SKKN Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường

SKKN Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường

Sau khi nắm bắt số lượng và nhu cầu cần giúp đỡ của học sinh toàn trường, của từng lớp, ban Giám hiệu tổ chức cuộc họp hội đồng chủ nhiệm và các đoàn thể để thống nhất xây dựng kế hoạch vận động học sinh đến trường. Kế hoạch cần cụ thể nội dung, phân công công việc cho từng bộ phận liên quan. Đặc biệt chú trọng đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm và sự phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải lập kế hoạch vận động ngay đầu năm học( đầu tháng 8) để có thời gian đến từng gia đình vận động các em đến lớp trước khi thực hiện dạy học tuần đầu tiên. Kế hoạch phải xây dựng sát thực tế và thực hiện được. Trong kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng các nội dung: Đối tượng cần được vận động, giúp đỡ; thời gian đến vận động và thời gian dự kiến hoàn thành kế hoạch; các biện pháp phối hợp, vận động, hỗ trợ . Kế hoạch phải được nhà trường duyệt và theo dõi việc thực hiện của từng giáo viên để có sự điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời.

Từ tình hình điều kiện và hoàn cảnh học sinh, nhà trường xây dựng kế hoạch để vận động các tổ chức, cá nhân từ thiện giúp đỡ những học sinh nghèo. Kế hoạch của nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ của ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể nhà trường. Trong đó lấy vai trò của đoàn thanh niên làm nòng cốt cho việc vận động, phối hợp các tổ chức từ thiện thực hiện công việc tài trợ.

 

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1764Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắc lắc từ năm học 2011 – 2012 đến năm học 2013-2014.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng việc vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đi học chuyên cần của trường Tiểu học Y Ngông từ năm học 2011-2012 đến nay và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác vận động học sinh đến lớp, đảm bảo chuyên cần, tránh tình trạng học sinh bỏ học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước tiên phải coi trọng việc nâng cao tỉ lệ đi học chuyên cần của học sinh . Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, không bị hụt kiến thức và mang lại kết quả học tập tốt nhất. Đặc biệt là những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh con mồ côi không nơi nương tựa, học sinh khuyết tật là những đối tượng dễ bỏ học và hay bị hụt hẫng kiến thức nhất. Điều đó tác động không nhỏ đến chất lượng giáo dục chung của toàn trường.
Thực tế thì học sinh có ra lớp đều thì việc tiếp thu bài mới tốt, mới hệ thống được kiến thức liền mạch và đó cũng là điều kiện thiết yếu giúp các em nắm vững kiến thức các môn học. Kết quả học tập tốt sẽ là động lực hữu hiệu nhất giúp học sinh ham học, yêu thích được đến trường để học tập. Chính điều đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Muốn đạt được kết quả đó, người giáo viên chủ nhiệm phải tâm huyết, nhiệt tình trong việc vận động học sinh đến lớp. Nhà trường cần phải quan tâm, giúp đỡ; làm tốt công tác xã hội hóa, vận động các tổ chức cá nhân từ thiện hỗ trợ các em về cả vật chất lẫn tinh thần để các em có điều kiện đến trường để học tập. 
2. Thực trạng
a. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:
Trường vinh dự được mang tên người con của Tây Nguyên Y Ngông Niê Kđăm nên có nhiều tổ chức, cá nhân có tấm lòng hướng về trường, giúp đỡ và tổ chức nhiều chương trình nhằm giúp học sinh đến trường. Đặc biệt là được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường.
Các đoàn thể phối kết hợp tốt với nhà trường trong việc vận động các tổ chức, cá nhân, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ về mọi mặt để giúp đỡ học sinh. 
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong công tác. Đa số giáo viên có kinh nghiệm trong công tác vận động học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường.
* Khó khăn:
Học sinh toàn trường hàng năm có đến trên 98% là học sinh dân tộc thiểu số trong đó học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm trên 42%. Nhân dân chiếm 97% làm nghề nông, quanh năm lam lũ với việc đồng áng, nương rẫy. Trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên không có điều kiện quan tâm nhiều đến việc học tập của con cái. Các em thường ở nhà để phụ giúp bố mẹ công việc làm ăn. Mỗi dịp mùa cà phê hay làm nương rẫy thì tỉ lệ các em đến lớp chỉ đạt 70- 80%.
b. Thành công, hạn chế
* Thành công:
Nội dung đề tài cũng là sự quan tâm sâu sắc của toàn thể ban giám hiệu, tập thể giáo viên nhà trường. Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo thôn buôn, các già làng, Ban đại diện cha mẹ học sinh ủng hộ nhiệt tình và phối hợp tốt với nhà trường trong việc giúp đỡ và vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến lớp.
Đã tạo được sự quan tâm sâu sắc, gây dựng được tình cảm của các cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài tỉnh đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường.
Đội ngũ giáo viên rất tâm đắc với nội dung của đề tài, xem việc vận động học sinh có hoàn cảnh khó đi học chuyên cần là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác dạy học tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. 
Các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có được sự giúp đỡ, được đón nhận được những tình thương, sự quan tâm chia sẻ của các thầy cô giáo, các tổ chức cá nhân từ thiện nên đã có điều kiện để đi học đều đặn hơn. Thực sự các em đã xem trường lớp như là ngôi nhà đầm ấm của mình và cảm thấy mỗi ngày đến trường là có thêm một niềm vui cho cuộc sống.
* Hạn chế:
- Một số chương trình tổ chức chưa thành công theo kế hoạch đề ra.
- Vai trò, trách nhiệm của một số gia đình trong việc phối hợp với nhà trường để tạo điều kiện cho con em đến trường còn hạn chế.
- Việc hỗ trợ của các tổ chức cá nhân chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh.
- Việc vận động các nhà tài trợ để giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần phải có nhiều thời gian và sự kiên trì.
c. Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh:
Đề tài thực hiện đã có tác động tích cực đến sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng xã hội. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường, cha mẹ học sinh, cũng như các cấp chính quyền địa phương trong đã nâng cao trách nhiệm trong việc tuyên truyền nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần, đảm bảo duy trì sĩ số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và các trường trên địa bàn xã nói chung.
* Mặt yếu:
Sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, các tổ chức cá nhân mới chỉ đáp ứng phần nào so với nhu cầu của học sinh nên việc vận động phải thường xuyên, kiên trì. Vẫn còn một số cha mẹ học sinh còn có tư tưởng phó mặc công tác giáo dục cho nhà trường, chưa coi trọng việc học của con em mình nên chưa có sự phối hợp tốt với nhà trường để tạo điều kiện cho con em đến lớp, đến trường.
d. Nguyên nhân
* Nguyên nhân của thành công:
- Bản thân cũng như các giáo viên, các tổ chức nhà trường luôn dành tâm huyết cho việc vận động các nhà tài trợ để tổ chức các chương trình giúp đỡ học sinh nghèo. 
- Trong giảng dạy, giáo viên luôn tạo được môi trường học tập thân thiện, gần gũi từ đó thu hút học sinh đến trường. 
- Đội ngũ giáo viên đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác vận động học sinh.
* Nguyên nhân của hạn chế:
- Một số giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm cũng như việc vận động học sinh ra lớp.
- Dân cư ở rải rác, nhiều gia đình sống và sinh hoạt trên nương, rẫy cách trường đến 6- 7km, đường sá đi lại cách trở nên việc vận động học sinh ra lớp còn gặp nhiều khó khăn.
- Đôi lúc việc vận động không thành công bởi các nhà tài trợ ở xa nên một số cá nhân, nhóm tài trợ không thể thực hiện được kế hoạch tổ chức tài trợ cho trường.
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Đưa ra những biện pháp, giải pháp hữu hiệu nhất, phù hợp thực tế của nhằm thực hiện vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường, tăng tỉ lệ chuyên cần, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
b.1. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường.
b.1.1. Chỉ đạo việc nắm bắt hoàn cảnh của học sinh 
- Ngay từ đầu năm học, sau khi bàn giao chất lượng từ lớp dưới lên lớp trên cho giáo viên, nhà trường tổ chức cuộc họp hội đồng chủ nhiệm để xem xét thực tế hoàn cảnh học sinh của từng lớp. Cụ thể như về số lượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cần được hỗ trợ trong học tập và đánh giá tình hình học tập, việc đi học chuyên cần, bỏ học, nghỉ học, nguyên nhân nghỉ học của từng em.v.v.. 
- Lập sổ theo dõi chi tiết từng hoàn cảnh và đề xuất nhu cầu giúp đỡ của từng em.
- Các tổ chuyên môn họp và giao nhiệm vụ cho giáo viên trong việc vận động những đối tượng học sinh thường xuyên nghỉ học có trong danh sách bàn giao. 
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trao đổi với cha mẹ học sinh về hoàn cảnh và tình hình học tập của từng em. Từ đó đề xuất với nhà trường cách giúp đỡ, thông báo để cha mẹ học sinh nắm bắt và phối hợp với giáo viên trong việc tạo điều kiện cho con em đến lớp.
b.1.2. Xây dựng kế hoạch vận động
Sau khi nắm bắt số lượng và nhu cầu cần giúp đỡ của học sinh toàn trường, của từng lớp, ban Giám hiệu tổ chức cuộc họp hội đồng chủ nhiệm và các đoàn thể để thống nhất xây dựng kế hoạch vận động học sinh đến trường. Kế hoạch cần cụ thể nội dung, phân công công việc cho từng bộ phận liên quan. Đặc biệt chú trọng đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm và sự phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải lập kế hoạch vận động ngay đầu năm học( đầu tháng 8) để có thời gian đến từng gia đình vận động các em đến lớp trước khi thực hiện dạy học tuần đầu tiên. Kế hoạch phải xây dựng sát thực tế và thực hiện được. Trong kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng các nội dung: Đối tượng cần được vận động, giúp đỡ; thời gian đến vận động và thời gian dự kiến hoàn thành kế hoạch; các biện pháp phối hợp, vận động, hỗ trợ ... Kế hoạch phải được nhà trường duyệt và theo dõi việc thực hiện của từng giáo viên để có sự điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời.
Từ tình hình điều kiện và hoàn cảnh học sinh, nhà trường xây dựng kế hoạch để vận động các tổ chức, cá nhân từ thiện giúp đỡ những học sinh nghèo. Kế hoạch của nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ của ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể nhà trường. Trong đó lấy vai trò của đoàn thanh niên làm nòng cốt cho việc vận động, phối hợp các tổ chức từ thiện thực hiện công việc tài trợ. 
b.1.3. Thực hiện kế hoạch vận động
Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm theo dõi sĩ số học sinh hàng ngày. Đối với những học sinh nghỉ học mà không có lí do, giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân các em nghỉ học trong buổi hôm đó. Việc tìm hiểu nguyên nhân các em nghỉ học có thể qua học sinh ở gần nhà hay bạn bè của các em. Nếu cần thiết, giáo viên có thể đến ngay nhà học sinh để nắm bắt tình hình, tìm hiểu nguyên nhân học sinh nghỉ học. Nếu là do ốm đau mà các em nghỉ thì giáo viên thăm hỏi kịp thời để thể hiện sự quan tâm đối với học sinh. Trường hợp học sinh nghỉ để ở nhà giúp việc cho bố mẹ thì cần trao đổi, động viên gia đình để cho học sinh đến trường học tập. Như vậy tránh tình trạng các em nghỉ dài ngày dẫn đến chán học và bỏ học.
Như chúng ta đã biết, thói quen của người dân tộc thiểu số trong việc đi làm nương rẫy thường đi làm ở lại cả ngày tại tại nương rẫy tối mới về nhà. Buổi sáng họ đi làm rất sớm nên không có thời gian để quan tâm đến con cái. Chính vì vậy các em thường tự lo việc ăn uống, đến trường đi học. Đó là nguyên nhân các em thường hay la cà, rủ nhau đi chơi đôi lúc quên cả đến lớp. Thậm chí bố mẹ cũng không quan tâm, không biết các em có đến trường hay không. Chỉ khi nhà trường đến vận động học sinh đi học gia đình mới biết là con mình không đến lớp. Chính vì thế, trước giờ học 10- 15 phút mà học sinh chưa đến lớp thì giáo viên chủ nhiệm phải vào nhà để nắm bắt nguyên nhân và cần thiết thì chở các em đi học.
b.2. Công tác xã hội hóa
b.2.1. Phối hợp tốt giữa nhà trường- Gia đình học sinh- Chính quyền địa phương 
Muốn đạt được kết quả cao phải phối hợp tốt giữa Nhà trường- Gia đình- Xã hội. Nhà trường phải tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các thôn buôn, cha mẹ học sinh trong việc vận động học sinh đến lớp đến trường. Tham mưu với đảng ủy, UBND xã để có sự chỉ đạo cho các thôn buôn vào cuộc, cùng nhà trường và có trách nhiệm trong công tác giáo dục. Đề nghị trong các cuộc họp của buôn được lồng ghép nội dung quan trọng đó là tuyên truyền và vận động các bậc cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho con em đến lớp, đến trường.
b.2.2. Tìm kiếm các tổ chức cá nhân tài trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Một việc quqn trọng dẫn đến thành công trong việc vận động học sinh đi học chuyên cần, duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục đó là tìm kiếm các tổ chức cá nhân từ thiện, các nhà hảo tâm để giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn khó khăn đến trường. Việc này nhằm tạo sự đồng thuận và chia sẻ của các tổ chức cá nhân có lòng hảo tâm. 
Muốn đạt được kết quả trong việc tổ chức các chương trình giúp đỡ học sinh trước hết phải nói đến cái tâm và tình thương yêu học sinh của người thầy. Làm việc trong một ngôi trường có nhiều học sinh nghèo thì khó khăn vất vả là không tránh khỏi. Song điều đó bị xóa mờ đi khi thấy những học sinh quần áo rách tả tơi, đầu trần, chân đất ôm sách đến trường đi học. Và bản thân tôi lại nghĩ phải làm một việc gì đó để giúp đỡ các em.
Bản thân lại tìm cách thực hiện mục đích của mình. Đó là tìm kiếm các tổ chức cá nhân thường làm công tác từ thiện được đăng tải trên Internet thông qua các trang mạng xã hội( cụ thể như Facebook). Bởi trên Facebook là nơi tụ hội và trao đổi công việc cũng như gặp gỡ bạn bè của các nhà từ thiện. Qua trang mạng này có thể kết bạn và tìm kiếm nhà tài trợ, đặc biệt là các trưởng nhóm của các tổ chức từ thiện. Tìm được sự chia sẻ của các trưởng nhóm về việc mình quan tâm có nghĩa là đã tìm được người giúp mình lo công việc vận động các cá nhân của nhóm họ. Điều quan trọng nhấtmà nhà trường cần làm đó là phải xây dựng kế hoạch, ghi hình ảnh và có bài viết về các học sinh nghèo cần được hỗ trợ để tạo lòng tin cho các tổ chức, cá nhân từ thiện. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ số lượng, hoàn cảnh của học sinh, nhu cầu về vật chất cần được giúp đỡ...Cụ thể như số lượng học sinh nghèo, điều kiện khó khăn chung của các em; số lượng quần áo, cặp sách, bút, vở, giày dép... cần được hỗ trợ. Nhà trường cũng cần dự kiến thời gian tổ chức chương trình trao tặng để các nhóm hỗ trợ có kế hoạch vận động, quyên góp. 
Sau khi xây dựng xong kế hoạch, nhà trường gửi kế hoạch cho trưởng các nhóm tài trợ chính để tạo lòng tin và để họ có cơ sở vận động các thành viên trong nhóm.
Trong các năm qua, nhà trường đã vận động được rất nhiều các tổ chức cá nhân giúp đỡ tiền, quần áo, cặp sách, vở, giày dép và đồ dùng học tập cho học sinh. Đã tặng nhiều suất học bổng cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đây là nguồn động viên vô cùng quan trọng và quý giá để tạo nên sự thành công cho nhà trường trong việc vận động học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến lớp. Cụ thể: 
- Năm học 2011- 2012, đoàn từ thiện FCSUNDAY( Buôn Ma Thuột) tổ chức chương trình vui tết Trung thu tặng quà cho học sinh trị giá trên 10 triệu đồng. 
- Năm học 2012- 2013, đoàn từ thiện Vòng tay yêu thương( BMT) tổ chức chương trình Vòng tay yêu thương tặng 113 phần quà cho học sinh trị giá 20 triệu đồng và tổ chức ngày 1/6 tặng quà cho học sinh trị giá 10 triệu đồng. 
Năm học 2013- 2014, nhà trường đã vận động các các nhân của một tổ chức từ thiện ở thành phố Hồ Chí Minh tặng cho học sinh 300 suất quà trị giá trên 30 triệu đồng, 300 đôi dép nhân dịp tết Trung thu và tặng 03 máy lọc nước uống cho học sinh 3 điểm trường trị giá 15 triệu đồng. Gia đình nhạc sĩ Linh Nga Niê Kđăm tặng 07 suất học bổng cho học sinh nghèo trị giá 4.500 000đ.v.v..
Dưới đây là một vài hình ảnh các tổ chức về tài trợ giúp đỡ học sinh:
Tặng 70 bộ quần áo đồng phục cho học sinh
Gia đình nhạc sĩ Linh Nga Niê Kđăm tặng học bổng
Tặng học bổng và 400 đôi dép cho học sinh nhà trường
Đoàn từ thiện TPHCM tặng 300 suất quà nhân dịp Tết Trung thu
 Máy lọc nước uống cho HS do đoàn từ thiện TPHCM tặng
b.2.3. Sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn tài trợ của các tổ chức từ thiện xã hội.
Các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân phải được giúp đỡ đúng đối tượng học sinh, đó là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo, học sinh khó vận động ra lớp và đảm bảo sự công bằng khách quan. Vì vậy nhà trường chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm lập danh sách những học sinh cần được hỗ trợ theo kế hoạch để trao quà. Một việc không thể thiếu để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ và để có sự giúp đỡ lâu dài đó là mỗi lần tổ chức chương trình trao quà cho học sinh cần mời đại diện các nhóm tài trợ, Ban đại diện cha mẹ học sinh, đại diện các tổ chức, các ban ngành liên quan tham dự. Sự có mặt của họ là nguồn động viên to lớn đối với tập thể cán bộ viên chức và học sinh nhà trường và để họ thấy được sự giúp đỡ của họ đã đúng ý nghĩa, nguyện vọng của mình và tạo được sự giúp đỡ cho những lần sau.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
- Thực hiện Hướng dẫn số 1408/PGDĐT-GDTH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Phòng GD& ĐT huyện Krông Ana về thực hiện nhiệm năm học 2011 – 2012 và Hướng dẫn số 901/PGDĐT-GDTH ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Phòng GD& ĐT huyện Krông Ana về thực hiện nhiệm năm học 2012 – 2013 cấp tiểu học; Hướng dẫn số 1012/PGDĐT-GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2014 của Phòng GD& ĐT huyện Krông Ana về thực hiện nhiệm năm học 2014 – 2015 cấp tiểu học;
- Căn cứ kế hoạch các năm học 2011- 2012, năm học 2012- 2013 và 2014- 2015 của nhà trường ;
- Căn cứ điều kiện thực tế nhà trường và đối tượng học sinh cũng như thực tế của địa phương và nhân dân trên địa bàn các thôn buôn.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Để thực hiện tốt công tác vận động học sinh nghèo đến lớp, tăng tỉ lệ chuyên cần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì các giải pháp trên cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời. Trong đó người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ chốt.
Bên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả các giải pháp, biện pháp trên cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà trường, sự đồng thuận của tập thể cán bộ viên chức, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, các cá nhân, các tổ chức từ thiện xã hội cũng như các bậc cha mẹ học sinh thì mới đạt được kết quả như mong muốn.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình thực hiện đề tài, những kết quả đã thu được rất đáng khích lệ. Từ năm học 2011 – 2012 đến nay, nhà trường đã làm tốt công tác vận động các tổ chức cá nhân hỗ trợ học sinh nghèo, tăng tỉ lệ chuyên cần góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Cụ thể :
Năm học
Tên cá nhân, tổ chức tài trợ
Kết quả vận động
Đối tượng hưởng
Học bổng
Quần áo
( bộ)
Dép
( đôi)
Cặp sách
Quà
Máy
lọc
nước
uống
Tổng trị giá
2011- 2012
Nhóm thiện nguyện FCSUNDAY( BMT)
100 suất
10 triệu đồng
100 học sinh nghèo và cận nghèo
2012-2013
Nhóm Vòng tay yêu thương
113 bộ
113 chiếc
22. 600 000
113 học sinh nghèo và cận nghèo, HS khuyết tật
Các tổ chức khác
11. 000 000đ
2013- 2014
Nhóm từ thiện TPHCM
70 bộ
300
đôi
300
Suất
47 triệu
70 HS nghèo, và HS cận nghèo,HSDTTS 
Nhạc sĩ Linh Nga Niê Kđăm
5 suất
1500 000đ
5 học sinh đặc biệt khó khăn
2014-2015
Nhóm từ thiện TPHCM
3 máy
15 000 000đ
HS toàn trường
Kết quả trong công tác giáo dục hàng năm đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Năm học
Số HS có hoàn cảnh khó khăn, Ktật được hỗ trợ
Duy trì
sĩ số đạt
Tỉ lệ chuyên cần
Chất lượng giáo dục
Hạnh kiểm
(thực hiện đầy đủ)
Học lực 
(tỉ lệ học sinh lên lớp)
2011-2012
100
100 %
95%
99,1%
93,3%
2012- 2013
113
100%
96%
99,4%
95,8%
2013- 2014
75
100%
98%
100%
96.8%
Kết quả hàng năm của trường được cấp trên ghi nhận và khen thưởng. Cụ thể :
 - Năm học 2012- 2013, không có học sinh bỏ học, xếp loại phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực loại Tốt, trường đạt Tập thể Lao động tiên tiến, UBND huyện khen thưởng; 
- Năm học 2013- 2014, không có học sinh bỏ học ; xếp loại phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực loại Xuất sắc, trường đạt Tập thể Lao động tiên tiến và được UBND huyện khen thưởng ;
Những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như hưởng ứng các hội thi do nhà trường phòng giáo dục tổ chức và thu được các kết quả như sau: 
+ Thi hát dân ca đạt 01 giải Ba, 02 giải khuyến khích; đạt giải Khyến khích toàn đoàn (1 em học sinh nghèo đạt giải)
+ Giao lưu Học sinh giỏi Toán+ Tiếng Việt lớp 4+5cấp huyện: 01 giải ba, 01 em đạt giải khuyến khích( 2 em học sinh nghèo đạt giải)
+ Tham gia hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện: 01 giải Nhất, 04 giải Ba (2 em học sinh nghèo đạt giải).
+ Thi giải Toán trên mạng: 02 em được công nhận( 1 em học sinh nghèo đạt giả

Tài liệu đính kèm:

  • doc_SKKN_2014._Vo_Van_Tinh.doc