Sau khi đã xây dựng được kế hoạch nhóm chúng tôi tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch. Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cần đảm bảo các nguyên tắc và theo tiến trình sau:
- Nguyên tắc 1: Đảm bảo mục tiêu dạy học: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải giúp học sinh lĩnh hội, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, rèn luyện kỹ năng sống. Mục tiêu này dùng để định hướng xuyên suốt trong quá trình tổ chức hoạt động
- Nguyên tắc 2: Đảm bảo khoa học: hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống tri thưc cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực khoa học thông qua hoạt động trải nghiệm, phải được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực tư duy khoa học, giúp học sinh tiếp xúc, hình thành và phát triển một số các phương pháp nghiên cứu khoa học
- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính sư phạm: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải thể hiện tính vừa sức và phù hợp với tâm sinh lí học sinh, phải mang tính đặc trưng của môn học, gần gủi phù hợp với cách suy nghĩ, nhu cầu, sở thích của học sinh.
- Nguyên tắc thứ 4: Đảm bảo tính thực tiễn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống và có tính ứng dụng cao. Học sinh được học trong thực tiễn và bằng thực tiễn.
- Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính đa dạng phong phú: Cần tạo ra nhiều loại hoạt động phù hợp với từng môi trường tổ chức đảm bảo cho học sinh được trải nghiệm, từ đó rút ra kiến thức và vận dụng sáng tạo vào các tình huống mới, tùy theo hoàn cảnh và đối tượng, tùy theo đặc trưng của nội dung mà khuyến khích các hình thức giáo dục trải nghiệm khác nhau. Giáo viên tạo ra những hoạt động trải
nghiệm cho học sinh và là người chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn học sinh trong quá trình tham gia hoạt động.
ung theo đoàn, không có giáo viên dẫn đoàn đi, có người tiếp đón, giới thiệu.... Qua khảo sát giáo viên ở một số trường trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu tôi thu được kết quả như sau: Phiếu khảo sát giáo viên: Trong 8 giáo viên được tham gia khảo sát, kết quả thu được như sau, có 25% trả lời chưa bao giờ tổ chức HĐTN, 37,5% thỉnh thoảng và 37,5% thường xuyên. Qua khảo sát HS tôi cũng thu được kết quả: Tôi đã nêu một số câu hỏi trắc nghiệm để khảo sát học sinh, và kết quả thu được: Có 46 HS tham gia khảo sát, có 67,4% trả lời chưa bao giờ tham gia trải nghiệm, 28.3% thỉnh thoảng tham gia, 4.3% tham gia thường xuyên. Như vậy chứng tỏ rằng hoạt động trải nghiệm này rất ít giáo viên tổ chức nên HS ít được tham gia. Trường THPT Hoàng Mai 2 được thành lập ngày 20 tháng 4 năm 2016, Trường đang còn rất nhiều khó khăn, đang phải thuê, mượn cơ sở vật chất của trường Bắc Quỳnh Lưu cũ, cơ sở vật chất đang dần xuống cấp và thiếu thốn, các thiết bị phục vụ cho dạy và học chưa đầy đủ, học sinh đầu vào còn rất thấp. Đội ngũ giáo viên, nhân viên còn thiếu. Tuy khó khăn như vậy nhưng nhóm chuyên môn của chúng tôi luôn nổ lực cố gắng tìm ra những phương pháp mới, những cách làm hay, hiệu quả và phù hợp với tình hình của địa phương và của nhà trường, làm sao để học sinh ngày càng yêu thích môn học nhiều hơn. Đối với Trường THPT Quỳnh Lưu 1: Được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy, Đảng, Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường, nhóm chuyên môn giáo dục công dân luôn cố gắng học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học, cố gắng trong quá trình dạy học của mình để tìm ra cách dạy phù hợp thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tìm hiểu về tình hình kinh tế thị trường trong chương trình GDCD 11. Qua đó, học sinh hiểu hơn về tình hình phát triển kinh tế của huyện nhà. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động trải nghiệm cũng gặp những khó khăn nhất định, nhưng giữa giáo viên và học sinh đã cố gắng khắc phục để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm. Vì vậy mà chúng tôi đã lựa chọn việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, thăm quan các mô hình sản xuất, kinh doanh tại địa phương để tăng tính hấp dẫn, giảm độ khô cứng của phần kinh tế, làm sao để các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhất và ngày càng yêu thích bộ môn GDCD hơn. Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần “Công dân với kinh tế - GDCD 11” nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho HS THPT. Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm: Để tiến hành hoạt động trải nghiệm, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là xây dựng kế hoạch HĐTN. Trước khi xây dựng kế hoạch chúng ta cần làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, lực lượng ngoài nhà trường. Vì hoạt động trải nghiệm sáng tạo thường diễn ra trong không gian mở, có nhiều lực lượng giáo dục tham gia vì vậy mà cần làm tốt công tác phối hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường: Đối với Chi bộ, Ban giám hiệu: Cần chủ động tham mưu với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường về kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, đề xuất phương tiện đi lại, xin Ban giám hiệu bố trí về mặt thời gian, kinh phí cho chuyến đi. Đối với giáo viên chủ nghiệm: Cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm khối 11 để nhờ giáo viên chủ nhiệm báo với phụ huynh và học sinh về kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm để phụ huynh biết được và nhắc nhở các em nâng cao ý thức, bảo đảm an toàn về đi lại và công tác phòng chống dịch Covid-19. Đối với lực lượng ngoài nhà trường: Liên hệ với chủ các cơ sở sản xuất, các nhà máy, công ty nơi học sinh đến để trải nghiệm để khi các em đến được tư vấn, hỗ trợ, cử người giới thiệu cho học sinh biết về mô hình sản xuất, kinh doanh của cơ sở, nhà máy hay công ty của mình. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo không chỉ là trách nhiệm của giáo viên phụ trách, nên nhà trường cần đóng vai trò trung tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đi lại, tài chính phục vụ cho hoạt động của các em; khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động. Sau khi đã tham mưu với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, tham khảo các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Tức là có các điều kiện cần và đủ để xây dựng kế hoạch, chúng ta tiến hành lập kế hoạch. Đây là một quá trình quan trọng, vì nếu không xây dựng được kế hoạch thì chúng ta sẻ không biết được tổ chức cái gì, địa điểm ở đâu, vào thời gian nào? Để tổ chức hoạt động trải nghiệm thành công, điều đầu tiên nhóm chuyên môn cần bàn bạc, trao đổi để thống nhất lựa chọn nội dung nào phù hợp để xây dựng kế hoạch trải nghiệm. Kế hoạch trải nghiệm được xây dựng lồng trong kế hoạch giáo dục ngay từ đầu năm học, trình Ban giám hiệu phê duyệt, sau khi được Ban giám hiệu phê duyệt rồi, tùy theo nội dung để nhóm xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể. Ở phần: “Công dân với kinh tế” – GDCD lớp 11, giáo viên có thể tổ chức được các hoạt động trải nghiệm ở hầu hết các bài từ Bài 1 đến Bài 7, tùy theo tình hình thực tế của địa phương và của nhà trường để chúng ta lựa chọn nội dung phù hợp. Chúng ta có thể tiến hành theo một trong ba chủ đề sau: Chủ đề 1: Tìm hiểu về các mô hình sản xuất, kinh doanh,lưu thông hàng hóa, thị trường ở địa phương. Chủ đề 2: Tìm hiểu về các thành phần kinh tế ở địa phương Chủ đề 3: Kết hợp cả chủ đề 1 và chủ đề 2: Tìm hiểu về tình hình sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, thị trường và các thành phần kinh tế ở địa phương. Trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu và Thị Xã Hoàng Mai thuận lợi là có nhiều nhà máy, công ty, các cơ sở sản xuất với đầy đủ các thành phần kinh tế thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các em. Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm phải đảm bảo các nội dung sau: Mục đích, yêu cầu: Thời gian, địa điểm Thành phần, số lượng tham gia Phương tiện đi lại Đề xuất với cơ sở đến trải nghiệm Dự trù kinh phí Sau đây là một số kế hoạch mà chúng tôi đã xây dựng cụ thể như: * Kế hoạch 1: Tìm hiểu về các thành phần kinh tế ở địa phương: Chủ đề này gắn với Bài 7: “Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước” trong chương trình GDCD 11. Các năm trước bài này được dạy học trong 2 tiết, nhưng năm nay được điều chỉnh theo Công văn 4040/ BGDDT-GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19. Bài 7 và Bài 8 được ghép thành một Chủ đề: “Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần và quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam”. Chủ đề này được thực hiện trong 3 tiết: Tiết 1: Dạy Bài 7 mục 1a và 1b. Mục 1c GV hướng dẫn HS thực hành và mục 2 HS tự học. Tiết 2: Dạy Bài 8: Mục 1b và phần 2a. Mục 1a và 2b khuyến khích HS tự học Tiết 3: HS báo cáo kết quả đi trải nghiệm Như vậy với thời lượng dạy học một tiết tìm hiểu 4 thành phần kinh tế (Kinh tế nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế tư nhân; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), giáo viên làm rõ cho học sinh về khái niệm, vai trò của các thành phần kinh tế. Để tìm hiểu sâu hơn về 4 thành phần này và để thay đổi không khí, tạo hứng thú học tập cho HS, giáo viên có thể tổ chức cho các em đi trải nghiệm, tìm hiểu các thành phần kinh tế tại địa phương. Với điều kiện kinh phí của nhà trường còn eo hẹp, HS đa số là con em nông thôn, điều kiện kinh tế đang còn khó khăn, tính đến độ an toàn khi các em tham gia trải nghiệm, cùng với diện biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nên nhóm chuyên môn đã tham mưu với Ban giám hiệu là không tổ chức cho tất cả các em HS mà mỗi lớp chỉ cử 4 em đi đại diện, các em này đi có nhiệm vụ ghi chép, chụp ảnh, ghi âm, quay vedio và tiết thực hành, ngoại khóa báo cáo trước lớp cho các bạn không được đi biết. Sau đây tôi xin được trình bày kế hoạch thực hiện chủ đề thứ 2: Tìm hiểu về các thành phần kinh tế ở địa phương như sau: Mai. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Chủ đề: Tìm hiểu về các thành phần kinh tế ở địa phương Thị Xã Hoàng (Kế hoạch trải nghiệm thực tế tìm hiểu các thành phần kinh tế ở địa phương - Phụ lục 1) * Kế hoạch 2: Tìm hiểu về các mô hình sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, thị trường ở địa phương. Hình thức học tập gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương giáo viên cần tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trong đó nhà trường tổ chức cho học sinh trực tiếp tham gia một quy trình hoặc một cung đoạn của quy trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra những sản phẩm trong đời sống. Với chủ đề này gắn với kiến thức lý thuyết ở các bài: Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế Bài 2: Hàng hóa -Tiền tệ - Thị trường Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Bài 5: Cung – Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa Với nội dung kiến thức nhiều, khô khan, có phần khó hiểu gây cảm giác mệt mỏi, chán học cho học sinh. Để tạo tâm lý thoải mái, mới mẻ cho các em, giáo viên có thể hướng dẫn các em đi thăm quan các mô hình sản xuất kinh doanh và tình hình cung – cầu, lưu thông hàng hóa tại địa phương. Tùy theo tình hình thực tế để chúng ta triển khai theo một trong hai phương án sau: Phương án thứ nhất: Giáo viên tổ chức cho học sinh đi thăm quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, thị trường tại địa phương. Để thực hiện được phương án này đòi hỏi phải có kinh phí và đảm bảo các phương tiện đi lại an toàn cho các em. Phương án thứ hai: Giáo viên chia mỗi lớp thành 4 nhóm, giáo viên giao cho mỗi nhóm sẽ tự tổ chức đi tìm hiểu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tình hình lưu thông hàng hóa thị trường tại địa phương. Sau đó đến tiết thực hành, ngoại khóa các em lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình. Với trường chúng tôi, một ngôi trường mới được thành lập được 6 năm, trường đang còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, kinh phí không đảm bảo để tổ chức cho học sinh tất cả các lớp đều đi thăm q
Tài liệu đính kèm: