Cho trẻ lên tìm và đếm xem có bao nhiêu chữ (o.ô.ơ) trong bài thơ và gắn hoa vào dưới chữ cái đó.
Việc tổ chức cho trẻ một tiết học làm quen với chữ cái với hình thức theo một “chương trình” xuyên suốt tiết học với cô giáo là người dẫn chương trình kết hợp khéo léo các trò chơi, có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi linh động xen kẽ trẻ cảm thấy thoải mái với không khí học vui vẻ, sôi nổi, trẻ tích cực tham gia.
Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen.
Cho nên với mỗi tiết dạy tôi chỉ đạo giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ.
Đối với tiết dạy Khám phá khoa học
Ví dụ: Trong tiết dạy làm quen Tìm hiểu về ngày 20/11
Hướng dẫn giáo viên dẫn dắt hoạt động như một chương trình giao lưu tìm hiểu về ngày 20/11. Trẻ được trải nghiệm, được đóng vai, được tự đặt câu hỏi những thắc măc của bản thân.
- Nh¬ư vậy trẻ rất vui vẻ hào hứng, kích thích t¬ư duy, làm phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc .
- Phần mở đầu hoạt động có thể sử dụng một tiết mục văn nghệ giúp thu hut trẻ, ổn định trẻ ngay đầu giờ hoạt
ủ. - Các nguyên nhân hạn chế của vấn đề nghiên cứu: + Nguyên nhân chủ quan: Một số là giáo viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề thu hút trẻ đến lớp và làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn điều kiện kinh tế nhiều khó khăn nên việc tiếp cận công nghệ thông tin trên mạng còn nhiều hạn chế. Các cháu học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số do bố mẹ đi làm rẫy mang đi theo, một số cháu theo bố mẹ đi làm công nhân lò gạch nên việc đi học chuyên cần chưa cao Việc chuẩn bị các đồ dùng cho các hoạt động của giáo viên chưa được thường xuyên, chưa thật sự chú tâm. + Nguyên nhân khách quan Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc cho con em mình đến trường mầm non. Đặc thù là vùng đặc biệt khó khăn nên việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị còn hạn chế tại 2 phân hiệu Buôn Rung và Buôn Êcăm. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp - Đánh giá đúng thực trạng, thấy được những hạn chế của vấn đề nghiên cứu để tìm ra các giải pháp biện pháp phù hợp. Thông qua đó giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm từ đó tạo được niềm tin cho phụ huynh và trẻ thu hút trẻ thích đến trường - Một số biện pháp tác động trực tiếp đến phụ huynh nhằm thay đổi cách nhìn của phụ huynh, tạo sự tin tưởng giúp phụ huynh an tâm khi đưa con em đi học ở trường lớp mầm non, từ đó giáo viên biết cách thu hút trẻ đến trường và tăng tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần. - Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau: Giáo viên làm tốt hơn trong công tác chủ nhiệm, xác định rõ vai trò của việc chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động. Tự tin hơn trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ. Trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực, phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú hơn trong mọi hoạt động. Trẻ mạnh dạn, tự tin, phản ứng tốt với mọi tình huống hàng ngày của trẻ. Cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để công tác thu hút trẻ đến trường từ đó để chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp *Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên trong công tác tuyên truyền Công tác tuyên truyền ở cấp học Mầm non đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức việc cho trẻ đến trường của phụ huynh còn hạn chế, trẻ lứa tuổi mầm non chưa cần thiết phải đến trường. Chính vì vậy, trách nhiệm huy động và đi học thường xuyên đối với trẻ mầm non là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó trách nhiệm chính thuộc về trường Mầm non, mà trực tiếp chính là Giáo viên Mầm non. Chỉ đạo Giáo viên Bám sát kế hoạch, văn bản chỉ đạo của cấp trên, của nhà trường đầu năm học, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền phù hợp với tình hình của lớp, của địa phương mà giáo viên đang công tác. Công tác tuyên truyền có thể thông qua hệ thống thông tin của xã, của các ban ngành mà trường đóng trên địa bàn, đến tận hộ gia đình để tuyên truyền, thông qua các buổi họp phụ huynh, bản tin của các lớp. Kế hoạch tuyên truyền phải có nội dung, tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non một cách cụ thể và giáo viên phải kiên trì thực hiện, biết chọn lọc và khai thác nội dung, tổ chức hình thức tuyên truyền phù hợp khi trao đổi cùng phụ huynh. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, với lãnh đạo nhà trường để đưa nội dung bài viết, hình ảnh, lời nói phù hợp, có sức thuyết phục thì mới đến tai người nghe và mới có hiệu quả. Trao đổi giờ đón và trả trẻ: Ví dụ: Trò chuyện với phụ huynh hoạt động trong ngày của trẻ, khen trẻ hôm nay đi học ngoan, nghe lời cô, tích cực tham gia các hoạt động tạo cho trẻ cảm giác được cô khen và thích thú đi học. Hướng dẫn giáo viên tổ chức ngày hội ngày lễ: Ngày hội Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ngày hội quốc tế phụ nữ 8/3mời phụ huynh tham gia để tuyên truyền, thông qua đó chúng ta tăng cường cũng cố, ôn luyện các kiến thức đã dạy cho các cháu một cách hiệu quả để phụ huynh thấy rằng trẻ đến trường mầm non là được học tập, tiếp thu nhiều điều bổ ích chứ không phải vui chơi, hoặc đó chỉ là nơi giữ trẻ. Bên cạnh đó hướng dẫn, chỉ đạo cho Giáo viên xây dựng các tiết hội giảng, chuyên đề về những đổi mới trong chương trình giáo dục mầm non để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non. Giáo viên và cha mẹ học sinh luôn phải có sự trao đổi, gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, thường xuyên trao đổi và tìm hiểu tâm sinh lí của từng trẻ. Việc trao đổi bằng nhiều hình thức như bảng tin tuyên truyền ở lớp, giờ đón trẻ, trả trẻ và qua sổ bé ngoan, giáo viên trao đổi với cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở con mình, tạo điều kiện cho giáo viên và bậc cha mẹ trẻ nắm bắt thông tin kịp thời những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ở lớp cũng như ở nhà. Ví dụ: Thường xuyên trao đổi với phụ huynh, trò chuyện với phụ huynh để nắm bắt hoàn cành gia đình, nếu có trường hợp bất thường như phụ huynh có ý định cho con nghỉ học để kịp thời động viên và cùng phụ huynh có hướng giải quyết. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền với nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ đến phụ huynh từ đó giúp giáo viên có định hướng rõ ràng trong việc nuôi dạy trẻ hàng ngày, tạo được mối liên hệ phối hợp giữa giáo viên và cộng đồng từ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ và công tác duy trì sỹ số được diễn ra thuận lợi hơn. *Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường Lấy trẻ làm trung tâm: Môi trường giáo dục trong trường Mầm non là những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường. Muốn thu hút trẻ đi học, đi học chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động đòi hỏi mỗi giáo viên không chỉ dùng lời nói xuông mà phải biết tạo môi trường giáo dục cho trẻ (Môi trường tự nhiên, xã hội, vật chất). Yêu cầu này không chỉ đặt ra cho riêng giáo viên mà ngay cả người quản lý phụ trách chuyên môn phải hướng dẫn giáo viên: *. Xây dựng môi trường ngoài lớp học: Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Cần định hướng cho giáo viên xây dựng một môi trường ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn. Ví dụ: Cần phải xây dựng những khu vực chơi, sắp xếp, bố trí hợp lý, đẹp mắt: Khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (Cầu trượt, xích đu, đu quay, bộ đồ chơi liên hoàn) Khu vực chơi với đất, cát, đá, sỏi Khu vực trồng hoa, trồng sau chăm sóc hoa Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Chỉ đạo giáo viên tận dụng những nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương và phế liệu để xây dựng các khu vực chơi Ví dụ: Tận dụng những lốp xe ô tô, xe máy để làm những bật bênh, cổng chui, cột ném trúng đích và lốp xe làm những bồn hoa với những loài hoa đầy màu sắc, rất hấp dẫn. Ngoài ra những cây tre những quả bầu được sử dụng để làm những đồ chơi thác nước cho trẻ chơi với cát nước *. Xây dựng môi trường trong lớp học: Trong lớp học không thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn giáo viên đã tạo nên một môi trường với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nhĩnhMôi trường với không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ, phản ánh kinh nghiện, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Cần chú ý kỹ lưỡng việc chuẩn bị học liệu và phương tiện cho các hoạt động tại các góc nhằm thu hút trẻ tham gia, kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ. Các học liệu và phương tiên cần đa dạng, phong phú thay đổi thường xuyên theo từng chủ đề, sắp xếp hợp lý, đẹp và đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động. Ví dụ: Chủ đề nhánh “Những con vật đáng yêu” giáo viên sẽ trang trí các góc làm nổi bật chủ đề “Những con vật đáng yêu” bằng các tranh ảnh về những con vật đáng yêu, các hình xốp, các con vật bằng nhựa tại các góc sẽ xây dựng các góc chơi: Như góc xây dựng “Xây trang trại chăn nuôi”, góc nghệ thuật: Làm tranh cát, vẽ tô màu, gấp lá về các con vật Chuẩn bị đầy đủ các học liệu để trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động. Chuẩn bị môi trường cho trẻ vui chơi hoạt động chính là từng bước hình thành cho trẻ những kỹ năng xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được giao tiếp, được vui chơi, thể hiện tình cảm yêu thương, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của bản thân. Giáo viên phải luôn quan tâm, hỗ trợ để giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng, được tin tưởng và an toàn khi đến trường, thích đến trường thường xuyên, chuyên cần hơn *Biện pháp 3: Tổ chức tốt các hoạt động có chủ đích nhằm thu hút trẻ tham gia. Tổ chức hoạt động có chủ đích nhằm giúp cung cấp cho trẻ kiến thức mới và trẻ sẽ được trải nghiệm qua các hoạt động của cô. Trong trường Mầm non tổ chức hoạt động có chủ đích là việc truyền thụ kiến thức cho trẻ thông qua các môn học. Để trẻ thích thú, hoạt động hứng thú và sôi nổi trong giờ học làm quen với chữ cái đạt kết quả cao tôi hướng dẫn giáo viên vận dụng một số trò chơi vào các tiết học cụ thể như: Ví dụ: Tiết làm quen với chữ cái b, d, đ Chủ đề: Thế giới động vật Chủ đề nhánh: Những con vật sống trong rừng. Với tiết học này tôi tổ chức dưới hình thức trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”. Để trẻ hứng thú tham gia chủ động tích cực trong các hoạt động học và chơi khi vào bài hướng dẫn giáo viên đóng vai trò người dẫn chương trình đi vào giới thiệu chương trình “Chào đón các bé đến với trò chơi Chiếc nón kỳ diệu, với chủ đề: "Những con vật sống trong rừng” Đến tham gia trò chơi hôm này gồm có 03 đội thi, Lần lượt giới thiệu từng đội chơi (các đội chơi đứng lên giơ tay vẫy). Lần lượt cho các đội lên chơi, mời đội trưởng lên quay chiếc nón và khi đội trưởng lên quay mũi tên chỉ vào ô chữ nào thì đọc to chữ đó lên. Cô nhận xét và thưởng cho trẻ những chiếc mũ về lớp... * Trò chơi “Chiếc túi bí mật ” Cô cho trẻ sờ các chữ xốp trong túi, sờ cấu tạo chữ và phát âm chữ đó. * Trò chơi “ Cắm hoa tặng cô” * Luật chơi: Trẻ cắm đúng hoa có chữ cái cô yêu cầu trong vòng 3 phút đội nào cắm được bình hoa và đúng theo yêu cầu là đội thắng cuộc Cách chơi : Cô chia trẻ thành ba đội chơi yêu cầu mỗi đội cắm một lọ hoa có chữ cái, mỗi trẻ lên chơi mỗi lượt chỉ cắm một bông hoa có chữ cái theo yêu cầu vào lọ hoa của tổ mình. *Trò chơi “Tìm chữ qua thơ” Cho trẻ lên tìm và đếm xem có bao nhiêu chữ (o.ô.ơ) trong bài thơ và gắn hoa vào dưới chữ cái đó... Việc tổ chức cho trẻ một tiết học làm quen với chữ cái với hình thức theo một “chương trình” xuyên suốt tiết học với cô giáo là người dẫn chương trình kết hợp khéo léo các trò chơi, có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi linh động xen kẽ trẻ cảm thấy thoải mái với không khí học vui vẻ, sôi nổi, trẻ tích cực tham gia. Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen. Cho nên với mỗi tiết dạy tôi chỉ đạo giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ. Đối với tiết dạy Khám phá khoa học Ví dụ: Trong tiết dạy làm quen Tìm hiểu về ngày 20/11 Hướng dẫn giáo viên dẫn dắt hoạt động như một chương trình giao lưu tìm hiểu về ngày 20/11. Trẻ được trải nghiệm, được đóng vai, được tự đặt câu hỏi những thắc măc của bản thân. - Như vậy trẻ rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư duy, làm phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc ... - Phần mở đầu hoạt động có thể sử dụng một tiết mục văn nghệ giúp thu hut trẻ, ổn định trẻ ngay đầu giờ hoạt - Cuối giờ hoạt động, giáo viên cũng kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ bằng cách tận dụng những vật liệu từ thiên nhiên để làm vòng hoa, vòng tay, thiệp tặng các cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. - Một tiết dạy được tổ chức như một chương trình, giáo viên chỉ định hướng, khơi gợi để trẻ thực hiện ý đồ của minh và tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn. Thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non theo, với những thay đổi trong cách tổ chứ, nội dung phong phú không gò bó, rập khuôn sẽ giúp cho giáo viên có thể tổ chức các hoạt động rất linh hoạt, sáng tạo, tạo một môi trường thật sự hấp dẫn cho trẻ trải nghiệm và tiếp nhận kiến thức. Hoạt động ngoài trời: Ví dụ: đối với chủ đề “thực vật” Cho trẻ được quan sát, trò chuyện về thế giới xung quanh. Cho trẻ quan sát vườn hoa. Cô sử dụng những câu hỏi gợi mở, bắt buộc trẻ phải suy nghĩ trả lời, dạy cho trẻ cách cảm thụ vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên mà lại tư duy, nhớ lâu, ấn tường như: Đang là mùa xuân, thời tiết ấm áp có mưa xuân khiến các loại hoa đua nở ( tên gọi, màu sắc, mùi hương...) Các loại hoa được xen kẽ màu sắc tạo nên cái rực rỡ của bức tranh mùa xuân (hình dáng cánh và lá của từng loại hoa, trồng ở đâu?, tác dụng...). Gió thổi nhẹ làm rung rinh, bươm bướm chuồn chuồn dập dìu, con ong tìm mật... Quan sát con vật, nhà cửa, đồ chơi ngoài trời, cây, ôtô, các hiện tượng thiên nhiên.... Trò chuyện về cảnh vật thiên nhiên nơi trẻ được tham quan du lịch, dùng ngôn ngữ cung cấp cho trẻ tư duy về âm thanh, đường nét, màu sắc, không gian, thời gian của cảnh vật. Cho trẻ xếp hình, vẽ tự do.... chơi ở góc tạo hình: vẽ, nặn, xé, dán, tô màu, dán hình,... trang trí lớp học, góc chủ đề cùng với cô,... làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các môn học khác. Trò chuyện, tả về những người thân, cô giáo và các bạn. * Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, các buổi ngoại khóa. Như chúng ta đã biết, lễ hội là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của trẻ nhỏ, đáp ứng nhu cầu cảm xúc, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn. Sự hấp dẫn của ngày hội, ngày lễ sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc đối với trẻ, làm cho trẻ có thể nhận thức và ghi nhớ lâu, hình thành dần cho trẻ ý niệm về những ngày hội, ngày lễ và có ý nghĩa giáo dục tác động đến trẻ một cách nhẹ nhàng. Đồng thời, giúp trẻ có cơ hội thể hiện tình cảm, thái độ của mình với những sự kiện mà trẻ được trải nghiệm thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Thông qua hoạt động lễ hội giúp giáo viên ôn luyện, củng cố nội dung đã học , và qua đó cũng giáo dục trẻ tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn và yêu mến nhũng người đã quan tâm chăm sóc. Điều đặc biệt đó là hoạt động hướng đến trẻ, trẻ được tham gia thảo luận khi tổ chức hoạt động, được đề xuất, đóng góp ý tưởng Ví dụ: Tổ chức lễ hội “Bé vui đón tết – mừng xuân” Trẻ được cảm nhận những thay đổi về thời tiết, khí hậu, cây cối, các loại trái cây, các loại hoa, các hoạt động khác biệt... Trẻ được thảo luận, đóng góp ý tưởng như: Trang trí sân khấu bằng đồ vật gì? Cách làm các đồ vật trang trí như thế nào? Bằng nguyên vật liệu gì? Mua thêm vật liệu gì, trẻ sẽ mang vật liệu gì? Cô và trẻ cùng chuẩn bị làm các đồ dùng cho buổi lễ: Gói quà, vẽ viết thiếp chúc mừng, cắt hoa mai đào, làm bánh chưng... Luyện tập các tiết mục văn nghệ để biểu diễn. Khi tổ chức chương trình văn nghệ, giáo viên chính là người dẫn chương trình và trẻ chính là những diễn viên biểu diễn, thể hiện xuất sắc vai diễn của mình. Tổ chức hoạt động lễ hội, cần chỉ đạo giáo viên lựa chọn kiến thức cung cấp cho phù hợp, không tham lam, ôm đồm quá nhiều, chỉ cung cấp kiến thức cần thiết tuy nhiên cần chú ý khi tổ chức bất kỳ hoạt động nào tất cả các trẻ đều phải được tham gia, không để trẻ bị đứng ngoài cuộc, vì vậy phải biết phân công công việc phù hợp, ngoài lựa chọn những trẻ nổi bật thực hiện những công việc quan trong cần chú ý đến những trẻ khác, phân trẻ đó vào các tiết mục đồng diễn hoặc những tiết mục theo nhóm, tránh để trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, bị cho ra ngoài tạo cảm giác tự ti, tủi thân, xa lánh mọi người. Bên cạnh các hoạt động lễ hội, giáo viên tổ chức các buổi dã ngoại, tham quan các địa điểm tại địa phương để trẻ được trải nghiệm thực tế, trẻ được hít thở không khí trong lành, tham gia các trò chơi tập thể, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, cư xử đúng đắn. Ví dụ: Cho trẻ đi tham quan các nhà cộng đồng tại các buôn làng, tổ chức các trò chơi tập thể để trẻ được vui chơi. Đi thăm, chúc mừng các chú bộ đội nhân ngày 22/12. Hoạt động dã ngoại giúp tạo ra sự cân bằng giữa học tập và thư giãn để trẻ em phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần. Giúp cho trẻ cảm thấy không bị gò bó, được thỏa sức tận hưởng cuộc sông xung quanh trẻ dươi sự bao quát và định hướng của giáo viên. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch cho các buổi dã ngoại trong năm học, chuẩn bị tinh thần cho phụ huynh và trẻ trước khi đi tổ chức dã ngoại, hướng dẫn trẻ chuẩn bị các đồ dùng mang theo ,bao quát theo dõi trẻ tốt khi đi dã ngoại. * Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc và giáo dục đối với trẻ. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm phải đòi hỏi giáo viên thật sự yêu nghề, hết lòng yêu thương trẻ, đối xử công bằng với trẻ, không ngừng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, được trẻ và phụ huynh tin yêu. Một câu hỏi đặt ra “Làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm”? Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhóm lớp mình chủ nhiệm, theo dõi đánh giá sự khác biệt của từng trẻ trong lớp, tìm hiểu từng hoàn cảnh gia đình trẻ, để từ đó có hướng giáo dục theo từng cá nhân, phải xem những học sinh trong lớp như chính con em mình ở nhà. Có như vậy giáo viên mới lấy được lòng tin, sự tin tưởng của trẻ. Theo dõi trẻ hằng ngày, nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ, nắm cụ thể hôm nay trẻ đi học, trẻ nghỉ học để theo dõi chuyên cần của trẻ. Nếu trẻ nghỉ học quá nhiều ngày trong tháng phải có hướng giải quyết để tạo điều kiện cho trẻ đi học thường xuyên. Ví dụ: Trẻ nghỉ học nhiều cần trao đổi trực tiếp với phụ huynh, để phụ huynh thấy được vai trò giáo dục mầm no, nếu trẻ không thích đi học thì cần phải có sự phối hợp và thay đổi phương pháp giáo dục đối với trẻ giúp trẻ thích đi học. Thường xuyên thay đổi, đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục đối với trẻ nhóm lớp. Thực hiện tốt các nội dung về chuẩn bị môi trường hoạt động cho trẻ, thực hiện các hình thức đổi mới trong các hoạt động có chủ đích, thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ hội để trẻ cảm nhận được việc đến trường mầm thú vị, thích thú. Thường xuyên lời nói khích lệ, nêu gương, khuyến khích những hành vi, lời nói tốt của trẻ, giáo viên cần tuyên dương và khen thưởng trẻ kịp thời. Ví dụ: Trong giờ chơi có luật, cô tuyên dương những trẻ chơi đúng luật, , cô tuyên dương trẻ khi thể hiện tốt vai chơi của mình. Còn một số bạn chơi chưa được tốt các con mệt hôm sau ta cố gắng nhé Giáo viên cần sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng. Cần tuyên dương và khuyến khích trẻ để trẻ tự hào, tự nhận biết được hành động vừa làm là đúng và tiếp tục phát huy. Những sản phẩm của trẻ cô giáo nên treo ở những nơi các bạn đều thấy, hàng ngày cho trẻ cắm cờ, cuối tuân phát hoa bé ngoan dán vào sổ gửi về cho cha mẹ xem để cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối hợp tốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn Thực hiện tốt công tác tham mưu cơ sở vật chất đầy đủ khang trang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của trẻ, các bậc cha mẹ trẻ sẽ tin tưởng hơn khi cho con em tới trường vì vậy hằng năm, vào đầu năm học tôi đều xây dựng kế hoạch đề xuất với lãnh đạo nhà trường cùng các đồn thể trong đơn vị đầu tư, tu sửa CSVC và mua sắm trang thiết bị phù hợp với địa phương và tình hình thực tế của nhà trường. là một xã thuộc vùng khó khăn. Huy động mọi nguồn lực hợp lý của nhân dân trồng thêm cây xanh, vườn hoa, đồ dùng phục vụ bán trú, sinh hoạt của trẻ, đảm bảo cho trẻ ăn bán trú, được chăm sóc, nuôi dưỡng theo chương trình Giáo dục mầm non.
Tài liệu đính kèm: