SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “bước qua” cho học sinh lớp 9 Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana

SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “bước qua” cho học sinh lớp 9 Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana

Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp, cở sở lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “bước qua” cho học sinh lớp 9 Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana.

Vấn đề 1:

Định hướng lựa chọn các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật Nhảy cao kiểu “bước qua”Cho hoc sinh lớp 9.

Vấn đề 2:

Xác định các bài tập bổ trợ cụ thể phát triển thành tích Nhảy cao kiểu “bước qua” Cho hoc sinh lớp 9.

Định hướng và lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “bước qua” cho học sinh lớp 9. Các bài tập bổ trợ phải phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi cũng như quá trình phát triển thể lực cho học sinh.

- Các bài tập bổ trợ phải hình thành được kỹ năng - kỹ xão vận động, đồng thời sửa sai động tác.

- Các bài tập bổ trợ phải đa dạng hóa các hình thức tập luyện, đơn giản dụng cụ bổ trợ.

- Các bài tập bổ trợ phải hợp lý vừa sức và nâng dần độ khó, khối lượng tập luyện, đảm bảo an toàn tránh xẩy ra chấn thương.

 

doc 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2990Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “bước qua” cho học sinh lớp 9 Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho học sinh chính là quá trình rèn luyện để có kỹ thuật nhảy đúng và góp phần phát triển thể chất cho các em.
Hiện tại, nhảy cao đã có tới 5 kỹ thuật qua xà, gồm: bước qua, cắt kéo, nằm nghiêng, úp bụng và lưng qua xà. Tương ứng với mỗi kỹ thuật qua xà có một cách chạy đà và các bước kỹ thuật khác nhau. Trong đó kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua tuy thành tích không cao bằng kiểu úp bụng hay lưng qua xà, nhưng đối với học sinh THCS thì kỹ thuật bước qua là tối ưu. Đây là kỹ thuật rất thông dụng, thích hợp cho mọi đối tượng tập luyện.
Thực tế giảng dạy môn Thể dục ở các trường THCS vấn đề dụng cụ, sân bãi còn đơn giản nhưng để có được thành tích trong tập luyện và thi đấu đòi hỏi quá trình giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc quy định, giúp các em nắm bắt và thực hiện kỹ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục.
Nếu tập luyện kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh THCS một cách đầy đủ, chính xác, khắc phục được những sai lầm thường mắc, đưa ra các biện pháp thích hợp, khả thi thì chắc chắn rằng chất lượng học tập của bộ môn điền kinh nói chung và môn nhảy cao nói riêng sẽ được nâng cao.
Nhảy cao kiểu bước qua có kỹ thuật tương đối đơn giản, tuy nhiên khi thực hiện kỹ thuật này các em vẫn mắc phải những sai lầm với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt là ở mức xà cao, các em luôn ở trạng thái sợ hãi, thiếu tập trung dẫn đến thực hiện động tác kỹ thuật giật cục, thiếu tính nhịp nhàng. Mặt khác với quy định của phân phối chương trình môn Thể dục 2 tiết/tuần là tương đối ít để các em có thời gian lĩnh hội, tiếp thu động tác kỹ thuật một cách nhuần nhuyễn, thuần thục. Vì vậy vấn đề đặt ra cho giáo viên dạy học môn Thể dục là phải tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học sinh tập luyện, giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kỹ thuật và đạt kết quả cao về thành tích.
Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở:
Học sinh các trường THCS thường ở lứa tuổi 14 - 15. Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ chúng ta cần tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi 14 - 15 có liên quan tới việc tập luyện TDTT nói chung và với việc phát triển sức mạnh tốc độ nói riêng. 
Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 14 -15. 
Học sinh các trường THCS thường ở lứa tuổi 14 -15. Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh - mạnh tốc độ chúng ta cần tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của lứa tuổi 14 -15 có liên quan tới việc tập luyện TDTT nói chung và với việc phát triển sức nhanh - mạnh tốc độ nói riêng. 
 	* Đặc điểm phát triển của hệ thống thần kinh. 
Do hệ thống thần kinh là một hệ thống phát triển sớm của cơ thể, vì vậy ở lứa tuổi 14 -15 trọng lượng não của các em đã đạt mức từ 1460 gam đến 1470 gam tương đương với trọng lượng não của người trưởng thành. Chức năng của các trung khu như: Thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác, trung khu vận động ... tương đối hoàn thiện. Vì vậy các em có thể nhanh chóng học hỏi nâng cao tri thức và các kỹ năng của cuộc sống, trong đó có kỹ năng vận động thể thao. Cũng chính do hệ thống thần kinh được hoàn thiện tương đối nên ở lứa tuổi 14 -15 các em có thể hình thành tư duy trừu tượng và tư duy lô gíc. Quá trình hưng phấn và ức chế được cân bằng hơn. Tuy vậy cường độ quá trình hưng phấn vẫn cao hơn. Đó là điều kiện rất tốt để phát triển các tố chất thể lực nhất là sức mạnh, sức bền. Đồng thời cũng dễ dàng nắm vững được các kỹ thuật khó, tạo tiền đề cho việc nâng cao thành tích thể thao. 
 	* Đặc điểm phát triển của cơ quan vận động. 
 Cơ quan vận động của cơ thể chủ yếu gồm cơ bắp, xương khớp và dây chằng. 
Về hệ xương: Do quá trình phát triển của cơ thể thường kéo dài tới 20 - 24 tuổi. Vì vậy ở tuổi 14 -15 vẫn còn ở trong thời kỳ phát triển mạnh của xương. Tuy vậy thành phần hữu cơ trong xương giảm dần và thành phần vô cơ tăng dần làm cho xương cứng và chịu tải tốt hơn. 
	Ở lứa tuổi 14 -15 chiều cao trung bình hàng năm của nam chỉ khoảng 1,7 cm còn ở nữ thấp hơn. 
Hệ cơ: Nhìn chung ở giai đoạn 14 -15 sự phát triển của hệ cơ ở nam và nữ đều có xu hướng phát triển hoàn thiện các nhóm cơ nhỏ, tăng thiết diện các nhóm cơ lớn, các bó cơ trong quá trình luyện tập phát triển ngày một săn chắc hơn làm cho sức mạnh tăng lên.
Riêng dây chằng và khớp của VĐV ở lứa tuổi này nếu không duy trì tập mềm dẻo thường xuyên hợp lý có thể làm cho linh hoạt khớp bị giảm xuống. Từ đó làm giảm biên độ động tác, thường xuyên luyện tập mức độ dẻo dai tăng đáng kể, nhất là các VĐV thể dục dụng cụ.
 	 * Đặc điểm phát triển hệ thống tim mạch. 
Ở tuổi 14 -15 tim phát triển to hơn, thành cơ tim dày lên, van tim phát triển tốt làm cho cơ tim bóp mạnh hơn làm cho cung lượng tim lớn hơn.
 	* Đặc điểm phát triển hệ thống hô hấp. 
Ở tuổi 14 -15 hệ thống hô hấp đã phát triển gần đạt trình độ của người trưởng thành. 
Đặc điểm tâm lý lứa tuổi. 
Đặc điểm nổi bật về tâm lý của lứa tuổi là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cả 2 nhân tố bên trong và bên ngoài. 
* Nhân tố bên trong: Gồm các yếu tố như sự khát vọng ham muốn hiểu biết, khám phá thế giới trong đó có sự thử sức với các hoạt động TDTT. Vì vậy TDTT đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các em. 
* Nhân tố bên ngoài: Ở tuổi 14 -15 là giai đoạn các em luôn muốn thể hiện mình là "người lớn" nên mọi hành động của các em đều bắt chước người lớn. Chính điều này đã tạo ra động lực cho các em hưng phấn trong quá trình hoạt động, khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh. 
Ở tuổi 14 -15 quá trình nhận thức của các em cũng được nâng cao rõ rệt. Các em có thể nhận thức được cái hay, cái đẹp của sự vật, cái đúng, cái sai của một vấn đề một cách bản chất hơn. Tuy nhiên, những nhận thức này còn có tỷ lệ chuẩn mực chưa cao và độ sâu sắc chưa đạt mức của người trưởng thành. 
Tóm lại, sự phát triển và lớn lên về mặt sinh lý cũng là một quá trình làm cho tâm lý của các em được hoàn thiện. Quá trình phát triển về sinh lý và tâm lý của các em có tính giai đoạn. Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em để sử dụng các đối sách giảng dạy huấn luyện hợp lý là tiền đề của sự nâng cao hiệu quả giảng dạy huấn luyện của các giáo viên và huấn luyện viên thể thao. 
 Vài nét về tình hình giảng dạy và học tập môn nhảy cao ở các trường trung học cơ sở:
Nhảy cao là môn thể thao không đòi hỏi nhiều về trang thiết bị, kĩ thuật tương đối đơn giản, dễ phổ cập, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính, do đó nhảy cao là một nội dung cơ bản trong chương trình giáo dục thể chất. 
Trong các kì Hội Khỏe Phù Đổnghoc sinh giỏi TDTT từ cấp trường đến cấp quốc gia đều có thi đấu nhảy cao, các học sinh nói chung và các vận động viên nói riêng đã lập được những thành tích đáng khen ngợi. Tuy nhiên thành tích nhảy cao của học sinh nước ta so với thành tích của học sinh các nước trên thế giới còn ở mức chênh lệch quá lớn.
Ở cấp Trung học cơ sở các em được làm quen và tập luyện với kĩ thuật nhảy cao ở mức độ đơn giản. Việc giảng dạy môn nhảy cao trong nhiều năm qua đã được chú trọng và đạt kết quả nhất định, song vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được phong trào ngày càng mạnh mẽ. Để giảng dạy tốt hơn nữa môn nhảy cao cho học sinh, cần phải nắm chắc được đối tượng và không ngừng chọn lựa cải tiến, các biện pháp, nội dung giảng dạy cho phù hợp, gây ảnh hưởng tốt đến sự phát triển toàn diện các bộ phận cơ thể học sinh.
Tác dụng của tập luyện môn nhảy cao trong trường học:
Nhảy cao là một môn thể thao khá phổ biến, được nhiều người ưa thích và tham gia tập luyện.
Tập luyện nhảy cao có tác dụng rất lớn trong việc phát triển các tố chất thể lực, nâng cao khả năng tập trung sức, tự chủ và rèn luyện lòng dũng cảm, tính kiên trì và khắc phục khó khăn trong rèn luyện. Thông qua các bài tập kĩ thuật của chạy đà và giậm nhảy, làm tăng cường và phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh và sức mạnh tốc độ của người tập. Thực hiện tốt các kỹ thuật trên không và rơi xuống đất, đã rèn luyện được sự khéo léo, tính chính xác, nâng cao khả năng phối hợp vận động, giúp cho người tập nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, phục vụ đắc lực cho lao động sản xuất và chiến đấu.
Sức mạnh và sức mạnh trong nhảy cao:
Khái niệm về sức mạnh cho đến nay vẫn còn có những cách hiểu khác nhau. Nhưng theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn :“Tố chất sức mạnh có thể phân thành sức mạnh tuyệt đối, sức mạnh tương đối, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền”. trong đó:
- Sức mạnh tuyệt đối là năng lực khắc phục lực cản lớn nhất.
- Sức mạnh tương đối là sức mạnh tuyệt đối của vận động viên trên 1 kg thể trọng của họ.
- Sức mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh.
- Sức mạnh bền là năng lực khắc phục lực cản nhỏ trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, ở nhiều trường hợp còn gặp một dạng sức mạnh rất quan trọng được gọi là “sức mạnh bột phát”: Dạng sức mạnh này xuất hiện và giữ vai trò quan trọng trong các môn có hoạt động bật nhảy, được tính theo công thức.
Trong đó I là chỉ số đánh giá sức mạnh, tốc độ hay sức mạnh bột phát, Fmax là lúc sức mạnh tối đa, Tmax là thời gian để đạt sức mạnh tối đa.
Nhảy cao là nội dung nằm trong hệ thống các môn không có chu kỳ, gồm nhiều động tác liên kết lại với nhau, thành một kỹ thuật hoàn chỉnh, người ta chia thành 4 giai đoạn: chạy đà, giậm nhảy, tư thế bay trên không và tiếp đất. Trong bốn yếu tố đó, yếu tố giậm nhảy có ảnh hưởng nhiều nhất tới việc hình thành kỹ thuật động tác và quyết định thành tích ở môn này. Nhưng khâu giậm nhảy lại có quan hệ rất lớn với tốc độ chạy đà, thời gian chống đỡ khi giậm nhảy, góc độ giậm nhảy Như vậy, có thể thấy sức mạnh trong nhảy cao là dạng sức mạnh hỗn hợp, mà ta có thể phân ra một cách tương đối, gắn liền với quá trình thực hiện kỹ thuật bao gồm:
- Sức mạnh tốc độ: Dạng sức mạnh này thể hiện trong động tác chạy đà.
- Sức mạnh bột phát: Dạng sức mạnh thể hiện trong động tác giậm nhảy (sức bật).
Theo “Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao” hầu hết các môn thể thao đều cần sức mạnh, những tố chất sức mạnh cần thiết cho từng môn thể thao khác nhau gọi là sức mạnh đặc thù của môn nào đó. Sức mạnh tối đa đóng vai trò quan trọng nếu không nói là quyết định trong việc tạo ra sức mạnh đặc thù của môn thể thao.
5. Yếu tố quyết định đến độ cao một lần nhảy.
Để người tập có được một thành tích tốt khi thực hiện các kỹ thuật nhảy cao thì ngoài các yếu tố chủ quan như là chiều cao, thể lực tốt thì ta cần phải quan tâm chú ý đến việc giáo dục các tố chất vận động cho họ. Đặc biệt là sức mạnh tốc độ của chân để phục vụ cho giai đoạn dậm nhảy được tốt, phải lựa chọn áp dụng các bào tập có lượng vận động tác động lớn đến cơ thể, ưu tiên đến sự phát triển các nhóm cơ ở chân để cho người tập có được một sức bật tốt nhất trong nhảy cao nói riêng và các môn thể thao khác nói chung.
Tóm lại những vấn đề lý luận, sinh lý cũng như các yếu tố quyết định thành tích nhảy cao nêu trên là cơ sở ban đầu để xác định hướng tác động, lựa chọn áp dụng các bài tập có cường độ hợp lý, với các đặc điểm của người tập cũng như tính ưu việt của chúng trong việc phát triển các tố chất thể lực chuyên môn (sức mạnh tốc độ) cho học sinh tham gia tập luyện và thi đấu môn nhảy cao.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
* Thuận lợi :
 	Được sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường các tác tổ chức trong và ngoài nhà trường và đội ngũ cán bộ giáo viên tâm huyết với nghề. Đa số học sinh đều chăm ngoan, tham gia nhiệt tình các phong trào TDTT. Hằng năm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập không ngừng đầu tư mua sắm, hiện nay có 1 sân bóng chuyền, 1 hố nhảy, xà đệm nhảy cao....
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lời trên thì trong quá trình giảng dạy còn có một số khó khăn như học sinh đa số là con em các dân tộc nên việc tập luyện TDTT rất khó khăn, hoàn cảnh gia đình còn khó khắn nên các em còn khó khăn khi tham gia hoạt động TDTT.
* Thành công:
	Trong nhiều năm qua tình hình TDTT nói chung và môn thể dục nói riêng tại Trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana đã có nhiều chuyển biến tích cực như thể trạng và thể lực của học sinh đã được nâng cao rõ rệt góp phần vào giáo dục toàn diện của nhà trường. Hằng năm số lượng học sinh giỏi và đạt huy chương các loại tại HKPĐ cấp huyện và cấp tỉnh không ngừng được nâng cao. Đồng thời việc áp dụng các bài tập vào giảng dạy cũng gớp phần tạo hứng thú, tích cực học tập giờ TDTT được nâng cao.
* Hạn chế:
Trong quá trình giảng dạy đa số các giáo viên còn thiên về phần cơ bản, chưa quan tâm chú ý tới việc nghiên cứu và áp dụng các bài tập.
Do các em coi nhẹ môn thể dục vì nó không quan trong như các môn Toán, anh, văn....
* Mặt mạnh:
 Đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh nhiệt tình trong các phong trào, chuyên môn nhà trường luôn khích lệ, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học sinh có một giờ học, giờ dạy đạt hiệu quả cao.
* Mặt yếu:
	Trong quá trình áp dụng đề tài: “Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua Cho hoc sinh lớp 9 Trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana “ đã đạt được một số thành công những để tạo đồng bộ cho toàn thể bộ môn thể dục cần một quá trình nghiên cứu sâu rộng.
3. Nội dung và cách thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp: 
“Một số bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “bước qua” cho học sinh lớp 9 Trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana ” Từ yêu cầu đó tôi đã tiến hành khảo sát để thống kê thực trạng học tập ở môn nhảy cao kiểu “ bước qua” để từ đó giải quyết các nhiệm vụ của nghiên cứu như sau:
Bảng 3.1 Kết quả học tập môn nhảy cao kiểu “bước qua” của nam học sinh lớp 9 Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông An ở 3 năm 2014–2015; 2015 – 2016; 2016-2017.
Năm học
Tổng số
Giỏi
Khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
2014 – 2015
40
10
25
20
50
7
17,5
3
7,5
2015 – 2016
39
10
25,6
19
48,7
6
15,4
4
10,3
2016 – 2017 
36
8
22,2
17
47,2
5
13,9
6
16,7
Nhìn vào Bảng 3.1 kết quả thống kê thực trạng học tập của ở môn nhảy cao kiểu “bước qua của học sinh lớp 9 qua các năm 2014 – 2015; 2015 – 2016; 2016 – 2017; ở Trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana cho thấy thành tích nhảy cao kiểu “bước qua” của học sinh có sự giảm sút. Tỷ lệ học sinh được đánh giá khá giỏi năm sau thấp hơn năm trước và tỷ lệ chưa đạt yêu cầu cũng tăng lên.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
	Xác định các chỉ số biểu thị trình độ, sức mạnh tốc độ của nam học sinh Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana .
Để đánh giá kết quả học tập môn nhảy cao kiểu “bước qua” của năm học sinh lớp 9, vấn đề đầu tiên đặt ra trước nhà sư phạm là phải có các chỉ tiêu đánh giá. Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Thu thập, thống kê các chỉ tiêu đã được sử dụng để đánh giá thành tích môn nhảy cao kiểu “bước qua” của học sinh trong các tư liệu nghiên cứu của nhà khoa học trong nước hiện có.
Bước 2: Dùng phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của các giảng viên, huấn luyện viên, các nhà chuyên môn, qua đó để tuyển chọn những chỉ tiêu có giá trị sử dụng cao và có tính khả thi trong thực tiễn.
Bảng 3.2: KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHẢY CAO KIỂU “BƯỚC QUA” CHO HỌC SINH LỚP 9
STT
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ LẦN I
(n = 40)
KẾT QUẢ LẦN II
(n = 34)
ĐỒNG Ý
TỶ LỆ
KHÔNG ĐỒNG Ý
TỶ LỆ
1
Chạy 40m xuất phát cao(s)
37
92,5%
32
94,1%
2
Chạy đạp sau 30m(s)
26
65%
22
64,7%
3
Chạy 60m xuất phát cao(s)
25
62,5%
20
59%
4
Lò cò 30m (s)
25
62,5%
20
59%
5
Tốc độ chạy 10m cuối đà (s)
26
65%
23
68%
6
Bật xa tại chỗ (cm)
30
75%
26
76,5%
7
Bật cao tại chỗ(cm)
38
95%
31
91%
8
Bật cóc 20m (s)
20
50%
17
50%
9
Nằm ngửa gập bụng (sl)
26
65%
23
67,6%
10
Nhảy cao kiểu “bước qua”(m)
36
90%
32
94,1%
Qua kết quả phỏng vấn thấy rằng trong 10 bài tập ở phiếu phỏng vấn đưa ra những bài tập có tỷ lệ đồng ý cao (từ 90% trở lên). Điều đó cho thấy độ tin cậy của các bài tập có giá trị thực tiễn trong huấn luyện và giảng dạy. Từ kết quả trên chúng tôi đưa 3 bài tập: Chạy 40m xuất phát cao(s), Bật cao tại chỗ(cm) và Nhảy cao kiểu “bước qua” (cm) vào thực nghiệm.
c, Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp, cở sở lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “bước qua” cho học sinh lớp 9 Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana.
Vấn đề 1:
Định hướng lựa chọn các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật Nhảy cao kiểu “bước qua”Cho hoc sinh lớp 9.
Vấn đề 2:
Xác định các bài tập bổ trợ cụ thể phát triển thành tích Nhảy cao kiểu “bước qua” Cho hoc sinh lớp 9.
Định hướng và lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “bước qua” cho học sinh lớp 9. Các bài tập bổ trợ phải phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi cũng như quá trình phát triển thể lực cho học sinh.
- Các bài tập bổ trợ phải hình thành được kỹ năng - kỹ xão vận động, đồng thời sửa sai động tác.
- Các bài tập bổ trợ phải đa dạng hóa các hình thức tập luyện, đơn giản dụng cụ bổ trợ.
- Các bài tập bổ trợ phải hợp lý vừa sức và nâng dần độ khó, khối lượng tập luyện, đảm bảo an toàn tránh xẩy ra chấn thương.
Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “bước qua” Cho hoc sinh lớp 9.
- Bài tập nhằm nâng cao sức mạnh tốc độ
Kết quả các bài tập được chọn để thực nghiệm nhằm nâng cao sức mạnh tốc độ để nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “bước qua” cho học sinh lớp 9 Trường PTDT Nội Trú THCS Krông Ana .
Tại chổ bật nhảy thu gối thành ngồi xổm trên không.
Nhảy dây
Đứng lên ngồi xuống trên một chân
Bật cao ưỡn thân
Bật cóc di động
Nằm sấp chống tay bật lên thành ngồi
Bật nhảy đổi chân
Bảng 4: Hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ
TT
TÊN BÀI TẬP
ĐỊNH LƯỢNG
CHỈ DẪN PHƯƠNG PHÁP
1
Tại chổ bật nhảy thu gối thành ngồi xổm trên không
2-3 tổ; 20-30 nhịp/tổ nghĩ giữa 1-2 phút
Chú ý nhịp điệu và lực bật nhảy
Chú ý không có bước đệm
2
Nhảy dây
3-4 lần x 50 nhịp
Nghĩ giữa 1-2 phút
Nhãy với tần số nhanh, nhịp điệu không có bước đệm
3
Đứng lên ngồi xuống trên 1 chân
1-2 tổ; 10-15 lần/tổ/1chân. nghĩ giữa 2-3 phút
Thực hiện đúng kỹ thuật. Ngồi xuống sát đất, chân thẳng không chạm đất, tay không chống đất
4
Bật cao ưỡn thân
2-3 tổ; 15 lần/tổ. Nghĩ giữa 1-2 phút
Chú ý lực bật nhảy, yêu cầu ưỡn căng thân
5
Bật cóc di động
20m x 3 lần. Nghĩ giữa 2-3 phút
Bật đúng kỹ thuật và tốc độ nhanh nhất, đủ cự ly
6
Nằm sấp chống tay bật lên thành ngồi
3-4 tổ; 35-35 nhịp/tổ. Nghĩ giữa 2-3 phút
Thực hiện với tố độ cao đúng kỹ thuật, đạp chân mạnh 
7
Bật nhảy đổi chân
2-3 tổ; 20-30 nhịp/tổ. Nghĩ giữa 1-2 phút
Thực hiện liên tục với tốc độ tối đa chân đưa ra trước thẳng
Trên cơ sỡ lý luận nêu trên, chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm với:
- Nhóm thực nghiệm: Gồm 18 em học sinh lớp 9 thời gian tập luyện mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết nội dung tập luyện do chúng tôi đưa ra theo các bài tập đã xác định.
- Nhóm đối chứng: Chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 18 em học sinh lớp thời gian tập luyện giống như nhóm thực nghiệm mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết nội dung tập luyện theo phân phối chương trình hiện hành
Thời gian thực nghiệm là 11 tuần theo phân phối chương trình.
- Trong huấn luyện để đánh giá sức mạnh tốc độ người ta có một hệ thống test sư phạm để kiểm tra sự phát triển của các tố chất này. Song trong quá trình thực nghiệm với thời gian cũng như phương tiện còn hạn chế chúng tôi đã sử dụng 3 test cơ bản sau đây để đánh giá sức mạnh tốc độc của các em trong một thời gian tập luyện theo giáo án mới.
+ Test: Chạy 40m xuất phát cao.
+ Test: Bật cao tại chỗ.
+ Test : Kiểm tra thành tích nhảy cao kiểu “bước qua”.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của việc ứng dụng và kiệm nghiệm trong thực tiễn các bài tập nhằm nâng cao thành tích nhảy cao kiểu “bước qua” được lựa chọn ở học sinh lớp 9.
- Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả lần 1 ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Sau 11 tuần thực nghiệm chúng tôi kiểm tra lần 2 để so sánh đánh giá thành tích giữa hai nhóm nhằm đánh giá hiệu quả của các bài tập đã đưa vào thực nghiệm.
Sau khi tiến hành tính toán các số liệu thu thập được, chúng tôi có các tham số: giá trị trung bình (), độ lệch chuẩn 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN. Ngo Quang Sang.doc