SKKN Biện pháp tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3

SKKN Biện pháp tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3

Tổ chức các sân chơi tiếng Anh.

 Đối với mỗi trường, mỗi năm ít nhất cũng nên tổ chức giao lưu tiếng Anh cấp trường một hoặc hai lần cho học sinh. Có thể tổ chức theo khối hoặc theo trường để học sinh các lớp, các khối lớp có cơ hội giao lưu, vui chơi, học hỏi lẫn nhau.

 Học sinh sẽ tham gia thi các phần thi tìm hiểu kiến thức tiếng Anh bằng cách trả lời các câu hỏi giống như các chương trình giải trí trên truyền hình: Chiếc nón kì diệu, Ai là triệu phú, Tam sao thất bản, Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng, Hộp quà bí ẩn

 Ngoài các đội tham gia thi, các thành viên tham gia thi còn có phần tham gia của khán giả, việc này khích lệ các em quan tâm và tham gia học tập, khắc sâu hơn những kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn thiếu sót.

 Lồng ghép vào chương trình không thể thiếu được phần thi năng khiếu gồm các năng khiếu: hát, múa, ngâm thơ, diễn kịch, bằng tiếng Anh. Mục đích là làm cho học sinh mạnh dạn hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Học sinh hòa mình vào môi trường nói tiếng Anh để không bị lung túng khi thực hành giao tiếp tiếng Anh.

 

doc 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2732Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có thể tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng và hứng thú nhất. Ngoài ra, tôi còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như dạy hát, múa, nhịp điệu, tiết hoạt động ngoài trời, tiết đọc thư viện, câu lạc bộ và sân chơi tiếng Anh cho học sinh, tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin khi thể hiện năng khiếu của mình.
	Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn tiếng Anh ở bậc Tiểu học cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài.
	Môn tiếng Anh ở bậc tiểu học là một môn học độc lập, chiếm không ít thời gian trong chương trình học của học sinh. Bởi đặc thù của môn học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp, các em không thể nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình. Nhất là vùng nông thôn của chúng tôi, hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có rất ít kiến thức về môn tiếng Anh.
	Môn tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà chung. Vì vậy, Tiếng Anh nó là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem là ngôn ngữ quốc tế . Ở Việt Nam, những năm gần đây môn tiếng Anh cũng được bắt đầu đưa vào học ở chương trình học của bậc tiểu học, nên cần phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh.
	Môn tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính kiên trì và ghi nhớ, từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình thành ngôn ngữ mới.
	Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ thay đổi hay nói cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện. Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên các em không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ nhàm chán làm cho các em học sinh không tập trung được và không muốn học.
	Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật, một hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
 	Học sinh Tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lại chóng chán . Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp xen kẽ, ... để củng cố khắc sâu kiến thức. 
	3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
	a. Mục tiêu của giải pháp.
	 Khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em tham gia đều có cơ hội học hỏi lẫn nhau rất nhiều. Mỗi cá nhân khi giới thiệu về mình sẽ thêm tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh, các em có cơ hội va chạm, tiếp xúc với môi trường nói tiếng Anh. Còn các em tham dự sẽ được nghe các bạn nói, bổ sung được những kiến thức còn thiếu sót của mình. Các em được ôn lại các từ, câu, câu hỏi và câu trả lời, phản xạ tốt hơn với tiếng Anh. Khi các em tham gia hát múa bằng tiếng Anh sẽ tạo cho tinh thần thêm phấn chấn, càng thêm yêu thích môn học này hơn. Giáo viên tổ chức được nhiều sân chơi như vậy là đã tạo cho các em môi trường học tiếng Anh cực kì bổ ích và lí thú, hiệu quả học tập sẽ tăng lên rất nhiều lần.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
* Các biện pháp thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn tiếng Anh.
	Biện pháp 1: Các hoạt động hát, múa, thể dục nhịp điệu trong lúc chuyển tiết.
	Biện pháp 2: Tổ chức các tiết học tập ngoài trời.
	Biện pháp 3: Tổ chức các tiết học thư viện.
	Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh.
	Biện pháp 5: Tổ chức các sân chơi tiếng Anh.
* Các thực hiện các biện pháp.
	Biện pháp 1: Các hoạt động hát, múa, thể dục nhịp điệu trong lúc chuyển tiết.
	Trong các tiết học liên tiếp, lúc chuyển tiết tiếp theo, học sinh vẫn phải tiếp tục bài học khác. Tránh sự nhàm chán ấy, tôi đã thêm vào các hoạt động như các bài hát, múa tiếng Anh theo chủ điểm tháng, tập bài thể dục ngắn hay ra các câu lệnh bằng tiếng Anh cho học sinh. Qua đó, đã giúp học sinh khắc sâu hơn các từ vựng, các câu, phản xạ tốt hơn với các hoạt động.
	Đây cũng chính là phương pháp dạy học TPR (Total Physical Response). Cụ thể như sau:
Bài hát: “Follow me”
(Nguồn youtube, tên bài hát: Follow me)
	- Lời bài hát:
	Follow me. Follow me. It’s as easy as can be.
	Follow me. Follow me. 1, 2, 3, 
	Clap your hands.
	Spin around.
	Bend your knees.
	Touch the ground.
	Follow me. Follow me. It’s as easy as can be.
	Follow me. Follow me. 1, 2, 3, 
	Wiggle your fingers.
	Tippy toe.
	Stretch up high.
	Wave hello.
	Follow me. Follow me. It’s as easy as can be.
	Follow me. Follow me. 1, 2, 3, 
	Flap your arms.
	Stomp your feet.
	Pat your back.
	Take your seat.
	- Lời bài hát dịch sang tiếng Việt:
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. Nó thật dễ dàng để có thể làm được.
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. 1, 2, 3, 
	Vỗ tay.
	Xoay quanh.
	Khuỵu đầu gối.
	Chạm đất.
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. Nó thật dễ dàng để có thể làm được.
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. 1, 2, 3, 
	Ngọ nguậy ngón tay.
	Nhón chân.
	Nhướng người lên cao.
	Vẫy chào.
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. Nó thật dễ dàng để có thể làm được.
	Làm theo tôi. Làm theo tôi. 1, 2, 3, 
	Lắc cánh tay.
	Dậm chân.
	Vỗ nhẹ cái lung.
	Ngồi xuống đi.
	- Cách thực hiện: Học sinh vừa hát vừa làm theo động tác.
	- Mục đích: Các em được hoạt động sôi nổi qua nhạc và lời bài hát múa giúp giảm sự căng thẳng của tiết học trước, tạo không khí hào hứng cho tiết học sau. Đồng thời giúp cho các bộ phận tay, chân, gối linh hoạt hơn, tránh mỏi. Đặc biệt hơn là giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu các cụm từ chỉ hoạt động như: clap your hands, spin around, 	bend your knees, touch the ground, wiggle your fingers, tippy toe, stretch up high, wave hello, flap your arms, stomp your feet, pat your back, take your seat.
Bài hát: “Head, shoulders, knees and toes”
(Nguồn youtube, tên bài hát: Head Shoulders Knees & Toes)
- Lời bát hát:
(Lời 1) Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Eyes, and ears, and mouth, and nose.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Let’s try a little faster.
(Lời 2) Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Eyes, and ears, and mouth, and nose.
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.
Faster
(Lặp lại lời 2 thêm 2 lần nữa)
	- Lời bài hát dịch sang tiếng Việt:
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Mắt, và tai, và miệng, và mũi.
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Hãy thử làm nhanh hơn tí nào.
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Mắt, và tai, và miệng, và mũi.
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.
Nhanh lên nữa.
- Cách thực hiện: Học sinh vừa hát vừa làm theo động tác.
- Mục đích: Khi hát đồng thời các em chạm tay vào các bộ phận cơ thể của mình mỗi lúc 1 nhanh hơn. Việc này giúp các em thêm nhanh nhẹn, giảm căng thẳng và mệt mỏi sau tiết học trước đồng thời giúp các em ôn lại các từ vựng về chủ đề các bộ phận cơ thể: head, shoulders, knees, toes, eyes, ears, mouth, nose.
Bài hát: “Do it the way I do”
(Nguồn youtube, tên bài hát: Bài hát tiếng anh: Do it the way I do)
- Lời bát hát:
	Clap your hands high above. Do it the way I do.
	Clap your hands down below. Do it the way I do.
	Wave your hands to the right. Do it the way I do.
	Wave your hands to the left. Do it the way I do.
	Roll your hands high above. Do it the way I do.
	Roll your hands down below. Do it the way I do.
	Point your hand to the right. Do it the way I do.
	Point your hand to the left. Do it the way I do.
	- Lời bài hát dịch sang tiếng Việt:
	Giơ tay lên cao và vỗ tay. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Đưa tay xuống thấp và vỗ tay. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Vẫy tay sang phải. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Vẫy tay sang trái. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Cuộn tròn tay lên cao. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Cuộn tròn tay xuống thấp. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Chỉ tay về bên phải. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	Chỉ tay về bên trái. Hãy làm theo cách mà tôi làm.
	- Cách thực hiện: Học sinh vừa hát vừa làm theo động tác.
	- Mục đích: Khi hát đồng thời các em hoạt động theo ngôn ngữ bài hát. Việc này giúp các em giảm căng thẳng và mệt mỏi sau tiết học trước và có tinh thần thoải mái cho tiết học sau. Đồng thời giúp các em ôn lại các cụm từ chỉ hoạt động và phương hướng: clap hands, wave hands, roll hands, point hand, left, right, high above, down below. 
	Biện pháp 2: Tổ chức các tiết học tập ngoài trời.
	Học sinh rất thích tham gia các hoạt động và từ những hoạt động đó chúng ta cho học sinh trải nghiệm thực tế tiếng Anh. Mục đích dạy cho học sinh một số từ chỉ các hoạt động không chỉ dừng lại ở việc dạy đọc mà còn phải cho các em hoạt động thực sự thì hiệu quả của bài dạy mới cao.
	Ví dụ các câu mệnh lệnh cho học sinh xếp hàng, tạo thành vòng tròn, đứng lên, ngồi xuống, quay trái, quay phải, chạy, nhảy,  (trong những tiết học thể dục hoặc các hoạt động Đội, sao Nhi đồng) tạo hoạt động vừa học vừa chơi.
Make a line.
Make two lines.
Make a circle.
Make two circles.
Stand up.
Sit down.
Turn right.
Turn left.
Run slow.
Run fast.
Jump.
Sing.
	Cách tổ chức các hoạt động: Theo phương pháp MAT (Model " Action " Talk). Giáo viên làm mẫu, hô các câu mệnh lệnh và học sinh làm theo mệnh lệnh. Sau đó giáo viên tổ chức cho các học sinh ra lệnh cho nhau hoạt động. Có thể bố trí theo nhiều hình thức, luôn thay đổi cách thức tổ chức các trò chơi để khỏi nhàm chán, qua mỗi hoạt động trò chơi, các bài tập thể dục, học sinh lĩnh hội được một số kiến thức ngôn ngữ nhất định. Học sinh vừa được nói vừa được nghe bạn nói và hoạt động. Có thể đan xen cả các hoạt động hát, múa tiếng Anh như hoạt động thể dục thể thao. (aerobic, dân vũ)
	Ví dụ 1: Sau khi dạy xong Unit 4: How old are you? (Sách Tiếng Anh 3 tập 1), học sinh đã được học các số đếm, ta có thể áp dụng hình thức điểm danh sĩ số từ một đến hết. Giáo viên cho học sinh xếp thành 2 đến 3 hàng và cho học sinh điểm số.
	- Make two/ three lines! 	(Học sinh xếp thành 2 hoặc 3 hàng)
	- Let’s count from one to  
	(Học sinh hô to các số đếm theo trình tự từ một đến )
	- One (Một)
	- Two (Hai)
	- Three (Ba)
	- Four (Bốn)
	Sau khi điểm số, có thể hát lại bài hát: “Let’s count from one to ten” (Sách Tiếng Anh 3 tập 1) và làm động tác theo lời đã học.
	Ví dụ 2: Sau khi dạy xong Unit 6: Stand up (Sách Tiếng Anh 3 tập 1), học sinh đã nắm được cách yêu cầu người khác đứng lên (Stand up!), ngồi xuống (Sit down!), ta có thể mở rộng dạy thêm một số câu mệnh lệnh khác như: Make a line, make two lines, make a circle, make two circles, make a big circle, make a small circle, turn right, turn left, . Khi gần hết tiết học, khoảng 5 phút, giáo viên có thể củng cố lại kiến thức bằng cách cho học sinh ra sân, giáo viên làm mẫu, hô to các câu mệnh lệnh đơn giản và những lần sau có thể để cho lớp trưởng (chủ tịch hội đồng tự quản) hô cho các bạn làm.
	Mục đích: Hoạt động này giúp các em có cơ hội trải nghiệm thực tế, các em được thực hành nói các câu mệnh lệnh đồng thời có hoạt động tương tác. Qua hoạt động vui chơi ngoài trời, các em ôn lại và mở rộng thêm các từ cần thiết tùy theo từng hoạt động và từng bài mà giáo viên vận dụng sao cho hợp lí.
	Biện pháp 3: Tổ chức các tiết học thư viện.
	Tiết học thư viện là một hình thức mà thư viện trường TH Lê Hồng Phong đã mạnh dạn phối hợp cùng giáo viên để giúp học sinh và giáo viên sử dụng tốt những phương tiện mà thư viện mang lại nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập.
	Tiết học thư viện nhằm khơi gợi, mở rộng và củng cố kiến thức của học sinh qua nguồn tài nguyên sẵn có bên ngoài sách giáo khoa.
	Có thể tổ chức lớp học theo các hình thức sau:
Tổ chức hoạt động đọc: Có thể chia HS theo nhóm, cùng trao đổi về các chủ đề đa dạng, khuyến khích thể hiện cảm nhận về tác phẩm, truyện tranh theo từng chủ đề phù hợp với từng bài học bằng nhiều cách khác nhau như đọc, viết, vẽ, kể chuyện, diễn kịch ... và cổ vũ sự thi đua giữa các nhóm.
Một số truyện tranh tiếng Anh như:
Tổ chức nghe, xem băng đĩa theo chủ đề.
(Nguồn youtube)
Tổ chức hoạt động khai thác thông tin qua mạng Internet, đặc biệt là những đề tài mà tài liệu sách còn ít.
Ví dụ: Cách phát âm 44 âm IPA trong tiếng Anh, quy tắc nhấn trọng âm và ngữ điệu tiếng Anh, cách đọc nối âm và nuốt âm trong tiếng Anh, ...
	Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh
	Mục đích của việc tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh: 
	- Tạo động lực, khơi dậy niềm đam mê môn học tiếng Anh.
	- Tạo một một trường giao tiếp lí tưởng.
	- Lĩnh hội, bồi dưỡng, thực hành và nâng cao những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm.
	- Giao lưu, kết bạn với những người bạn mới. 
	Cách tổ chức: Ta có thể tổ chức theo các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt theo tuần, theo tháng hoặc theo quý. Học sinh có thể tham gia theo lớp hoặc các khối lớp. Mỗi tháng ta có một chủ đề để học sinh khai thác và nắm bắt. Các chủ đề, chủ điểm có thể đan xen nhau và tự giáo viên bố trí sao cho phù hợp. Sau đây là một số ví dụ:
	Ví dụ 1: Tháng thứ nhất, ta cho học sinh thi nhau học tập theo chủ đề: “Alphabet”. Ta có thể đặt cho mỗi nhóm học tập một cái tên tương ứng với tên một chữ cái để các em tự nhớ tên chủ đề của mình và của các bạn trong lớp. Hết tháng, ta lại tiếp tục đặt tên cho các em theo chủ đề khác “school objects”, “colour”, “family members”,  Mỗi khi hoạt động các trò chơi thì chúng ta gọi tên các em theo tên chủ đề và các học sinh cũng phải nhớ tên chủ đề của bạn. Làm như vậy, các em mới thực sự hào hứng trong việc thi đua học tập và khắc sâu từ vựng, kiến thức đã học hơn. Câu lạc bộ tiếng Anh có thể thu hút các em học sinh Tiểu học tham gia nhiều nhất là ta dạy các bài hát tiếng Anh theo chủ điểm của tháng. Mỗi một chủ điểm, ta vận dụng để dạy cho các em một hoặc hai bài hát tiếng Anh.
	Ví dụ 2: Đây là một buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh trong thời gian khoảng 40 phút. Sau khi học xong Unit 2: What’s your name? (Sách Tiếng Anh 3 tập 1), học sinh đã biết đọc các chữ cái tiếng Anh từ A đến Z, ta đặt tên mỗi học sinh bằng một chữ cái và học sinh đó tự giới thiệu tên mình (I’m A/ I’m B/ ) và các học sinh khác nhớ tên bạn mình.
	Sau đó, cho các em hát lại bài hát “Alphabet Song”: thi hát theo nhóm, hát cá nhân bài hát. Khi học sinh đã nắm vững các chữ cái, giáo viên cho các em chơi trò chơi “Apple pass”.
	Học sinh xếp thành một vòng tròn. Giáo viên hô: “Let’s sing”. Học sinh hát bài hát “Alphabet Song”. Trong khi hát học sinh truyền tay nhau 1 quả táo. Khi giáo viên hô: “Stop!”. Học sinh dừng hát. Lời bài hát dừng khi quả táo ấy vào tay học sinh nào thì học sinh ấy phải tự giới thiệu bản thân: “Hello. I’m H. Nice to meet you!”, những học sinh còn lại sẽ hô to: “Nice to meet you, too.”
	Cuối cùng các em chơi trò chơi “Ask and answer”. Một em học sinh lên, các em học sinh khác có thể nói bất kì câu nói hay câu hỏi nào đã học để cho học sinh đấy trả lời.
	Ví dụ: (Học sinh lên bảng là S, các học sinh khác là A, B, C, D, )
	A: Hi. How are you?
	S: I’m fine, thank you.
	B: Hi. I’m B.
	S: Hello. I’m S.
	C: Nice to meet you.
	S: Nice to meet you, too.
	D: Goodbye.
	S: Bye. See you later.
	Ta cho các em thay nhau lên bảng để đáp lại câu nói của các bạn. Khi học nhiều nội dung hơn, có nhiều câu hỏi hơn, học sinh càng có nhiều câu để đối thoại. Đối với mỗi bài, ta lại có thêm câu hỏi và trả lời về các chủ đề khác nhau như: tên, tuổi, thời tiết, gia đình, 
	Ví dụ 3: Khi học sinh học xong chủ đề về đồ dùng học tập (school objects) Unit 8: This is my pen (Tiếng Anh 3 tập 1), giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi “Go to the bookshop”. Học sinh sẽ được đặt tên theo các từ chỉ đồ dùng học tập: book, pencil, pen, ruler, eraser. Gồm có 5 nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 5 em. Mỗi nhóm được đặt tên lần lượt theo tên các đồ dùng học tập nói trên, khi các em đã được đặt tên thì mỗi em phải nhớ đúng tên mình. Giáo viên nêu luật chơi và làm mẫu một lần, sau đó cho học sinh chơi còn giáo viên quan sát, làm trọng tài, em nào không được gọi tên mà đến hoặc em nào được gọi tên mà không đến sẽ phải nhảy lò cò xung quanh lớp học.
	Giáo viên muốn mua một quyển sách thì sẽ hô: “I want a book.”. Học sinh có tên gọi là “book” sẽ chạy lại vị trí cạnh giáo viên. Giáo viên muốn mua 2 cây thước thì sẽ hô: “I want two rulers.”. Hai em học sinh có tên là “ruler” sẽ chạy lại chỗ giáo viên. Sau khi giáo viên hô hết các từ chỉ đồ dùng học tập thì học sinh sẽ thay giáo viên để “Go to the bookshop”. Học sinh đó sẽ hô các câu “I want ” để các bạn khác làm theo ý mình.
	Mục đích: Cứ như vậy, học sinh thay nhau đóng vai người đi mua đồ dùng học tập “Go to the bookshop” và được gọi tên các từ chỉ các đồ dùng học tập. Còn các học sinh được đặt tên theo các đồ dùng học tập được nghe và phản xạ với các từ nghe được. Điều này tạo cho các em khắc sâu hơn các từ đã học và nói thành thạo hơn các từ chỉ đồ dùng học tập.
	Biện pháp 5: Tổ chức các sân chơi tiếng Anh.
	Đối với mỗi trường, mỗi năm ít nhất cũng nên tổ chức giao lưu tiếng Anh cấp trường một hoặc hai lần cho học sinh. Có thể tổ chức theo khối hoặc theo trường để học sinh các lớp, các khối lớp có cơ hội giao lưu, vui chơi, học hỏi lẫn nhau.
	Học sinh sẽ tham gia thi các phần thi tìm hiểu kiến thức tiếng Anh bằng cách trả lời các câu hỏi giống như các chương trình giải trí trên truyền hình: Chiếc nón kì diệu, Ai là triệu phú, Tam sao thất bản, Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng, Hộp quà bí ẩn
 	Ngoài các đội tham gia thi, các thành viên tham gia thi còn có phần tham gia của khán giả, việc này khích lệ các em quan tâm và tham gia học tập, khắc sâu hơn những kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn thiếu sót.
	Lồng ghép vào chương trình không thể thiếu được phần thi năng khiếu gồm các năng khiếu: hát, múa, ngâm thơ, diễn kịch,  bằng tiếng Anh. Mục đích là làm cho học sinh mạnh dạn hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Học sinh hòa mình vào môi trường nói tiếng Anh để không bị lung túng khi thực hành giao tiếp tiếng Anh.
	Sau đây là minh họa chương trình Giao lưu tiếng Anh cho học sinh khối 3 vào dịp kỉ niệm ngày 26/3 – ngày thành lập Đoàn TNCS HCM. Thời gian tổ chức là 60 phút.
	Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị nội dung chương trình, các câu hỏi đáp án, chuẩn bị về thiết bị: loa, đài, máy chiếu, hệ thống các câu hỏi và đáp án trình chiếu. Chuẩn bị phần thưởng để khích lệ học sinh. Học sinh tham gia ôn lại những kiến thức đã học, tập hát các bài hát đã học hoặc những bài hát gần với chương trình. Học sinh gồm có 6 em, chia làm 2 đội chơi.
	Bước 1: Thi cá nhân (mỗi em có 5 phút cho phần thi này)
	- Từng em học sinh sẽ giới thiệu về mình (màn chào hỏi: Hello, My name’s  . I’m in class  . I’m  years old, )
	- Sau đó các em sẽ thi hát các bài hát tiếng Anh, có thể múa minh họa.
	- Mỗi học sinh sẽ bóc thăm trả lời các câu hỏi bằng cách chọn số trên màn hình. Các câu hỏi cõ thể đưa ra như sau (phần này ta có thể đặt câu hỏi dựa theo cách thức của chương trình “Ai là triệu phú”)
	Câu hỏi 1: Em đáp lại thế nào bằng tiếng Anh khi có một người chào em bằng câu: “Good morning!”?
	A. Good evening!	B. Good morning!
	C. Goodbye!	D. Good afternoon!
	Câu hỏi 2: Em hãy yêu cầu bạn em “gấp sách lại” bằng tiếng Anh?
	A. Close your book, please.	B. Open your book, please.
	C. Sit down, please.	D. Stand up, please.
	Câu hỏi 3: Em hỏi thế nào mà bạn đáp lại câu: “I’m eight years old.”?
	A. What’s your name?	B. How are you?
	C. How old are you?	C. What is this?
	Bước 2: Dành cho khán giả.
	Giáo viên đưa hình ảnh lên máy chiếu và yêu cầu học sinh đọc bằng tiếng Anh các từ chỉ hình ảnh đó, rồi đánh vần các con chữ. Nếu đọc đúng từ và đánh vần đúng các con chữ trong từ đấy thì nhận được phần quà. Thời gian dành cho phần này khoảng 10 phút. Các từ đưa ra cho học sinh phải phù hợp với mọi đối tượng học sinh tham gia, không thách đố các em nhiều. Các hình ảnh đưa ra là các hình ảnh theo các chủ đề như: đồ dùng học tập (book, pen, ruler, eraser, pencil, ), màu sắc (red, pink, white, black, green, blue,

Tài liệu đính kèm:

  • docPHUONGDAN_LHPHONG.doc