SKKN Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh Đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh Đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ

Ở Mĩ thuật, phương pháp vấn đáp được sử dụng nhiều. Phương pháp vấn đáp kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vào bài vẽ của mình. Hoặc giáo viên có thể phát phiếu học tập và cho học sinh thảo luận nhóm để lĩnh hội kiến thức mới.

b4: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung

- Mỗi đề tài có nhiều nội dung khác nhau. Có hiểu được nội dung đề tài, học sinh nhớ lại, tưởng tượng được những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài vẽ. Ở phần này, giáo viên nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi cụ thể từ dễ đến khó, có liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề để giúp học sinh tìm hiểu và tiếp cận với đề tài. Tránh những câu hỏi khó (nên dùng phương pháp gợi mở gây hứng thú để lôi cuốn học sinh trả lời các câu hỏi và tìm hiểu nội dung bài).

Câu hỏi nên gắn với các hình minh họa (tranh, ảnh).

- Tranh, ảnh dùng để minh họa cần có nét điển hình, tiêu biểu giúp học sinh tiếp cận nhanh với nội dung đề tài.

- Khi học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên cần bổ sung, định hướng để học sinh hiểu và trả lời đúng câu hỏi, sát với nội dung.

- Cần dành thời gian hợp lý cho phần tìm, chọn nội dung đề tài ở các bài vẽ tranh.

b5 : Hướng dẫn học sinh sắp xếp hình ảnh (bố cục) trong tranh.

- Nếu không có tranh minh họa và sự phân tích, gợi ý của giáo viên, học sinh sẽ rất lúng túng khi thực hành. Vì thế, giới thiệu và phân tích cách sắp xếp hình ảnh ở từng bức tranh để học sinh quan sát, nhận thức là việc làm hết sức cần thiết. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lời giảng và tranh minh họa nhằm gợi ý để học sinh suy nghĩ, nhớ lại những hình ảnh có liên quan đến nội dung (người, vật, nhà cửa, cây cối,.có thể vẽ vào tranh).

 

doc 22 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3276Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú trong giờ vẽ tranh Đề tài cho học sinh lớp 2 trường TH Hoàng Văn Thụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng vẽ tranh. Vì vậy, khi giảng dạy phân môn Vẽ tranh giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt và khai thác tính ngôn ngữ, tính thẩm mĩ của tranh, ảnhHướng dẫn cho học sinh tìm hiểu vẻ đẹp về bố cục, hình mảng, màu sắc của bức tranh, chánh hướng dẫn chung chung. Biết vận dụng hình thức tổ chức và phương pháp phù hợp để phát huy năng lực, tính năng động sáng tạo của từng đối tượng học sinh. Phải tìm tòi, sáng tạo, có vốn kiến thức sâu, rộng về môn Mĩ thuật. Sưu tầm được nhiều tranh ảnh phong phú, đẹp, sinh độngliên quan bài học. Hơn nữa, đây là môn nghệ thuật học sinh yêu thích nên hưởng ứng, tham gia rất tích cực. Khi giảng dạy có sử dụng những hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú sẽ tăng hứng thú, hấp dẫn học sinh tham gia vào học tập. Tạo ra cho các em một sân chơi lành mạnh, bổ ích tổ chức lồng ghép trò chơi phù hợp, tạo không khí sôi nổi, thoái mái. Hình thành năng lực học tập, phát huy tính năng động sáng tạo, phát triển tư duy trừu tượng cho các em. Học sinh tiểu học nói chung và học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ nói riêng, các em còn thích khám phá, tò mò thích tìm tòi những cái mới. Khi được giới thiệu về tranh ảnh, các em luôn muốn quan sát, ngắm nhìn, muốn tự mình tìm hiểu và lĩnh hội những kiến thức. Từ đó, làm phát huy tính năng động sáng tạo, hình thành năng lực học tập, tạo cho học sinh thói quen tự trao đổi với bạn bè, với thầy cô về những điều đã lĩnh hội được. Luôn tự tin thể hiện tranh vẽ, những sáng tạo, những cảm xúc riêng vào tác phẩm nghệ thuật của bản thân.
Vào đầu năm học 2017 - 2018 , tôi khảo sát thấy kết quả bài vẽ của học sinh khối lớp 2 của trường TH Hoàng Văn Thụ kết quả như sau:
Lớp
Số HS
Bài vẽ đẹp, có sáng tạo
Bài vẽ đạt, chưa có sáng tạo
Bài vẽ chưa đạt yêu cầu
Hứng thú
Không hứng thú
2A
30
4
13.3 %
21
70 %
5
16,7%
23
76,7%
7
23,3%
2B
11
3
27.3%
7
63,6%
1
9,1%
8
72,7%
3
27,3%
2C
15
3
20%
9
60%
3
20%
12
80%
3
20%
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
- Tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm tạo hứng thú, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Vẽ tranh cho học sinh lớp 2.
- Nhằm phát huy hình thức tổ chức và phương pháp dạy học mới, khắc phục những yếu điểm của hình thức và phương pháp dạy học cũ. 
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về vẽ tranh, biết vận dụng linh hoạt các kĩ năng và tư duy sáng tạo khi vẽ tranh. Phát huy năng lực học tập, tính 
năng động, sáng tạo của học sinh.
- Hình thành cho học sinh kĩ năng tự giác học tập. Từ đó, tạo môi trường cho các em sinh hoạt tập thể, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
- Nhằm tạo sân chơi lành mạnh “Học mà chơi, chơi mà học”. Tạo hứng thú, kích thích các em tham gia vào hoạt động học tập.
- Biết sử dụng ngôn ngữ của hội họa là bố cục, đường nét, hình khối, ánh sáng, màu sắc, có khả năng thể hiện cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. Phát triển khả năng quan sát, nhận xét, tư duy, tưởng tượng, óc sáng tạo cho học sinh.
- Nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về hội họa, tăng cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Việc gây hứng thú cho học sinh là một việc rất cần thiết trong giờ vẽ tranh đề tài. Nếu giáo viên gây hứng thú cho học sinh tốt thì sẽ gây cho học sinh đam mê học tập của mình. Vì việc hứng thú nó đem đến tình huống có vấn đề, sau đó học sinh sẽ quan tâm đến những vấn đề đó để giải quyết trong suốt quá trình của tiết học, nên việc gây hứng thú tự học trong giờ vẽ tranh cho học sinh sẽ được nâng cao.
Trong học tập hay bất kì công việc gì thì hứng thú là một thái độ rất quan trọng, nó thúc đẩy tiến trình công việc hiệu quả hơn, năng suất và nhẹ nhàng hơn.
Đã là hứng thú, nghĩa là hứng khởi và thích thú đối với môn học. Những xúc cảm, thái độ chỉ có thể hình thành dưới sự dẫn dắt của người thầy mà kết quả của nó là hệ quả của rất nhiều yếu tố như: cách tổ chức tiến hành bài giảng, hình thức hoạt động, công cụ trực quan, phương tiện dạy học, giọng nói và cả khả năng khuấy động lớp học.
Tuy nhiên để có thể thực hiện, áp dụng nó vào bài dạy cụ thể thì trước hết chúng ta phải hiểu được con đường để hình thành nên sự hứng thú. Thứ nhất đó là sự hấp dẫn một cách tự phát không vì bất cứ lí do gì, trường hợp này trong quá trình giảng dạy Mĩ thuật chúng ta có bắt gặp nhưng không nhiều, có lẽ là vì ngôn ngữ của Mĩ thuật khá trừu tượng. Thứ hai đó là sự hấp dẫn về hình thức khiến người ta say mê khám phá dẫn đến nhận thức về bản chất của sự vật. Thứ ba là từ chỗ hiểu được ý nghĩa của đối tượng mà dẫn đến bị hấp dẫn lôi cuốn, đây là trường hợp mà chúng ta bắt gặp nhiều nhất trong quá trình giảng dạy.
Để thực hiện những việc trên qua thực tế giảng dạy tôi tìm ra được một số biện pháp nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong phân môn Vẽ tranh cho học sinh lớp 2 như sau:
b1. Giáo viên cần phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học. 
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất quan trọng, bởi đồ dùng dạy học là sự hiển diện của kiến thức, có khả năng lột tả những gì trìu tượng nhất mà kênh chữ và lời diễn tả ít hiệu quả. Đôi khi lời nói lại không có tác dụng đối với học sinh. Đồ dùng dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh đối với môn Mĩ thuật nhất là học sinh lớp hai. Đồ dùng không thể thiếu được trong bất kì tiết học nào của bài học, người giáo viên chuẩn bị đồ dùng chu đáo, thích hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng hiệu quả và hứng thú say mê học tập của các em. Vậy cần chuẩn bị đồ dùng như thế nào để các tiết học đạt hiệu quả cao. Tôi đã mạnh dạn đưa ra ý kiến như sau :
+ Để làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các bài vẽ tranh, tốt nhất là sử dụng tranh vẽ của học sinh. Các tranh này phải có những nét điển hình để có thể giúp cho giáo viên khai thác phục vụ tốt cho bài dạy, gồm 3 loại : loại tốt, loại trung bình và loại chưa đạt yêu cầu. 
+ Trước khi sử dụng, giáo viên cần suy nghĩ, tìm hiểu nội dung của từng bức tranh, tránh sử dụng tranh mẫu một cách hời hợt hoặc tùy tiện, thiếu cân nhắc.
+ Ngoài các tranh mẫu, giáo viên cần chuẩn bị hình gợi ý cách vẽ theo yêu cầu cụ thể của từng bài.
+ Giáo viên cần luyện tập thành thục cách vẽ bảng và kết hợp vẽ bảng với phương pháp dạy học một cách hợp lí để giúp cho học sinh tiếp thu tốt và dễ dàng hơn.
b2. Gây hứng thú ngay khi vào phần giới thiệu bài.	
 	Đối với từng khối lớp khác nhau tôi chọn cách vào bài phù hợp có thể dùng những bài hát, trò chơi, câu đố, những hình ảnh liên quan đến bài học. 
Ví dụ 2: Khi dạy đề tài vẽ tranh đề tài con vật 
Tôi cho một học sinh lên bảng và làm các động tác về các con vật mà các em biết hoặc câu đố, hát một bài về con vật, tranh ảnh về con vật...
Câu đố: “Con gì ăn no
 Bụng to mắt híp
 Mồm kêu ụt ịt
 Nằm thở phì phò
 Hỏi là con gì?”(Con lợn)
Như vậy việc giới thiệu đối với một bài mới rất cần thiết và càng cần thiết hơn nếu người giáo viên tìm được cách giới thiệu gây được sự kích thích, hứng thú đối với học sinh. Vậy để làm được điều này người giáo viên trước hết phải tìm hiểu kỹ bài dạy, xem xét, tìm ra cách lạ cách hay gây ấn tượng và cụ thể hơn là cách chọn những hình ảnh phù hợp liên quan đến bài học.
 b3: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong phát hiện kiến thức mới. 
Tạo hứng thú bằng cách đặt những câu hỏi khơi gợi thông tin, kích thích tính tò mò của học sinh.
Mỗi giáo viên có một cách khai thác bài khác nhau, có thể cho các em khai thác trên tranh ảnh, hoặc đặt câu hỏi trả lời.
Ở Mĩ thuật, phương pháp vấn đáp được sử dụng nhiều. Phương pháp vấn đáp kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vào bài vẽ của mình. Hoặc giáo viên có thể phát phiếu học tập và cho học sinh thảo luận nhóm để lĩnh hội kiến thức mới.
b4: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung
- Mỗi đề tài có nhiều nội dung khác nhau. Có hiểu được nội dung đề tài, học sinh nhớ lại, tưởng tượng được những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài vẽ. Ở phần này, giáo viên nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi cụ thể từ dễ đến khó, có liên quan trực tiếp đến nội dung chủ đề để giúp học sinh tìm hiểu và tiếp cận với đề tài. Tránh những câu hỏi khó (nên dùng phương pháp gợi mở gây hứng thú để lôi cuốn học sinh trả lời các câu hỏi và tìm hiểu nội dung bài).
Câu hỏi nên gắn với các hình minh họa (tranh, ảnh).
- Tranh, ảnh dùng để minh họa cần có nét điển hình, tiêu biểu giúp học sinh tiếp cận nhanh với nội dung đề tài.
- Khi học sinh trả lời chưa đúng, giáo viên cần bổ sung, định hướng để học sinh hiểu và trả lời đúng câu hỏi, sát với nội dung.
- Cần dành thời gian hợp lý cho phần tìm, chọn nội dung đề tài ở các bài vẽ tranh.
b5 : Hướng dẫn học sinh sắp xếp hình ảnh (bố cục) trong tranh.
- Nếu không có tranh minh họa và sự phân tích, gợi ý của giáo viên, học sinh sẽ rất lúng túng khi thực hành. Vì thế, giới thiệu và phân tích cách sắp xếp hình ảnh ở từng bức tranh để học sinh quan sát, nhận thức là việc làm hết sức cần thiết. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lời giảng và tranh minh họa nhằm gợi ý để học sinh suy nghĩ, nhớ lại những hình ảnh có liên quan đến nội dung (người, vật, nhà cửa, cây cối,...có thể vẽ vào tranh).
- Cần lưu ý học sinh cách chọn hình ảnh chính, hình ảnh phụ và cách sắp xếp các hình ảnh đó sao cho hợp lí, cân đối, có trọng tâm, rõ nội dung. Tùy theo từng bài mà chọn hình ảnh và sắp xếp bố cục cho phù hợp, tránh rườm rà hay sơ sài đơn điệu.
- Việc hướng dẫn, gợi ý cách bố cục bức tranh cho hợp lý là rất cần thiết, nhưng để học sinh vẽ được tranh đẹp, tốt nhất là sau khi gợi ý chung hãy để các em vẽ tự do vẽ theo khả năng của mình, tránh bắt buộc các em vẽ theo khuôn mẫu hoặc theo ý chủ quan của giáo viên.
- Luôn nhắc nhở học sinh vẽ theo cảm nhận, không bắt chước, không sao chép tranh của bạn, của tranh mẫu.
b6 : Hướng dẫn học sinh vẽ màu
- Màu sắc luôn luôn hấp dẫn, lôi cuốn đối với học sinh tiểu học. Vẽ màu là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và lí trí, tạo nên "linh hồn" và vẻ đẹp của bức tranh. Khi hướng dẫn học sinh vẽ màu, giáo viên cần giới thiệu cách sử dụng các chất liệu như : bút dạ, sáp màu, màu nước,...thông qua việc giới thiệu cách vẽ màu của các bức tranh và cách phạm thị của giáo viên.
- Học sinh tiểu học rất thích vẽ màu nguyên chất và vẽ màu theo bản năng. Nếu sự tác động của giáo viên không đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới học sinh và làm mất đi những màu sắc trong sáng và ngây thơ của các em. Chính vì thế việc hướng dẫn vẽ màu cần khéo léo và mang tính chất gợi ý, động viên khích lệ, tránh ép buộc học sinh vẽ màu theo ý của giáo viên hoặc bắt trước các tranh mẫu.
- Để học sinh vẽ màu tự do theo ý thích, chắc chắn các em sẽ phát huy được năng lực của bản thân và bộc lộ rõ cá tính của mình. Song nếu không có sự quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên thì nhiều học sinh sẽ bị lúng túng, vẽ màu sẽ bị quá lòe loẹt hoặc tối xỉn hay sử dụng những màu không ăn nhập với nhau.
- Nếu trong một lớp nhiều học sinh không có màu giáo viên có thể cho các em thể hiện bài vẽ theo nhóm hoặc ngồi theo nhóm và sử dụng chung màu. Làm như vậy thì tất cả các em đều được sử dụng màu và hoàn thành bài vẽ.
b7:Tạo hứng thú cho học sinh khi nhận xét, đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn. 
Khi đánh giá tranh vẽ của các em cần phải dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi. Không nên áp đặt lấy tiêu chuẩn đánh giá tranh vẽ của người lớn để đánh giá các em. Dựa trên những yếu tố có thể phân loại và đánh giá đúng với khả năng riêng của từng em để khích lệ học sinh học tập là chủ yếu. 
Khi đánh giá cần căn cứ vào yêu cầu của bài học, động viên khuyến khích các em có tính sáng tạo. Những em học sinh yếu không nên chê bai quá nhiều, mà chỉ nên nhắc nhở, động viên và tìm những điểm tốt dù là nhỏ nhất khen để bài sau các em cố gắng vẽ tốt hơn. Như vậy mới tạo ra cho các em sự tìm tòi, hứng thú say mê và thể hiện cái mới sáng tạo trong bài vẽ của mình. 
Khi kết thúc giờ học, giáo viên treo tranh của học sinh để học sinh tự nhận xét những bài vẽ tốt, qua đó kích thích các em cố gắng trong bài học của mình còn những bài chưa đẹp các em có thể rút ra kinh nghiệm cho bài học sau.
Hình ảnh HS nhận xét bài vẽ của bạn
b8. Tổ chức lồng ghép các trò chơi, hội thi phù hợp.
Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh được thực hiện ở tất cả các môn học. Đối với việc giảng dạy môn Mĩ thuật càng yêu cầu vận dụng phương pháp này một cách hợp lý để phát huy tính sáng tạo của các em.
Môn Mĩ thuật là một môn học nghệ thuật. Vì vậy giáo viên phải tổ chức sao cho giờ học nhẹ nhàng thoải mái mang tính nghệ thuật và có thể tổ chức bằng nhiều hình thức như lồng ghép trò chơi. Lồng ghép trò chơi không chỉ kích thích các em hoạt động mà còn giúp các em phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua việc tái tạo nội dung, hình tượng, tiếng kêu, tiếng động để xây dựng hình ảnh của bài vẽ.
Khi sử dụng trò chơi tuỳ theo từng bài giáo viên có thể áp dụng lồng ghép.
Giáo viên phải biết lồng ghép đúng tùy từng nội dung của các bài học có thể ở phần mở bài, thực hành hay ở cuối bài học.
Trò chơi trong bài : Vẽ tranh chân dung
- Mục tiêu: Rèn luyện trí nhớ và vận dụng đồng dao vào bài vẽ tranh chân dung.
- Với trò chơi này giáo viên có thể tổ chức vào thời gian đầu của hoạt động thực hành để tạo sự thoải mái thích thú thoải mái khi bước vào thực hành.
- Chuẩn bị: Lời đồng dao, bảng con, phấn trắng
- Cách chơi: Khi nghe giáo viên đọc từng câu đồng dao học sinh vẽ một chi tiết trên khuôn mặt em nào vẽ nhanh, vẽ đẹp sẽ thắng.
Lời đồng dao: 
Đi vòng quanh chợ (vẽ khuôn mặt) 
Trời mưa lăn phăn (vẽ tóc) 
S đi chợ (vẽ mũi) 
Mua hai hòn bi (vẽ đôi mắt) 
 Mua đôi bút chì (vẽ hai lông mày) 
Mua cái bánh mì (vẽ môi)
Mua bánh tai voi (vẽ hai tai)
Mua đôi quả chuối (vẽ hai bím tóc)
Trong túi có tiền
Mua liền cặp sách	
Hình ảnh HS tham gia trò chơi
Trò chơi : Đoán tên con vật:
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng quan sát nhanh.
- Chuẩn bị: Tranh khổ A2 vẽ các con vật chưa hoàn chỉnh, phấn trắng.
- Cách chơi: Chơi trong lớp học, chia thành 2 dãy bàn, khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, mỗi dãy bàn quan sát tranh minh hoạ một số hình vẽ con vật chưa hoàn chỉnh, thời gian là 2 phút, sau đó cử thành viên lên bảng viết tên các con vật, dãy bàn nào viết nhanh, nhiều và đúng sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 3: Tìm bố cục
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng lựa chọn bố cục trong các bài vẽ cho học sinh .
- Chuẩn bị: 2 bộ hình bằng bìa cứng, mỗi bộ có 3 cách sắp xếp bố cục khác nhau: to, nhỏ, vừa, hồ dán, nam châm.
Cách chơi:
- Chọn 2 đội, mỗi đội gồm 3 học sinh .
- Giáo viên phát cho mỗi đội 1 bộ gồm 3 cách sắp xếp, yêu cầu lựa chọn các cách sắp xếp không cân đối và cân đối dán lên bảng.
- Khi có hiệu lệnh của Giáo viên các đội dán lên bảng các cách sắp xếp theo yêu cầu, đội nào nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 4: Tập làm giám khảo 
- Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học.
- Chuẩn bị: - Sản phẩm của học sinh sau tiết học( 4 bài vẽ của học sinh )
- Kẹp treo tranh; Nam châm.
Cách chơi:
- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm lên bảng hoặc bàn và cử 1 đại diện lên nhận xét về nội dung đề tài, cách sắp xếp hình ảnh trong tranh, nhận xét về màu theo cảm nhận của các em. Nhóm nào nhận xét hợp lý sẽ thắng cuộc.
Trò chơi 5 : Ghép hình 
- Mục tiêu : Rèn kĩ năng sáng tạo và xây dựng được đề tài riêng.
- Chuẩn bị : Các mảnh ghép là hình ảnh có liên quan đến bài học
Ví dụ bài : Vẽ tranh đề tài Vườn cây 
- Chuẩn bị : Các mảnh ghép là các hình vẽ thân cây, tán lá, hoa, quả,..của từng loại cây khác nhau và một số hình ảnh phụ như: hàng rào, mặt trời, mây, con vật, con người, cỏ, hoa, mỗi một loại hình đều có những mảnh ghép có kích thước và màu sắc khác nhau đã được gắn keo hai mặt. Giấy A4
Cách chơi : Chia lớp thành 3 nhóm (nhóm 2 em), sau thời gian 2 phút nhóm nào gắn nhanh và thành bức tranh rõ nội dung đề tài nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Trò chơi : Vẽ màu vào tranh
- Để rèn kĩ năng vẽ màu cho học sinh chúng ta nên dành thời gian vào cuối các tiết học vẽ tranh, lồng ghép trò chơi như sau :
- Gần cuối giờ học để tạo sự tự tin chủ động cho các em, giáo viên tổ chức trò chơi “Tô màu theo hình vẽ ”. Giáo viên chuẩn bị 4 bức tranh trên giấy (đơn giản về đường nét) chia lớp thành 4 nhóm (nhóm 2 em) và cho các nhóm thi đua tô màu nhanh đẹp, phù hợp. Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi. Sau thời gian 2 phút nhóm nào vẽ màu nhanh và hoàn thành hơn nhóm đó thắng cuộc.
Trò chơi : Vẽ tiếp sức
Ví dụ 1: “ Tiếp sức hoàn thành các bước vẽ tranh”.
+ Giáo viên chuẩn bị :
 Nội dung tên các bước vẽ (mỗi bước vẽ 1 bản)
 Hình minh họa các bước vẽ( mỗi bước 1 hình)
+ Cách thực hiện trò chơi: Chia học sinh thành các đội, mỗi đội cử số bạn tương ứng với số bước vẽ tranh (tranh vẽ có 4 bước thì cử mỗi đội 4 bạn tham gia). Một đội sắp xếp phần chữ, một đội sắp xếp phần hình theo trình tự các bước. Mỗi bạn chỉ được xếp một bước, tiếp bước nhau. Đội nào xếp đúng, xong trước thì thắng cuộc. Cả lớp theo dõi, cổ vũ và kiểm tra kết quả.
Trò chơi này không những khuyến khích, tạo hứng thú mà còn khắc sâu kiến thức về cách vẽ tranh cho học sinh.
Ví dụ 2: “ Tìm sắp xếp bố cục hình mảng”
+ Gi chuẩn bị: 
Một số hình cắt sẵn: hình nhà cửa, cây cối, đồ vậtbằng bìa cứng, mô hình bằng giấy loại hoặc bằng xốp 
 Nam châm nhỏ.
 + Cách thực hiện trò chơi: Chia lớp thành các nhóm (hoặc tổ chức cá nhân )
Mỗi nhóm (cá nhân) sử dụng những hình trên để sắp xếp thành một bức tranh có mảng chính, phụ phù hợp trong khoảng thời gian quy định. Nhóm (cá nhân) nào xếp được tranh đẹp, sáng tạo, hợp lí, có nội dung phù hợp bài học với thời gian ngắn nhất sẽ thắng cuộc.
Trò chơi này giúp học sinh cách tìm bố cục, sắp xếp những mảng hình ảnh chính, phụ cho phù hợp. Qua trò chơi phát huy sự tư duy, sáng tạo, tích cực học tập của học sinh.
Tạo hứng thú cho học sinh trong thời gian thực hành. Trong khi làm bài giáo viên phải phân hóa đối tượng học sinh để từ đó xây dựng kế hoạch và phương pháp tác động vào các em, tạo ra được không khí cạnh tranh, kích thích sự sáng tạo, gây hứng thú học tập. Ở nội dung này tôi đã tổ chức trò chơi đã thu hút, hấp dẫn học sinh và đạt kết quả cao.
Ví dụ: Trò chơi “ Tiếp sức hoàn thiện bức tranh”.
+ Chuẩn bị: Giấy A4 (tương ứng với số đội chơi),các đội chuẩn bị nội dung tranh vẽ.
 + Cách thực hiện: Giáo viên dán số tờ giấy A4 lên bảng, chia lớp thành các đội chơi, ghi tên các đội. Các đội thảo luận trong khoảng 5-7 phút để tìm nội dung vẽ. Mỗi thành viên của đội lần lượt vẽ một mảng hình hoặc một chi tiết của bức tranh để hoàn thiện tranh vẽ của đội mình( mỗi thành viên chỉ vẽ một lần) Đội nào hoàn thiện tranh sớm, đạt yêu cầu về nội dung, bố cục, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt thì thắng cuộc. 
Ví dụ 2 : Tô màu vào tranh cát.
+ Chuẩn bị : Tranh và cát màu phù hợp với từng đề tài, từng bài học. 
+ Cách thực hiện: Chia lớp thành các nhóm, phát tranh, cát màu. Hướng dẫn các nhóm tô cát màu vào tranh của nhóm mình cho phù hợp, rõ nội dung. Nhóm nào tô nhanh, màu đều, tranh rõ nội dung thì thắng cuộc.
Với trò chơi này củng cố kĩ năng tô màu, kĩ năng quan sát hình vẽ rất hiệu quả. Tạo hứng thú, có sức cuốn hút, hấp dẫn học sinh rất lớn, bởi khi được tham gia trò chơi này các em được tự tay hoàn thành sản phẩm chỉ bằng một việc đơn giản mà có ý nghĩa giáo dục lớn.
Như vậy, việc tổ chức trò chơi trong phân môn vẽ tranh luôn tạo hứng thú, hấp dẫn cho học sinh, tạo không khí vui vẻ trong lớp học, nhờ đó mà học tiếp thu bài nhanh chóng, tích cực và tự giác. Tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng và củng cố kiến thức, phát huy tính sáng tạo, từ đó học sinh lấy hứng thú học tập Ngoài ra, còn giúp học sinh phát triển tâm lí, thái độ đạo đức như tôn trọng kỉ luật, giúp đỡ và có trách nhiệm cao với đồng đội.
 Hình ảnh học sinh tô màu vào tranh cát
Như vậy, việc tổ chức trò chơi trong phân môn vẽ tranh luôn tạo hứng thú, hấp dẫn cho học sinh, tạo không khí vui vẻ trong lớp học, nhờ đó mà học tiếp thu bài nhanh chóng, tích cực và tự giác. Tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kĩ năng và củng cố kiến thức, phát huy tính sáng tạo, từ đó học sinh lấy hứng thú học tập Ngoài ra, còn giúp học sinh phát triển tâm lí, th

Tài liệu đính kèm:

  • docHà Thị Phương Thảo.doc