SKKN Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5

SKKN Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5

Công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức rất hạn chế trên địa bàn toàn xã vì nhà dân ở theo cụm rãi rác không tập trung.

- Việc bố trí cho học sinh tham gia vệ sinh nơi công cộng còn quá ít.

- Chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh tham quan những nơi có tác động xấu như khí thải của nhà máy, nước thải của các khu công nghiệp, bãi rác lớn của

khu đông dân cư ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.

d) Nguyên nhân

Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 4, 5, bản thân tôi được gần gũi tiếp xúc trao đổi với học sinh, với phụ huynh học sinh, với đồng nghiệp trong trường để đi đến kết luận. Tình trạng học sinh lớp 4, 5 chưa quan tâm đên việc bảo vệ môi trường là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

 + Do phần lớn là các em ở vùng nông thôn.

 + Do các em chưa có động cơ, thái độ đúng đắn trong việc học bảo vệ môi trường.

+ Do các em chưa nắm vững được cách bảo vệ môi trường là những công việc gì.

 + Do các em chưa hiểu thế nào là bảo vệ môi trường?

 + Nhiều em còn có hoàn cảnh khó khăn, các em ít có điều kiện để tìm hiểu về môi trường

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2098Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức bảo vệ môi trường. Bở vì đây là lứa tuổi thiếu niên các em chăm học, vâng lời thầy cô giáo nên cần giáo dục cho các em ý thức ngay từ khi các em hiểu về môi trường, những việc làm cụ thể về môi trường. Từ đó các em có ý thức cao hơn trong mỗi hành vi, việc làm của mình đối với môi trường.
4. Phạm vi nghiên cứu 
Học sinh lớp khối lớp 4- 5 trường Tiểu học Trần Phú từ năm 2012 – 2013 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu 
- Kinh nghiệm giáo dục của bản thân trong quá trình giảng dạy.
- Trao đổi với các bộ phận môi trường.
- Nghiên cứu tài liệu liên quan.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận 
Trong chương trình Tiểu học mới, vấn đề giáo dục môi trường đã được đề cập đến, có môn đã dành hẳn một chương nói về môi trường như môn Khoa học (SGK trang 127) hoặc có bài đề cập đến môi trường như: Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường (Luyện từ và câu SGK trang 115), Luật bảo vệ môi trường (Chính tả SGK trang 103).
Một số bài có một phần nội dung liên quan đến môi trường nhưng SGK chưa yêu cầu đi sâu khai thác. Ví dụ chương “Vật chất và năng lượng” (Khoa học) hay “Sông ngòi”, “Vùng biển nước ta” (Địa lý)
Tuy nhiên kiến thức về môi trường vẫn còn mờ nhạt, giáo dục môi trường chưa được tách ra như một môn học, một số kiến thức chưa thật sự gần gũi với đời sống xung quanh của các em như khu bảo tồn thiên nhiên SGK/ 115, khu 
bảo tồn đa dạng sinh học SGK/ 126 do đó việc tiếp thu của học sinh còn nhiều khó khăn.
 Gần đây nhất, đầu năm học 2008-2009 Sở Giáo dục Đắk Lắk, Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana đã triển khai lồng ghép giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt, môn Khoa học, Địa lí... đã được giáo viên tiếp thu và ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành. Điều đó chứng tỏ rằng môi trường và giáo dục môi trường là vấn đề nóng mang tính sống còn của xã hội.
2. Thực trạng
a) Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:	
- Về phía giáo viên
Đạt trình độ trên chuẩn, đều được tham gia tập huấn lồng ghép giáo dục môi trường trong từng khối, lớp, theo từng bài cụ thể. Được cấp phát tài liệu tận tay để lồng ghép khi soạn bàiCó tay nghề vững vàng, có năng lực sư phạm, có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn. 
Phần lồng ghép giáo dục môi trường chỉ thực hiện ở một số bài qua từng phân môn như: tiếng Việt, Khoa học, Địa lí Nội dung lồng ghép thể hiện ở 3 mức độ: toàn phần, bộ phận và liên hệ.
- Về phía học sinh
Đa số học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp xanh-sạch-đẹp, có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định.
100% HS tích cực tham gia các phong trào do liên đội phát động như: Một phút làm sạch sân trường, chăm sóc tưới cây và hoa trong vườn trường.
 + Sự quan tâm của các bậc phụ huynh cũng góp phần nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường.
* Khó khăn:
- Ý thức bảo vệ môi trường của một số học sinh chưa cao.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em của mình, các em thường ăn sáng trước cổng trường nên việc xả rác chưa đúng quy định còn nhiều.
- Việc thu gom rác thải của nhiều hộ gia đình xung quanh khu vực trường chưa tốt.
b) Thành công và hạn chế
* Thành công:
Bản thân tôi đã xác định đúng mục tiêu của bài học đồng thời đã lồng
ghép giáo dục môi trường vào từng bài cụ thể và đạt được kết quả cao trong việc dạy và học. Kết quả cho thấy học sinh trường tôi đã tự giác vệ sinh lớp học, bỏ rác, tiểu tiện đúng nơi quy định.
Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Và đặc biệt là những tiến bộ hàng ngày của học sinh, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt về bảo vệ môi trường trong lớp học, trong nhà trường. Sự tiến bộ và chăm ngoan của các em đã làm tôi thêm vui, thêm phấn chấn và tự tin vào thành công của mình.
* Hạn chế:
 - Công tác giáo dục môi trường đối với một số giáo viên thực hiện chưa thường xuyên, còn đối phó chỉ dừng lại ở các tiết thao giảng, dự giờ...
- Giáo viên tuân thủ cung cấp những kiến thức mà sách giáo khoa và sách giáo viên đặt ra, chưa mạnh dạn khai thác những vấn đề có liên quan đến môi trường vì sợ lệch mục tiêu bài dạy, chưa giúp các em nêu được những việc làm thực tế của trường của lớp để các em tự giác trong việc bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Bài “ Sông ngòi” SGK/ 74, giáo viên không dám khai thác sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác một cách hợp lý vì phần mục tiêu SGV không yêu cầu. 
- Giáo viên còn chú trọng dạy kiến thức, còn xem nặng việc học kiến thức cơ bản của chương trình hơn là những vấn đề môi trường.
- Việc lồng ghép giáo dục môi trường đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, suy nghĩ nên phần lớn giáo viên ngại khó vì không có thời gian.
- Một số học sinh vẫn xả rác không đúng nơi quy định, chưa tích cực trong lao động dọn vệ sinh trường, lớp.
c) Những mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh:
- Qua nghiên cứu tôi thấy học sinh tiểu học thích ham chơi, hay quà vặt nên rác thải còn nhiều. 
- Các giải pháp trong đề tài này đã giúp học sinh hiểu rõ hơn sự tác động của môi trường đối với đời sống của con người. Qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em.
- Ngoài việc tích hợp lồng ghép vào các tiết chính khoá, nhiều giáo viên đã chú trọng đưa nội dung giáo dục môi trường vào các tiết sinh hoạt ngoại khoá nhằm đưa các em gần gũi với thực tế, thực hành cho các em thói quen bảo vệ môi trường ở nhà cũng như ở trường.
* Mặt yếu:
- Công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức rất hạn chế trên địa bàn toàn xã vì nhà dân ở theo cụm rãi rác không tập trung.
- Việc bố trí cho học sinh tham gia vệ sinh nơi công cộng còn quá ít.
- Chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh tham quan những nơi có tác động xấu như khí thải của nhà máy, nước thải của các khu công nghiệp, bãi rác lớn của
khu đông dân cư ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
d) Nguyên nhân
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 4, 5, bản thân tôi được gần gũi tiếp xúc trao đổi với học sinh, với phụ huynh học sinh, với đồng nghiệp trong trường để đi đến kết luận. Tình trạng học sinh lớp 4, 5 chưa quan tâm đên việc bảo vệ môi trường là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
 + Do phần lớn là các em ở vùng nông thôn.
 + Do các em chưa có động cơ, thái độ đúng đắn trong việc học bảo vệ môi trường.
+ Do các em chưa nắm vững được cách bảo vệ môi trường là những công việc gì.
 + Do các em chưa hiểu thế nào là bảo vệ môi trường?
 + Nhiều em còn có hoàn cảnh khó khăn, các em ít có điều kiện để tìm hiểu về môi trường
 e) Phân tích và đánh giá các vấn đề thực trạng đã nghiên cứu.
Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm môi trường đã lan tràn ở khắp mọi nơi từ đất, nước, đến không khí, từ bề mặt đến các lớp sâu của đất. Nguyên nhân của của nạn ô nhiễm là các sinh hoạt và hoạt động kinh tế của con người từ trồng trọt, chăn nuôi, do ý thức của người dân gần trường chưa cao còn bỏ rác ở những nơi chưa đúng quy định, ngoài ra không kể đến việc ý thức bảo vệ môi trường của một số học sinh chưa caoVấn đề môi trường không phải là môn học chính nên đa số giáo viên chú trọng nội dung của bài học và dành cho việc tích hợp còn ít nên đôi khi thiếu thời gian vì vậy giáo viên bỏ qua khâu này. Tình trạng giáo viên dạy chay không nghiên cứu tìm tòi số liệu, tranh ảnhđể minh hoạ cho bài học, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về phương thức thực hiện và cũng như tài liệu giảng dạy về giáo dục môi trường, làm cho tiết học kém hấp dẫn và không mang tính thuyết phục nên giáo dục cho học sinh chưa mang lại hiệu quả cao.
3. Giải pháp và biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp
Mục tiêu của việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình lớp 4, 5 là: 
+ Bảo vệ môi trường xung quanh là trách nhiệm của toàn dân.
+ Trong trường học ngoài việc học kiến thức ra giáo viên còn phải dạy cho học sinh biết bảo vệ môi trường, biết làm một số việc cụ thể như: quét dọn vệ sinh trường, lớp; tiểu tiện, đổ rác đúng nơi quy định...
+ Giáo dục môi trường tính chất tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết và
kĩ năng về môi trường. 
Ngoài ra còn rèn kỹ năng sống cho học sinh khi tham gia bảo vệ môi trường từ đó hình thành nhân cách cho học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
b.1. Lồng ghép giáo dục môi trường thông qua một số bài học cụ thể 
b.1.1. Xác định tên bài và mức độ tích hợp trong từng bài:
Tuỳ theo chương trình từng khối lớp để thực hiện tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. Căn cứ vào tài liệu tập huấn 109 của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 25-27/5/2008 để giáo viên thực hiện lồng ghép vào một số bài cụ thể.
Môn
Tên bài học
Nội dung của
từng bài
Mức độ
(phương thức )
tích hợp
Tập đọc
- Những người bạn tốt (TV/64)
- Kỳ diệu rừng xanh (TV/75)
- Trước cổng trời (TV/84)
- Đất Cà Mau (TV/90)
- Chuyện một khu vườn nhỏ
- Hành trình của bầy ong (TV/117)
- Người gác rừng tí hon (TV/124)
- Trồng rừng ngập mặn(TV/128)
- Ngu công xã Trịnh Tường (TV/ 164)
- Bảo vệ động vật hoang dã
- Môi trường rừng
- Môi trường rừng
- Môi trường rừng
- Môi trường cây xanh
- Môi trường động vật
- Môi trường rừng
- Môi trường rừng, đất
- Môi trường nước, rừng
Gián tiếp
Trực tiếp
Gián tiếp
Trực tiếp
Gián tiếp
Gián tiếp
Trực tiếp
Trực tiếp
Gián tiếp
Tập làm văn
- Luyện tập làm đơn Bài 1 : Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng.
- Thuyết trình, tranh luận (TV/93)
- Luyện tập làm đơn (TV/111)
- Môi trường đất, không khí, rừng
- Môi trường nước, ánh sáng, không khí, đất
- Môi trường nước, không khí.
Trực tiếp
Gián tiếp
Trực tiếp
Luyện từ và câu
Chính tả
Kể chuyện
* Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường (TV 115, tr127)
* Luật bảo vệ môi trường (Trang 103)
* Người đi săn và con nai
- Động vật hoang dã
Trực tiếp
Trực tiếp
Trực tiếp
Khoa học
- Phòng bệnh sốt rét ( bài 12/16)
- Phòng bệnh sốt xuất huyết ( bài 13/28)
- Phòng bệnh viêm não (bài 14/30)
- Sắt, gang, thép (bài 23/48)
 Môi trường xung quanh
- Môi trường tài nguyên
- Môi trường tài nguyên
Bộ phận
Bộ phận
Bộ phận
Bộ phận
- Đồng và hợp kim của đồng ( bài 24/50
- Nhôm (bài 25/52)
-Gồm, gạch ngói (bài 27/56)
- Xi măng (bài 28/58)
- Cao su (bài 30/62)
- Chất dẻo (31/64)
 Môi trường tài nguyên
- Môi trường không khí, đất 
- MT không khí, đất 
- MT không khí
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Địa lý
- Khí hậu (bài3/72)
-Sông ngòi (bài4/74)
- Vùng biển nước ta (B5/77)
- Đất và rừng (Bài 6/79)
- Dân số nước ta (Bài 8/83)
- Nông nghiệp (bài 10/87)
- Lâm nghiệp, thuỷ sản (bài 11/83)
- Công nghiệp (bài 12/91)
- Giao thông vận tải (bài 14/96)
 MT rừng, nước
 MT nước, động vật
- MT đất rừng
- Môi trường sống
- Môi trường đất.
- Môi trường rừng, nước, động vật.
- Môi trường đất, không khí
- Môi trường tiếng ồn, không khí
Toàn phần
Toàn phần
Toàn phần
Toàn phần
Bộ phận
Toàn phần
Liên hệ
Liên hệ
Lịch sử
- Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp
-Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Môi trường rừng
- Môi trường rừng
Liên hệ
Liên hệ
Giáo dục môi trường thông qua các môn học góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhận thức về môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, nhưng những kiến thức đó sẽ không vững chắc nếu không được củng cố, rèn luyện thông qua các hoạt động bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. 
b.1.2. Xây dựng các hình thức lồng ghép 
* Lồng ghép bằng hệ thống câu hỏi :
Ở những bài học có nội dung mà chúng ta có thể khai thác lồng ghép, khi
soạn bài, bản thân tôi nghiên cứu tìm đặt câu hỏi để trang bị kiến thức hoặc liên hệ thực tế để học sinh biểu hiện thái độ, hành vi về giáo dục môi trường. 
 Ví dụ : 
1. Bài Những người bạn tốt (Tập đọc trang 64)
	- Chú cá heo có đáng yêu không ?
	- Em có sợ cá heo bị tiệt chủng không?
	- Em muốn nói gì với những người làm nghề biển?
	2. Bài Đất Cà Mau (Tập đọc /90)
	- Rừng Đước có tác dụng gì?
	- Em nghĩ, người đất Cà Mau cần phải làm gì để rừng đước phát huy tác dụng?
	3. Bài Chuyện một khu vườn nhỏ ( Tập đọc/ 102)
	- Môi trường sẽ như thế nào nếu mỗi GĐ đều có 1 khu vườn nhỏ trên ban công như ban công nhà bé Thu?
	4. Bài Luyện tập thuyết trình, tranh luận (Tập làm văn/93) 
	- Nếu em là đất, nước, không khí, ánh sáng em muốn bày tỏ nguyện vọng gì với con người?
	5. Bài Phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não ( Khoa học lớp 5 – tiết phân phối chương trình 12,13,14 )
	- Các em làm gì để phòng những bệnh trên?
	6. Bài Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp; Chiến thắng Điện Biên phủ (Lịch sử lớp 5 tiết phân phối chương trình 14-19 )
	- Rừng góp phần quan trọng như thế nào trong những chiến thắng oanh liệt đó?
	- Con người cần làm gì để bảo vệ rừng ?
	* Lồng ghép dưới dạng bài tập trắc nghiệm
Ví dụ : Khi dạy bài Đất và rừng (Địa lý SGK /79)
	Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng :
Chặt phá rừng sẽ 
o Mở rộng được nhiều đất đai trồng lúa
o Có nhiều gỗ để đóng đồ đạc.
o Làm xói mòn đất màu.
	Dạy bài Sắt, gang, thép; bài Nhôm, bài Đồng (Khoa học).
Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây, chọn và ghi chữ cái trước ý đó vào bảng con
A. Tài nguyên trên Trái Đất là vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái.
B. Tài nguyên trên trái đất là có hạn phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
* Lồng ghép dưới dạng trò chơi học tập:
Thông qua một số trò chơi học sinh thêm hiểu về môi trường nên tôi tổ chức một số trò chơi như sau:
Ví dụ 1: Trò chơi " Tôi ở đâu? "
- Giáo viên phát cho học sinh 1 mảnh giấy nhỏ, học sinh dùng bút ghi vào mảnh giấy tên loài cây, 1 loài động vật hoặc 1 loại rác thải ( vỏ kẹo, bao thuốc....)
Cứ 4 học sinh tham gia chơi phân vai cho mỗi em ( gồm các vai: đất, nước, thùng đựng rác, bầu trời )
Hướng dẫn học sinh cách chơi: 4 học sinh trên đứng vào các góc lớp, một số học sinh còn lại đứng thành vòng tròn giữa lớp học, trên tay mỗi em cầm tờ giấy của mình. Khi giáo viên phát lệnh các em nhanh chóng đọc tờ giấy của mình và chạy về 1 trong 4 nhân vật trên cụ thể là: 
Em có tờ giấy ghi "cá" chạy về em đóng vai “nước”, em có tờ giấy ghi "vỏ kẹo" chạy về em đóng vai "thùng rác", .....
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận: Mọi vật đều phải ở đúng vị trí của nó, như vậy môi trường sẽ tốt.
Ví dụ 2: Trò chơi "phá rừng".
- Học sinh để tất cả tờ giấy báo cũ cạnh nhau trên mặt đất, sau đó đứng vào trên tờ báo đó (mỗi học sinh đứng trên 1 tờ báo)
- Tất cả chạy ra ngoài và chạy vòng quanh địa điểm có giấy báo.
- Khi giáo viên ra hiệu thì tất cả nhanh chóng nhảy vào vị trí có giấy báo ( 1 tờ giấy chỉ chứa 1 người ).
- Sau đó ra ngoài chạy tiếp, giáo viên cắt đi một số tờ giấy báo và vỗ tay cho tất cả nhảy vào lại. Lúc này sẽ có một số người không có chỗ đứng, phải đứng ra ngoài vòng.
- Cứ tiếp tục như vậy, có nhiều học sinh bị loại ra khỏi vòng.
Qua trò chơi giúp HS nhận xét và hiểu rằng
 - Các tờ giấy báo bị mất dần tượng trưng cho hình ảnh vủa việc đất rừng bị khai thác, lấn chiếm. 
- Những người bị loại ra khỏi vòng tượng trưng cho cây cối bị chặt, đốn.
* Học sinh không nên khai thác rừng bừa bãi.
* Đóng vai, diễn kịch 
Sau khi học xong bài tập đọc“ người gác rừng tí hon” và nghe kể xong câu chuyện “Người đi săn và con nai ”tôi tổ chức cho học sinh đóng vai từ đó giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường rừng, môi trường động vật thông qua một số việc làm cụ thể.
Ví dụ 1: Khi dạy bài " Người gác rừng tí hon" (Tập đọc 5 tuần 14/124)
- Cho 5 học sinh nhận vai : 1 học sinh đóng vai “bạn nhỏ con người gác
rừng”, 2 học sinh đóng vai “bọn trộm gỗ”, 1 học sinh đóng vai “bà Hai chủ quán”, 1 học sinh đóng vai “Công an”.
Sau khi đóng vai, yêu cầu học sinh thảo luận.
+ Việc làm của bạn nhỏ có tác dụng gì cho đất đai, khí hậu, động vật.
Từ đó giáo dục HS biết bảo vệ rừng, dũng cảm, đối đầu với những kẻ trộm gỗ để cứ lấy cánh rừng
Ví dụ 2 : Người đi săn và con nai (Kể chuyện 5 tuần 11/107)
Tổ chức chọc sinh đóng 4 vai :( 1 học sinh đóng vai “người đi săn”, 2 học sinh đóng vai “dòng suối” khuyên người đi săn đừng bắn con nai, 1 học sinh đóng vai “ cây trám” tức giận vì người đi săn bắn con nai, 1 học sinh đóng vai“ 
con nai ”đẹp, thơ ngây làm người đi săn phải thả súng.
	Thảo luận sau khi đóng vai:
	+ Vì sao người đi săn không bắn con nai? ( Vì con nai đep, ngơ ngác...)
	+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? ( Yêu quý và bảo vệ động vật trong rừng )
 Qua đó giáo dục học sinh luôn có ý thức bảo vệ động vật hoang dã 
b.2. Lồng ghép Giáo dục môi trường thông qua tiết sinh hoạt tập thể 
Trong những tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần hoặc cuối tuần, tôi dành khoảng 10 - 15 phút để tổ chức cho HS tìm hiểu về môi trường với nhiều hình thức khác nhau nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức về môi trường như : Trò chơi, đóng vai, triển lãm tranh, đọc thơ, hát....
Để tổ chức thành công tiết sinh hoạt tôi đã tiến hành một số hình thức lồng ghép, tích hợp sau: 
b.2.1. Xây dựng góc môi trường:
Giáo viên dùng 3 tờ rô ky có đóng khung viền giao cho 3 tổ treo ở bức tường cuối lớp với tên gọi “Góc môi trường tổ...” Trong quá trình học tập, tham khảo sách báo, các em có thể trưng bày vào góc môi trường của tổ mình những
gì mà mình sưu tầm được, đó có thể là:
- Tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường hoặc tác động của con người đến môi trường và hậu quả của nó.
- Những bài báo, câu thơ, bài hát, bài văn có liên quan đến môi trường.
Ví dụ:
* Thơ:
 Nhớ khi giặc đến giặc lùng
	Rừng cây, núi đá ta cùng đánh Tây
	 Núi giăng thành luỹ sắt dày
	Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
	(Việt Bắc - Tố Hữu)
	Ôi ! Chiếc mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ
	Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
	(Bài ca Xuân 68 - Tố Hữu)
	Tiếng chổi tre
	Sớm tối đi về
	Giữ sạch lề
	Đẹp lối 
	Em nghe.
	(Tiếng chổi tre - Tố Hữu)
* Bài hát
	- Bài : Rừng xanh yêu thương 
 ".Em đến với rừng đâu chỉ vì rừng xanh thân thương. Em đến với rừng mang cả một niềm tin ước mơ. Em đến với rừng bởi rừng xanh yêu thương".
	- Bài : Tình cây và đất " Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơi thở, cây thiếu đất cây sống sống với ai"
* Truyện đọc
 " Khát vọng sống " (Kể chuyện lớp 4- tuần 32)
Hoặc các em có thể tự sáng tác bằng nhiều cách :
 - Tự vẽ tranh cổ động về chủ đề môi trường
 - Viết khẩu hiệu cổ động về môi trường với lời lẽ ngắn gọn, cô đọng và ý nghĩa.
Ví dụ:
+ Bảo vệ môi trường như bảo vệ chính con ngươi của mắt mình!
+ Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên!
 + Để rừng mãi xanh !
 + Người ơi, đừng phá rừng!
b.2.2. Tổ chức biểu diễn tuyên truyền về môi trường
Tận dụng thời gian 15 phút đầu giờ hoặc tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết Sinh hoạt cuối tuần tôi cho các em biểu diễn những gì mà mình đã trưng bày ở góc môi trường của tổ dưới nhiều hình thức:
+ Thuyết minh cho tranh ảnh mình sưu tầm hoặc vẽ được.
+ Đọc thơ
+ Hát
+ Đọc truyện
b.2.3. Lập sổ theo dõi:
Bất cứ công việc gì dù lớn hay nhỏ, muốn đạt hiệu quả cao cần phải biết khen chê đúng lúc, đúng người và đúng sự việc. Để làm được điều đó tôi đã 
hướng dẫn mỗi tổ lập sổ theo dõi (theo mẫu) 
STT
Họ và tên
Việc làm vì môi trường
Việc làm ảnh hưởng đến môi trường
Thời gian
1
2
3
Vào tiết sinh hoạt cuối tuần, các tổ tổng kết trước lớp, giáo viên nhắc nhở những học sinh nào còn vi phạm đồng thời tuyên dương khen, thưởng những học sinh có hành động, việc làm tác động đến môi trường dù chỉ là những tràng pháo tay, những lời khen nhưng đó là niềm động viên rất lớn, là cách để nhân điển hình và giáo dục cá

Tài liệu đính kèm:

  • docGDBVMT - Nguyễn Thị Nhung (Trần Phú).doc.doc