SKKN Giúp học sinh Lớp Bốn làm tốt dạng toán: Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó

SKKN Giúp học sinh Lớp Bốn làm tốt dạng toán: Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1.Tính mới của sáng kiến:

5.1.1 Thực trạng:2

Trong chương trình môn toán Tiểu học thì giải toán có lời văn giữ một vai trò

quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học

như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học., trong thực tiễn hoạt

động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái

đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư

duy, tính cẩn thận, óc sáng tạo, cách lập luận bài toán trước khi giải, giúp học sinh

vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời

qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu

điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy

những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót.

Trong nhiều năm dạy lớp 4 tôi thấy các em HS khi mới vào đầu năm học

thường rất lúng túng và thường làm sai lời giải (hoặc phép tính) khi giải toán đố.

Một số học sinh còn chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán, chưa có kĩ năng

tóm tắt bài toán, dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính

còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép

tính.

Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn

chóng quên các dạng bài toán, mặt khác vốn từ và tư duy lô gic của các em còn yếu

nên cách đặt lời giải chưa đúng và rõ ý nhất là dạng toán có nhiều lời giải. Vì vậy

tôi nhận thấy rằng cần phải có giải pháp để các em làm tốt dạng toán có lời văn,

đặc biệt là dạng toán cơ bản của lớp 4: Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.

Tôi đã đúc kết được một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp

4 dạng “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó”.

pdf 15 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1109Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh Lớp Bốn làm tốt dạng toán: Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên Ngày tháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác (hoặc 
nơi thường 
trú) 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ 
(%) 
đóng 
góp vào 
việc tạo 
ra sáng 
kiến 
1 
VŨ THỊ 
LAN ANH 
05/11/1972 
Trường 
Tiểu học An 
Lộc B- Bình 
Long- Bình 
Phước 
Giáo 
viên 
chủ 
nhiệm 
(Lớp 4) 
ĐHSPTH 
100% 
 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giúp học sinh lớp Bốn làm tốt 
dạng toán: Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó”. 
 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 
 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Giáo dục (môn Toán) 
 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 10/ 9/2020 
 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 5.1.Tính mới của sáng kiến: 
 5.1.1 Thực trạng: 
2 
 Trong chương trình môn toán Tiểu học thì giải toán có lời văn giữ một vai trò 
quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học 
như các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học..., trong thực tiễn hoạt 
động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái 
đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư 
duy, tính cẩn thận, óc sáng tạo, cách lập luận bài toán trước khi giải, giúp học sinh 
vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời 
qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu 
điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy 
những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. 
 Trong nhiều năm dạy lớp 4 tôi thấy các em HS khi mới vào đầu năm học 
thường rất lúng túng và thường làm sai lời giải (hoặc phép tính) khi giải toán đố. 
Một số học sinh còn chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán, chưa có kĩ năng 
tóm tắt bài toán, dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính 
còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép 
tính. 
 Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn 
chóng quên các dạng bài toán, mặt khác vốn từ và tư duy lô gic của các em còn yếu 
nên cách đặt lời giải chưa đúng và rõ ý nhất là dạng toán có nhiều lời giải. Vì vậy 
tôi nhận thấy rằng cần phải có giải pháp để các em làm tốt dạng toán có lời văn, 
đặc biệt là dạng toán cơ bản của lớp 4: Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó. 
Tôi đã đúc kết được một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 
4 dạng “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó”. 
 5.1.2. Các giải pháp có tính mới: 
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát 
triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện 
phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có 
suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông 
minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt..., góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí 
vượt khó của học sinh. 
3 
 Trong lứa tuổi tiểu học, chú ý không chủ định được phát triển. Những gì mang 
tính mới mẻ, bất ngờ, khác thường dễ dàng lối cuốn sự chú ý của các em. Sự chủ 
định càng trở nên mạnh mẽ khi giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít 
gặp, gợi cho các em cảm xúc tích cực thích thú nhưng gần gũi với cuộc sống hàng 
ngày của các em. Mặt khác sự đa dạng của toán có lời văn và những điều mới mẻ 
trong dạng toán này cũng là điều thu hút các em. Các em sẽ tự tay vẽ được sơ đồ, 
tự đặt lời giải, phép tính phù hợp với bài toán nhiều lời giải.Để giải tốt toán có lời 
văn các em còn phải sử dụng tư duy trừu tượng, khả năng ngôn ngữ kết hợp với 
tính toán suy luận chính xác. 
 Hứng thú có thể kích thích và duy trì được nhờ yếu tố mới, lạ kết hợp với 
những câu hỏi để “ lôi kéo” sự chú ý và tư duy tích cực của các em. Từ đó giáo 
viên cần lưu ý đặc điểm này để vận dụng trong hướng dẫn học sinh giải toán có lời 
văn. 
 * Giải pháp1: Giúp học sinh nắm chắc khái niệm “tổng”,“tỉ số”của 2 số 
- Việc đầu tiên khi tiến hành giải toán là cần đọc kĩ đề bài. Hết sức tránh tình 
trạng vừa đọc xong là bắt tay vào giải ngay. Ở đây cần lưu ý mấy điểm sau: 
- Mỗi đề toán bao giờ cũng đều có hai bộ phận : Bộ phận thứ nhất là những 
điều đã cho, bộ phận thứ hai là cái phải tìm. Muốn giải bất kì bài toán nào học sinh 
cũng cần phải xác định đúng hai bộ phận đó. 
- Chúng ta cần tập trung vào những từ quan trọng (từ khóa) của đề toán, từ 
nào chưa hiểu thì phải tìm hiểu ý nghĩa của nó. Cần hướng dẫn học sinh phân biệt 
rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, những gì không thuộc về bản chất của 
đề toán để hướng sự chú ý của mình vào những chỗ cần thiết. 
- Thường ở dạng toán có lời văn mà đặc biệt là với toán “Tìm hai số khi biết 
tổng và tỉ số đó” của hai số thì cách tóm tắt có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình 
thành kĩ năng tóm tắt của học sinh. Việc hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán bằng 
sơ đồ đoạn thẳng thể hiện rõ tỉ số trên sơ đồ của hai số sẽ giúp học sinh có một cái 
nhìn tổng thể về mối quan hệ giữa các dữ kiện trong bài toán. 
4 
 - Việc hướng dẫn học sinh suy nghĩ và thiết lập được trình tự các bước giải 
bài toán dạng này là hết sức quan trọng giúp học sinh thực hiện các phép tính và đi 
đến kết quả. Mỗi bài giải đều có hai phần: Các câu lời giải và các phép tính. Việc 
viết câu lời giải phải ngắn gọn và đúng yêu cầu nội dung của bài toán và ứng với 
một câu lời giải là một phép tính kèm theo. 
- Tổng của 2 số : Là số lớn cộng với số bé. 
- Tỉ số của 2 số : Đây là khái niệm mới, trừu tượng mà lại phát biểu theo 
nhiều cách nói khác nhau: 
Ví dụ: Tỉ số của số bé và số lớn là
3
1
 Số bé bằng 
3
1
số lớn 
 Số lớn bằng
1
3
số bé 
 Số lớn gấp 3 số bé 
 Tuy cách nói khác nhau nhưng các em phải xác định được là số lớn chiếm 3 
phần và số bé chiếm 1 phần để vẽ sơ đồ cho đúng. 
 Ở tiết đầu tiên của dạng toán này các em phải xác định được tổng ? tỉ ? số lớn? 
số bé ? của đề bài để tiến hành giải. 
Thứ tự các bước giải 
 + Bước 1: Vẽ sơ đồ minh họa bài toán 
 Học sinh biết dựa vào tỉ số của hai số để biết được mỗi số ứng với bao nhiêu phần, 
từ đó vẽ các đoạn thẳng biểu thị số lớn, số bé. 
 + Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau 
 Lấy số phần của số bé cộng với số phần của số lớn. 
 + Bước 3: Tìm giá trị của một phần 
 Lấy tổng của hai số chia cho tổng số phần bằng nhau. 
 +Bước 4: Tìm số bé 
 Lấy giá trị một phần nhân với số phần của số bé 
 +Bước 5: Tìm số lớn 
5 
 Lấy giá trị một phần nhân với số phần của số lớn (hoặc lấy tổng hai số trừ đi số 
bé) 
 +Bước 6: Đáp số: Ghi cụ thể số bé, số lớn 
 Lưu ý đối với học sinh: Có thể gộp bước 3 và bước 4 với nhau. Có thể tìm số lớn 
trước. 
 *Giải pháp 2 : Giúp học sinh nắm vững một số kiến thức cần ghi nhớ 
 Khi phân tích bài toán đa phần các em suy nghĩ theo hướng “suy luận 
xuôi”, tức là đi từ cái đã cho đến đến cái phải tìm. Tuy nhiên việc phối hợp các 
hướng suy luận khác nhau của các em vẫn còn hạn chế, vì trong thực tế có nhiếu 
bài toán phải suy nghĩ theo hướng ngược lại hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau thì 
mới tìm ra hướng giải. 
 Một số kiến thức liên quan đến dạng toán mà tôi thường hướng dẫn để giúp học 
sinh ghi nhớ như sau: 
 Cách nhận biết tổng của 2 số: Dạng ẩn tổng 
 + VD:Trung bình cộng của 2 số là 15 thì tổng của hai số là 152= 30 (Tức là 
tổng của hai số bằng trung bình cộng của hai số nhân số nhân với 2) 
+ Tổng hai cạnh chiều dài và chiều rộng thì bằng một nửa chu vi hình chữ nhật đó. 
 (Nếu cho chu vi hình chữ nhật thì tìm nửa chu vi) 
 + Nếu tăng (hay giảm) số này a đơn vị và giảm (hay tăng) số kia cũng a đơn vị thì 
tổng của hai số sẽ không thay đổi. 
 + Nếu tăng (hay giảm) một trong hai số a đơn vị thì tổng của hai số sẽ tăng (hay 
giảm) a đơn vị. 
 + Nếu cả hai số cùng tăng (hay cùng giảm) a đơn vị thì tổng của hai số sẽ tăng 
(hay giảm) a2 đơn vị 
 Dạng ẩn tỉ : Ví dụ : Biết 
4
1
 số thứ nhất bằng 
5
1
 số thứ 2 nghĩa là số thứ nhất sẽ 
chia làm 4 phần và số thứ 2 chia làm 5 phần. Từ đó các em sẽ vẽ đúng sơ đồ. 
6 
 Hoặc: Biết 
4
1
 số thứ nhất bằng 
5
1
 số thứ 2 nghĩa là số thứ nhất sẽ chia làm 4 
phần và số thứ 2 chia làm 5 phần. Từ đó các em sẽ vẽ đúng sơ đồ. 
 *Giải pháp 3: Đưa ra hệ thống bài tập phù hợp, hợp lí. 
 Khi dạy học sinh, giáo viên cần lựa chọn để đưa những bài tập có tính hệ thống, 
tức là những bài tập đó được mở rộng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, 
từ quen đến lạ. Bài tập sau phải dựa trên cơ sở của bài tập trước. Có như thế mới 
phát huy được tính sáng tạo, năng lực tư duy cho học sinh 
* Kiểu bài “ẩn tổng” 
 Bài 1: Tổng của hai số là số lớn nhất có hai chữ số. Tỉ số của hai số là
5
4
.Tìm hai 
số đó 
*Hướng dẫn giải: 
 - Số lớn nhất có hai chữ số là số nào? (99) 
 - Vậy tổng của hai số cần tìm là bao nhiêu? (99) 
 - Tỉ số 
5
4
cho ta biết điều gì? (Số bé bằng 
5
4
số lớn, hay số bé được chia thành 4 
phần bằng nhau và số lớn chia 5 phần như thế) 
 - Vẽ sơ đồ minh họa bài toán. 
 - Giải bài toán theo các bước đã học (HS tự giải) 
Bài 2: Một hình chữ nhật có chu vi là 120cm. Chiều rộng bằng 
3
2
chiều dài.Tính 
chiều dài, chiều rộng của hình đó. 
*Hướng dẫn giải: 
 - Khi đã biết chu vi của hình chữ nhật là 120 cm thì tìm tổng 2 cạnh chiều dài và 
chiều rộng như thế nào? (tính nửa chu vi: 120 : 2= 60cm) - chính là tổng. 
 - Tỉ số là 
3
2
 nghĩa là chiều rộng chiếm 2 phần và chiều dài chiếm 3 phần. 
 - Vẽ sơ đồ minh họa bài toán. 
 - Giải theo các bước đã học. 
 Bài giải 
7 
 Nửa chu vi hình chữ nhật là: 120 : 2 = 60 (cm) 
 Chiều dài: 
 Chiều rộng: 
 Tổng số phần bằng nhau là: 
 3 + 2 = 5( phần) 
 Chiều dài hình chữ nhật là: 
 60 : 5 x 3 = 36 (cm) 
 Chiều rộng là: 60 - 36 = 24 (cm) 
 Đáp số: Chiều dài: 36 cm 
 Chiều rộng: 24 cm 
* Kiểu bài “Ẩn tỉ số”: 
 Ví dụ: Tổng 2 số là 760. Tìm 2 số đó biết rằng 
3
1
 số thứ nhất bằng 
5
1
số thứ hai. 
 *Hướng dẫn giải: 
 Nói 
3
1
 số thứ nhất bằng 
5
1
số thứ 2 thì có nghĩa là số thứ nhất và số thứ 2 được 
chia thành mấy phần? 
( Số thứ nhất được chia làm 3 phần, số thứ 2 được chia làm 5 phần như thế ). 
 Vậy tỉ số của số thứ nhất và thứ 2 là bao nhiêu ? (
5
3
) 
 Bài toán này thuộc dạng gì? ( Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó). 
 GV: Trong bài toán này , dữ kiện “ tỉ số” bị “ẩn”, vì vậy ta cần lập luận để tìm 
ra tỉ số của 2 số. 
 Vẽ sơ đồ minh họa cho bài toán 
 Giải theo các bước đã học . 
 Bài giải 
 Số bé : 
 Số lớn: 
60cm 
760 
8 
 Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là: 
 3 + 5 = 8 ( phần ) 
 Số thứ nhất là : 760 : 8 x 3 = 285 
 Số thứ 2 là : 760 – 285 = 475 
 Đáp số : Số thứ nhất: 285 
 Số thứ 2: 475 
 *Giải pháp 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách giải toán: 
 Sau khi học cách giải các bài toán, cuối tiết học GV cần chốt các bước giải để 
HS nắm chắc và nhớ cách làm: 
Bước 1: Giáo viên gọi học sinh đọc kĩ đề bài . 
Bước 2: Giáo viên gọi học sinh xác định dạng toán. Xác định tổng, tỉ, số lớn, 
số bé, nêu công thức tính. 
Bước 3: Các em vẽ sơ đồ 
Bước 4: Các em giải toán : tìm tổng số phần bằng nhau, tìm số lớn, tìm số bé. 
Bước 5: Giáo viên khắc sâu lại quy tắc một lần nữa bằng cách yêu cầu một số 
học sinh nhắc lại quy tắc 
* Với học sinh hoàn thành tốt: Giáo viên có thể cho các em nhẩm và nêu 
miệng kết quả, làm như vậy mới phát huy được kĩ năng tính nhanh và nhẩm tốt. 
 *Giải pháp 5: Đưa ra hệ thống bài tập tự luyện phù hợp: 
 - Sau mỗi buổi học, tiết học, người giáo viên cần đưa ra một số bài tập cho học 
sinh tự luyện (có thể ở tiết tự học, ở nhà).Vì thế, hệ thống bài tập tự luyện đưa ra 
cần phải phù hợp với đối tượng học sinh, nghĩa là vừa có kiểu tương tự đồng thời 
phải có sự sáng tạo. 
 -Việc hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng thể hiện rõ tỉ 
số trên sơ đồ của hai số sẽ giúp học sinh có một cái nhìn tổng thể về mối quan hệ 
giữa các dữ kiện trong bài toán. 
 - Việc hướng dẫn học sinh suy nghĩ và thiết lập được trình tự các bước giải bài 
toán dạng này là hết sức quan trọng giúp học sinh thực hiện các phép tính và đi đến 
kết quả. Mỗi bài giải đều có hai phần: Các câu lời giải và các phép tính. Việc viết 
9 
câu lời giải phải ngắn gọn và đúng yêu cầu nội dung của bài toán và ứng với một 
câu lời giải là một phép tính kèm theo. 
 - Khi đưa ra một bài toán lạ hay một bài toán mới, giáo viên không nên giảng 
ngay hay hướng dẫn quá tỉ mỉ mà cần giúp học sinh đọc kĩ đề bài, xác định dạng 
toán, lập luận để tìm ra dữ kiện bị “ẩn”(nếu có), vẽ sơ đồ...để các em tự chiếm lĩnh 
tri thức, có như thế thì các em mới nhớ được lâu và khi gặp các bài toán dạng 
tương tự, các em có thể tự giải mà không lúng túng. 
 5.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Sáng kiến này áp dụng trong trường Tiểu học - với học sinh Tiểu học 
 6. Những thông tin cần được bảo mật : Không có 
 7.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 - Sĩ số lớp cần đạt chuẩn 30- 35 em trong một lớp để công tác giảng dạy được 
chặt chẽ và quan tâm kịp thời đến từng học sinh. 
 - Trang bị các phương tiện cho các em đầy đủ hơn để giáo viên thực hiện nhiệm 
vụ giáo dục áp dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh một cách có 
hiệu quả. 
 - Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia học tập trau dồi kiến thức, 
thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV 
 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả: 
 8.1. Kết quả chung: 
 - Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy gây được hứng thú cho học 
sinh lớp 44 tôi đã thu được kết quả rất khả quan. Cụ thể như sau: 
 - Với giờ học toán nói chung và khi dạy về giải toán có lời văn mà cụ thể là dạng 
toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó nói riêng, sự kết hợp giữa cô 
giáo và học sinh rất nhịp nhàng, các em tiếp thu bài tốt, đặc biệt hơn các em hăng 
say học tập, tiết học trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Các em không còn lúng 
túng, ấp úng khi xác định dạng toán và trình bày bài giải. 
10 
 - Các em trở nên yêu thích môn toán, nhanh nhạy hơn trong tư duy lôgic. Các em 
hoàn thành tốt các bài tập trên lớp và về nhà. 
 - Các em tích cực phát biểu, nhận dạng toán đúng và nhanh hơn. Sau mỗi bài học 
GV cho làm nhanh một số bài kiểm tra thì hầu hết các em làm rất tốt. 
 - Kĩ năng đặt lời giải của các em rất tốt. Phép tính cũng chính xác hơn. 
 8.2. Kết quả cụ thể: 
Thời điểm TSHS 
Hoàn thành 
tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn 
thành 
TS % TS % TS % 
Cuối HKI 
( Năm học 2019-
2020) 
38 
15 
39,5 
21 
55,3 
2 
5,2 
Cuối HKII 
( Năm học 2019-
2020) 
38 
20 
52,6 
17 
44,7 
1 
2,7 
Cuối HKI 
( Năm học 2020-
2021) 
40 
23 
57,5 
17 
42,5 
0 
0 
 8.3. Bài học kinh nghiệm: 
 - Qua kết quả thực nghiệm và thực tế giảng dạy dạng toán có lời văn “ Tìm hai 
số khi biết tổng và tỉ số của hai số” tôi thấy để tiết dạy có kết quả tốt người GV cần 
chú ý các điểm sau: 
 - Giáo viên phải tìm và thống kê các sai lầm của học sinh thường mắc phải khi 
học về giải toán có lời văn. 
 - Áp dụng các phương pháp dạy khoa học, phù hợp với những sai lầm mà học 
sinh thường mắc phải khi học phần toán có lời văn dạng tỉ số. Củng cố khái niệm, 
qui tắc: so sánh, cộng, trừ, nhân, chia. Tăng cường luyện tập tạo thành kĩ năng 
trong giải toán cho học sinh, nhất là những học sinh chậm môn toán. 
11 
 - Yêu cầu học sinh nắm vững các bước giải của dạng toán này. 
 - Học sinh cần tìm hiểu kĩ đề bài: đọc đề nhiều lần, xác định dạng toán, lập luận 
để tìm ra dữ kiện bị ẩn, vẽ sơ đồ,... 
 - Trước và trong khi dạy dạng toán này cần giúp HS nắm được những kiến thức 
có liên quan đến các khái niệm “tổng”, “tỉ số”, những kiến thức liên quan đến sự 
thay đổi “tổng”, thay đổi ‘tỉ số” bằng một số bài tập. 
 - Những bài tập ra cho HS giải phải có hệ thống, tức là những bài tập đó được 
nâng cao mở rộng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ quen đến 
lạ,...Bài tập sau phải dựa trên cơ sở của bài tập trước. Có như thế HS mới phát huy 
được tính sáng tạo, bồi dưỡng được năng lực tư duy cho HS. 
 - Trong giảng dạy giáo viên phải luôn quan sát, chú ý phải ghi lại những điểm 
thành công trong bài dạy cũng như những mặt chưa đạt được trong tiết dạy ngay 
sau tiết học để rút kinh nghiệm bổ sung. 
 - Phải thường xuyên học hỏi để có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong bài dạy, 
cách truyền thụ kiến thức nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập. Giáo viên mạnh 
dạn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức cho phù hợp với đặc điểm tình 
hình lớp mình để đạt hiệu quả cao nhất 
 - Phải nắm được trình độ học sinh, để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ 
chức cho phù hợp tạo ra không khí lớp học nhẹ nhàng, vui vẻ, sôi nổi. Quan tâm 
đến mọi đối tượng học sinh trong lớp nhằm bồi dưỡng cho học sinh hoàn thành tốt 
và hỗ trợ học sinh chưa hoàn thành. 
 - Giáo viên phải kiên trì, không vội vàng, nôn nóng, luôn tin tưởng vào sự tiến 
bộ của học sinh để khuyến khích, động viên các em kịp thời. Đồng thời cũng phải 
nghiêm khắc đối với những học sinh chưa chú ý học và chưa chịu đào sâu suy nghĩ 
trong học tập. 
 - Lập kế hoạch bài học sát với thực trạng dạy và học của lớp mình. Đề ra 
những biện pháp dạy học thích hợp, nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng học tập 
của học sinh. 
12 
 Trên đây là những giải pháp tôi đã áp dụng trong nhiều năm đã có hiệu quả 
cao, rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được 
hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 
 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, 
kể cả áp dụng thử ( nếu có): 
.......................................................................................................... 
............................................................................................................................. 
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
............................................................................................................................. 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Bình Long, ngày 20 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 (Ký và ghi rõ họ tên) 
 Vũ Thị Lan Anh 
13 
14 
15 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_giup_hoc_sinh_lop_bon_lam_tot_dang_toan_tim_2_so_khi_bi.pdf