SKKN Giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh THPT thông qua bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

SKKN Giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh THPT thông qua bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

- Đối với giáo viên:

+ Nghiên cứu bài giảng, đọc tài liệu tham khảo có liên quan.

+ Lên kế hoạch, lựa chọn những tư liệu, hình ảnh thực tế lịch sử về phong trào cách mạng, truyền thống đánh giặc của nhân dân địa phương.

+ Trao đổi với đồng nghiệp.

+ Xây dựng kế hoạch và áp dụng vào thực tiến bài giảng.

+ Hướng dẫn học sinh cùng sưu tầm tài liệu, hình ảnh thực tế lịch sử địa phương, tài liệu về phong trào Cách mạng trên địa bàn huyện Con Cuông.

Trong các tiết học của bài, giáo viên ứng dụng CNTT nhằm mục đích để học sinh quan sát hình ảnh để hiểu rõ hơn về quá trình đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, của địa phương Con Cuông và qua hình ảnh trực quan kết hợp giảng dạy học sinh sẽ nắm sâu hơn kiến thức cũng như nhớ kiến thức lâu hơn.

- Đối với học sinh: Để chuẩn bị cho bài giảng, với tinh thần phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh, chúng tôi hướng dẫn học sinh sưu tầm các nguồn tư liệu, hình ảnh thực tế về lịch sử, truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân huyện Con Cuông có liên quan đến bài học. Định hướng về nội dung, tư vấn các địa chỉ có thể sưu tầm nguồn tư liệu lịch sử ở huyện Con Cuông có liên quan.

Thời gian chuẩn bị: Trong khoảng hai tuần, các em thực hiện công tác sưu tầm tài liệu và nộp lại bằng văn bản cho giáo viên để kiểm tra quá trình chuẩn bị của học sinh.

 

docx 29 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh THPT thông qua bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 km về phía Nam.
Ảnh: Nhà cụ Vi Văn Khang
Ngôi nhà do bố đẻ của cụ Vi Văn Khang xây dựng từ năm 1919 theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Thái trên vùng đất rộng khoảng 1000m2. Nhà gồm 3 gian, 2 hồi, cầu thang lên xuống đặt ở hai bên. Khung nhà bằng gỗ, mái lợp lá cọ, vách ngăn bằng phên nứa, sàn lát bằng gỗ, có 12 cột kê bằng đá tảng tròn. Tầng trên đặt bàn thờ, nơi tiếp khách, phòng ngủ, bếp. Phòng ngủ có một tấm sàn cao để lúa; khi có động, các chiến sỹ cách mạng lên đó ẩn nấp. Dưới sàn để nông cụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Xung quanh là khu vườn rộng trồng cây ăn quả. Đầu năm 1931, các đồng chí Lê Xuân Đào (Trưởng ban Tài chính của Xứ uỷ Trung kỳ), Lê Mạnh Duyệt và Nguyễn Hữu Bình (Đặc phái viên của Tỉnh ủy Nghệ An) lên Môn Sơn xây dựng phong trào cách mạng. Được cán bộ Đảng giác ngộ, cụ Vi Văn Khang hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn, cụ đã vận động được nhiều thanh niên như Vi Văn Hanh, Vi Văn Quí, Vi Văn Lâm, Hà Văn Hoa, Vi Văn Noọng, Vi Thị Lan, Hà Văn Thị cùng tham gia hoạt động. Nhờ đó, nhân dân Môn Sơn đã giác ngộ cách mạng, biết đoàn kết, đấu tranh. Nhiều quần chúng tích cực rải truyền đơn, bảo vệ, nuôi dưỡng cán bộ Đảng. Tháng 4 năm 1931, chi bộ Đảng Môn Sơn được thành lập tại nhà cụ Vi Văn Khang gồm có 6 đồng chí, do cụ Vi Văn Khang làm Bí thư. Đây là chi bộ đầu tiên ở miền núi vùng cao Nghệ An. Tại ngôi nhà này, cơ sở Đảng đã bí mật in tài liệu, truyền đơn, đem đi rải khắp các bản làng. Đêm đêm, bà con thường tập trung tại đây để học chữ, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ. Từ đó phong trào Môn Sơn chuyển sang thời kỳ đấu tranh mới. Môn Sơn trở thành đầu mối liên lạc giữa cách mạng miền xuôi và miền ngược, giữa phong trào
của đồng bào Kinh với các dân tộc miền núi Nghệ An.
Ảnh: Đồng Chí Tòng Thị Phóng, nguyên phó chủ tịch Quốc hội thắp hương tại Di tích nhà cụ Vi Văn Khang
Nhờ sự hoạt động tích cực của chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng như nông hội đỏ, tự vệ đỏ ở Môn Sơn lần lượt ra đời; khí thế cách mạng của quần chúng ngày càng lên cao. Ngày 9/8/1931, chi bộ Đảng đã lãnh đạo nhân dân biểu tình, kéo đến nhà Chánh đoàn Ba Uôn tịch thu lúa, tiền, vải, bạc nén chia cho những gia đình nghèo. Bốn ngày sau, thực dân Pháp cho lính vào Môn Sơn đàn áp, bắt đi 30 người và 3 đồng chí đảng viên trung kiên (Vi Văn Khang, Vi Văn Hanh, Trần Ngân). Số đảng viên còn lại rút vào rừng hoạt động bí mật để nhen nhóm lại phong trào.
Ngôi nhà cụ Vi Văn Khang đã được Bộ Văn hoá - Thông tin ra Quyết định số 152/QĐ-BT ngày 25/1/1994 xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia. Từ năm 1994, ngày thành lập chi bộ Đảng đã trở thành ngày lễ hội truyền thống văn hoá hàng năm của nhân dân Môn Sơn. Các hoạt động lễ hội được tổ chức tại nhà cụ Vi Văn Khang và cây đa Cồn Chùa.
Địa điểm 3: Cây đa Cồn Chùa, nơi ra đời của Chi bộ Môn Sơn - chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây xứ Nghệ.
Cây đa Cồn Chùa ở làng Môn, xã Môn Sơn là di tích lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân Con Cuông thời kỳ 1930 - 1931. Tháng 4/1931, chi bộ Đảng xã Môn Sơn được thành lập do đồng chí Vi Văn Khang làm bí thư. Vừa mới thành lập, chi bộ đã tổ chức được các đoàn thể quần chúng như Nông hội, Thanh niên, Hội cứu tế đỏ Riêng tại Môn Sơn đã có 5 tổ Nông hội đỏ. Ngày 9/8/1931, chi bộ Đảng Môn Sơn đã vận động quần chúng ở các bản Kẻ Yên, Sơn Vều, Khe Môn, Động Khùa, Cửa Rào, Bàu Dạ, Kẻ Tại mít tinh tại cây đa Cồn Chùa. Lần đầu tiên ở Con Cuông, lá cờ đỏ búa liềm được tự vệ đỏ treo trên cây đa Cồn Chùa. Với khí thế hừng hực, đoàn biểu tình gồm 300 người tuần hành thị uy, dương cao cờ đỏ búa liềm và
các khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc Pháp!”, “Đả đảo Nam triều phong kiến!”, đòi miễn sưu, hoãn thuế và đến những nhà giàu để vay lúa. Đoàn biểu tình kéo đến nhà Phó tổng và Chánh đoàn phu là những kẻ giàu nhất trong vùng vay lúa cứu đói cho dân địa phương và tiếp tế cho số đồng bào Phúc Sơn (huyện Anh Sơn) vì bị địch khủng bố phải đến lánh nạn ở đây. Đoàn biểu tình vây chặt nhà Ba Uôn - một tên chánh đoàn gian ác trong vùng, buộc người nhà Ba Uôn phải đưa 5 tạ lúa, tiền, bạc nén nộp cho cách mạng. Bọn thổ ty và hào trưởng các thôn bản đều bỏ chạy, hoặc nằm im. Ngày 13/8/1931, thực dân Pháp đưa quân vào đàn áp. Chúng bắt đi 30 người và 3 đồng chí đảng viên: Vi Văn Khang, Vi Văn Hanh, Trần Ngân.
Ảnh: Cây đa Cồn Chùa, nơi treo cờ búa liềm tập trung nhân dân Môn Sơn đấu tranh tháng 8/1931
Hiện nay, cây đa Cồn Chùa vẫn sừng sững đứng đó như một minh chứng hùng hồn cho tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Con Cuông dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thực nghiệm sư phạm.
Mục đích.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn dạy học lịch sử địa phương ở trường THPT hiện nay cùng với việc phân tích tầm quan trọng của việc gắn dạy học lịch sử đánh giặc giữ nước ở trường THPT với thực tiễn địa phương nhằm giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng của nhân dân cho học sinh tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm gắn dạy học với thực tiễn. Để kiểm chứng, khẳng định tính khả thi của
đề tài và khả năng áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Nội dung thực nghiệm.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm qua bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam – Môn GDQP – AN lớp 10.
Để tránh hiện tượng, ôm đồm, sử dụng nhiều tài liệu lịch sử, truyền thống của địa phương dẫn đến địa phương hóa bài học, hoặc sử dụng tài liệu còn sơ sài, gò gượng, áp đặt, ảnh hưởng đến nội dung và mục tiêu giáo dục của bài học nên trong quá trình nghiên cứu, soạn bài và đọc tài liệu tham khảo, chúng tôi lựa chọn những nội dung tư liệu về lịch sử, về phong trào cách mạng sau đây để đưa vào bài giảng: Chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây Nghệ An; Bia ma nhai – Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia; Nhà cụ Vi Văn Khang – Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Phương pháp tiến hành.
- Đối với giáo viên:
+ Nghiên cứu bài giảng, đọc tài liệu tham khảo có liên quan.
+ Lên kế hoạch, lựa chọn những tư liệu, hình ảnh thực tế lịch sử về phong trào cách mạng, truyền thống đánh giặc của nhân dân địa phương.
+ Trao đổi với đồng nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch và áp dụng vào thực tiến bài giảng.
+ Hướng dẫn học sinh cùng sưu tầm tài liệu, hình ảnh thực tế lịch sử địa phương, tài liệu về phong trào Cách mạng trên địa bàn huyện Con Cuông.
Trong các tiết học của bài, giáo viên ứng dụng CNTT nhằm mục đích để học sinh quan sát hình ảnh để hiểu rõ hơn về quá trình đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, của địa phương Con Cuông và qua hình ảnh trực quan kết hợp giảng dạy học sinh sẽ nắm sâu hơn kiến thức cũng như nhớ kiến thức lâu hơn.
Đối với học sinh: Để chuẩn bị cho bài giảng, với tinh thần phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh, chúng tôi hướng dẫn học sinh sưu tầm các nguồn tư liệu, hình ảnh thực tế về lịch sử, truyền thống đánh giặc giữ nước của nhân dân huyện Con Cuông có liên quan đến bài học. Định hướng về nội dung, tư vấn các địa chỉ có thể sưu tầm nguồn tư liệu lịch sử ở huyện Con Cuông có liên quan.
Thời gian chuẩn bị: Trong khoảng hai tuần, các em thực hiện công tác sưu tầm tài liệu và nộp lại bằng văn bản cho giáo viên để kiểm tra quá trình chuẩn bị của học sinh.
Tiến hành áp dụng thực tế trên bài giảng có thêm phần mở rộng về tìm hiểu lịch sử, truyền thống cách mạng ở địa phương.
Cấu trúc giáo án cũng tương tự như giáo án thông thường nhưng có thêm phần mở rộng về tìm hiểu lịch sử, truyền thống cách mạng ở địa phương.
Cụ thể, chúng tôi thiết kế giáo án giảng dạy có lồng ghép nội dung như sau:
BÀI 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
TIẾT 2: LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM (Mục 3, 4, 5, 6 SGK)
MỤC TIÊU
Kiến thức: Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
+ Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ.
+ Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Phẩm chất
Phát huy tinh thần, ý chí kiên cường và đoàn kết dân tộc.
Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xd và bảo vệ tổ quốc.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
Tranh ảnh về lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh, video thực tế về các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Con Cuông.
Sách giáo khoa GDQP – AN lớp 10.
Học sinh
Đọc trước bài 1 trong SGK GDQP – AN lớp 10.
Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Con Cuông.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (2 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Nội dung: GV giới thiệu bài mới
Sản phẩm: HS lắng nghe GV
Tổ chức thực hiện:
Giới thiệu bài: Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, ông cha ta luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, ông cha ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta (30 phút)
Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu các cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta
Nội dung: HS dựa và SGK, kiến thức đã biết hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giao nhiệm vụ tìm hiểu nội dung bài cho các nhóm.
Nhóm 1: Các cuộc chiến tranh giữ nước (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX)
Nhóm 2: Các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến (thế kỉ XIX đến năm 1945)
Nhóm 3: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1954)
Nhóm 4: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954-1975)
GV hỏi: nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự ở giai đoạn này là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem SGK và tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời
Các nhóm khác bổ sung
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước(TK X-TK X

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_truyen_thong_cach_mang_dia_phuong_cho_hoc_sinh.docx
  • pdfTrần Danh Cường-Nguyễn Văn Nghĩa - THPT Con Cuông - GDQP.pdf