SKKN Công tác chủ nhiệm để gắn kết phụ huynh - học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Phạm Hồng Thái

SKKN Công tác chủ nhiệm để gắn kết phụ huynh - học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Phạm Hồng Thái

Ở những tiết sinh hoạt gần với các cuộc họp phụ huynh, GV cho học sinh nghe các bài hát về gia đình nhƣ: “Gánh mẹ” (Quách Bem), “Mẹ tôi” (Trần Tiến), .Sau khi nghe xong các bài hát, GVCN tổ chức cho các em viết bức tâm thƣ để gửi tới phụ huynh của mình những tâm tƣ tình cảm mà các em muốn nói với cha mẹ của mình mà các em chƣa nói hoặc các em không muốn nói trực tiếp với phụ huynh.

Ở các tiết sinh hoạt lớp vào các dịp đặc biệt nhƣ: ngày phụ Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày của cha . GVCN tổ chức cuộc thi sáng tạo với các phần qùa cho ngƣời chiến thắng. Các cuộc thi đƣợc thiết kế với các chủ đề nhƣ: “Thiệp xinh tặng mẹ” hay “Quà tặng cha yêu” Sau khi cuộc thi kết thúc ở trên lớp, các món quà hay các bức tranh, thiệp sẽ đƣợc học sinh gửi tới phụ huynh của mình. Những món quà ý nghĩa do các con gửi tới bố mẹ mình sẽ gắn kết thêm tình cảm giữa phụ huynh và học sinh;

Ngoài ra, trong một số tiết sinh hoạt tập thể, GVCN mời thêm một số phụ huynh tham gia cùng, đặc biệt là phụ huynh của những học sinh còn chậm tiến hoặc những phụ huynh mà chƣa có sự kết nối và tin tƣởng với con của mình. Qua đó, phụ huynh nắm bắt đƣợc các hoạt động của con ở trƣờng lớp để từ đó điều chỉnh phƣơng pháp giáo dục của mình theo phƣơng châm “ nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình”

Giải pháp kết nối phụ huynh - học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn. Thông qua các tiết sinh hoạt, học sinh không chỉ phát huy đƣợc các thế mạnh vốn có của mình mà còn bồi dƣỡng tình yêu đối với cuộc sống, gia đình, tạo cho các em thói quen thể hiện tình cảm, chia sẻ tình cảm với phụ huynh và từ đó việc giáo dục cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn.

 

docx 42 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 147Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Công tác chủ nhiệm để gắn kết phụ huynh - học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lớp chủ nhiệm
Tiết sinh hoạt lớp đƣợc quy định nhƣ một tiết học bắt buộc đƣợc các nhà trƣờng xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học. Đây là một tiết học đóng vai trò vô cùng quan trọng, một nội dung không thể tách rời của quá trình dạy học. Sinh hoạt lớp là tiết học ở đó học sinh tiến hành hoạt động giáo dục dƣới sự cố vấn, hƣớng dẫn và chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm. Thông qua đó, ngƣời GV khơi dậy ở học sinh tính tích cực, chủ động sáng tạo, tinh thần hợp tác, trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể, đối với gia đình, cộng đồng, góp phần vào sự hình thành phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Trong mỗi tiết sinh hoạt, chúng tôi thƣờng dành thời gian khoảng 10phút đầu giờ để tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần vừa qua, tuyên dƣơng tìm nguyên nhân để giúp đỡ các học sinh còn vi phạm nội quy trong tuần. Đồng thời, GV triển khai, phổ biến kế hoạch tuần tới để giúp học sinh xây dựng kế hoạch cụ thể về học tập và rèn luyện cho bản thân trong tuần học tập tiếp theo nhằm hoàn thành tốt kế hoạch năm học. Điều này sẽ giúp các em mạnh dạn, tự tin, nhận ra những mặt mạnh của bản thân để các em phát huy và nhận ra khuyết điểm, hƣớng sửa chữa, khắc phục để từng bƣớc hoàn thiện nhân cách.
Thời gian còn lại, GVCN giành để tổ chức các hoạt động tập thể nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực quan trọng hoàn thiện nhân cách cho học sinh, trong đó GVCN chú trọng các hoạt động để bồi đắp tình cảm gia đình, mối quan hệ giữa phụ huynh và học sinh.
Ở những tiết sinh hoạt đầu năm học, GV giành thời gian để khảo sát mối quan hệ giữa phụ huynh - học sinh và lựa chọn một số đoạn phim,video truyền động lực nhƣ: “Những khoảnh khắc đẹp”, “Quà tặng cuộc sống” hoặc một đoạn trích trong phim “Reply 1988”hay “Phim ngắn về mẹ”để giúp học sinh thấu hiểu tấm lòng, sự hi sinh cao cả, thầm lặng của của phụ huynh. Sau khi xem, GV cho HS thảo luận về chi tiết em thích nhất từ đoạn phim. Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra đƣợc sau khi xem đoạn phim là gì? Em có thấy những nhân vật trong các đoạn phim có những nét giống với bố mẹ mình ở nhà hay không?
12
Ở những tiết sinh hoạt gần với các cuộc họp phụ huynh, GV cho học sinh nghe các bài hát về gia đình nhƣ: “Gánh mẹ” (Quách Bem), “Mẹ tôi” (Trần Tiến),.Sau khi nghe xong các bài hát, GVCN tổ chức cho các em viết bức tâm thƣ để gửi tới phụ huynh của mình những tâm tƣ tình cảm mà các em muốn nói với cha mẹ của mình mà các em chƣa nói hoặc các em không muốn nói trực tiếp với phụ huynh.
Ở các tiết sinh hoạt lớp vào các dịp đặc biệt nhƣ: ngày phụ Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày của cha. GVCN tổ chức cuộc thi sáng tạo với các phần qùa cho ngƣời chiến thắng. Các cuộc thi đƣợc thiết kế với các chủ đề nhƣ: “Thiệp xinh tặng mẹ” hay “Quà tặng cha yêu” Sau khi cuộc thi kết thúc ở trên lớp, các món quà hay các bức tranh, thiệp sẽ đƣợc học sinh gửi tới phụ huynh của mình. Những món quà ý nghĩa do các con gửi tới bố mẹ mình sẽ gắn kết thêm tình cảm giữa phụ huynh và học sinh;
Ngoài ra, trong một số tiết sinh hoạt tập thể, GVCN mời thêm một số phụ huynh tham gia cùng, đặc biệt là phụ huynh của những học sinh còn chậm tiến hoặc những phụ huynh mà chƣa có sự kết nối và tin tƣởng với con của mình. Qua đó, phụ huynh nắm bắt đƣợc các hoạt động của con ở trƣờng lớp để từ đó điều chỉnh phƣơng pháp giáo dục của mình theo phƣơng châm “ nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình”
Giải pháp kết nối phụ huynh - học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp đem lại hiệu quả giáo dục rất lớn. Thông qua các tiết sinh hoạt, học sinh không chỉ phát huy đƣợc các thế mạnh vốn có của mình mà còn bồi dƣỡng tình yêu đối với cuộc sống, gia đình, tạo cho các em thói quen thể hiện tình cảm, chia sẻ tình cảm với phụ huynh và từ đó việc giáo dục cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn.
Biện pháp 4: Viết “ Bức tâm thƣ”
Trong các nhân tố phụ huynh, giáo viên, bạn bè, .thì phụ huynh là nhân tố gần gũi và có thời gian tiếp xúc với học sinh nhiều nhất. Nhƣng trong thực tế hàng ngày tiếp xúc trực tiếp, do cha mẹ bận rộn không có thời gian tâm sự cùng con hoặc cha mẹ hay trách mắng hoặc do khoảng cách hai thế hệ nên các em khó chia sẻ, khó bộc lộ với cha mẹ những nỗi niềm của mình. Vì thế, chúng tôi đã hƣớng dẫn học sinh viết tâm thƣ để chia sẻ với cha, mẹ những tâm sự thầm kín nhất trong cõi lòng mình.
Trƣớc khi buổi họp phụ huynh diễn ra, ở các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, chúng tôi tạo không khí thấu hiểu, yêu thƣơng cho các em. Chúng tôi phát cho mỗi em 1 tờ giấy A5 và 1 tờ A4. Tờ giấy A4, các em dùng để tự gấp phong bì. Còn tờ giấy A5, các em sẽ vẽ vào đó một hình trái tim màu đỏ cùng dòng chữ : “Lời nhắn gửi đến đấng sinh thành”.
Chúng tôi bày tỏ nguyện vọng: các em sẽ viết một bức thƣ gửi đến bố mẹ của mình, trong đó các em có thể bộc bạch những suy nghĩ, cảm xúc từ đáy lòng. Đó có thể là :
Lời tri ân.
Lời xin lỗi.
Lời hứa, lời quyết tâm.
Ước nguyện của bản thân đối với cha mẹ (bày tỏ điều mong muốn ở cha mẹ).
Hay đơn giản chỉ là những dòng cảm xúc không thể gọi thành tên đối với cha mẹ
Bức tâm thƣ có thể đƣợc gửi với hai hình thức :
Thứ nhất, là hình thức bí mật. Các em viết và gấp thƣ vào phong bì dán kín, bên ngoài ghi rõ họ tên học sinh gửi thƣ và phụ huynh nhận thƣ. Giáo viên chủ nhiệm sẽ thực hiện sứ mệnh làm “bồ câu đƣa thƣ” gửi tới phụ huynh một cách riêng tƣ nhất. Bởi chỉ có phụ huynh là ngƣời duy nhất đƣợc đọc lời muốn nhắn gửi của các em.
Thứ hai là hình thức công khai. Các em có thể bỏ hoặc không bỏ vào phong bì và có thể ghi tên hay không ghi tên học sinh cũng nhƣ tên phụ huynh. Nội dung bức thƣ này cho phép giáo viên chủ nhiệm đọc trƣớc cha mẹ trong buổi họp phụ huynh.
Cuối buổi sinh hoạt, giáo viên dặn dò học sinh về nhà viết và nêu thời gian cụ thể để các em nộp lại những dòng nhắn gửi của mình cho giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời, chúng tôi cũng lƣu ý học sinh rằng: chính bản thân các em phải dành thời gian và công sức để tự vẽ, tự viết, tự trang trí bức tâm thƣ theo ý tƣởng của
mình, điều đó cũng đã thể hiện tính sáng tạo và tình cảm của các em dành cho những ngƣời đã sinh ra và nuôi nấng mình.
Trong buổi họp phụ huynh:
Sau khi tiến hành các nội dung quan trọng của buổi họp phụ huynh một cách ngắn gọn, chúng tôi dành thời gian để phụ huynh lắng nghe tâm tƣ của con em mình và phản hồi hay thổ lộ nỗi lòng của chính phụ huynh với các con.
GVCN làm cầu nối để những tâm tƣ, tình cảm của học sinh đến đƣợc với trái tim phụ huynh, giúp phụ huynh thấu hiểu những nỗi lòng, ƣớc mong của tuổi “ẩm ƣơng” mới lớn. Qua đó, phụ huynh sẽ thấy rằng “con đã lớn khôn” với những cảm xúc có độ chín chắn, trƣởng thành chứ không hoàn toàn non nớt, dại dột nhƣ trong suy nghĩ của bố mẹ. Phụ huynh cũng sẽ hiểu rằng tâm hồn các em còn có nhiều khoảng trống chơi vơi cần đƣợc phụ huynh lấp đầy. Hay chính bản thân phụ huynh cũng cần có những điều chỉnh để có thể làm bạn với con.
Giáo viên chủ nhiệm trân trọng gửi tới phụ huynh những bức tâm thư ở hình thức bí mật.
Chúng tôi cũng đọc cho phụ huynh nghe những lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời hứa, quyết tâm học tập, rèn luyện của các em, điều mà các em cho rằng sẽ thật “sến” nếu tự bày tỏ với bố mẹ. Chẳng hạn nhƣ:
“Gửi cha mẹ yêu thương! Người đã nuôi nấng, dưỡng dục con từ khi còn còn là một sinh linh bé nhỏ. Lần đầu tiên trong đời con gửi đến mẹ là lời cảm ơn mà con vẫn muốn nói với mẹ nhưng do e ngại, một lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất của đứa con gái mới lớn. Mười sáu năm qua, những công lao dạy dỗ con nên người của bố mẹ con không bao giờ quên được”.
“Mẹ! Cảm ơn mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng con thành người. Mẹ là người đồng hành và dìu dắt con trên bước đường chông gai của cuộc sống.Phía sau sự trưởng thành của mỗi con người chính là công lao trời bể và những hi sinh thầm lặng của bố mẹ. Con biết ơn bố mẹ vì tất cả. Mong rằng bố mẹ luôn khỏe mạnh và
nở nụ cười trên môi. Bố mẹ đã dạy con biết bao điều hay lẽ phải, giúp con mỉm cười khi thất bại, đứng dậy sau vấp ngã. Con biết hai chữ cảm ơn không bao giờ là đủ cả”.
Hay là những tâm tƣ, nỗi niềm giấu kín của các em nhƣ:
- “Bố mẹ luôn áp đặt những thứ của thế hệ trước lên người con, nhiều lúc con rất chán nản và cũng nhiều lần con có những suy nghĩ dại dột”.
-“Con mong mẹ đừng quan tâm đến mỗi điểm số của con mà hãy công nhận rằng con đã rất cố gắng”.
-“Con mong bố mẹ đừng so sánh con với “con nhà người ta”, vì mỗi người đều có một tính cách riêng của mình, không ai giống ai cả”.
-“Đừng mắng con trước mặt người ngoài, vì lúc đó con cảm thấy con rất rất xẩu hổ, cũng đừng mắng con trước mặt bạn bè”.
-“Đôi khi con cảm thấy con là một người ngoài, vì bố mẹ lúc nào cũng dành tình cảm cho em nhiều hơn con. Sao bố mẹ lại thiên vị vậy, bởi vì em là con trai đúng không ?”
-“Con ước mỗi lần con xin tiền thì mẹ đừng quát chửi con ầm ĩ, vì lúc đó con thấy chán nản, muốn bỏ học, vì con là “tội đồ” gây nên khổ cho mẹ”.
-“Con không hiểu tại sao mỗi lần nghe ai đó nói con yêu đương nhăng nhít là bố mẹ cứ chửi con mà không hỏi điều đó có đúng không?”.
“Con muốn bố mẹ không cấm đoán chuyện tình yêu của con”.
“Con ngạc nhiên khi bố mẹ nạt, chửi, cấm con dùng điện thoại mà bố mẹ suốt ngày dùng.Ăn tối xong, bố mẹ mỗi người một máy tới khi đi ngủ”.
Giáo viên bắc nhịp cầu giúp phụ huynh kết nối với học sinh:
Cũng giống hình thức nhƣ với học sinh, tôi phát cho phụ huynh tờ phong bì và tờ giấy A5 có in sẵn hình trái tim cùng tiêu đề: Thì thầm cùng con yêu.
Nếu nhƣ với học sinh, giáo viên chủ nhiệm muốn các em dành thời gian và công sức khi tự vẽ, tự viết, tự trang trí bức tâm thƣ theo ý tƣởng của mình để phát huy tính sáng tạo và cũng là một cách thể hiện tình cảm với bố mẹ, thì với phụ huynh, chúng tôi đã in sẵn bì thƣ của bức tâm thƣ do thời gian trên lớp của phụ huynh rất ngắn ngủi.
Chúng tôi bày tỏ nguyện vọng: phụ huynh sẽ có khoảng 10 phút đến 15 phút để phản hồi, bộc bạch tâm tƣ, tình cảm với con em mình. Phụ huynh có thể viết vào giấy và dán kín lại, ghi tên học sinh nhận thƣ. Phụ huynh có thể chia sẻ công khai nỗi niềm của mình trong buổi họp này, hoặc viết vào giấy mà không cần dán kín để

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cong_tac_chu_nhiem_de_gan_ket_phu_huynh_hoc_sinh_gop_ph.docx
  • pdfHOÀNG THỊ NGA-NGUYỄN THỊ THỦY - THPT PHẠM HỒNG THÁI - CHỦ NHIỆM.pdf