SKKN Kết hợp các kỹ thuật dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh trong phần lý thuyết nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2

SKKN Kết hợp các kỹ thuật dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh trong phần lý thuyết nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2

* Các bước thực hiện

- Bước 1: Chuẩn bị trò chơi

- Bước 2: Tiến hành trò chơi

- Bước 3: Kết thúc trò chơi

Để thiết kế trò chơi phần lý thuyết môn GDQP-AN, GV có thể dựa theo các game show truyền hình như “đuổi hình bắt chữ”, “nhanh mắt nhanh tay”, “nhà đầu tư tài ba”, “xem tín hiệu đoán chương trình”, “cặp đôi hoàn hảo” Ai là triệu phú. và một số hình thức khác.

* Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm

+ Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

+ Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.

+ Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS.

- Nhược điểm:

+ Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.

+ Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò

chơi.

 

docx 58 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 79Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kết hợp các kỹ thuật dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh trong phần lý thuyết nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các thiên tai chủ yếu ở Việt Nam.
Thiên tai trong lòng đất gồm núi lửa, động đất, sóng thần, nứt lớn
Thiên tai trong không gian gồm va chạm của thiên thạch, hiệu ứng nhà kính Thiên tai ở Việt Nam: bão, lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, ngập úng, hạn hán và sa
mạc hóa
Đối với mỗi loại thiên tai, HS cần có các thông tin:
Nguồn gốc của thiên tai
Thiên tai thường diến ra ở khu vực nào?
Tác hại của thiên tai
Nêu một số biện pháp trong phòng chống thiên tai
GV hỗ trợ HS kĩ thuật thiết kế infographic. HS thiết kế infographic theo định hướng sau:
Nhóm 1:Thiết kế 1 infographic trình bày tổng quan tất cả các thiên tai nói
trên.

Nhóm 2: Thiết kế 1 inforgraphic cho thiên tai trong lòng đất.
Nhóm 3: Thiết kế 1 inforgraphic cho thiên tai trong không gian
Nhóm 4: Thiết kế 1 inforgraphic cho thiên tai chủ yếu ở Việt Nam Tại buổi học:
Bốn nhóm trình bày sản phẩm đã chuẩn bị. GV có thễ hỗ trợ HS in và dán các
infographic trên bảng tạo thành phòng triễn lãm hình ảnh về những loại thiên tai chủ yếu hiện nay. HS sẽ tham quan và bỏ phiếu để chọn ra bản infographic tốt nhất (đẹp và hình thức, đúng và đủ về nội dung).
Thông qua việc vận dụng kĩ thuật phòng tranh trong ví dụ trên, HS sẽ hình thành được thành phần NL Tìm hiểu, Nhận thức và tư duy ; NL Giao tiếp và hợp tác.
Sản phẩm của 2 lớp thực nghiệm 10A1 và lớp 10D1
Ví dụ 2: Sử dụng kỹ thuật phòng tranh dạy nội dung II. Tác hại của tệ nạn ma túy (Bài 7 GDQP-AN 10) Tổ chức thực hiện
GV chia lớp thành 3 nhóm, giao cho từng nhóm thiết kế infographic về các nội dung:
Nhóm 1: Tác hại của ma túy đối với bản thân người sử dụng
Nhóm 2: Tác hại của tệ nạn ma túy đối với nền kinh tế
Nhóm 3: Tác hại của ma túy đối với trật tự an toàn xã hội
Với mỗi nội dung, trên infographic yêu cầu phải có: các hình ảnh liên quan đến nội dung, các hình ảnh gửi đến thông điệp gì cho người xem?
Tại buổi học: HS treo các tác phẩm của mình lên, cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nghe, tham quan và bình chọn infographic đẹp, độc đáo và đúng nội dung nhất.
* Sản phẩm của 2 lớp thực nghiệm
III. Kết hợp các kỹ thuật dạy học với nhau để dạy một nội dung trong phần lý thuyết môn giáo dục Quốc phòng An ninh tạo hứng thú cho học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2
Trong tiến trình dạy học theo xu hướng đổi mới hiện nay gồm có các hoạt động: Khởi động - Hình thành kiến thức – Luyện tập – Vận dụng – Tìm tòi, mở rộng. Sử dụng riêng rẽ từng kỹ thuật thì hầu hết các GV đều đã từng thực hiện. Ở nội dung này tôi xin triển khai kết hợp các KTDH lại với nhau ở từng hoạt động để phát huy tính tích cực của HS. Từ kinh nghiệm bản thân đã sử dụng, tôi muốn phổ biến cách làm này đến các đồng nghiệp, hy vọng sẽ nâng cao hứng thú trong Dạy và Học lý thuyết môn GDQP-AN.
Một số lưu ý:
Khi kết hợp các KTDH với nhau phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, các kỹ thuật đó phải phù hợp với đặc thù bộ môn. Ví dụ: Trong môn GDQP-AN thường sử dụng các kỹ thuật “Khăn trải bàn”, kỹ thuật KWLH, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật “Lược đồ tư duy”... Do đó, khi kết hợp các kỹ thuật dạy học trong một nội dung, yêu cầu GV phải lựa chọn các kỹ thuật phù hợp bộ môn.
Thứ hai, không phải nội dung, hoạt động nào cũng kết hợp được nhiều kỹ thuật. Ví dụ: Phần khởi động chỉ có 5-7 phút, thời gian hạn hẹp nên GV chỉ có thể sử dụng 1 kỹ thuật. Hoặc phần củng cố bài học thời gian không nhiều, nếu kết hợp quá nhiều kỹ thuật vào nội dung đó sẽ không thể củng cố được.
Thứ ba, khi kết hợp các KTDH với nhau phải đảm bảo nhuần nhuyễn, thống nhất và phù hợp trong nội dung bài học đó. Ví dụ: Trong các KTDH, có 1 số kỹ thuật chủ yếu là hoạt động của cá nhân; 1 số kỹ thuật khác lại chủ yếu là hoạt động nhóm. Vì thế GV phải lựa chọn các kỹ thuật để không bị rời rạc giữa các hoạt động và nội dung. Nếu hoạt động cá nhân đã hoàn thành được bài học đó rồi thì khi kết hợp các kỹ thuật đòi hỏi làm việc nhóm sẽ không cần thiết.
Thứ tư, GV phải xác định được rằng mục đích của bài học là phát triển năng lực và tạo hứng thú cho HS. Vì thế, khi sử dụng các kỹ thuật dạy học, GV phải quan sát, kiểm tra, tìm hiểu xem mục tiêu đặt ra có hoàn thành được không.
Thứ năm, khi sử dụng các KTDH ở bất kỳ hoạt động nào GV cũng phải đảm bảo thời gian hợp lý, tránh tình trạng sa vào các trò chơi, các hoạt động dẫn tới “cháy giáo án” “lụt giáo án” và hiệu quả đạt được không cao.
Thứ sáu, sử dụng bất kỳ KTDH nào GV cũng cần phải quan sát, theo dõi các hoạt động của HS, đảm bảo tất cả các HS đều tham gia, không có tình trạng hoạt động nhóm nhưng chỉ một vài thành viên tích cực, còn lại ngồi chơi và chờ kết quả bạn làm việc.
Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học trong hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động nhằm hướng tới tạo hứng thú cho HS đối với bài học mới, thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa GV và HS; đồng thời thông qua đó GV có thể kiểm tra quá trình HS nắm bài cũ như thế nào?
Để thiết kế hoạt động khởi động, GV cần xác định các nội dung sau:
Thời gian: Đối với hoạt động khởi động tùy vào bài học để GV giới hạn thời gian. Thông thường đối với các bài dạy học từ 2 tiết trở lên, GV có thể tổ chức hoạt động khởi động trong vòng 10-15 phút. Đối với bài học theo từng tiết, GV nên tổ chức hoạt động khởi động từ 5-7 phút.
Mục tiêu: Hoạt động khởi động thường hướng tới mục tiêu tạo hứng thú cho HS bắt đầu bài học mới, hướng HS bắt đầu vào bài mới bằng những kiến thức liên quan hoặc liên hệ từ kiến thức trong bài học trước sang bài mới.
Nhiệm vụ học tập của HS: Đây là nội dung quan trọng GV cần chú ý. Trong hoạt động khởi động GV phải giao nhiệm vụ yêu cầu tất cả các HS đều phải tham gia. Việc giao nhiệm vụ là cách GV tạo ra sự “động não” và tâm thế hứng khởi để HS vào bài mới.
Cách tiến hành hoạt động: Có rất nhiều cách để GV tổ chức hoạt động khởi động cho HS. Việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào từng bài học và phụ thuộc vào sở trường của mỗi GV. Đối với các bài học chuyên đề, chủ điểm GV nên chú trọng tổ chức hoạt động khởi động tích cực để tạo hứng thú cho HS. GV trong quá trình giảng dạy cũng nên sử dụng linh hoạt các hình thức vào bài tránh lặp đi, lặp lại một kiểu vào bài gây sự nhàm chán. Làm thế nào để đối với HS, mỗi tiết học GDQP- AN là một quá trình khám phá những cái mới.
Trong hoạt động khởi động, GV thường sử dụng trò chơi tạo hứng thú cho HS, dẫn dắt HS vào bài mới với tinh thần hứng khởi.
Kỹ thuật tổ chức trò chơi trong dạy học
Trò chơi không phải là một KTDH, nhưng tổ chức trò chơi như thế nào lại đòi hỏi người GV phải có kỹ thuật mới triển khai hiệu quả. Vì thế tôi đưa kỹ thuật tổ chức trò chơi vào nội dung này để triển khai kết hợp với các KTDH khác tạo hứng thú cho HS.
Khái niệm
Trò chơi là quá trình tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó. Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luật chơi do nội dung chơi quy định). Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng người chơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi.
Các bước thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị trò chơi
Bước 2: Tiến hành trò chơi
Bước 3: Kết thúc trò chơi
Để thiết kế trò chơi phần lý thuyết môn GDQP-AN, GV có thể dựa theo các game show truyền hình như “đuổi hình bắt chữ”, “nhanh mắt nhanh tay”, “nhà đầu tư tài ba”, “xem tín hiệu đoán chương trình”, “cặp đôi hoàn hảo” Ai là triệu phú... và một số hình thức khác.
Ưu điểm và nhược điểm
- Ưu điểm
+ Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
+ Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới.
+ Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS.
- Nhược điểm:
+ Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.
+ Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò
chơi.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 3 – Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam – GDQP.AN 12; GV tổ chức khởi động cho HS như sau:
Trò chơi “Tiếp sức”
Mục đích : Giúp học sinh tích cực trong hoạt động lĩnh hội kiến thức hình thành củng cố kĩ năng, được vận động nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ.
Số lượng : Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội chơi cử đại diện 4 bạn.
Địa điểm : Trong phòng học.
Thời gian: 2 -> 4 phút
*Cách chơi : Tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của bài , GV cho HS làm việc nhanh nối các kiến thức phù hợp:
Cột A: Tiềm lực chính trị tinh thần, Tiềm lực kinh tế, Tiềm lực khoa học công nghệ, Tiềm lực quân sự an ninh.
Cột B: Khả năng tiềm tàng về vật chất và tinh thần, Nhân tố cơ bản, Nhân tô thúc đẩy sự tăng trưởng, Cơ sở vật chất của các tiềm lực khác,
Gợi ý sản phẩm
A
Cơ sở vật chất của các
B
tiềm lực khác
Nhân tố cơ bản,
C. Khả năng tiềm tàng về vật chất và tinh thần
D. Nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng
B
Mỗi đội chơi có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
Nối các tiềm lực ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp
A

1.Tiềm lực chính trị tinh thần
2. Tiềm lực kinh tế
3. Tiềm lực khoa học công nghệ

4. Tiềm lực quân sự an ninh.

Học sinh lớp 12 lên chơi trò chơi “Tiếp sức” ở phần hỏi bài cũ
Ví dụ 2: Khi dạy tiết 2 bài 4 – GDQP- AN lớp 11: giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC; GV tổ chức khởi động bằng trò chơi “Ngôi sao may mắn”.
Tổ chức trò chơi vào đầu tiết học
Thời gian: 5 phút
Phương thức
GV chuẩn bị 10 ngôi sao trong đó có 9 ngôi sao có câu hỏi và một ngôi sao may mắn.
GV chia lớp thành 2 đội và mỗi đội cử người đại diện.
GV chiếu trên màn chiếu hoặc bảng phụ đã được chuẩn bị với những ngôi sao đã được đánh số thứ tự. Mỗi ngôi sao sẽ tương ứng với một câu hỏi. Trong đó sẽ có một ngôi sao may mắn.
Ngôi sao 1: Kĩ sư thiết kế súng tiểu liên AK cỡ 7,62mm là người quốc gia nào? Trả lời: Liên Bang Nga
Ngôi sao 2: Súng tiểu li

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ket_hop_cac_ky_thuat_day_hoc_mon_giao_duc_quoc_phong_an.docx
  • pdfNguyễn Thị Thanh Hóa 2_ Trường THPT Quỳnh Lưu 2_ GDQP.AN.pdf