SKKN Dạy học bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) môn GDCD Lớp 12 bằng hình thức sử dụng phiên toà giả định ở trường THPT DTNT tỉnh

SKKN Dạy học bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) môn GDCD Lớp 12 bằng hình thức sử dụng phiên toà giả định ở trường THPT DTNT tỉnh

Nghệ An là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ nơi có gió lào cát trắng, nắng chói chang, nhưng ẩn trong đó bao thăng trầm, với nhiều biến cố khắc nghiệt và đầy hào hùng trong quá trình vươn lên tồn tại và phát triển.

Hàng năm số học sinh được tuyển vào trường dân tộc nội trú có sự chênh lệch về trình độ kiến thức, do một số em ở những vùng khó khăn vùng sâu, vùng biên giới về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên thiếu thốn, thậm chí nhiều nơi không có giáo viên, nên vốn kiến thức ở cấp trung học cơ sở của các em bị hổng rất nhiều. Hơn nữa các em những học sinh ở các huyện miền núi lần đầu tiên được xuống thành phố học tập và sống xa nhà về tâm sinh lý có nhiều thay đổi.

Khả năng giao tiếp, tiếp nhận thông tin, kiến thức, xử lý tình huống còn nhiều hạn chế, chậm chạp.

Chưa biết cách vận dụng, lựa chọn phương pháp học tập một cách đúng đắn hợp lý, phương hướng và kế hoạch học tập các môn học còn nhiều bất cập.

Học sinh trường DTNT sống xa gia đình nên đòi hỏi các em phải có tính tự lập cao, nhiều em không có đủ tự tin để đối mặt với những khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Bởi vậy đối diện với khó khăn đã khó, ứng phó với khó khăn lại càng khó hơn. Không tự tin vào bản thân của mình, kỹ năng sống còn ít nên đa số học sinh nội trú mục tiêu còn rất mờ nhạt ngại tham gia hoạt động xã hội, nên rất dễ rơi vào các tệ nạn, cám dỗ của xã hội. Vì vậy thông qua phiên tòa giả định các

em học sinh hào hứng đón nhận, góp phần: “Nâng cao ý thức pháp luật và hình thành thói quen thực tốt kỷ luật kỷ cương, kỹ năng thực hiện hành vi đúng với quy định của pháp luật, tiến đến xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện”, cho học sinh DTNT nói riêng và học THPT nói chung.

 

docx 53 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) môn GDCD Lớp 12 bằng hình thức sử dụng phiên toà giả định ở trường THPT DTNT tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác định nội dung, tình huống pháp luật liên quan đến nội dung bài học.
Thứ hai: Tìm ra những biện pháp để khắc sâu kiến thức từ đó các em tự mình rút ra những bài học hết sức thiết thực và bổ ích trong cuộc sống của mình. Đó là bao gồm những biện pháp chung như sau:
Khai thác tranh ảnh, chương trình “Tòa tuyên án” và các phiên tòa xét xử lưu động ở địa phương.
Sử dụng kỹ thuật động não nhận diện tình huống, xây dựng kịch bản tình huống, kịch bản hay, “diễn viên” giỏi. (Cần phối hợp với các cơ quan như ngành Tư pháp, ngành Tòa án, Viện Kiểm sát, tổ chức Đoàn thanh niên... Trong đó phía Tòa án lựa chọn vụ án, cung cấp bản án và "cố vấn" nội dung hoạt động "xét xử", "tuyên án"). Bên cạnh xây dựng kịch bản tình huống thì kịch bản phiên tòa là khâu
then chốt, phải bảo đảm sao cho các bước diễn biến của "Phiên tòa" khi "công diễn" được thể hiện lại gần giống với vụ án thật, mặc dù đã lược bỏ bớt một số chi tiết, thủ tục của phiên tòa thật. Do đó "kịch bản" vừa phải hàm súc, hoàn chỉnh phản ánh tương đối đầy đủ các tình tiết của vụ án đã diễn ra. Nội dung phần đối đáp giữa các nhân vật trong các vai thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, bị cáo, bị hại...; phần phát biểu quan điểm của vị đại diện Viện Kiểm sát, phần tuyên án của Hội đồng xét xử tại "Phiên tòa" phải được các cố vấn chuyên môn của ngành Tòa án giúp đỡ biên tập sao cho trong phần lớn các lời thoại đều có chứa nội dung pháp luật cần tuyên truyền hoặc chứa những thông điệp có ý nghĩa giáo dục nhận thức về pháp luật sâu sắc.
Cần chú ý: Tùy theo tình huống của từng câu chuyện, có thể lồng ghép đưa thêm một số quy định pháp luật liên quan vào "Phiên tòa", như vấn đề trách nhiệm liên đới giữa các bị cáo về bồi thường thiệt hại; trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ đối với người chưa thành niên trong một số trường hợp được pháp luật quy định...; trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội.
Sử dụng phương pháp hợp tác, thảo luận.
Sử dụng phương pháp liên hệ thực tiễn.
Sử dụng phương pháp tự học, tự tìm hiểu.
Thứ ba: Tổ chức diễn:
Bài trí phiên tòa, việc bố trí không gian phiên tòa thực hiện theo Thông tư 01/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Tòa án Nhân dân tối cao;
Chuẩn bị trang phục/người diễn
Tuy là một phiên tòa giả định nhưng các yếu tố chuyên môn của ngành Tòa án cũng phải được chú ý sử dụng đúng mức mới phát huy được hiệu quả, thu hút được sự quan tâm của học sinh.
Trang phục của người đóng vai: Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm, Luật sư, Kiểm sát viên, Công ancần đúng chuẩn để bảo đảm tính nghiêm túc chất lượng chuyên môn của hoạt động.
Chọn người đóng vai, quan trọng nhất là khả năng diễn xuất, song cũng cần chú ý đến tư cách cá nhân, ngoại hình, chất giọng, 
Chuẩn bị nội dung tuyên truyền pháp luật tại "Phiên tòa giả định"
Mục đích "Phiên tòa giả định" là để tuyên truyền pháp luật. Do đó bộ phận nội dung phải chuẩn bị chu đáo các câu hỏi/câu trả lời liên quan đến phiên tòa. Có hai thời điểm phù hợp cho việc tuyên truyền pháp luật tại "Phiên tòa giả định":
Trước khi khai mạc phiên tòa. Trong khoảng thời gian này, báo cáo viên thông tin những quy định pháp luật, bộ luật mới ban hành mà nghe đang có nhu cầu tiếp cận tìm hiểu. Cũng có thể là những thông tin về tình hình tội phạm, vi
phạm pháp luật đang diễn biến phức tạp tại địa phương; những khuyến cáo của chính quyền đối với người dân về cách phòng tránh các loại tệ nạn xã hội.
Trong quá trình nghị án. Đây là khoảng thời gian cần có mang tính thủ tục làm cho "Phiên tòa giả định" giống như phiên tòa thật.
Người dẫn chương trình của sự kiện nên sử dụng khoảng thời gian cho báo cáo viên làm rõ hơn một số nội dung pháp luật mà "Phiên tòa giả định" đã đề cập; đặt ra các câu hỏi như:
+ Vụ án được hội đồng xét xử xem xét trên cơ sở của luật nào?
+ Sẽ được tuyên vô tội/ có tội?
+ Sẽ được lượng hình như thế nào/ căn cứ Điều nào/Khoản nào/mục nào?
+ Vì sao dẫn đến phạm tội? Học sinh phạm tội có thể bị đuổi học không?
+ Làm thế nào để tránh xa việc vi phạm pháp luật, việc phạm tội như các đương sự trong vụ án trên?
Sau đó, người dẫn chương trình hoặc người đóng vai chủ tọa phiên tòa nên có những lời khuyên, nhắc nhở đối với người xem, là đối tượng thanh thiếu niên về nâng cao nhận thức về cũng như ý thức chấp hành pháp luật
Kết thúc hoạt động.
Cần đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác chuẩn bị, về chất lượng thể hiện, về tính chuyên môn, sáng tạo về trang phục, về hiệu quả thực tế.
Thứ tư: Những biện pháp cụ thể sẽ được thể hiện cụ thể hơn trong nội dung giáo án thực nghiệm được thể hiện ở mục 4.
THỰC NGHIỆM
Mục đích và giả thuyết thực nghiêm.
Nhằm khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của đề tài
Nếu việc thực nghiệm “Dạy học Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiết 2) môn GDCD lớp 12 bằng hình thức sử dụng phiên tòa giả định ở trường THPT DTNT Tỉnh.”cho học sinh trường THPT DTNT Tỉnh trong dạy học môn GDCD lớp 12, đạt kết quả cao hơn so với việc không thực hiện hình thức sử dụng phiên tòa giả định. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm để chứng minh cho giả thiết đó. Nếu tiến hành thành công thì có thể tiến hành vận dụng vào quá trình dạy học môn GDCD trong toàn Tỉnh và có thể vận dụng vào dạy học môn GDCD cho HS các trường THPT DTNT trong cả nước.
Kế hoạch thực nghiệm và điều kiện thực hiện
*Kế hoạch thực nghiệm
Địa bàn thực nghiệm.
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT DTNT Tỉnh.
Thời gian tiến hành thực nghiệm.
Thời gian tiến hành thực nghiệm từ tháng 09 năm học 2021 đến tháng 12 năm học 2021, được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Lên kế hoạch thực nghiệm chọn bài để thiết kế giáo án.
+ Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học thực nghiệm tại trường THPT DTNT Tỉnh, tiến hành điều tra, khảo sát kết quả thực nghiệm đối chứng.
+ Giai đoạn 3: Xử lý, phân tích sồ liệu thống kê kết quả thực nghiệm đối chứng để rút ra các giải pháp.
Đối tượng thực nghiệm đối chứng.
Lớp thực nghiệm: Gồm 2 lớp: lớp 12A1 CÓ 29 học sinh và lớp 12A2 khối tự nhiên cơ bản với 30 học sinh.
Lớp đối chứng: Gồm 2 lớp: lớp 12A3 khối tự nhiên nâng cao có 28 học sinh và lớp 12A4 khối xã hội có 31 học sinh.
*Điều kiện thực hiện
GV giảng dạy cần nắm vững các kiến thức về pháp luật hiện hành cũng như cách thức tổ chức, thực hiện một phiên tòa giả định. Có sự phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng liên quan, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũng như phụ huynh học sinh.
Học sinh có ý thức học tập nghiêm túc, thích sáng tạo, nhiệt tình với công việc được giao.
Nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất đầy đủ. Đặc biệt là hệ thống máy vi tính, máy chiếu.
*Mối liên hệ giữa các biện pháp
Kiến thức môn GDCD đọc thì cảm thấy trừu tượng, khô khăn nhưng lại là những kiến thức gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Giáo viên biết vận dụng thực tiễn đời sống vào giảng dạy không chỉ làm cho môn học bớt nặng nề mà còn khuyến khích học sinh tìm hiểu những vấn đề thực tiễn đặt ra. Các phương tiện thông tin đại chúng phát triển phổ biến sâu rộng có thêm nhiều cơ hội cho học sinh tiếp thu nhiều kiến thức. Học sinh năng động, sáng tạo, thích hiểu, khám phá kiến thức là cơ hội cho giáo viên chuyển tải và định hướng cho học sinh tiếp thu những kiến thức đúng đắn, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Học sinh là những chủ nhân tương lai, mang trong mình truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc sẽ tiếp bước cha ông xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Nội dung thực nghiệm.
* Thiết kế giáo án
Qua nghiên cứu và bằng những kinh nghiệm dạy học tôi lựa chọn tiết 2 thuộc Bài 6 để thiết kế giáo án thực nghiệm và đối chứng là:
Tiết 1: Bài 6.	CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (Tiết 2)
Đối với giáo án thực nghiệm:
Chúng tôi thiết kế giáo án theo hình thức sử dụng phiên tòa giả định HS với việc áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại, phương pháp dạy học tích cực, kích thích năng lực tự học, tự tư duy của HS.
- Đối với giáo án đối chứng: Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu ở hai tiết dạy học như hai tiết dạy học thực nghiệm. Nhưng đối với tiết học đối chứng lại được lên kế hoạch soạn giáo án theo phương pháp dạy học truyền thống, áp dụng các phương tiện hay phương pháp dạy học hiện đại nhưng không thực hiện hình thức sử dụng phiên tòa giả định cho HS và tiến hành dạy học trên cơ sở giáo án đã thiết kế.
THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM: 12A1 và 12A2 BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN	(Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức.
Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Biết thực hiện các quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân.
Phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do về thân thể và tinh thần của công dân.
Có ý thức bảo vệ quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
Phê phán những hành vi vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
Năng lực
Năng lực tự chủ và tự học: Tự đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin, số liệu về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Từ đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin, số liệu trên trang Web về các quyền tự do cơ bản của công dân.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, thảo luận, sử dụng một số phần mềm tiện ích (Classpoint/ Kahoot/Quizi) để tương tác, chia sẻ, thảo luận, hợp tác với bạn để đóng vai.
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động KT-XH: Tìm hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự
và nhân phẩm của công dân, để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh, thông qua các video và tình huống từ các thông tin tìm kiếm được trên một số trang Web, Obs, Studio.
Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận thức và điều chỉnh được hành vi của bản thân thông qua việc tìm kiếm thông tin trên Web, Obs, Studio để tạo Powerpoint, phê phán những hành vi xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân trong đời sống xã hội.
Phẩm chất:
Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho HS các phẩm chất như:
Trung thực: Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về q

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_bai_6_cong_dan_voi_cac_quyen_tu_do_co_ban_tiet.docx
  • pdfĐinh Thị Mừng-THPTDTNT Tỉnh-GDCD.pdf