SKKN Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT

SKKN Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT

Nội dung:

+ Giới thiệu nội dung sẽ trải nghiệm.

+ Giới thiệu quy trình, kỹ năng cần thiết khi đi trải nghiệm.

+ Phổ biến mục đích, yêu cầu của buổi học về: thời gian tập trung đúng quy định; tìm hiểu một số thông tin về địa lí địa phương, đồng phục của trường; phải có ý thức giữ trật tự, gìn giữ vệ sinh nơi tham gia học thực địa; không được tự ý bỏ đoàn đi; tất cả phải thực hiện theo chỉ dẫn của người điều hành (giáo viên); cần chụp ảnh, ghi chép những số liệu, tài liệu trong quá trình học tập; phải viết bài thu hoạch sau khi tham quan trải nghiệm; những cá nhân tự làm trái các quy định phải tự chịu trách nhiệm.

- Kế hoạch học tập cụ thể trước, trong và sau khi đi thực địa. Cụ thể là:

+ Trước khi đi trải nghiệm: Mỗi học sinh tìm hiểu thêm thông tin về địa điểm sẽ đến trải nghiệm thông qua các trang web, thư viện và các nguồn thông tin khác (theo mẫu phiếu học tập ở phụ lục 1).

+ Làm việc nhóm để trao đổi, chia sẻ về các thông tin đã sưu tầm.

+ Trong quá trình tham quan và nghiên cứu: khảo sát, điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu, chụp ảnh thực địa, lấy mẫu theo nội dung bài học.

+ Sau tham quan, học tập: các nhóm sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao để trưng bày và thuyết trình nội dung của nhóm mình.

 

docx 59 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i pháp nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề”.
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU. 
1. Mục đích. 
Tổ chức cho học sinh tham quan, nghiên cứu để thấy được tình hình phát triển làng nghề chế biến thủy hải sản và nước mắm của địa phương. Học sinh thấy được vai trò và tầm quan trọng của làng nghề chế biến thủy hải sản và nước mắm đối với đời sống của người dân. 
Nhận thức được thực trạng môi trường tại làng nghề như thế nào, từ đó, các em có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề bằng những hành động thiết thực và thêm yêu nghề truyền thống, yêu thiên nhiên, đất nước. 
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp; kỹ năng nghiên cứu, làm việc nhóm và thuyết trình về một nội dung cụ thể. Làm phong phú các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường. 
2. Yêu cầu. 
- Kiến thức:
+ Trình bày được điều kiện phát triển và tình hình phát triển của làng nghề.
+ Tìm hiểu thực trạng môi trường làng nghề của ngành chế biến tôm nõn và nước mắm. 
+ Hiểu được tác động ô nhiễm môi trường làng nghề đến sự phát triển của ngành chế biến thủy hải sản và nước mắm thông qua tìm hiểu thực tế tại địa phương. 
+ Biết được các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Năng lực hướng tới: 
Tự học: Tự tìm đọc các tài liệu, xem các video clip về chế biến thủy hải sản và nước mắm. Tìm kiếm thông tin, video từ Internet về cải thiện môi trường sản xuất ngư nghiệp sạch. Chụp ảnh thực địa, phỏng vấn, thu thập thông tin về ngư nghiệp sạch. Thực hiện các báo cáo và chia sẻ qua các mạng xã hội, sinh hoạt chuyên môn... về vấn đề sản xuất tôm nõn và nước mắm. 
Giao tiếp: HS phát triển các kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô và ngư dân về thực hành sản xuất chế biến thủy hải sản và nước mắm.
Giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức trải nghiệm để nhận biết được các sản phẩm khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy hải sản chịu tác động của các yếu tố hóa học. Thực hành kĩ năng chế biến tôm nõn, làm nước mắm sạch, đề xuất các phương án xây dựng mô hình sản xuất ngư nghiệp sạch tại địa phương. 
- Phẩm chất: 
Thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như: 
Trung thực: Thực hiện đúng chính sách tài nguyên môi trường của Đảng và nhà nước, tham gia tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện đúng pháp luật.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với cộng đồng, tích cực tham gia thực hiện tốt chính sách tài nguyên môi trường của Đảng và nhà nước bằng những hành động cụ thể, thiết thực; có trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề; tôn trọng nghề truyền thống của địa phương.
II. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC. 
1. Cách thức tổ chức thực hiện: Quá trình tổ chức cho HS khám phá thực tế trải qua ba giai đoạn:
1.1. Giai đoạn lập kế hoạch: 
- GV chọn chủ đề: Chủ đề trải nghiệm này có liên quan chặt chẽ với nội dung bài “chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” trong Chương trình giáo dục phổ thông môn GDCD 11, trong đó chúng tôi quan tâm đến các làng nghề chế biến tôm nõn và nước mắm tại địa bàn thị xã Cửa Lò. 
- GV xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt như đã trình bày ở trên. 
- GV lập kế hoạch thực hiện, xác định địa điểm, thời gian 
BẢNG KẾ HOẠCH:
Thời gian
Địa điểm
Thành phần 
tham gia
Yêu cầu cần đạt
1 buổi
- Làng nghề nước mắm Hải Giang I, Nghi Hải.
- Làng nghề chế biến tôm nõn ở Nghi Tthủy.
GV nhóm GDCD
Học sinh lớp 11A2, 11 A3, 11 D1. GVCN
Đại diện Đoàn thanh niên. Đại diện hội phụ huynh.
- HS tìm nắm được các thông tin cơ bản về làng nghề.
- HS tìm hiểu được thực trạng môi trường làng nghề.
- HS tham gia trải nghiệm một số công đoạn của nghề sản xuất nước mắm, chế biến tôm nõn.
- HS biết cách tham gia bảo vệ môi trường làng nghề.

LỊCH TRÌNH THAM GIA HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM
THỜI GIAN
NỘI DUNG
GHI CHÚ
7h15-7h30
Tập trung tại trường.

7h30-8h
Di chuyển đến làng nghề nước mắm Hải Giang I, Nghi Hải, Cửa Lò, Nghệ An.

8h- 8h15
Ổn định tổ chức, dặn dò.
Chia đoàn thành 3 nhóm, GVCN quản lý

8h15-9h
Tham quan theo sự hướng dẫn của người dân làng nghề. Quan sát, ghi hình, chụp ảnh môi trường làng nghề, trải nghiệm một số hoạt động của làng nghề. 
HS mang theo các dụng cụ cần thiết để chụp hình, ghi âm, quay video
9h-9h15
Tham quan tự do.

9h15-9h30
Di chuyển tham quan làng nghề chế biến tôm nõn.

9h30-10h15
Tham quan theo sự hướng dẫn của người dân làng nghề. Quan sát, ghi hình, chụp ảnh môi trường làng nghề, trải nghiệm một số hoạt động của làng nghề

10h15-10h30
Nhận xét, tổng kết buổi học trải nghiệm.
Chụp hình lưu niệm toàn đoàn.

10h30
Di chuyển về trường

1.2. Giai đoạn thực hiện. 
Bước 1: Chuẩn bị.
a. Đối với giáo viên.
- Tiền trạm địa điểm dạy học thực địa. 
+ Thống nhất với các hộ ngư dân ở Cửa Lò về nội dung trải nghiệm mô hình làng nghề để học sinh đến tham quan học tập và nghiên cứu. 
+ Yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm các lớp khối 11 cố vấn và phối hợp trong quá trình dạy học. 
- Chuẩn bị thiết bị dạy học và cơ sở vật chất bao gồm: 
+ Chuẩn bị hình ảnh, tư liệu, các thiết bị cần thiết khác. 
+ Xác định vị trí, địa điểm thực địa để học sinh khảo sát, nghiên cứu.
+ In ấn tài liệu phục vụ học tập như: Phiếu dành cho hoạt động trước tham quan, phiếu khảo sát; hình ảnh.... 
b. Đối với học sinh. 
Chuẩn bị nội dung giáo viên đã giao theo đơn vị nhóm lớp, tìm hiểu trước các thông tin trên mạng internet. Dự kiến kịch bản phỏng vấn, các hoạt động sẽ trải nghiệm làm thử... 
Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho HS. 
a. Chuẩn bị trước khi đi trải nghiệm.
- Nội dung. 
+ Giáo viên phổ biến về nội dung tham quan học tập tại làng nghề sắp tới. 
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh tự sưu tầm thông tin, hiện vật, tranh ảnh liên quan đến nội dung dạy học trải nghiệm. Học sinh tự sưu tầm thông tin, tài liệu, hiện vật dưới các dạng khác nhau, từ các nguồn khác nhau (Thời gian: trước buổi đi thực địa khoảng 1 tuần).
- Yêu cầu đối với HS: Sưu tầm các thông tin, hiện vật, tranh ảnh.... về sản phẩm của các làng nghề được đi trải nghiệm.
b. Thảo luận trước khi đi trải nghiệm.
 (Lồng ghép trong tiết sinh hoạt lớp do GVCN triển khai)
- Nội dung: 
+ Giới thiệu nội dung sẽ trải nghiệm.
+ Giới thiệu quy trình, kỹ năng cần thiết khi đi trải nghiệm. 
+ Phổ biến mục đích, yêu cầu của buổi học về: thời gian tập trung đúng quy định; tìm hiểu một số thông tin về địa lí địa phương, đồng phục của trường; phải có ý thức giữ trật tự, gìn giữ vệ sinh nơi tham gia học thực địa; không được tự ý bỏ đoàn đi; tất cả phải thực hiện theo chỉ dẫn của người điều hành (giáo viên); cần chụp ảnh, ghi chép những số liệu, tài liệu trong quá trình học tập; phải viết bài thu hoạch sau khi tham quan trải nghiệm; những cá nhân tự làm trái các quy định phải tự chịu trách nhiệm. 
- Kế hoạch học tập cụ thể trước, trong và sau khi đi thực địa. Cụ thể là: 
+ Trước khi đi trải nghiệm: Mỗi học sinh tìm hiểu thêm thông tin về địa điểm sẽ đến trải nghiệm thông qua các trang web, thư viện và các nguồn thông tin khác (theo mẫu phiếu học tập ở phụ lục 1).
+ Làm việc nhóm để trao đổi, chia sẻ về các thông tin đã sưu tầm.
+ Trong quá trình tham quan và nghiên cứu: khảo sát, điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu, chụp ảnh thực địa, lấy mẫu theo nội dung bài học... 
+ Sau tham quan, học tập: các nhóm sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao để trưng bày và thuyết trình nội dung của nhóm mình. 
- Phân nhóm nghiên cứu và làm việc, có thể phân lớp làm 4 nhóm nhưng cùng thực hiện một nhiệm vụ. Sau đó sẽ tổ chức thi giữa các nhóm. Mặc dù đề tài không phong phú nhưng việc so sánh giữa các nhóm dễ dàng hơn. Sản phẩm của mỗi nhóm là một phiếu học tập và các hình thức thuyết trình khác nhau: Sản phẩm trình chiếu trên powerpoint; video, viết bài luận, hoạt cảnh, tiểu phẩm, trưng bày ảnh 
- Yêu cầu đối với học sinh. 
+ Biết được những thông tin cơ bản: đường đi, sơ đồ tổng thể địa điểm thực địa, các thông tin về địa điểm thực địa.... 
+ Hiểu chủ đề mình sẽ nghiên cứu học tập. 
+ Biết nhiệm vụ cần thực hiện: trước, trong quá trình học tập và công việc sẽ thực hiện sau trải nghiệm. 
+ Các nhóm làm việc để phân công trách nhiệm: Nhóm trưởng (điều hành chung); thư ký nhóm: tổng hợp ý kiến của các thành viên; phân công các thành viên trong nhóm mang theo máy ảnh, máy ghi âm (nếu có). 
 Bước 3: Hướng dẫn học sinh học tập, trải nghiệm. 
Nội dung: 
“Làng nghề truyền thống Cửa Lò và giải pháp nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề”
Yêu cầu đối với HS. 
Sau hoạt động này, HS phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây: 
- Học được phương pháp phân tích thông qua quá trình tìm hiểu các sự vật, hiện tượng. 
- Bước đầu tìm được mối liên hệ giữa kiến thức lí thuyết với thực tế sinh động, bước đầu hình thành được các kỹ năng nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm và phân tích thông tin
c. Tiến trình của hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Chuẩn bị vào trải nghiệm tại làng nghề.
Nhắc nhở học sinh về các quy định khi học ở thực địa: 
+ Đi lại, quan sát, đọc, nghiên cứu, ghi chép. 
+ Giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
+ Theo sát giáo viên và đại diện
làng nghề. 
+ Hỗ trợ lần nhau và tìm kiếm sự hỗ trợ nếu thấy cần thiết. 
+ Những quy định khác: thời gian, không làm việc riêng, không nói chuyện, giữ văn hóa khi giao tiếp.
Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy mà lớp và những nội quy ở nơi đến thực địa đề ra.
Tham quan làng nghề. 
Hướng dẫn và cùng HS đi tham quan.
Lắng nghe, quan sát, ghi chép, chụp hình, ghi âm những gì mình quan sát, phỏng vấn được.
Trải nghiệm một số công đoạn của quá trình tạo ra sản phẩm
Quan sát, nhắc nhở HS nghiêm túc
HS thực hành dưới sự hướng dẫn của người dân làng nghề.
Trao đổi những băn khoăn, thắc mắc về công việc HS đang trải nghiệm (nếu có)
- Tổng kết buổi học. 
- Giao nhiệm vụ tổ chức báo cáo kết quả
- Nhận xét buổi học. 
- Yêu cầu các cá nhân và các nhóm hoàn thiện sản phẩm của mình. 
- Thống nhất lại kế hoạch báo
 - Khuyến khích nhóm và các em làm nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày tại chỗ; trình chiếu trên powerpoint; tác phẩm đóng quyển, thuyết trình qua ảnh, viết bài luận, hoạt cảnh, tiểu phẩm
- Nhóm trưởng và các thành viên nắm chắc nhiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_hinh_thanh_va_phat_trien_pham_chat_trach_nhiem_trong_ho.docx