SKKN Khai thác chân dung nhân vật lịch sử trong giảng dạy trực tuyến nội dung lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam

SKKN Khai thác chân dung nhân vật lịch sử trong giảng dạy trực tuyến nội dung lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam

Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà các nước trên thế giới khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập ngày nay của họ. Khi ông mất, hàng chục chính phủ các nước đã gửi điện chia buồn. Tổng thống Uruguay, Jose Mujica gọi ông là "vị tướng huyền thoại", người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống áp bức và "gieo niềm tin rằng yếu tố con người chính là chìa khóa của thắng lợi". Bộ Ngoại giao Venezuela ra thông cáo khẳng định việc Đại tướng ra đi cũng là một tổn thất đối với người dân quốc gia Nam Mỹ này.

Để ghi nhớ công ơn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều con đường, thành phố, trường học mang tên ông. Ngày 12 tháng 8 năm 2014, trường trung học phổ thông chuyên Quảng Bình đổi tên thành Trường trung học phổ thông chuyên Võ

Nguyên Giáp. Ngày 25 tháng 08 năm 2014, nhân kỷ niệm 104 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tỉnh ủy Thái Nguyên quyết định đổi tên Quảng trường 20/08 thành Quảng Trường Võ Nguyên Giáp với diện tích 21ha. Ngày 7 tháng 2 năm 2015, đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp. Đây là tuyến đường huyết mạch nối trung tâm thủ đô với Sân bay quốc tế Nội Bài. Ngày 8 tháng 11 năm 2015, UBND tỉnh Trà Vinh long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết của HĐND tỉnh Trà Vinh về đặt tên ông cho tuyến đường hai chiều từ cửa ngõ đi vào trung tâm nội ô Thành phố Trà Vinh. Ngày 22 tháng 7 năm 2020, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND. Theo đó, trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 được đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp, đồng thời cầu Rào 2 cũng được đổi tên thành cầu Võ Nguyên Giáp như hiện nay

 

docx 60 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác chân dung nhân vật lịch sử trong giảng dạy trực tuyến nội dung lịch sử, truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luyện quân sự, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tại căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 1944, ông đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Cách mạng Tháng Tám thành công, quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ năm 1946. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Trong thời gian hoạt động, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục... Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự tái chiếm Việt Nam của quân Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng". Cùng đợt phong hàm có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 7-1948, Võ Nguyên Giáp giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam. Tháng 8 năm 1948, ông là Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Ông nói: “Kẻ địch mạnh thì ta tránh chúng. Kẻ địch yếu thì ta đánh chúng. Nơi nào có du kích là có mặt trận, kể cả sau phòng tuyến địch. Đối phó với trang thiết bị tối tân của chúng, chúng ta có chủ nghĩa anh hùng vô bờ bến”, “Nghệ thuật quân sự của chúng ta, là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại. Chúng ta đánh bại quân đế quốc hiện đại bằng tinh thần yêu nước của nhân dân cùng với chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung". Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: "Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn". Ông lên kế hoạch và chỉ huy 5 trong 6 sư đoàn bộ
binh chủ lực khi đó của Quân đội nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm, đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp bị đánh bại. Trong hồi ký của mình, Võ Nguyên Giáp chia sẻ: phải chỉ huy một đội quân trang bị nghèo nàn chống lại những đội quân trang bị tối tân, không thể nào giành chiến thắng mà không cần phải hy sinh, ông không thể thay đổi điều đó mà chỉ có thể tìm cách hạn chế tối đa mức độ hy sinh. Ông đã ra quyết định ngừng Chiến dịch Điện Biên Phủ thêm 2 tháng để thay đổi phương án tác chiến do e ngại việc đánh nhanh thắng nhanh sẽ gây nhiều tổn thất. Sau một đêm lo lắng mất ngủ, ông kết luận "sẽ là tự sát nếu đưa bộ đội vào trận đánh mà không chuẩn bị chống pháo binh, xe tăng và máy bay địch", và ông kiên quyết ra lệnh ngừng tấn công dù rằng khi đó áp lực rất lớn và ông coi đó là "quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời". Chiến thắng này đã buộc Pháp kí Hiệp định Genève về Đông Dương, đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm, và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của các nước Thế giới thứ ba đang bị thực dân châu Âu đô hộ. Sau chiến thắng này, những người dân bị nô dịch đã xem Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình. Năm 1962, trong lời đề tựa cuốn "Đêm thực dân" (La Nuit Coloniale), nhà lãnh đạo giải phóng dân tộc Ferhat Abbas, sau này trở thành tổng thống đầu tiên của Algerie, đã viết: "Điện Biên Phủ không chỉ là một chiến thắng quân sự. Đó là khẳng định của người dân châu Á và châu Phi trước người châu Âu. Đó là xác nhận về nhân quyền quy mô toàn cầu. Tại Điện Biên Phủ, nước Pháp đã đánh mất sự hiện diện hợp lý duy nhất, đó là lý lẽ của kẻ mạnh". Năm 2013, Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - đã gọi Võ Nguyên Giáp là người anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria."
Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991).
Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn. Năm 1964, Võ Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài... tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng. Trong đó, Sư đoàn 1 trấn thủ Tây Nguyên, Sư đoàn 2 trấn thủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sư đoàn 3 Sao Vàng trấn
thủ Bình Định, trung đoàn 10 trấn thủ Phú Yên, trung đoàn 20 trấn thủ Khánh Hòa, Sư đoàn 5 trấn thủ khu vực Sài Gòn - Gia Định, Sư đoàn 7 cơ động chiến đấu khắp Quân khu 7 gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Sư đoàn 9 di chuyển chiến đấu khắp Tây Ninh và Quân khu 9.
Năm 1965, Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ. Quy mô quân viễn chinh Mỹ đã lên tới hơn 50 vạn vào cuối năm 1967, cùng với đó là hàng ngàn máy bay, trực thăng và xe thiết giáp. Đối phó với Mỹ, Võ Nguyên Giáp vấn kiên trì đường lối chiến tranh nhân dân - "trường kỳ kháng chiến" như Chiến tranh Đông Dương trước đó. Kết quả là hai cuộc tiến công mùa khô 1965- 1966 và 1966-1967 của Mỹ đã thất bại, họ đã không thể tiêu diệt được quân Giải phóng và bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng như kế hoạch ban đầu, và quân Mỹ bắt đầu sa lầy vào một cuộc chiến hao tổn, mệt mỏi và không có dấu hiệu kết thúc. Ký giả James Fox nhận xét: tướng Giáp đã thi hành một đường lối không quá khác biệt (so với thời kỳ chống Pháp) nhưng vô cùng hiệu quả, mà quân Mỹ rút ra được rất ít bài học từ người Pháp trước đó.
Cuối năm 1972, Võ Nguyên Giáp tham gia chỉ huy chiến dịch 12 ngày đêm chống lại cuộc ném bom oanh tạc miền Bắc bằng B-52 của không quân Mỹ. Cuối tháng 11 năm 1972, phương án tác chiến đã được Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và tập thể lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu trực tiếp thông qua, sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phê chuẩn. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính Mỹ trước đó đã từ chối ký. Đêm 26 tháng 12 năm 1972, 8 máy bay Mỹ đã bị quân và dân miền Bắc bắn rơi, riêng Hà Nội bắn rơi 5 chiếc, trong đó có 4 chiếc rơi tại chỗ. Từ sở chỉ huy tối cao, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương các đơn vị lập công và ra lời kêu gọi: "Kẻ địch thua đau và

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_khai_thac_chan_dung_nhan_vat_lich_su_trong_giang_day_tr.docx
  • pdfVương Phú Ngọc, Nguyễn Thị Giang Thoan-THPT Thái Lão-GDQP.pdf