Đặt vấn đề trong dạy học Vật lí là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh. Trong khi giáo viên đặt vấn đề buộc học sinh phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh rút ra được nên tư duy của học sinh được phát triển năng lực làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát triển, đồng thời học sinh sẽ tự tạo ra kế hoạch suy nghĩ và trả lời những vấn đề nêu ra.
Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường THCS nói chung bộ môn Vật lí nói riêng, tôi nhận thấy dạy học theo đổi mới phương pháp đòi hỏi ở mỗi học sinh phát triển toàn diện như: tính tích cực, tính tự giác, tính chủ động và sáng tạo.Trong khi đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học tập và giữ vai trò chủ đạo. Do đó để thực hiện tốt nhiệm vụ trên thì người giáo viên cần: Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề. Đó là những câu hỏi gây thú vị, gây hứng thú học tập. Không thuyết trình liên miên, giảng giải mọi vấn đề cần tăng cường vấn đáp tìm tòi, tạo ra các cuộc tranh luận, thảo luận.và cuối cùng học sinh sẽ nắm được kiến thức cần truyền đạt và giải thích được các vấn đề mà giáo
viên đặt ra
sự ủng hộ khá cao của giáo viên, cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu Giáo viên dạy môn Vật lý trong trường trẻ nhiệt tình, chịu khó, học sinh ngoan ngoãn biết nghe lời thầy cô giáo.. 1.2 Khó khăn: - Đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn học sinh tìm tòi để giải quyết vấn đề Vì kiến thức là bao la việc lựa chọn những vấn đề đưa ra giải quyết tình huống chỉ đáp ứng một phần trong kho tàng kiến thức vô tận Thời gian 45 phút cho một tiết học là quá ít, không đủ thời gian để giáo viên đặt nhiều câu hỏi dẫn dắt học sinh nhận xét, phán đoán hiện tượng. Để vấn đề nêu ra có tính chất tình huống thì giáo viên dạy Vật lý phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực như phương pháp thực nghiệm, phương pháp trực quan nhưng nhà trường chưa có phòng bộ môn nên rất khó khăn cho công tác bố trí thí nghiệm Vật lý. Vẫn còn một số ít phụ huynh không quan tấm đến việc học của con cái, chưa tạo điều kiện về thời gian, mua sách tham khảo, sách nâng cao để các em học tốt hơn. Nhiều học sinh còn coi thường môn học coi đây không phải là môn học chính . 2. Thành công – Hạn chế 2.1 Thành công: Giáo viên dạy Vật Lý trong trường chịu khó trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Cách đặt vấn đề trong dạy học Vật Lý gây sự tò mò, phát huy được năng lực sáng tạo tích cực của học sinh tạo được sự hứng thú cho học sinh trước khi đi vào nội dung mới của bài học. Tất cả học sinh đều hứng thú trong giờ học, hầu hết đều tham gia trả lời các câu hỏi, lớp học sinh động hẳn lên, hầu hết học sinh đều nắm được kiến thức ngay tại lớp. Học sinh lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng có niềm tin vào bài học Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có, học sinh sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết. Thông qua việc nêu tình huống và giải quyết vấn đề, học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Tình huống nêu vấn đề không còn chỉ phụ thuộc phạm trù phương pháp đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội 2.1 Hạn chế: Tuy nhiên theo phương pháp này dễ bị “cháy giáo án” vì khi phát huy tính tích cực của các em càng lên cao thì có thể xảy ra nhiều tình huống khác với dự kiến của giáo viên. Do đó đòi hỏi người giáo viên cần cân nhắc xác định hoạt động trọng tâm để đặt vấn đề phân bố thời gian hợp lý để điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh một cách phù hợp. 3. Mặt mạnh – Mặt yếu 3.1 Mặt mạnh Việc chuyển đổi nội dung kiến thức bài học thành một hệ thống các câu hỏi sẽ khơi dậy sự tò mò tìm hiểu về bài học, từ đó học sinh chủ động khám phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, giờ dạy trở nên hào hứng, sinh động, học sinh thực sự trở thành chủ động nắm kiến thức của bài, chất lượng, hiệu quả giờ dạy tăng lên rất nhiều Để có hệ thống câu hỏi trong dạy học đạt yêu cầu đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu, tìm tòi, sữa chữa, rút kinh nghiệm qua soạn bài, qua sự thể hiện ở các giờ lên lớp, nên trình độ giáo viên luôn được trau dồi và nâng cao có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc làm cho bài giảng thực sự tạo được tình huống có vấn đề từ đó phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập 3.2 Mặt yếu Thực tế, những thay đổi trong cách dạy học của người giáo viên vẫn diễn ra chậm chạp với nhiều khó khăn. Có một lí do là các giáo viên sẽ khó thay đổi cách dạy học đã trở thành thói quen của họ nếu họ không thực sự hiểu được các vấn đề, tại sao cần phải đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới theo cách nào, nhiều giáo viên ngại khó, nghiên cứu bài học tốn nhiều thời gian, ngại sử dụng đồ dùng dạy học vì thiết bị môn Vật lý nhiều, công kềnh, mang lên lớp vất vả ( nếu chưa có phòng bộ môn ) nên chỉ theo một khuôn mẫu trong sách giáo khoa, dạy chay, không chịu mở rộng nâng cao kiến thức thì khó cho việc sử dụng phương pháp này 4. Các nguyên nhân của thành công, hạn chế yếu kém Đề tài được vận dụng thành công là nhờ sự chuẩn bị chu đáo nội dung bài học sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học của giáo viên, kiên trì, ham học hỏi, khám phá tìm tòi các hiện tượng, quy luật tự nhiên Giáo viên luôn nhiệt tình, không ngại khó ngại khổ bằng nhiều phương pháp để truyền đạt những tri thức đến cho học sinh, luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, thường xuyên kiểm tra để nhận được sự phản hồi từ học sinh mà có cách thay đổi các phương pháp truyền thụ cho phù hợp. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều 5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Một đề tài đưa ra có tính khả thi hay không thì vấn đề thực trạng là yếu tố hàng đầu cần quan tâm đến. Biết được những khó khăn hạn chế yếu kém chúng ta sẽ có biện pháp khắc phục. Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ đột xuất góp ý phân tích đánh giá những điểm mạnh điểm yếu của giáo viên để chuyên môn được vững vàng, để làm sao bất kì một giáo viên nào cũng có lòng nhiệt huyết, say mê, tìm tòi nghiên cứu phương pháp dạy đem lại hiệu quả cao nhất Suy cho cùng tất cả các giải pháp trên có thể đạt được hiệu quả khi người thầy có cái tâm, thực sự nhiệt huyết thực sự lo lắng cho học sinh mình, coi kết quả học sinh là thước đo đánh giá trình độ tay nghề cũng như nhân cách nhà giáo của người thầy, tiếp theo là yếu tố người học và gia đình học sinh. Học sinh phải thực sự lo lắng cho mục đích của mình mà từ đó nỗ lực, tự giác học tập, phụ huynh cần định hướng học tập cho con em mình cần quan tâm sâu sắc tới việc học tập của các em. Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh, để phát huy hết năng lực sẵn có của giáo viên, tạo không khí vui chơi cho các em. Học mà chơi, chơi mà học, kích thích các em ham muốn tới trường, từ đó dẫn đến duy trì được sỹ số và nâng cao kết quả học tập III. Giải pháp biện pháp 1. Mục tiêu: Đề tài này có thể sử dụng cho giáo viên dạy vật lí cấp THCS làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc giảng dạy môn Vật Lí tại trường THCS, hy vọng được chia sẻ phần nào những khó khăn, vất vả của giáo viên dạy môn vật Lí THCS theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và chương trình sách giáo khoa hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả bài giảng của mình, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, góp phần đưa nền giáo dục của huyện nhà ngày càng phát triển. Các giải pháp, biện pháp mà tôi đưa ra nhằm làm giúp cho học sinh, giáo viên thấy được sự đổi mới trong công tác giảng dạy nâng cao chất lượng bộ môn . 2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp biện pháp Tình huống nêu vấn đề là hoạt động thường tiến hành ở đầu bài học hoặc ở đầu mỗi phần trong bài. Hoạt động này có tác dụng tập trung sự chú ý của học sinh vào nội dung mà giáo viên sắp trình bày. Để hoạt động này tiến hành có hiệu quả thì cần phải làm cho học sinh cảm thấy tò mò về vấn đề mà giáo viên sắp trình bày; muốn vậy vấn đề mà giáo viên dẫn dắt phải mới, lạ và hứng thú đối với học sinh. Dưới đây là một số cách dẫn dắt vào vấn đề mà giáo viên có thể tiến hành: - Nêu một tình huống, đặt một câu hỏi thực tế liên quan đến bài mà học sinh chưa trả lời được (tình huống mới lạ) học sinh sẽ giải thích được hiện tượng nếu như học xong bài học - Làm một thí nghiệm mà kết quả có một điểm mới, lạ đối với học sinh - Kể một câu chuyện có liên quan đến bài học. Hoạt động dạy và học đạt kết quả cao nhất khi có sự hợp tác, tương tác giữa người dạy và người học nhằm đạt được mục tiêu của bài học.Vậy làm thế nào để luôn có được sự tương tác hiệu quả giữa người dạy và học sinh trong quá trình dạy học? Để làm được điều đó, trước tiên chúng ta phải có những phương tiện giao tiếp hiệu quả một trong những phương tiện giao tiếp hiệu quả trong lớp học đó là việc đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi trong dạy học đặc biệt quan trọng trong các tiết học Vật lý. Bởi, Vật lý là một môn học thực nghiệm, nghiên cứu sự vận động của thế giới vật chất, vì vậy cần có sự tư duy, tưởng tượng và sự sáng tạo của học sinh. Phải có sự động viên, giám sát, kiểm tra từ gia đình và thầy cô đối với việc học và chuẩn bị bài của các em, điều đó giúp các em có thái độ học tập nghiêm túc hơn.Ở lứa tuổi này các em có tâm lý rụt rè, không thích tạo sự chú ý nên các em thường thụ động trong giờ học, ngại phát biểu vì cho rằng các bạn cùng lớp sẽ nghĩ mình “chơi trội”, mình “thích thể hiện”, vì thế đa số các em chọn phương án ngồi nghe giáo viên giảng một cách thụ động, không hề phát biểu hay có một phản hồi nào khác dù hiểu hay chưa hiểu, từ đó tạo nên thói quen không chịu suy nghĩ và làm cho giờ học không sôi nổi và hiệu quả, vì vậy giáo viên cần thay đổi cách học đó của học sinh, tạo điều kiện cho các em hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, khuyến khích các em đặt câu hỏi xây dựng bài học Với những đặc điểm nêu trên đòi hỏi người giáo viên khi dạy học phải có năng lực sư phạm, có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt phải biết vận dụng sáng tạo những phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Dạy học tạo tình huống có vấn đề là một trong những phương hướng cơ bản đáp ứng yêu cầu trên. 2.1. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc nêu một tình huống thực tế có liên quan đến bài học: Nêu một tình huống thực tế có liên quan đến bài học.cho lời giới thiệu bài giảng mới, cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hằng ngày học sinh vẫn gặp, nhưng rất có tác dụng tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình dạy học. *Khi dạy bài “Sự nở vì nhiệt của chất lỏng” (SGK Vật lý 6) GV: Lớp mình có em nào đun nước chưa ? HS: Dạ em có đun rồi GV: Nếu đổ nước đầy ấm, khi nước sôi em thấy hiện tượng gì? HS: Nước tràn ra ngoài GV: Vậy tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm ? HS: ??? GV:Vậy để trả lời câu hỏi trên chúng ta nghiên cứu bài học mới. HS sẽ chú ý theo dõi bài học để trả lời câu hỏi trên TL: Khi đun nóng cả ấm và nước trong ấm đều dãn nở nhưng sự dãn nở của ấm ít hơn của nước, thể tích nước tăng lên nên nước sẽ tràn ra ngoài. *Khi dạy bài “Ứng dụng sự nở vì nhiệt ”(SGK Vật lý 6 ) GV: Tại sao khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là khi rót vào cốc thủy tinh mỏng ? HS: Cố gắng tìm câu trả lời GV: Để trả lời câu hỏi trên chúng ta đi vào bài mới TL:Vì khi rót nước vào cốc thủy tinh dày phần bên trong cốc nóng lên nở vì nhiệt còn phần bên ngoài chưa nóng kịp nên chưa dãn nở. Kết quả là lớp thủy tinh ngoài chịu một lực từ trong ra và cốc bị vỡ. Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài cùng nóng lên và dãn nở gần như đồng thời do đó cốc không bị vỡ. *Khi dạy bài “Bức xạ nhiệt ”( SGK Vật lý lớp 8 ) GV: Khi trời nắng nóng các em mặc quần áo sẫm màu, các em thấy trong người như thế nào? HS: Em thấy rất nóng GV: Nguyên nhân vì sao em biết không ? HS: Lúng túng GV: Để giải thích được điều này chúng ta tìm hiểu bài bức xạ nhiệt Sau khi học xong bài học sinh giải thích được hiện tượng các vật có màu sẩm thì hấp thụ nhiệt tốt * Khi dạy bài “Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng” (SGK Vật Lí 7,) Trước khi học bài này giáo viên yêu cầu học sinh về nhà quan sát thật kĩ bóng của mình khi đi ngoài trời nắng hoặc bóng của người khác, bóng của bàn tay khi bị bóng đèn điện chiếu in lên tường vào ban đêm,....(chú ý quan sát sự đậm nhạt của viền ngoài so với bên trong). Khi vào tiết dạy giáo viên yêu cầu 1 – 2 học sinh nêu kết quả quan sát. GV: Tại sao lại có hiện tượng đó? HS: Lúng túng không biết trả lời thế nào. GV: Để giải thích được vấn đề trên, ta cùng nghiên cứu vào bài mới. HS: Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên. TL:Vùng phía sau không nhận được ánh sáng chiếu tới thì có màu đậm( bóng tối) Vùng phía sau chỉ nhận được một phần ánh sáng chiếu tới gọi là vùng nữa tối (viền mờ ) * Khi dạy bài “ Sự nổi ” (SGK Vật Lí 8,) GV: Cầm một tờ giấy bạc trên tay, theo các em tờ giấy này thả vào nước thì nó chìm hay nổi HS: trả lời GV: Gấp thành thuyền rồi thả vào nước thì nó nổi, sau đó vo tròn lại thả vào nước thì lại chìm. Vì sao các em biết không ? HS: lúng túng GV: Để giải thích được vấn đề trên, ta cùng nghiên cứu vào bài mới. HS: Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên. TL: Giấy bạc được gấp thành thuyền thả vào nước thì nổi vì trọng lượng riêng trung bình của thuyền nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước ( Thể tích của thuyền lớn hơn nhiều lần thể tích của giấy bạc vo tròn lai d thuyền < d nước ) Tờ giấy bạc vo tròn lại thả vào nước thì chìm vì trọng lương riêng của nó lớn hơn trọng lượng riêng của nước (dbạc > d nước ) * Khi dạy bài “ Thấu kính hội tụ ” (SGK Vật Lí 9,) GV: Một nhóm các nhà thám hiểm Bắc cực, khi đi quên mang theo lửa. Họ đã nghĩ ra một cách dùng những tảng băng để lấy lửa. Liệu rằng họ có lấy được lửa từ những tảng băng lạnh giá đó không? HS: Bỡ ngỡ vì có thể chưa nghe thấy bao giờ và tự đặt ra câu hỏi: Băng nó lạnh như thế thì lấy lửa làm sao được? GV: Để giải thích được vấn đề trên, ta cùng nghiên cứu vào bài mới. HS: Sẽ chú ý vào bài mới để tìm cách trả lời câu hỏi trên. Sau khi học xong bài GV có thể hướng dẫn HS trả lời câu hỏi như sau: Những nhà thám hiểm đã dùng tảng băng trong suốt, gọt tròn tựa như một thấu kính hội tụ, chỉ cần đưa thấu kính băng hướng vào ánh sáng mặt trời để ánh sáng tích tụ chiếu qua thấu kính băng rồi đặt các chất đễ cháy như giấy, đống lá khô, mạc cưa ở tiêu điểm và thế là lửa bùng cháy. . 2. 2. Gây hứng thú cho học sinh bằng những thí nghiệm vật lí có tính kì dị * Khi dạy bài “Sự nở vì nhiệt của chất rắn” (SGK Vật Lí 6 ) Trước khi học bài này giáo viên yêu cầu học sinh thả quả cầu kim loại chưa hơ nóng xem có lọt qua vòng kim loại hay không. Sau đó GV hơ nóng quả cầu kim loại bỏ qua vòng kim loại. GV: Tại sao khi hơ nóng quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại? HS: Lúng túng sẽ không giải thích được tại sao lại có hiện tượng kì lạ này. Từ thí nghiệm đó giáo viên giới thiệu bài học mới. Làm như vậy sẽ kích thích ngay được tính tò mò, hiếu kì của học sinh mong muốn giải thích được hiện tượng thí nghiệm trên. Nên học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học. TL: Khi hơ nóng quả cầu nở ra, thể tích tăng lên nên không lọt qua vòng kim loại * Khi dạy bài “Quán tính ” ( SGK Vật lý 8) GV: Đặt một cốc nước đầy lên trên một tờ giấy mỏng để trên bàn nhanh tay giật mạnh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc nước vẫn đứng yên HS: Chăm chú theo dõi GV: Em nào giải thích được hiện tượng trên HS: ??? GV: Để trả lời câu hỏi trên chúng ta đi nghiên cứu bài học mới . TL:Do có quán tính nên cốc chưa kịp thay đổi vận tốc nên vẫn đứng yên khi ta giật mạnh tờ giấy . * Khi dạy bài “ Áp suất khí quyển” ( SGK Vật Lí 8,) Ngay khi vào lớp giáo viên gọi ngay hai học sinh to khoẻ nhất lớp lên bục giảng và hỏi học sinh cả lớp. GV: Theo em, hai bạn kéo được được khoảng bao nhiêu kg? HS: Trả lời. GV: Các em có tin là hai bạn này không kéo nổi hai núm cao su nặng khoảng 1 gam không HS: Nghi ngờ về khẳng định của giáo viên . GV: Dùng hai núm cao su trong bộ thí nghiệm được cấp của nhà trường để làm thí nghiệm thay cho thí nghiệm “ Mác Đơ Buốc ”. Đặt hai núm cao su chồng khít lên nhau rồi dùng tay ép sao cho không khí bên trong ra ngoài hết. Yêu cầu hai học sinh dùng hết sức để kéo. (Không được làm việc gì ngoài việc kéo) HS: Sẽ thấy kì lạ khi hai bạn của mình không kéo nổi hai núm cao su bé tí tẹo. GV: Tại sao hai bạn không kéo được hai núm cao su đó ra khỏi nhau? Làm như vậy sẽ kích thích ngay được tính tò mò, hiếu kì của học sinh. Nên học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học. Hoặc có thể GV mở đầu bằng một thí nghiệm úp ngược cốc nước đầy có đặt một tờ giấy không thấm nước lên trên, thả tay giữ tờ giấy ra, tờ giấy không rơi và nước không đổ GV: Em nào có thể giải thich được hiện tượng trên HS: Chưa biết trả lời GV: Để giải thích được hiện tượng trên chúng ta cùng nghiên cứu bài học mới. TL Nước không chảy ra vì trọng lượng của cột nước nhỏ hơn áp suất không khí gây ra tác dụng từ dưới lên * Khi dạy bài “ Dẫn nhiệt ” ( SGK Vật Lí 8 ) ngay khi vào lớp giáo viên xin một học sinh nữ hai sợi tóc. GV: Theo các em khi Cô cho sợi tóc vào lửa thì hiện tượng gì xảy ra? HS: Tóc sẽ cháy. GV: Các em có tin rằng Cô dùng lửa đốt mà mà sợi tóc không cháy không ? HS: Nghi ngờ về khẳng định của giáo viên . GV: Dùng sợi tóc quấn chặt vào thanh kim loại đồng hình trụ tròn rồi hơ vào ngọn lửa cho học sinh quan sát. Sau đó tháo sợi tóc ra cho học sinh quan sát lại. HS: Sẽ rất ngạc nhiên khi sợi tóc bị đốt mà không bị cháy. GV: Đặt vấn đề: Em nào cho Cô biết vì sao sợi tóc bị đốt mà không cháy? Từ đó kích thích được tính tò mò của học sinh, học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học. TL:Vì thanh đồng là vật truyền nhiệt rất tốt nên khi đốt sợi tóc, nhiệt truyền sang thanh đồng nhanh, trong khi đó tóc đẫn nhiệt kém nên không đủ nhiệt độ để cháy Tuy nhiên không phải tất cả các bài chúng ta đều thực hành được thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề vào bài, nhưng với những bài có thể thì giáo viên nên tìm những thí nghiệm thật gần gũi nhưng đặc sắc để đưa lên đầu bài nhằm tạo tình huống có vấn đề, gây hứng thú học tập cho học sinh. 2.3 Kể một câu chuyện có liên quan đến bài học : Để các em có thái độ học tập tích cực đối với môn Vật lý, trước hết phải làm cho các em hiểu tầm quan trọng của môn học. Chúng ta phải giúp các em hiểu rằng các thành tựu khoa học ngày nay có những đóng góp không nhỏ của Vật lý. Nền văn minh mà nhân loại có được không thể thiếu những công trình, những nghiên cứu khoa học của các nhà Vật lý vĩ đại như: Ixac Newton, Archimede, Kepler, Anbe Anhxtanh Giáo viên nên giới thiệu và kể nhiều về các câu chuyện liên quan đến môn vật lý, bởi khi đó sẽ kích thích tính tò mò muốn tìm hiểu của các em, khuyến khích các em tìm đọc nhiều hơn tài liệu môn Vật lý. Từ đó cho các em hiểu rằng môn Vật Lý không phải môn học khô khan và khó hiểu như các em nghĩ, mà nó là một môn học rất lý thú, là một môn khoa học để khám phá thế giới và tầm ảnh hưởng của nó đến đời sống là rất lớn. *Khi dạy bài “trọng lực” (SGK Vật lý 6) GV có thể kể câu chuyện về nhà bác học Newton chuyện về quả táo chín đây là câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa về nhà khoa học vĩ đại Newtom. Vào một mùa thu Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ trên cây rơi xuống “bịch ” một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn..Quả táo đã cho ông một gợi ý miên man ? Quả táo chín rồi tại sao lại rơi xuống đất ? tại vì gió thổi chăng ? không phải, khoảng không gian rộng mênh mông tại sao lại phải rơi xuống mà không phải bay lên trên? Như vậy trái đất có gì hút nó sao ? mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đá ném đi rốt cuộc lại roi xuống trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút không ? Sau này Newton nêu ra mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất .đó chính là trọng lực *Khi dạy bài: Lục đẩy Ấc si mét(SGK Vật lý 8) khi chuyển qua phần II Độ lớn của lực đẩy Ác si mét GV giới thiệu câu chuyên vui về: Bí mật trong chiếc vương miện Archimede là nhà vật lý học cổ Hy Lạp, sinh ra ở thành phố Xuy-ra đảo xi-xi-ri. Do có kiến thức uyên bác nên ông được nhà vua và toàn dân kính trọng. Có lần nhà vua giao cho thợ kim hoàn làm vương miện bằng vàng, tất cả số vàng dùng làm vương miện đều được cân trước. Một thời gian sau, vương miện đã làm xong, đem dâng cho nhà vua. Nhà vua rất đỗi vui mừng, cầm ch
Tài liệu đính kèm: