SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý cho học sinh khối 9

SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý cho học sinh khối 9

Từ thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy rằng để học sinh có khả năng tự học cũng như từng bước nâng cao khả năng tự học của mình thì cần trải qua những bước làm cụ thể sau:

Thứ nhất, muốn học sinh có ý thức tự học thì trước hết học sinh phải yêu thích môn học đó. Vì vậy việc giáo viên cần làm ở đây là tạo được nơi học sinh niềm yêu thích môn học. Đối với môn vật lý thì ở mỗi bài hầu như đều có hiện tượng vật lý liên quan đến đời sống vì vậy trước khi dạy một lớp nào đó, hoặc đầu chương, đầu bài mới ta nên đưa ra những hiện tượng hết sức gần gũi với học sinh mà có thể học sinh cũng đã từng gặp để gây tính hứng thú, tò mò cho học sinh. Ví dụ, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Tại sao nước làm tắt lửa?”. Câu hỏi vừa đặt ra tưởng chừng rất đơn giản nhưng để trả lời được câu hỏi này đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức phần nhiệt học. Khi bắt đầu chương điện học giáo viên có thể kể câu chuyện sau: Một phụ nữ đang đi trên đường khi trời sắp đổ mưa giông bất chợt tóc của người phụ nữ này dựng ngược lên trời, vì bất ngờ gặp hiện tượng lạ nên người này hoảng sợ chạy nhanh về phía trước, vài giây sau thì có một tia sét đánh trúng vào chỗ mà lúc nãy người này đi qua. Từ đây giáo viên có thể cho học sinh biết thêm thông tin là: Nếu đi ngoài trời nơi trống trải bất chợt thấy gai gai trong người kèm theo thấy tóc của mình dựng lên thì rất có thể sẽ có sét đánh vào chỗ đó nên nhanh chóng di chuyển đến nơi khác. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Hay như câu hỏi: “Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn?”. Trên thực tế, đa số học sinh khi được hỏi thường trả lời là băng phẳng trơn hơn, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Đó chính là điểm hấp dẫn, thú vị khi giáo viên đưa ra câu trả lời và giải thích.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2653Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý cho học sinh khối 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp)cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học”. 
- Đối với học sinh ở những độ tuổi khác nhau thì việc tự học cũng khác nhau, thông thường các em càng lớn tuổi thì khă năng tự học càng cao. Đối với học sinh lớp 9 thì việc tự học chưa thể phát triển mạnh như học sinh các lớp ở THPT nhưng đây cũng là tiền đề cho việc rèn tính tự học sau này khi các em học lên cao hơn.
b. Những lợi ích của việc tự học :
Học sinh tự hình thành được kỹ năng giải quyết vấn đề, biến những thứ đã học thành của riêng mình nên từ đó nhớ lâu đồng thời giúp kết nối thông tin tốt hơn giữa các nội dung kiến thức tương tự nhau.
Học sinh nhận ra rằng mình cũng có khả năng học được môn học này thậm chí còn có thể học giỏi hơn nếu chịu khó dành nhiều thời gian hơn cho việc học.
Tự học đối với học sinh lớp 9 chỉ đơn giản là các em tự có thể làm bài tập trong sách giáo khoa, của thầy cô giao một cách tự giác giúp việc ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Ở mức độ cao hơn học sinh có thể tự mình tự tìm hiểu và học những kiến thức liên quan đến môn học ở những tài liệu tham khảo liên quan, các sách nâng cao và từ đó cũng làm nền tảng cho các em biết cách tự học nhiều kỹ năng sống và những kiến thức xã hội rộng lớn phục vụ cho đời sống xã hội sau này.
c. Hạn chế của tự học :
	- Nếu tự học không đúng cách sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc lĩnh hội kiến thức cũng như theo kịp những nội dung học tập trên lớp 
 2. THỰC TRẠNG
	Để có sự nhìn nhận tổng thể về khả năng tự học của học sinh trong trường tôi có khảo sát 100 học sinh khối 9 vào đầu năm học 2013-2014 ở trường THCS Lê Văn Tám với kết quả ban đầu như sau:
PHIẾU TRẮC NGHIỆM
STT
Câu hỏi
Câu trả lời
Số hs chọn
Tỷ lệ (%)
Câu 1
Ở nhà lúc rãnh rỗi em thường làm gì?
A. Chơi điện tử, xem phim
45
45
B. Học và làm bài thầy cô giao
12
12
C. Ngủ
28
28
D. Phụ giúp gia đình
15
15
Câu 2
Việc học ở nhà của em là do:
A. Ba mẹ nhắc học
25
25
B. Sợ bị điểm kém
35
35
C. Muốn học giỏi hơn
10
10
D. Không học ở nhà
30
30
Câu 3
Mỗi ngày em giành bao nhiêu thời gian cho việc học?
A. 1 tiếng
25
25
B. 2 tiếng
37
37
C. 3 tiếng
8
8
D. không học
30
30
Câu 4
Lý do em không học ở nhà là:
A. Không biết làm
15
15
B. Thích đi chơi hơn
6
6
C. Không ai ép học
5
5
D. Bạn hay rủ đi chơi
4
4
Từ những kết quả ban đầu trên cùng với việc trao đổi, nắm bắt thông tin từ học sinh và giáo viên về hoàn cảnh gia đình của nhiều học sinh tôi thấy có những điểm thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi – khó khăn:
Thuận lợi: Ở một số học sinh có năng lực học tập khá thì việc tự học là điều dễ thực hiện và thậm chí các em cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm trong việc tự học ở nhà, học hỏi qua bạn bè cũng như tự tham khảo những bài tập có liên quan đến bài học và chương trình.
Khó khăn: Do đặc điểm lứa tuổi học sinh, ở độ tuổi này các em rất dễ bị thu hút bởi các tác động bên ngoài, các em có nhiều điều mới mẻ muốn khám phá, các em chưa nhận thức rõ vai trò của việc học nên đối với các em việc học là đối phó với gia đình và thầy cô vì vậy việc tự học là điều rất khó thực hiện của học sinh ở lứa tuổi này.
Kinh tế của các gia đình ở địa phương còn nhiều khó khăn nên việc chăm lo tạo động lực cho việc học của học sinh còn nhiều hạn chế. Một vài học sinh thì có bố mẹ đi làm ăn xa nên việc học của các em không có người nhắc nhở vì vậy việc học ngày càng sa sút, các em bị thu hút bởi nhiều trò chơi bên ngoài hơn là việc học.
b. Thành công – Hạn chế:
Thành công: Khi áp dụng đề tài phần lớn học sinh đã biết cách tự học, tạo được tính tự giác hơn trong học tập. Một số học sinh đã nêu ra được mục tiêu học tập rõ ràng, có định hướng cụ thể điều này góp phần cho các em nâng cao năng lực tự tìm kiếm thông tin từ các nguồn tri thức khác nhau như sách, báo, internet. Để phục vụ cho việc học cũng như phát triển các kỹ năng mềm nhằm hội nhập nhanh vào đời sống và thành công trong công việc.
Hạn chế: Chưa kết hợp tốt với gia đình học sinh để cùng nhau phát huy tốt khả năng tự học của học sinh đặc biệt là thời gian học ở nhà.
c. Mặt mạnh – Mặt yếu:
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho giáo viên đang giảng dạy môn vật lý ở trường THCS cũng như giáo viên đang giảng dạy ở nhiều môn học khác tạo động lực cho học sinh học tập tốt hơn môn học của mình. Học sinh ý thức hơn việc tự học, nhận thấy rằng việc tự học là rất cần thiết để nâng cao kiến thức cho bản thân cũng như giúp học tốt hơn các môn học trong nhà trường đặc biệt là môn vật lý.
- Với đối tượng học sinh yếu, để các em phát huy tốt khả năng tự học cần có sự phối hợp thường xuyên hơn giữa gia đình với nhà trường và giáo viên giảng dạy bộ môn vì với đối tượng học sinh này kỹ năng tự học ở nhà là chưa tốt.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc các em ít học ở nhà cũng như khả năng tự học của các em còn yếu là do nhiều nguyên nhân như: Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh sống và môi trường tác động, ở đây vì nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên số học sinh bỏ học giữa chừng để làm kinh tế phụ giúp gia đình là phổ biến, các em thấy bạn cùng lứa tuổi mình đã có thể kiếm được tiền mà không cần học tập nhiều cộng với việc tiếp thu các môn học gặp nhiều khó khăn cũng góp phần làm các em lơ là việc học nên tự bản thân học sinh chưa có động lực để học tập. Ngoài những nguyên nhân khách quan trên cũng còn một phần là do kiến thức môn vật lý trừu tượng, khó tiếp thu đối với học sinh, số lượng bài tập nhiều và khó cũng góp phần tạo nên sự chán nản nơi học sinh.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
- Từ các vấn đề mà thực trạng đã nêu, cũng như qua khảo sát ban đầu về khả năng tự học môn vật lý của học sinh khối 9 tương đối thấp (12%) ở đây có 2 nguyên nhân chủ yếu: 
- Thứ nhất, là yếu tố ngoại cảnh, do môi trường sống, bạn bè và gia đình tác động đến sự tự học của học sinh nói chung. Với nguyên nhân này giải pháp khắc phục là cần tăng cường sự phối hợp tốt hơn nữa giữa nhà trường và gia đình học sinh, đặc biệt là những em mà gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, sự động viên khích lệ của giáo viên dành cho gia đình và bản thân các em là cần thiết.
- Thứ hai, là do đặc điểm môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Với đặc thù của môn vật lý 9 là nâng cao kiến thức vật lý 7 ở hai phần điện học và quang học. Trong chương trình lớp 7 các bài tập đưa ra chỉ mang tính chất định tính chủ yếu giải thích các hiện tượng vật lý xảy ra trong cuộc sống thông qua từng bài học cụ thể nên phần kiến thức này là khá dễ đối với học sinh. Tuy nhiên trong chương trình lớp 9 thì bài tập đưa ra mang tính định lượng, hầu như mỗi bài đều có công thức để tính toán và số lượng bài tập nhiều và khó đối với học sinh ( Các bài tập về mạch điện trong phần điện học, các bài tập về sự tạo ảnh và dựa vào kiến thức hình học môn toán để tính kích thước của ảnh tạo ra cũng như sự dịch chuyển của ảnh và vật). Tâm lý chung của học sinh là chỉ làm những bài tập tương tự với những bài tập mà thầy cô đã giải chứ các em không biết rằng chính những công thức căn bản ở từng bài học góp phần vận dụng vào làm những bài tập ở các bài học tiếp theo. Chẳng hạn ở phần điện học các công thức ở đầu chương như công thức định luật ôm I = , hay các công thức trong đoạn mạch nối tiếp:
 I = I1 =I2 = .; U = U1+ U2 +;
 trong đoạn mạch song song: I = I1+I2; U = U1 = U2 =
Đây là những công thức căn bản có thể áp dụng vào cho cả chương điện học mà nếu các em ngay từ đầu không nắm vững thì sẽ rất khó vận dụng vào làm bài tập ở những bài học tiếp theo.
Từ những khó khăn nêu trên mà học sinh khi học môn vật lý 9 mắc phải, với những kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm môn vật lý 9 tôi mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp nhằm giúp các em khắc phục những khó khăn trên đồng thời thông qua việc các em nắm được các kiến thức áp dụng vào làm bài tập để từng bước các em biết cách tự học và nâng cao khả năng tự học môn vật lý.
3. GIẢI PHÁP – BIỆN PHÁP 
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Viết lại những kinh nghiệm đã có trong quá trình giảng dạy nhằm giúp học sinh từng bước nâng cao khả năng tự học để cải thiện kết quả học tập các môn học nói chung và môn vật lý nói riêng cũng như tạo tiền đề tốt để phát triển thêm nhiều kỹ năng khác trong môn vật lý như kỹ năng làm thí nghiệm, kỹ năng viết báo cáo thực hành, kỹ năng vẽ và mắc mạch điện
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp trên:
Từ thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy rằng để học sinh có khả năng tự học cũng như từng bước nâng cao khả năng tự học của mình thì cần trải qua những bước làm cụ thể sau:
Thứ nhất, muốn học sinh có ý thức tự học thì trước hết học sinh phải yêu thích môn học đó. Vì vậy việc giáo viên cần làm ở đây là tạo được nơi học sinh niềm yêu thích môn học. Đối với môn vật lý thì ở mỗi bài hầu như đều có hiện tượng vật lý liên quan đến đời sống vì vậy trước khi dạy một lớp nào đó, hoặc đầu chương, đầu bài mới ta nên đưa ra những hiện tượng hết sức gần gũi với học sinh mà có thể học sinh cũng đã từng gặp để gây tính hứng thú, tò mò cho học sinh. Ví dụ, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Tại sao nước làm tắt lửa?”. Câu hỏi vừa đặt ra tưởng chừng rất đơn giản nhưng để trả lời được câu hỏi này đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức phần nhiệt học. Khi bắt đầu chương điện học giáo viên có thể kể câu chuyện sau: Một phụ nữ đang đi trên đường khi trời sắp đổ mưa giông bất chợt tóc của người phụ nữ này dựng ngược lên trời, vì bất ngờ gặp hiện tượng lạ nên người này hoảng sợ chạy nhanh về phía trước, vài giây sau thì có một tia sét đánh trúng vào chỗ mà lúc nãy người này đi qua. Từ đây giáo viên có thể cho học sinh biết thêm thông tin là: Nếu đi ngoài trời nơi trống trải bất chợt thấy gai gai trong người kèm theo thấy tóc của mình dựng lên thì rất có thể sẽ có sét đánh vào chỗ đó nên nhanh chóng di chuyển đến nơi khác. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Hay như câu hỏi: “Băng phẳng và băng mấp mô, thứ nào trơn hơn?”. Trên thực tế, đa số học sinh khi được hỏi thường trả lời là băng phẳng trơn hơn, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Đó chính là điểm hấp dẫn, thú vị khi giáo viên đưa ra câu trả lời và giải thích.
Thứ hai, thầy cô phải tìm cách khơi gợi nơi học sinh niềm tin là học sinh làm được những điều mà các em muốn. Tùy theo đối tượng học sinh mà khơi gợi để các em đặt được mục tiêu học tập phù hợp với khả năng của mình. Ví dụ nếu đối tượng là học sinh yếu phải để các em đặt mục tiêu là đến cuối kỳ hoặc cuối năm đạt được học sinh trung bình bằng chính sức lực của mình, với học sinh trung bình thì đặt mục tiêu là đạt học sinh tiên tiến, với đối tượng học sinh khá giỏi ta cần kích thích để các em tin rằng có thể đạt học sinh giỏi và tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện và cao hơn là có tên trong đội tuyển học sinh giỏi tham gia thi cấp tỉnh(Đối với học sinh lớp 9). Vì khi học sinh tự đặt cho mình mục tiêu mà các em có thể đạt được thì chính bản thân các em sẽ tự nhắc mình là phải học để đạt được những mục tiêu đó. Nhưng giáo viên cũng cần thường xuyên nhắc nhở điều này với các em vì ở độ tuổi này tính kiên trì để theo đuổi mục tiêu là thấp nếu chúng ta chỉ nhắc nhở một, hai lần thì chắc chắn chỉ sau một thời gian ngắn thì các em lại bỏ quên mục tiêu của mình mà dễ dàng tham gia vào các trò chơi luôn hiện hữu hàng ngày quanh các em.
Thứ ba, thầy cô cần hướng dẫn cho học sinh cách nghe và ghi bài giảng. Ở đây cần nhấn mạnh với học sinh rằng việc nghe giảng là vô cùng quan trọng. Cần tập trung cao độ khi nghe thầy cô giảng bài đặc biệt là khi thầy sửa sai cho bạn hoặc lưu ý những điểm chính trong bài. Nếu nghe tốt thì việc tái hiện lại để làm bài tập sẽ dễ dàng và mất ít thời gian hơn, nếu chép bài không kịp có thể chừa chỗ trống để bổ sung sau ( Vì đa số học sinh chỉ lo chép bài cho kịp mà phân tâm trong việc nghe giảng).
Thứ tư, hướng dẫn học sinh cách học ở nhà
Ở đây, tùy theo trình độ nhận thức của học sinh mà mỗi em có cách học ở nhà khác nhau. Nhưng điều quan trọng là làm sao để học sinh tự làm được bài tập ở phần đó với mục tiêu của bản thân đề ra chứ không phải là làm bài tập để đối phó với thầy cô. Với học sinh yếu và trung bình, trước tiên hướng dẫn cho các em cách học thuộc các công thức mà vừa được học trên lớp. Có thể ghi ra giấy nháp lặp đi lặp lại nhiều lần, sau đó làm lại bài tập đơn giản mà giáo viên đã giải ở trên lớp, với đối tượng học sinh này chỉ yêu cầu các em làm lại được bài giải đơn giản mà thầy cô đã giải và từ đó làm thêm một vài bài tập mức độ tương đương là được. Khi các em tự mình giải được bài tập sẽ rất thích thú và dần dần từ đó các em hình thành thói quen chăm chú nghe giảng và tự lực làm được bài tập với mức độ cơ bản, sau nâng dần lên mức cao hơn. Với đối tượng học sinh khá giỏi thì việc học thuộc công thức cơ bản cũng như làm những bài tập ở mức độ này là tương đối đơn giản. Tuy nhiên giáo viên cũng nên chỉ cách cho các em học những công thức căn bản tạm gọi là công thức “gốc” từ đó suy ra các công thức còn lại. Ví dụ, khi học phần cơ học liên quan đến các công thức tính vận tốc, quãng đường đi được hoặc tính thời gian để đi hết quãng đường đó chỉ cần các em học thuộc công thức S = v.t ( Đọc vui là “sống vì tiền”) giúp các em dễ nhớ sau đó muốn tính vận tốc hoặc thời gian thì dựa vào kiến thức toán học để suy ra v = hoặc t = . Tương tự liên quan đến công thức tính khối lượng của vật: m = v.D ( Đọc là “Em về đi”) từ đó muốn tính thể tích hoặc khối lượng riêng có thể suy ra là V = hoặc D = . ; Công thức định luật ôm: I = từ đó suy ra tính hiệu điện thế U = I.R hoặc tính điện trở R = Và nhiều công thức khác nữa. Đối với đối tượng học sinh này đây là nguồn để sau này chúng ta chọn các em vào đội tuyển học sinh giỏi nên trước hết khi giao bài cho các em chúng ta yêu cầu các em làm những bài tập căn bản như trong sách giáo khoa trước, sau một thời gian các em có thể tự làm được những dạng này rồi thì ta nâng dần mức độ khó lên, lúc này các em cũng quen dần với cách học và ít nhiều khi đọc các phần giải trong sách tham khảo cũng đã hiểu nên việc tự học của các em sẽ dần hình thành và lâu dần các em có thói quen sưu tầm những sách tham khảo với mức độ cao hơn để học. Từ đây giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách chọn sách tham khảo để đọc cũng như mở rộng kiến thức cho mình thông qua các trang web trên internet
Cuối cùng, giáo viên cần giao công việc về nhà cho học sinh. Các bài tập về nhà nên ra từ dễ đến khó để phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, không ra bài tập quá nhiều vì học sinh thấy bài tập nhiều vượt quá khả năng của mình thì lúc này các em lại tìm cách chép bài để hoàn thành kế hoạch mà thầy cô giao. Ví dụ đối với đối tượng học sinh trung bình và yếu nên giao những bài tập căn bản có tính áp dụng trực tiếp các công thức vừa học trong bài như: 
Bài 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?
Bài 2: Giữa hai đầu một điện trở R1 = 20 có một hiệu điện thế là U = 3,2V.
a/ Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua điện trở này khi đó.
b/ Giữ nguyên hiệu điện thế U đã cho trên đây, thay điện trở R1 bằng điện trở R2 sao cho dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,8I1. Tính R2.
Bài 3: Hai điện trở R1, R2 và ampe kế mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A và B.
a/ Vẽ sơ đồ mạch điện trên.
b/ Cho R1 = 5, R2 = 10 và ampe kế chỉ 0,2A. Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB theo hai cách.
Bài 4: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng, cuộn thứ cấp có 240 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có một hiệu điện thế là bao nhiêu?...
Với đối tượng học sinh khá, giỏi ngoài những bài tập nêu trên yêu cầu các em làm thêm những bài tập có tính vận dụng cao hơn, nhiều công thức cùng đưa vào giải quyết bài toán hoặc các bài toán suy luận tổng hợp nhiều kiến thức khác nhau như:
R2
Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ
R1
A
B
R3
Cho R1 = 9, R2 = 15 ,R3 = 10; Dòng điện đi qua điện trở R3 có cường độ là 0,3A.
a/ Tính các cường độ dòng điện đi qua điện trở R2, R3.
b/ Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB.
Bài 2: Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V-100W.
a/ Tính điện năng sử dụng trong 30 ngày khi thắp sáng bình thường bóng đèn này mỗi ngày 4 giờ.
b/ Mắc nối tiếp hai bóng đèn cùng loại trên đây vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch nối tiếp này và tính công suất của mỗi bóng đèn khi đó.
c/ Mắc nối tiếp bóng đèn trên đây với với một bóng đèn dây tóc khác có ghi 220V-75W vào hiệu điện thế 220V. Hỏi các bóng đèn này có thể bị hỏng không? Nếu không hãy tính công suất của đoạn mạch này và công suất của mỗi đèn.
Bài 3: Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm, không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50m.
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp:
Để các giải pháp trên có thể áp dụng thành công trong việc nâng cao khả năng tự học môn vật lý 9 ở học sinh trước hết cần ở giáo viên giảng dạy tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó tìm hiểu các sách tham khảo, tài liệu trên internet để có thêm kiến thức chuyên môn vừa sâu vừa rộng. Cần có sự phối hợp của gia đình học sinh trong việc nhắc nhở các em trong thời gian học ở nhà, có thời gian hợp lý giữa việc học và các công việc phụ giúp gia đình của các em.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
	Kết quả thu được sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy:
 Cuối năm học 2013-2014
STT
Câu hỏi
Câu trả lời
Số hs chọn
Tỷ lệ (%)
Câu 1
Ở nhà lúc rãnh rỗi em thường làm gì?
A. Chơi điện tử, xem phim
15
15
B. Học và làm bài thầy cô giao
64
64
C. Ngủ
6
6
D. Phụ giúp gia đình
15
15
Câu 2
Việc học ở nhà của em là do:
A. Ba mẹ nhắc học
25
25
B. Sợ bị điểm kém
15
15
C. Muốn học giỏi hơn
25
25
D. Không học ở nhà
10
10
Câu 3
Mỗi ngày em giành bao nhiêu thời gian cho việc học?
A. 1 tiếng
35
35
B. 2 tiếng
42
42
C. 3 tiếng
8
8
D. không học
15
15
 Cuối học kỳ I năm học 2014-2015
STT
Câu hỏi
Câu trả lời
Số hs chọn
Tỷ lệ (%)
Câu 1
Ở nhà lúc rãnh rỗi em thường làm gì?
A. Chơi điện tử, xem phim
5
5
B. Học và làm bài thầy cô giao
81
81
C. Ngủ
4
4
D. Phụ giúp gia đình
10
10
Câu 2
Việc học ở nhà của em là do:
A. Ba mẹ nhắc học
15
15
B. Sợ bị điểm kém
15
15
C. Muốn học giỏi hơn
40
40
D. Không học ở nhà
5
5
Câu 3
Mỗi ngày em giành bao nhiêu thời gian cho việc học?
A. 1 tiếng
45
45
B. 2 tiếng
42
42
C. 3 tiếng
8
8
D. không học
5
5
Từ các số liệu trên cho thấy thời gian các em dành để học ở nhà tăng lên đáng kể, trong đó phần lớn các em xác định được mục tiêu của việc học ở nhà là nhằm nâng cao kết quả học tập cho bản thân như là muốn không phải thi lại, muốn đạt học sinh tiên tiến, học sinh giỏi...
4/ KẾT QUẢ:	
Qua một thời gian áp dụng vào giảng dạy môn vật lý ở khối lớp 9 kết quả thu được nổi bật nhất là các học sinh đã biết đặt được mục tiêu học tập phù hợp với khả năng của mình từ đó có ý thức tích cực trong học tập để mang lại kết quả cao hơn. Các em đã biết cách tự học, biết giành thời gian thích hợp cho việc học ở nhà và chuẩn bị bài cho bài học mới. Từ đó mà các em cũng dần yêu thích học môn vật lý hơn, chịu khó tìm hiểu những kiến thức liên quan đến môn vật lý đặc biệt là việc vận dụng vào giải thích những hiện tượng vật lý mà thường gặp trong đời sống.
III/ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1/ Kết luận:
Đề tài “ Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn vật lý cho học sinh khối 9” không chỉ giúp học sinh biết cách tự học và nâng cao khả năng tự học môn vật lý mà còn áp dụng vào một vài môn khoa học tự nhiên khác như toán học, hóa học và qua đó các em cũng thích tìm hiểu những kiến thức liên quan đến môn học thông qua nhiều tài liệu và sách tham khảo.
 Để giúp 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - VAT LY - VAN CHIN - LVTAM.doc