả năng sống nhân ái, đúng mực với mọi người. Ngoài ra, rèn luyện kỹ năng tự nhận thức cho trẻ còn giúp trẻ sớm hiểu đúng về mình, từ đó có những hành động, lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện hoàn cảnh thực tế và với yêu cầu của xã hội.
- Kỹ năng vận động: Kỹ năng vận động bao gồm vận động thô và vận động tinh. Vận động thô có trước, vận động tinh có sau.
Vận động thô là các vận động đòi hỏi sự phối hợp của các nhóm cơ lớn ở thân, cánh cay, chân và bàn chân. Gồm có các hoạt động như kéo, đẩy, ném, bắt, đá, đấm, chạy, nhảy,
Vận động tinh là các vận động đòi hỏi sự phối hợp của các nhóm cơ và dây thần kinh để thực hiện các động tác. Gồm có các hoạt động như cầm bút, viết, cắt dán, giữ thăng bằng,
Hầu hết các hoạt động thô chỉ diễn ra trong năm đầu đời. Sau khi bé đã phát triển và có nhận có nhận thức về bản thân, về sự vật sự việc thì mọi hoạt động của bé đều bao hàm cả yếu tố “thô” và “tinh”.
Vận động giúp cơ thể trẻ linh hoạt. Trong năm đầu đời, trẻ vận động nhiều thì nhanh biết bò, biết ngồi, biết đi. Khoảng 2 – 3 tuổi, bé biết kết hợp tai, mắt, chân tay để vận động trong nhiều trò chơi. Càng nhiều kết nối bé sẽ càng thông minh, lanh lợi hơn.
Vận động giúp kỹ năng xã hội của bé phát triển. Khi chơi các trò chơi tập thể, đông người, đòi hỏi bé giao tiếp tốt và có tinh thần hợp tác với các bạn.
- Kỹ năng giao tiếp: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Khả năng giao tiếp được hiểu như là kỹ năng truyền tải thông tin từ người này sang người khác với những công cụ để hỗ trợ đắc lực như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ dùng để viết, ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ. Đối với trẻ mầm non, giao tiếp không chỉ đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn để trẻ có được sự phát triển não bộ, tư duy.
Có 3 giai đoạn phát triển khả năng giao tiếp ở trẻ
Giai đoạn đầu tiên: từ 3 – 4 tuổi, trẻ sẽ bắt chước những hành vi và giao tiếp của những người xung quanh. Chính vì vậy, giáo viên và cha mẹ hãy có những ứng xử tích cực để trẻ có thể học hỏi một cách hoàn hảo nhất.
Giai đoạn thứ 2: Từ 4 – 5 tuổi, trẻ đã có sự phát triển tư duy bằng cách thể hiện được những suy nghĩ, nguyện vọng của bản thân đối với người xung quanh. Hãy tạo điều kiện tối đa để trẻ được giao tiếp.
Giai đoạn thứ 3: Từ 5 – 6 tuổi, trẻ biết sử dụng những câu chữ phức tạp có nhiều ngôn từ và ghi nhớ những từ ngữ một cách rõ ràng hơn. Bạn nên uốn nắn cách sử dụng từ ngữ cho trẻ trong thời điểm này để trẻ có được khả năng giao tiếp tốt nhất.
- Kỹ năng tự phục vụ: Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Tập những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu.  Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Một số nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ như: Trẻ tự rửa mặt, đánh răng trước khi đi ngủ và khi mới ngủ dậy, Trẻ biết rửa tay đúng cách bằng xà phòng, gấp chăn gọn gàng và để đúng nơi quy định sau khi ngủ dậy, sử dụng thành thạo thìa, đũa và tự mình ăn trong các bữa cơm, tự mình thay quần áo, đóng mở được nút áo, tự mang gaiyf dép, cất và để dung nơi quy định
- Kỹ năng tự vệ: Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.
Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.
Giai đoạn từ 3- 5 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ dễ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất trong lứa tuổi mầm non. Bởi ở giai đoạn này, trẻ thích khám phá nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới.
+-Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Nếu chỉ số IQ chỉ chiếm 25% trong sự thành đạt thì chỉ số EQ lại chiếm đến 75% sự thành đạt và hạnh phúc của một con người.
Vì thế, dạy trẻ “làm chủ” cảm xúc trước khi chúng “quản lý” chúng ta. Những cảm xúc tiêu cực thường gặp như: thất vọng, cáu gắt, lo lắng, bồn chồn, tức giận 
Sự thất vọng thường xuất hiện khi trẻ rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, cảm thấy bế tắc, không thể giải quyết được vấn đề, hoặc quá nhiều áp lực có thể dẫn đến lo lắng thái quá Khi có những cảm xúc tốt, trẻ sẽ có những tương tác tích cực; và ngược lại, những cảm xúc không tốt sẽ hướng trẻ đến những hành động tiêu cực.
- Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm: Hợp tác là một kỹ năng quan trọng để trẻ có được thành công trong cuộc sống.  Trẻ cần phải hiểu từ sớm rằng việc hợp tác với người khác sẽ mang lại những giá trị to lớn hơn trong bất kỳ một hoạt động nào, từ việc chơi trò chơi cho đến việc giải các bài tập, các vấn đề khó khăn trẻ gặp phải khi đi học. Bên cạnh đó, việc biết hợp tác với người khác còn giúp trẻ trở thành người giao tiếp tốt, biết tôn trọng người khác và có lòng trắc ẩn. Luyện tập kỹ năng hợp tác cho trẻ như: biết lắng nghe, biết chia se, làm việc theo nhóm
Rèn luyện cho trẻ kỹ năng hợp tác là tạo cơ hội cho trẻ học tập từ bạn bè, học cách giao tiếp, đàm phán, chia sẻ và lắng nghe. Biết kết hợp tốt với những người xung quanh, trẻ sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn so với việc đi một mình một hướng.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Một trong những bước quan trọng nhất khi dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề là bạn phải tập cho  trẻ xác định mục tiêu: Đây là bước quan trọng nhất, chiếm 50% thời gian của toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề. Việc xác định mục tiêu chính xác giúp bé tiết kiệm thời gian, nguồn lực, tư duy. Khi dạy con đặt mục tiêu bạn cần phải: Định nghĩa mục tiêu một cách cụ thể, chi tiết, Đo đạt hiệu quả của mục tiêu, thời gian thực hiện mục tiêu. Qua việc này, bé cũng sẽ biết cách lập kế hoạch thực hiện giải quyết vấn đề chính xác, Bước này nhằm đảm bảo tính chính xác cho toàn bộ quá trình. Các mục tiêu cần xác định:
Mục tiêu ngắn hạn: Mục tiêu cần giải quyết trước mắt, tức thời
Mục tiêu dài hạn: Mục tiêu liên quan đến mục tiêu trước mắt
Mục tiêu tiên quyết: Mục tiêu quan trọng nhất, có ý nghĩa lâu dài, đích đến cần đạt được của quá trình giải quyết vấn đề .
Biện pháp 2: Cụ thể hóa nội dung đưa ra phương pháp giáo dục, rèn luyện, phát triển từng kỹ năng cần dạy trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một phần trong công việc hàng ngày của giáo viên mầm non. Việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh, hòa đồng với bạn bè và trở nên tự tin hơn trước khi các em bước vào lớp 1
- Phát triển kỹ năng tự nhận thức cho trẻ bao gồm:
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ thông qua những câu nói hoàn chỉnh hoặc những từ ngữ ngắn gọn để miêu tả, gọi tên mình để chào hỏi, gọi tên các bạn
Kỹ năng nhận biết hình ảnh và liên hệ sự vậtnhận biết người quen, sự vật từ ký ức, hiện tại. Trẻ có khả năng nhận biết ra người quen và những sự vật quen thuộc từ những câu truyện, hình ảnh mà trẻ tiếp xúc.
Kỹ năng lắng nghe: phản ứng với âm thanh và hình ảnh mà trẻ thu nhận 
được.
Kỹ năng tập trung chú ý: biểu lộ nét mặt, cử chỉ đối với hoạt động, hình ảnh cụ thể ( vd: cười sung sướng, kêu khóc, tỏ ra sợ hãi)
Một trong những hình thức đánh giá sự tư duy và sự phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ là thông qua các hành động của các em: ngôn ngữ hình ảnh và cử chỉ. Ví dụ như các tác phẩm nghệ thuật hay những bức tranh vẽ của các em từ những năm đầu đời thể hiện rất rõ rệt về sự nhận thức của từng trẻ và tâm tư, sự phát triển về cảm xúc của trẻ có tích cực hay không tích cực
Những kỹ năng cần có để phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ cần có kỹ năng thu nhận thông tin từ môi trường xung quanh: quan sát, chú ý lắng nghe và nhận biết hình ảnh từ những môi trường xung quanh đó..đòng thời có khả năng ghi nhớ những hình ảnh , màu sắc.
Ngoài ra trẻ còn có khả năng thực hiện các hành động, công việc theo chỉ dẫn và khả năng sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ và điệu bộ đê thực hiện các hoạt động giao tiếp, và thực hiện các hoạt động học tập, giao lưu với các bạn
- Cách đánh giá khả năng phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ
+ Thông qua sự thể hiện cảm xúc của trẻ: trẻ có vui vẻ, cảm thấy tin cậy, cảm xúc an tâm an toàn trong môi trường của trẻ hiện tại hay không?
+ Sự tương tác với các trẻ khác và môi trường xung quanh: trẻ vận động như thế nào? Sử dụng ngôn ngữ, điệu bộ, cử chỉ ra làm sao?
+ Phản ứng của trẻ với các hình ảnh, ký ức và tiếng nói. Điều này rất quan trọng với phụ huynh và giáo viên. Trẻ có phản ứng tich cực với những hình ảnh, tiếng nói mang tiếng tích cực và ngược lại. Vì vậy, khi giao tiếp với trẻ cần chú ý đến nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, giọng nói và khoảng cách với trẻ.
+ Miêu tả, và diễn đạt thông tin thông qua sự lặp lại: đồng dao, các bài hát vần điệu lặp đi lặp lại, truyện có hình ảnh nội dung lặp đi lặp lại. Ở lứa tuổi mầm non có rất nhiều bài hát,bài ca dao, câu truyện, bộ phim hoạt hình vô cùng đơn giản nhưng lại gây ra cảm xúc mãnh liệt ở trẻ bởi có thể trẻ tìm thấy sự đồng cảm trong những nhân vật đó và với trí nhớ ngắn hạn của trẻ, trẻ không thể nào ghi nhớ được lượng thông tin lớn, nên những bài hát, câu truyện, bộ phim hoạt hình ngắn gọn đơn giả, có sự lặp đi lặp lại là cách tốt nhất để phát triển kỹ năng tự nhận thức của trẻ.
- Sự phát triển nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ:
+ Thông qua sự lắng nghe, cách hiểu và cách nhận biết được của trẻ
+ Khả năng nhận biết, phân biệt, phân loại và khái quát hóa về sự vật. Đây là con gì? Có màu sắc ra sao? Nó đang làm gì? Trẻ có thể phân loại được đâu là con mèo, đâu là con chó
+ Trải nghiệm về thế giới xung quanh thông qua: hình ảnh màu săc, âm thanh, ngôn ngữ, con số, sự liên hệ giữa sự vật và hiện tường, miêu tả.
Ví dụ: màu sắc, con số, các bước của trò chơi, vẽ, sử dụng bút chì
- Phát triển kỹ năng vận động: Hãy lên thời khóa biểu một số hoạt động của bé như tập thể dục, giờ hoạt động thể chất, trò chơi vận động: đá bóng, chơi thể thao. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, một hành động được lặp đi lặp lại liên tục sau 21 ngày sẽ trở thành một thói quen. Vậy cha mẹ hãy tạo ra một thói quen vận động tốt cho trẻ. Đến giờ bé sẽ tự giác đi tập thể dục hoặc đi đá bóng mà không cần phải có người nhắc nhở hay lôi kéo. Ví dụ: giờ tập thể dục sáng bắt đầu khi có hiệu lệnh xắc xô báo hết giờ chơi tự do ở các vào góc buổi sáng, lúc này trẻ nghe tiếng xắc xô sẽ tự động ra xếp hàng chuẩn bị cho giờ thể dục sáng.
Việc phát triển vận động còn dễ dàng lồng ghép trong mọi hoạt động mà giáo viên thường xuyên tổ chức như hoạt động chung, hoạt động ngoài trời. Thông qua tiết dạy giáo viên củng cố lại bài học bằng trò chơi vận động (giúp thay đổi trạng thái hoạt động), trò chơi tĩnh (rèn luyện các vận động tinh như tô màu, xếp, dán)
Cô và trẻ có thể cùng nhau tạo ra các đồ chơi nho nhỏ bằng các thao tác cắt dán, ghép nối, thắt nút, dính keo, Đây cũng là cách mà cha mẹ cung cấp học liệu cho trẻ bằng trực quan sinh động. Bé sẽ học được cách làm một cái chong chóng giấy, làm một ngôi nhà nhiều màu sắc hay làm mấy bông hoa hay đơn giản là xâu các hạt vòng thành một chuỗi Bạn có thể thành lập một nhóm phụ huynh, tập hợp một vài đứa trẻ lại để cùng làm các hoạt động sáng tạo trò chơi. Tương tác chính là điều kiện tuyệt vời cho các bé thể hiện khả năng. Sự khéo léo của đôi tay sẽ nhân lên đáng kể, cùng với đó là sự phát triển của các kỹ năng quan sát, sắp xếp và tạo hình.
Một cách phát triển vận động khác như: Vận động theo nhạc, là phối hợp giữa âm nhạc và các hoạt động của cơ thể như múa, hát, nhảy, biểu diễn nghệ thuật,.. Những hoạt động này giúp trẻ nâng cao khả năng cảm nhận âm nhạc đồng thời tạo ra sự phấn chấn ham hoạt động. Để đảm bảo các vận động có hiệu quả, nên lựa chọn những động tác đơn giản và âm nhạc có tiết tấu không phức tạp.
Vận động theo nhạc thường là các hoạt động trên lớp. Bé được thực hiện vận động cùng bạn bè dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Cô sẽ có những bài tập phù hợp lứa tuổi, đòi hỏi bé phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển. Một mặt sẽ phát huy sự tích cực của trẻ, mặt khác sẽ làm bộc lộ năng khiếu mà trẻ có.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp: Cho trẻ giao tiếp nhiều hơn và tạo ra nhiều hoạt động mới mẻ
Đầu tiên, hãy hạn chế trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính bảng, điện thoại, Những hình ảnh quá nhanh trên tivi làm giảm tính tập trung ở trẻ. Những trò chơi trên điện thoại sẽ khiến khả năng giao tiếp bị hạn chế. Nhưng nếu bạn sáng tạo ra những hoạt động hay với máy tính bảng và điện thoại thì chắc chắn bé sẽ rất phấn khích. Các bé có khả năng ghi nhớ hình ảnh rất tốt. Hãy tạo ra các album ảnh trên máy tính theo chủ đề, mỗi bức ảnh hãy tạo ra một câu chuyện thú vị, kể cho bé nghe, sau đó hãy nói bé ghi nhớ và kể lại. Ví dụ, với một bức ảnh tập thể của cả lớp mà bé dần dần nhớ hết mặt từng người và những thông tin về người đó thông qua các câu chuyện
Tổ cức các chuyến đi thăm quan các bảo tàng, các khu công viên, những vườn rau, những thắng cảnh đẹp Cô và trẻ cùng nhau chụp ảnh lại những nơi bé đã khám phá. Những trải nghiệm này bổ sung kiến thức cho bé, giúp kích thích não bộ phát triển, các dây thần kinh cũng trở nên nhạy bén hơn. Đó sẽ là những chiến tích mà bé sẽ thao thao bất tuyệt suốt ngày đêm để khoe với bạn bè và người thân.
Cũng như các hoạt động về lễ nghĩa như chào hỏi, xin phép, xin lỗi, hãy tạo điều kiện để bé có thể thực hiện hàng ngày. Sau một thời gian lặp đi lặp lại, bé sẽ tự có phản xạ khi gặp người lớn. Bé cũng dần trở nên bình tĩnh, tập trung và tự tin hơn khi giao tiếp.
Chương trình giáo dục mầm non có nhiệm vụ giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp của mình thông qua những trò chơi chung như đóng kịch. Qua đó, trẻ sẽ học cách đóng vai trò của mình trên sân khấu và sống như một người khác trong vở diễn của mình. Đồng thời, cho con chơi những trời chơi phát triển tư duy và trí tuệ. Chúng ta có thể thông qua các hoạt động này mà nhẹ nhàng lồng ghép kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Với những cuốn truyện tranh, thơ ca, ngoài việc dạy trẻ kể theo nội dung tranh hay đọc thơ theo tranh, thì ngoài ra cô cũng có thể khuyến khích bé đọc sách và giữ gìn sách bằng các trò chơi nhỏ. Cô sẽ kể sai một vài chi tiết để xem bé có nhận ra không, hoặc cô có thể cùng trẻ sáng tạo ra một kết thúc mới mà bé thích. Một điều quan trọng nữa là hãy hướng cho bé luôn suy nghĩ tích cực và lạc quan thông qua các câu chuyện. Chúng ta sẽ ngạc nhiên khi nhận ra ngôn ngữ của bé tiến bộ nhanh chóng và bé sẽ luôn có thái độ tích cực khi gặp bất cứ vấn đề gì.
- Phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ giáo viên cần nắm:
+ Cần nói chuyện với trẻ một cách thường xuyên trong quá trình dạy dỗ.
 + Gọi tên trẻ thường xuyên, dạy trẻ cách xưng hô bằng tên với những người khác.
+ Khuyến khích trẻ bắt chước phát âm và mở rộng vốn từ vựng.
+ Làm mẫu cho trẻ và rèn luyện trẻ nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào tạm biệt,
+ Thường xuyên áp dụng những đồ dùng học tập và trò chơi để phát triển kỹ năng giao tiếp.
+ Hướng dẫn cho trẻ biết hỏi và sử dụng câu hỏi một cách đúng đắn nhất.
+ Cho trẻ chơi những trò chơi dân gian để gắn kết tình cảm giữa cô trò với nhau.
+ Cùng trẻ xem tranh, đọc sách để trẻ học cách giao tiếp bằng những cử chỉ, ánh mắt.
+ Áp dụng các chú rối để dạy trẻ cách giao tiếp.
+ Cho trẻ giao tiếp với những người xung quanh để trẻ mạnh dạn hơn.
Trang bị cho trẻ kỹ năng giao tiếp là điều rất quan trọng mà những giáo viên mầm non nên ghi nhớ
- Phát triển kỹ năng tự phục vụ, tự vệ: Việc rèn luyện kĩ năng sống tự phục vụ bản thân ngay từ nhỏ là vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non. Nếu các con không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, tham gia hoạt động lao động nhẹ nhàng
Bên cạnh việc tự phục vụ trẻ còn cần có các kiến thức, kỹ năng tự vệ, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân trước những sự vật, sự việc, hiện tượng nguy hiểm cho bản thân. Kỹ năng bảo vệ bản thân là một trong những kỹ năng xuất hiện sớm, được hoàn thiện trong một quá trình lâu dài và theo chúng ta trong suốt cuộc đời. Do vậy, việc rèn luyện cho con kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp con tự tin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại. Việc lồng ghép kỹ năng tự vệ giáo viên cũng dễ dàng lồng ghép trong các hoạt động giáo dục hay hoạt động mọi lúc mọi nơi. Ví dụ: Khi kể xong câu chuyện “Cô bé

Tài liệu đính kèm:

  • docNguyen Thi Tam.doc