SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng Giao lưu“Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số

SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng Giao lưu“Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số

Phần kiến thức:

Đây là một bài thi viết bao gồm hệ thống câu hỏi, bài tập tự luận và trắc nghiệm liên quan đến kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tập làm văn trong chương trình tiểu học lớp 3,4,5.

Vì vậy, chúng tôi chia đội tuyển thành hai nhóm để bồi dưỡng: lớp 3 và lớp 4, 5. Căn cứ vào chương trình môn Tiếng Việt từng khối lớp, tôi tiến hành bồi dưỡng kiến thức theo chương trình học từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao. Trong quá trình ôn kiến thức, tôi ra bài kiểm tra giấy gồm hai phần: trắc nghiệm (10 câu thuộc các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu) và tự luận (01 câu thuộc phân môn Tập làm văn). Qua kiểm tra nhằm đánh giá kĩ năng viết chính tả, tập làm văn và khả năng nắm bắt kiến thức về môn Tiếng Việt của học sinh DTTS tại nhà trường, từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kiến thức cho các em kịp thời hoặc có thể loại dần đối với một số em còn non chưa đáp ứng được trong các đợt giao lưu các cấp.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1704Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm bồi dưỡng Giao lưu“Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nói, đọc, viết 
tiếng Việt của các em học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. 
- Nâng cao chất lượng học sinh tham gia “Tiếng Việt của chúng em” dành cho HSDTTS ở các cấp.  
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
a) Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt động giao lưu tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số
Một trong những đặc điểm của học sinh DTTS nói chung và học sinh DTTS Tây Nguyên nói riêng: vốn tiếng Việt và môi trường giao tiếp hạn hẹp, nhất là về cách phát âm. Ở nhà, đa số phụ huynh thường giao tiếp với con em bằng tiếng mẹ đẻ. Do đó, kĩ năng sử dụng tiếng Việt của các em phát triển chậm, vấn đề “rào cản” ngôn ngữ khiến đa số các em nhút nhát, ngại giao tiếp. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến các em không thích học môn Tiếng Việt và học chưa tốt các môn học khác.
Với việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển kĩ năng cho học sinh như hiện nay và chú trọng nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho học sinh DTTS, trong những năm gần đây các cơ sở giáo dục đã rất quan tâm tới hoạt động giao lưu tiếng Việt. Bởi mục đích của hoạt động này nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt môn Tiếng Việt trong các nhà trường; bồi đắp tình yêu tiếng Việt, nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập, giao tiếp đối với học sinh dân tộc thiểu số. Đồng thời tạo sân chơi trí tuệ, bổ ích giúp các em học sinh DTTS có cơ hội tiếp cận, học hỏi lẫn nhau, luôn luôn có lòng tự tin và tinh thần hợp tác với tập thể. Chính vì vậy, việc tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số là một hoạt động ngoại khóa bổ ích và thiết thực. 
Để hoạt động giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số hàng năm tại đơn vị thực sự có hiệu quả, bản thân đã làm tốt việc nâng cao nhận thức đến đội ngũ giáo viên: tập trung dạy chắc kiến thức cơ bản các môn học (đặc biệt là môn Tiếng Việt), chú trọng rèn các kĩ năng cần thiết (nghe, đọc, nói, viết và kỉ năng sử dụng tiếng Việt), quan tâm giúp các em hiểu thêm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết thân ái trong các lớp và toàn nhà trường,... Và yêu cầu tất cả giáo viên xem đây là một hoạt động thường niên, quan trọng, gắn với tinh thần trách nhiệm của mỗi người. 
b) Lập kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị
Thông thường nội dung giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh DTTS gồm có 4 phần: Giao lưu đồng đội; Kiến thức tiếng Việt ; Hùng biện và Năng khiếu.
Bám sát nội dung kế hoạch của các cấp, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, bản thân đã xây dựng nội dung kế hoạch tổ chức như sau:
- Đối với cấp tổ: Giao quyền chủ động cho tổ trưởng tổ chuyên môn lên kế hoạch, linh hoạt về nội dung và phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm trong tổ để tổ chức. Mỗi tổ chọn 05 học sinh nổi trội tiến hành bồi dưỡng tham gia giao lưu cấp trường.
- Đối với cấp trường: Tổ chức giao lưu theo hình thức tập trung, bao gồm các nội dung sau:
+ Phần 1: Phần giao lưu đồng đội (12 phút) 
Các thành viên trong đội tự giới thiệu về mình, về đội mình bằng tiểu phẩm, múa hát, hò, vè,  mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.
+ Phần 2: Phần kiến thức tiếng Việt (20 phút)
Mỗi học sinh nghe - viết một bài thơ hoặc đoạn văn bằng kiểu chữ viết tự chọn. Riêng học sinh lớp 1 viết một số tiếng, từ (cỡ chữ nhỡ) và câu ứng dụng (cỡ chữ nhỏ) theo mẫu chữ quy định. 
+ Phần 3: Phần năng khiếu (10 phút).
Các thành viên trong đội tham gia trình bày bằng tiểu phẩm hoặc hát múa.
+ Phần 4: Phần hùng biện (5 phút)
Mỗi đội cử 01 đại diện nói về tình cảm của em với thầy cô, bạn bè trong lớp.
Các nội dung trên sẽ được linh động trong từng khối lớp. Riêng khối 1 và 2 chỉ tham gia ba nội dung đầu, phần hùng biện không bắt buộc. Số lượng học sinh tham gia ít nhất 05 em/khối. So với kế hoạch của Phòng GD&ĐT, tôi đã xây dựng nội dung kế hoạch giao lưu cấp trường theo hướng mở, linh động giữa các khối, không tạo áp lực thi cử mà chủ yếu giúp các em được giao lưu với bạn bè, được nói, viết và sử dụng tiếng Việt trước tập thể nhằm tạo một sân chơi bổ ích, lí thú.
c) Thành lập đội tuyển và hội đồng bồi dưỡng
- Thành lập đội tuyển :
Để hoàn thành các phần thi khi tham gia giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” đòi hỏi mỗi học sinh DTTS phải đọc thông thạo, phát âm chuẩn, viết đúng lỗi chính tả, nắm chắc kiến thức cơ bản môn Tiếng Việt và thực sự có năng khiếu về hát hoặc múa, diễn xuất,... Vì thế, việc lựa chọn học sinh đảm bảo đáp ứng các phần thi trên để bồi dưỡng là vô cùng khó khăn. Ngoài ra, trường chúng tôi quan tâm đến việc thành lập đội tuyển đa sắc màu về cả trang phục, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc thiểu số đến từ các vùng miền khác nhau nhằm tạo sự phong phú, đa dạng trong phần thi “giao lưu đồng đội”.
Chẳng hạn: Toàn trường có 219 em DTTS, trong đó: Ê-đê 154 em, Thái 04 em, Mường 56 em, Nùng 03 em, Sán chỉ 01 em và H’rê có 01 em. Song khi thành lập đội tuyển, chúng tôi không chọn tập trung các em dân tộc Mường, Ê-đê mà chọn trải đều 06 em với sáu loại hình dân tộc khác nhau và chọn có số dư so với số lượng quy định để trong quá trình bồi dưỡng có phương án loại trừ một số em chậm.
Căn cứ vào kết quả thực tế tại buổi giao lưu, Ban tổ chức cấp trường tiến hành thành lập đội tuyển với số lượng học sinh theo quy định (06 em: từ lớp 3 đến lớp 5, mỗi khối 02 em) và cử giáo viên bồi dưỡng để tham gia giao lưu cấp huyện. Trong những năm qua, trường Tiểu học Trần Phú tổ chức cho học sinh giao lưu cấp trường bài bản nên các đợt tham gia giao lưu cấp huyện đều đạt kết quả rất cao. Theo tôi, để đạt được kết quả đó là vì các em đã có sự trải nghiệm, trau chuốt về kĩ năng nói, viết và sử dụng tiếng Việt, kĩ năng hợp tác, kĩ năng đứng trước tập thể,.... qua buổi sinh hoạt giao lưu cấp trường.
- Thành lập hội đồng bồi dưỡng :
+ Cấp trường:
Chủ tịch hội đồng bồi dưỡng: Hiệu trưởng
Phó chủ tịch hội đồng bồi dưỡng: Phó Hiệu trưởng
Các thành viên hội đồng bồi dưỡng: Các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên dạy Âm nhạc, Mĩ thuật và Chi đoàn thanh niên.
+ Cấp huyện :
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập đội tuyển và hội đồng bồi dưỡng. Đội tuyển học sinh được lựa chọn từ nhiều đơn vị ; hội đồng bồi dưỡng được điều động một số giáo viên hoặc cán bộ quản lí có năng lực, có kinh nghiệm; giáo viên dạy Âm nhạc, Mĩ thuật thực sự có năng khiếu làm thành viên. Bởi Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” thực hiện nhiều phần, các phần không những liên quan đến kiến thức tiếng Việt mà còn đòi hỏi năng khiếu diễn xuất, hát, múa, Vì thế, các thành viên trong tổ bồi dưỡng mỗi người một nhiệm vụ khác nhau song luôn hỗ trợ nhau trong quá trình tập luyện.
d) Xây dựng nội dung và quy trình bồi dưỡng tham gia giao lưu các cấp
* Phần giao lưu đồng đội (Chào hỏi):
Lần lượt từng thành viên trong đội tuyển giới thiệu về nét văn hóa cơ bản đặc trưng của dân tộc mình như: trang phục, lễ hội, phong tục tập quán, sinh hoạt, thông qua đọc vè, đọc thơ. Qua phần giao lưu đồng đội giúp các em hình thành kĩ năng giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt, từ đó các em hiểu và yêu mến dân tộc của mình hơn.
- Đầu tiên, xác định hình thức thể hiện: Để viết được kịch bản hay, nội dung vừa thể hiện rõ nét đặc trưng của từng dân tộc, vừa vui nhộn thì chúng tôi đã chọn hình thức đọc vè hoặc tiểu phẩm ngắn kết hợp đọc ráp.
- Xây dựng nội dung kịch bản: Tìm nét đặc trưng về phong tục tập quán, văn hóa của từng dân tộc để đưa vào nội dung kịch bản. Lựa chọn trang phục phù hợp, đúng nguồn gốc mỗi DTTS. Chẳng hạn:
+ Dân tộc Nùng: có làn điệu dân ca đậm đà bản sắc dân tộc đó là hát Sli. Nghề nghiệp chính là trồng lúa, ngô và cây hồi ; món ăn độc đáo là món "Khau nhục". Hàng năm, vào độ tháng giêng có lễ hội "Lồng tồng”.
 + Dân tộc Mường: Trang phục là váy màu áo pắn. Các trò chơi dân gian gồm: ném còn, bắn nỏ, cồng, nhị, sáo, khèn; lễ hội đầu năm thường múa sạp, hát đồng dao, hát đối,...
+ Dân tộc Ê-đê: là nơi có rừng cà phê bạt ngàn. Nghề nghiệp chính là trồng lúa, hoa màu; lễ hội ăn mừng lúa mới, mọi người đánh cồng chiêng, hát xoan, uống rượu cần,...
+ Dân tộc Thái: Trang phục truyền thống nữ là áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm bạc trên hai vạt áo, chiếc khăn Piêu, thắt lưng . Món ăn truyền thống là xôi nếp, cơm lam. Lễ hội thường múa sạp, múa xòe hoa, cá suối nướng than,...
Trang phục truyền thống các DTTS (tính theo thứ tự từ trái sang phải) :
Mường (số 1&9), Ê-đê (số 2, 7&8), H’rê (số 3), Thái (số 4), Tày (số 5), Nùng (số 6)
- Viết kịch bản: bằng thơ 4 đến 5 chữ (đối với hình thức đọc vè) hoặc bằng văn xuôi theo lời thoại của các nhân vật kết hợp thơ (đối với tiểu phẩm),... 
- Thẩm định kịch bản: Lãnh đạo nhà trường góp ý, bổ sung; tổ bồi dưỡng hoàn chỉnh kịch bản.
- Cuối cùng là khâu tập luyện: Trước khi tập luyện, giáo viên yêu cầu các em học thuộc kịch bản, phân vai, phân đoạn phù hợp với từng học sinh hoặc cả đồng đội. Sau đó, phối hợp với giáo viên Âm nhạc để tập cho các em cách di chuyển đội hình, cách thể hiện ngữ điệu, biểu cảm trong khi trình bày. Phối hợp với giáo viên phụ trách Công nghệ thông tin của nhà trường tìm một số hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung kịch bản (như: trò chơi ném còn, múa sạp, hát xoan, đánh cồng chiêng, thồi khèn, sáo, hát sli trong các lễ hội ; các món ăn cơm lam, món khau nhục, cá suối nướng than,...). Thiết kế chạy trên phần mềm và trình chiếu khi học sinh hùng biện. Hướng dẫn các em biết tương tác với những hình ảnh đã đưa ra.
Phần giao lưu đồng đội năm học 2016 - 2017
* Phần kiến thức: 
Đây là một bài thi viết bao gồm hệ thống câu hỏi, bài tập tự luận và trắc nghiệm liên quan đến kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tập làm văn trong chương trình tiểu học lớp 3,4,5.
Vì vậy, chúng tôi chia đội tuyển thành hai nhóm để bồi dưỡng: lớp 3 và lớp 4, 5. Căn cứ vào chương trình môn Tiếng Việt từng khối lớp, tôi tiến hành bồi dưỡng kiến thức theo chương trình học từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao. Trong quá trình ôn kiến thức, tôi ra bài kiểm tra giấy gồm hai phần: trắc nghiệm (10 câu thuộc các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu) và tự luận (01 câu thuộc phân môn Tập làm văn). Qua kiểm tra nhằm đánh giá kĩ năng viết chính tả, tập làm văn và khả năng nắm bắt kiến thức về môn Tiếng Việt của học sinh DTTS tại nhà trường, từ đó có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kiến thức cho các em kịp thời hoặc có thể loại dần đối với một số em còn non chưa đáp ứng được trong các đợt giao lưu các cấp.
* Phần hùng biện:
Tương tự như phần “giao lưu đồng đội”, bám vào nội dung ba chủ đề của Ban tổ chức quy định, tôi phân công nhiệm vụ trong tổ bồi dưỡng viết các bài hùng biện. Tiến hành thẩm định, chỉnh sửa nội dung (nếu có). Trao đổi ý tưởng với đồng chí phụ trách công nghệ thông tin để thiết kế hình ảnh minh họa phù hợp cho từng chủ đề.
Phần hùng biện của em H’ Trang Byă giao lưu NH 2016 - 2017
Chọn khoảng 2 đến 3 học sinh có chất giọng tốt nhất và có kĩ năng học thuộc nhanh để giao bài cho các em (mỗi em khoảng 02 chủ đề). Cùng với giáo viên Âm nhạc tiến hành tập luyện, hướng dẫn các em cách di chuyển đội hình, giọng điệu, biểu cảm, cách tương tác với hình ảnh, với khán giả,... trong khi trình bày. Qua phần hùng biện, Ban tổ chức sẽ đánh giá được khả năng diễn thuyết bằng tiếng Việt và tính mạnh dạn, tự tin trước tập thể của từng học sinh. 
* Phần năng khiếu:
Đây là phần giao lưu thu hút khán giả nhiều nhất. Các em được thể hiện năng khiếu của bản thân qua các phần như: kể chuyện, hát, múa, kịch,... tạo nên không khí vui tươi, giúp các em thêm yêu tiếng Việt, từ đó kích thích sự hứng thú, say mê học tập môn Tiếng Việt.
Đầu tiên, các thành viên trong tổ bồi dưỡng thảo luận, nêu ý tưởng, chọn lựa nội dung và hình thức giao lưu. Tiếp theo, giao nhiệm vụ cho giáo viên dạy Âm nhạc tập luyện và có sự giám sát của tổ bồi dưỡng.
Để xây dựng một màn trình diễn ấn tượng, thuyết phục và lấy được lòng khán giả, chúng tôi lựa chọn nội dung mang tính thời sự hoặc là điểm “nóng” về những vấn đề nổi cộm của xã hội để dàn dựng tiết mục. Chẳng hạn: Trong đợt giao lưu tiếng Việt cấp tỉnh năm học 2013 - 2014, tình hình an ninh chính trị ở biển Đông bất ổn bởi thời điểm đó quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của nước ta và vùng biển một số nước khác đang nằm trong tầm ngắm của bọn giặc. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn phần thi năng khiếu với hình thức hát múa phụ họa liên khúc “Thương lắm Trường Sa ơi !” và “Chú bộ đội đảo xa”, kết hợp 02 em vẽ bản đồ Việt Nam. Kết thúc phần năng khiếu là bài hùng biện ngắn giới thiệu về vùng biển nước ta, đưa ra thông điệp khẳng định “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam !”. Tiết mục này được Ban giám khảo và các đội bạn đánh giá cao về cả ý tưởng và giọng hát của các em. Hoặc năm học 2016 - 2017, chúng tôi bám vào chủ đề “Giao lưu tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh DTTS” để chọn bài hát “Thương ca tiếng Việt” tập cho đội tuyển nhằm ca ngợi tiếng Việt, ca ngợi dân tộc Việt Nam ta. Tiết mục Tiết mục“Thương ca Tiếng Việt” đạt giải Ba giao lưu 2016 - 2017
này cũng rất xuất sắc và đạt giải Ba phần năng khiếu.
- Tham gia giao lưu cấp tỉnh: 
Căn cứ vào kết quả giao lưu cấp huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo chọn những học sinh xuất sắc từ các đơn vị, thành lập đội tuyển, tổ bồi dưỡng và tiến hành tập luyện, bồi dưỡng cho học sinh. Công tác bồi dưỡng lần này gặp rất nhiều khó khăn, bởi đối tượng học sinh không phải của một trường, số lượng của đội tuyển so với giao lưu cấp huyện đông hơn 03 em, phụ huynh ngày 2 buổi phải đưa đón học sinh đi lại trong quá trình bồi dưỡng. Để khắc phục khó khăn trên, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã có một buổi đầu tiên gặp mặt, làm công tác tư tưởng với Phụ huynh có con em tham gia và giao trách nhiệm cho các nhà trường phối hợp chặt chẽ với Phòng GD&ĐT thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian bồi dưỡng đến hết cuộc giao lưu. Riêng bản thân tôi cùng với một nhóm giáo viên trường khác được cử tham gia trong tổ bồi dưỡng. Chúng tôi lập kế hoạch, lịch làm việc và chia mảng để bồi dưỡng có tính chuyên sâu. 
Với quy trình làm việc như trên cộng thêm tổ bồi dưỡng làm việc nhiệt tình, trách nhiệm và khoa học nên cả ba lần tham gia giao lưu cấp tỉnh đều mang lại thành tích cao cho Ngành giáo dục huyện nhà.
e) Chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ; tổ chức tốt việc giao lưu tại cấp trường.
Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh DTTS khả năng tiếp thu chậm, kĩ năng sử dụng tiếng Việt hạn chế; đọc bài và viết chính tả các em thường mắc lỗi truyền thống là sai dấu thanh (những chữ có thanh hỏi và nặng viết thành thanh sắc hoặc không có dấu). Vì thế, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS trong giai đoạn hiện nay được các cơ sơ giáo dục nói chung và trường Tiểu học Trần Phú nói riêng quan tâm chú trọng. Là một cán bộ quản lí phụ trách hoạt động chuyên môn, bám sát Công văn số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường tiếng Việt học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025, tôi chỉ đạo giáo viên tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS bằng nhiều hình thức như: tăng cường tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1; dạy tăng thời lượng dạy tiếng Việt từ 350 tiết lên 500 tiết ; tăng cường tiếng Việt thông qua các môn học ; tổ chức giao lưu tiếng Việt giữa các khối lớp; tổ chức dạy học tiếng Ê-đê theo tài liệu của Ban Nghiên cứu Dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk cho học sinh các lớp 3,4,5 với 04 tiết/tuần (trong đó: 02 tiết học chính khóa và 2 tiết sinh hoạt tập thể), xây dựng “Thư viện thân thiện”, hướng dẫn học sinh sử dụng tiếng Việt mọi lúc mọi nơi,...
Theo xu hướng phổ biến hiện nay, ngoài việc truyền thụ kiến thức theo chương trình học cho học sinh thì ở tiểu học áp dụng việc dạy học tích hợp, lồng ghép một số nội dung vào các môn học. Tích hợp kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh DTTS được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, đối với học sinh DTTS, trong các tiết học giáo viên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trực quan; cho học sinh được thực hành nhiều hơn về kỹ năng sử dụng tiếng Việt để thực hiện các yêu cầu của bài học, môn học; tăng cường phụ đạo những kiến thức đã học từ các lớp dưới mà học sinh bị hổng,... Ngoài ra, tổ chức các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoài giờ lên lớp; vận động phụ huynh tham gia vào việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh qua việc hỗ trợ con học tiếng Việt tại nhà để tạo cơ hội, môi trường giao tiếp, từ đó mở rộng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng. 
Trong những năm gần đây, các cấp của ngành giáo dục trên toàn quốc đã tổ chức Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Đây là một hoạt động đầy ý nghĩa và mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động này đã thực sự lan tỏa, nhân rộng trong các trường tiểu học tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Ana nói riêng. Chính vì vậy, hằng năm đơn vị Tiểu học Trần Phú đã tổ chức tốt việc giao lưu cấp trường. Thành lập các đội (theo khối) và tiến hành giao lưu giữa các khối lớp thuộc hai điểm trường. Đây là dịp để các em được giao lưu, trải nghiệm giúp các em hiểu về bản sắc dân tộc mình hơn, tự tin mạnh dạn trước tập thể và thuận lợi trong việc lựa chọn đội tuyển tham gia cấp huyện, cấp tỉnh.
g) Làm tốt công tác phối hợp để mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh trong nhà trường và cộng đồng.
Để chất lượng các đợt giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” dành cho học sinh DTTS tham gia các cấp có chất lượng đòi hỏi phải làm tốt công tác phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đồng chí trong tổ bồi dưỡng, tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường và tổ dân phố nơi các em cư trú. Bởi qua giao lưu không những phát triển cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà còn phát triển năng khiếu của từng em, bồi dưỡng lòng tự tin, tinh thần hợp tác và hướng phấn đấu trong tương lai cho học sinh DTTS. Chính vì vậy, bản thân tôi đã thực hiện công tác phối hợp như sau:
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn: 
Ngoài việc tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong các tiết học, dạy tăng thời lượng môn Tiếng Việt cho đại trà học sinh DTTS trên lớp, tôi định hướng giáo viên xây dựng hệ thống bài tập phân hóa để bồi dưỡng thêm kiến thức tiếng Việt cho các em học sinh DTTS trong đội tuyển. Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn về việc bồi dưỡng một số kĩ năng như: đọc diễn cảm, rèn chữ viết theo kiểu chữ sáng tạo, trình bày sạch đẹp, cân đối; cách dùng từ trong viết văn sao cho có hình ảnh, và hình thành thói quen cẩn thận, chắc chắn khi học tập các môn. 
Thường xuyên trao đổi về quá trình tham gia tập luyện để giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các em thực hiện tốt.
- Phối hợp với các giáo viên trong tổ bồi dưỡng: 
+ Phần năng khiếu: Các thành viên trong tổ bồi dưỡng thảo luận, đưa ra ý tưởng, chọn lựa hình thức (hát hoặc múa) và nội dung (lựa chon điểm “nóng” mang tính thời sự hoặc những vấn đề nổi cộm của xã hội theo giai đoạn). Sau đó giao nhiệm vụ cho giáo viên dạy Âm nhạc tập luyện, tổ bồi dưỡng điều chỉnh nếu thấy chưa phù hợp.
+ Các phần hùng biện và chào hỏi: Sau khi các em đã thuộc nội dung các phần, bản thân tôi đã phối hợp với giáo viên Âm nhạc tập luyện cho học sinh cách di chuyển đội hình, cách thể hiện ngữ điệu, biểu cảm trong khi trình bày. 
- Phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách và Chi đoàn thanh niên trong nhà trường : 
Một trong những khó khăn lớn nhất để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh DTTS là môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt của các em quá hạn hẹp. Và khác với học sinh bình thường, học sinh DTTS thường không sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong giờ ra chơi, nếu để chơi tự do thì các em sẽ chơi thành từng nhóm dân tộc và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Vì thế, tôi phối hợpvới các đồng chí Chi đoàn thanh niên trong nhà trường tham gia cùng học sinh các tiết hoạt động tập thể và giờ ra chơi, tổ chức, hướng dẫn các em chơi các trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docBD GLDTTS - DinhThiMinhPhuong (T.Phú).doc.doc