Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập rèn kỹ năng đọc theo hứơng tích cực hóa hoạt động học tập cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập rèn kỹ năng đọc theo hứơng tích cực hóa hoạt động học tập cho học sinh Lớp 2

Biện pháp thứ tư: Bài tập luyện đọc diễn cảm

 Muốn rèn cho các em đọc đọc diễn cảm thì trước hết phải rèn cho các em đọc đúng, đọc ngắt giọng và nhấn giọng đã. Đọc diễn cảm là đọc văn bản sao cho giọng điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Đọc diễn cảm có nhiều mức độ:

- Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu.

Ví dụ: Trong bài “Cây dừa” - Tiếng Việt 2 tập 2 trang 88 có câu

 Cây dừa xanh toả nhiều tàu

 Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

 Khi đọc giáo viên phải lưu ý học sinh đọc nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm như: toả, dang tay, gật đầu.

 - Biết thể hiện ngữ điệu (Sự thay đổi cao độ, trường độ của giọng đọc) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến).

 - Biết đọc giọng phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật.

 - Biết đọc phân biệt lời của của các nhân vật.

 Ví dụ: Trong bài Tập đọc “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” - Tiếng Việt 2 tập 2 trang 31.

 - Khi đọc giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, cuối truyện lại rát chân thành. Còn giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin.

 Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong đoạn văn hoặc văn

 

doc 20 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 980Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng bài tập rèn kỹ năng đọc theo hứơng tích cực hóa hoạt động học tập cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học sinh học tốt phân môn tập đọc các em sẽ học tốt các môn học khác trong chương trình Tiếng Việt.
 - Giúp học sinh có cái nhìn sâu rộng về vạn vật xung quanh, từ đó các em có khả năng diễn đạt tốt trong giao tiếp.
 - Học sinh học tốt phân môn tập đọc này các em sẽ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong cuộc sống.
 - Giúp các em thích thú khi học môn tập đọc.
 - Tôi chọn đề tài này nhằm tiếp cận, vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học. Qua đó đề xuất một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hướng đổi mới. 
 - Xây dựng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học phân môn tập đọc theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu qua nhiều năm giảng dạy thực tế ở lớp 2 của trường Tiểu học Quang Trung.
- Nghiên cứu qua tài liệu, sách giáo viên lớp 2, sách thiết kế lớp 2, sách tiếng việt lớp 2, sách tham khảo.
- Nghiên cứu học tập qua các bạn đồng nghiệp trong trường và các trường bạn. 
 4. Phạm vi nghiên cứu. 
Do điều kiện có hạn vì thế tôi chỉ tập trung nghiên cứu: “Rèn kỹ năng đọc theo hứơng tích cực hóa hoạt động học tập cho học sinh lớp 2.” trong môn tập đọc, nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng việt cho học sinh lớp 2a3 trường tiểu học Quang Trung, Thị xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăk Lăk.
 5. Phương pháp nghiên cứu. 
Trong đề tài này tôi nghiên cứu qua các phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát 
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thực hành luyện tập. 
- Phương pháp thống kê. 
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận: 
Trong trường tiểu học Tiếng Việt là môn học quan trọng, có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, được thể hiện qua bốn dạng hoạt động: nghe – nói – đọc – viết. Trong đó tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng quan trọng. Kỹ năng đọc. Vì vậy việc tìm hiểu một liệu pháp, để nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn tập đọc, là một việc làm hết sức cần thiết của người giáo viên tiểu học. 
Đọc là một hoạt động tiếp nhận thông tin thông qua kênh chữ. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc tiếp nhận được nội dung, kiến thức trong bài đọc. Mà người đọc dùng mắt, nhìn, miệng đọc, tâm để cảm thụ, phân tích nội dung thông tin vừa đọc.
2. Thực trạng của vấn đề: 
 Nhiều năm giảng dạy và làm công tác dạy tiếng việt ở bậc tiểu học nói chung và dạy tập đọc ở lớp 2 nói riêng tôi nhận thấy: Khả năng tiếp thu môn học Tiếng Việt của các em cũng nhiều hạn chế so với các môn Toán hay Tự nhiên Xã hội, ở phân môn tập đọc lớp 2 đa phần các em đó đọc được, song một số em đọc cũng chưa được rõ ràng, chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy, nhiều em phát âm chưa phân biệt rõ phụ âm đầu l/n; tr/ch; s/x đặc biệt học sinh trường tôi đang công tác thì đa số các em đọc con ngọng phụ âm l/n, về kĩ thuật đọc chưa thể hiện được tình cảm, nội dung mà văn bản đề cập tới. Ví dụ như các em chưa biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, những từ ngữ trọng tâm, từ chìa khoá, trong những trường hợp sắm vai hay đối thoại các em cũng lúng túng, nhiều em cũng thiếu tự tin trong việc thể hiện giọng đọc của mình. Đối với đối tượng học sinh đọc còn chậm các em chưa xác định được đâu là giới hạn những câu đối thoại của mình, với thực tế trên tôi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề rèn kỹ năng đọc cho học sinh khối 2 với mong muốn tích lũy thêm cho bản thân những kiến thức và kinh nghiện chuyên môn nhằm đạt hiệu quả cao trong việc dạy và học.
 Khi tiến hành làm sáng kiến này tôi đã nghiên cứu sách giáo khoa phân môn tập đọc lớp 2 để tìm hiểu nội dung cấu trúc của chương trình, tìm hiểu việc học của các em, tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn của ngành, nghiên cứu rút kinh nghiệm qua từng tiết dự giờ. Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến phân môn Tiếng Việt nhất là phân môn tập đọc.
 Quan sát đội ngũ giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp gì? Những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong quá trình rèn đọc cho học sinh.
 Thường xuyên dự giờ của giáo viên dạy khối 2 để rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học, nhất là môn tập đọc.
 Một hạn chế rất phổ biến ở giáo viên khi dạy Tập đọc là không phân biệt được sự khác nhau giữa tiết Tập đọc và tiết Tập đọc - học thuộc lòng. Nhiều giáo viên chỉ thấy sự khác nhau ở các lớp đầu cấp khi cho học sinh đọc đồng thanh, mà quên rằng nhiệm vụ chủ yếu của tiết Tập đọc là luyện đọc cá nhân, còn nhiệm vụ của tiết Tập đọc - học thuộc lòng là vừa phải luyện đọc vừa kết hợp rèn trí nhớ, ít chú ý đến đối tượng học sinh đọc chậm nhiều giáo viên cố tình "bỏ quên" đối tượng này, coi như không có các em trong lớp.
 Có một số giáo viên mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nhưng do phương pháp dạy học truyền thống đó tiềm tàng, khả năng nắm bắt phương pháp mới cũng hạn chế. Các bước lên lớp chưa linh hoạt. Vì vậy tiết Tập đọc còn buồn tẻ, đơn điệu. Các em học vẹt. Khâu thực hành còn yếu, nhất là khâu luyện đọc, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
 Trong những năm gần đây một số phụ huynh có quan tâm đến con em mình như quan tâm học tập ở nhà, cũng như chuẩn bị bài hoặc mua đầy đủ đồ dùng học tập,mua sách tham khảo cho con em đọc
 Nhiều học sinh thích đọc trước lớp cho cả lớp nghe và nhận xét.
 Nội dung chương trình Tiếng việt ở sách giáo khoa khá gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em. Chương trình nội dung gắn kết với các môn học khác như luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện, tập làm văn
Học sinh sử dụng cách đọc không có điểm nhấn hoặc nhấn giọng vào những tiếng không có trọng âm, khiến cho giọng đọc trở nên đều đều, buồn tẻ hoặc làm cho nội dung thông báo bị hiểu sai lệch. Ngắt giọng không chính xác ở các câu văn dài, có cấu tạo ngữ pháp phức tạp (ngắt giọng ngẫu hứng theo nhịp thở). Học sinh đọc sai lệch do ảnh hưởng của vùng miền.
 	Nhờ nhiều năm dạy lớp 2 nên tôi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, từ đó giúp học sinh khi học một tiết tập đọc diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả, có khá nhiều học sinh thích học môn tập đọc. Qua nghiên cứu đề tài này học sinh lớp tôi học đạt kết quả khá tốt.
Một số em kết quả đọc còn thấp, cũng như thiếu tự giác và lơ là của các em hiện nay. Các em thường mắc khá nhiều lỗi khi đọc. Các em chưa chịu khó rèn đọc. 
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
 Để nâng cao chất lượng môn tập đọc cho học sinh lớp 2 đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và bền bỉ, vì đây là một công việc rất khó khăn. 
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp, nhiều hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, không áp đặt, không cứng nhắc.
Nghiên cứu đề tài này giúp học sinh kĩ năng đọc tốt nhằm nâng cao chất lượng phân môn tập đọc, để vận dụng tốt khi nói và viết.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. 
Đổi mới phương pháp dạy – học là vấn đề được đặt lên vị trí hàng đầu được các cấp quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm. Vì nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta trực tiếp giảng dạy cần xác định rõ chính xác, nắm vững về việc đổi mới sao cho phù hợp với tình hình, năng lực của học sinh. Nghĩa là giáo viên không đóng vai trò truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng các phương pháp như: thuyết trình giảng giải, song song đó là học sinh chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Mà được vận dụng bằng các phương pháp sao cho giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi gợi ý, gợi mở – song song đó là học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập một cách tích cực nhằm tiếp thu bài một cách chủ động và hiệu quả hơn. Muốn làm được công việc trên thì bản thân giáo viên phải nỗ lực nhiều so với phương pháp dạy học thụ động và phải kiên trì vận dụng phương pháp đổi mới nhằm tạo cho các em thích ứng dần với phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp đến cao. Trong đổi mới phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học thì mới thành công. 
Như vậy khi nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức, cảm thụ của học sinh. Phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Giáo viên không chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động, với phương pháp dạy học trên thì vai trò của giáo viên không những không bị hạ thấp mà còn được đề cao với tư cách là người gợi mở, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài trong hoạt động học tập của học sinh. 
Khi dạy môn tập đọc không phải dạy gói gọn trong môn này, mà tôi dạy thông qua nhiều môn học khác như môn kể chuyện và môn luyện từ và câu, tập làm văn nhằm học sinh đọc tốt. Để học sinh có khả năng cảm nhận nhanh trong khi học môn tập đọc, chính vì vậy tôi đưa ra những biện pháp cụ thể như sau:
 - Bài tập rèn kỹ năng đọc theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập cho học sinh lớp 2.
 Biện pháp thứ nhất: Bài tập luyện chính âm (còn gọi là bài tập luyện phát âm đúng). 
Đây là loại bài tập dễ thực hiện nhưng ít xuất hiện trong sách giáo khoa, nên ít được giáo viên sử dụng. Hình thức bài tập có thể là tìm (gạch dưới, đóng khung, liệt kê) những từ ngữ khó đọc trong bài. 
Cách thực hiện: Để đổi mới cho phù hợp với tình hình năng lực thực tế học sinh của lớp, ta không nên chọn và ghi sẵn các từ ngữ khó cho học sinh luyện đọc. Và sau khi cho học sinh thực hiện bài tập, giáo viên không đọc mẫu, yêu cầu học sinh đọc từ ngữ, câu có chứa tiếng học sinh hay mắc lỗi rồi giáo viên mới chữa, hoặc giáo viên đọc mẫu những từ ngữ, câu có chứa tiếng trong đó có âm vần học sinh hay đọc lẫn rồi yêu cầu học sinh đọc theo. 
 * Bài tập minh họa 
 Ví dụ 1: Đọc thầm đoạn 2 của bài “Câu chuyện bó đũa” (TV2 – tập 1 tr112) ghi lại những tiếng có phụ âm đầu g, r vào chỗ trống. 
- g 
- r 
*Giải đáp: + g: gọi, gái, gãy + r: rồi, rất, rể, ra 
 Ví dụ 2: Đọc thầm đoạn 4 của bài “Chim sơn ca và bông cúc trắng” (TV 2 – Tập 2 – Trang 23) và ghi lại những tiếng có chứa ao, au rồi điền vào chỗ trống dưới đây
+ au:..
+ ao:.
* Giải đáp: + au: sau + ao: vào
 Ví dụ 3: Đọc đoạn 1 của bài “Chuyện bốn mùa” (TV 2, tập 2, Tr 4) vô ghi lại những tiếng có chứa i, y vào chỗ trống dưới đây: 
+ i: ..
+ y: 
* Giải đáp: + i: chị , nhi, thỉ, nghỉ + y: Ngày, nảy, tay
 Ví dụ 4: Chọn trong đoạn 1 của bài “Cây đa quê hương” (TV2, Tập 2, Trang 93) những tiếng có thanh hỏi và thanh ngã rồi viết vào 2 dòng dưới đây 
-Những tiếng có thanh hỏi: .
-Những tiếng có thanh ngã: .
* Giải đáp: (?) cổ, xuể, hổ, tưởng, gẩy (~) giữa, rễ, dữ, lững thững 
Với dạng bài tập này sẽ giúp cho học sinh nhanh chóng hiểu và phát âm chính xác các tiếng, từ khó dễ lẫn mà nguyên nhân chính là do học sinh chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thổ âm của môi trường mình sinh sống. 
 Biện pháp thứ hai: Bài tập luyện đúng trọng tâm. 
Đây là kiểu bài tập giúp học sinh đọc rõ, nhấn giọng hay kéo dài, những từ chìa khóa của bài đọc 
* Cách thực hiện: Khi đến phần hướng dẫn học sinh đọc đoạn. Theo cách dạy thông thường, giáo viên ghi sẵn câu hoặc đoạn vào băng giấy hoặc bảng phụ. Dùng các ký hiệu (/; //) ngắt, nghỉ hoặc gạch chân các từ cần nhấn giọng  với cách hướng dẫn trên thì chưa phát huy được tính tự giác, chủ động của học sinh. Vì học sinh chỉ làm theo mẫu có sẵn. Nó mang tính chất áp đặt, chưa khơi dậy được ở học sinh óc sáng tạo, cũng như sự đam mê hứng thú trong học tập. 
 Với hình thức luyện đọc trên tôi thay thế bằng cách xây dựng Bài tập luyện đúng trọng âm. 
Ví dụ 1: Ghi dấu ­ dưới tiếng cần nâng cao giọng và dấu bằng (=) dưới tiếng cần hạ thấp giọng khi đọc các câu sau: 
 Bạn là ai? Vì sao bạn khóc? 
Tôi là cá sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi (Quả tim khỉ, TV 2, tập 2, tr.51). 
* Giải đáp 
Bạn là ai? ­ vì sao bạ n khóc? ­
Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi 
Ví dụ 2: Gạch dưới các từ cần nhấn giọng khi đọc 4 dòng thơ sau của bài Cây dừa (TV 2, tập 2, Tr 88) 
Cây dừa xanh / tỏa nhiều tàu, /
Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng. //
Thân dừa / bạc phếch tháng năm, /
Quả dừa –/ đàn lợn con / nằm trên cao. //
* Giải đáp
Cây dừa xanh / tỏa nhiều tàu, /
Dang tay đón gió, / gật đầu gọi trăng. //
Thân dừa / bạc phếch tháng năm, /
Quả dừa –/ đàn lợn con / nằm trên cao. //
* Cách tiến hành 
Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc giáo viên không ghi sẵn mà yêu cầu học sinh nêu cách đọc của cá nhân. Cuối cùng giáo viên kết luận cách đọc rồi hướng dẫn các em đọc theo yêu cầu. 
Qua đó hướng dẫn học sinh nâng dần lên khả năng biết đọc ngắt nghỉ trong câu văn, câu thơ, cũng là căn cứ để xác định những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài. 
 Biện pháp thứ ba: Bài tập luyện đọc ngắt giọng đúng chỗ.
 Qua điều tra thực tế tôi thấy ở học sinh lớp 2 nói chung chưa biết cách đọc ngắt giọng. Để học sinh biết ngắt giọng trong khi đọc, trước hết phải hướng dẫn các em đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em đọc đúng cách ngắt giọng. Muốn đạt được điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc tuyệt đối không được tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm theo. Không tách giới từ với danh từ đi sau nó, không tách quan hệ từ là với danh từ đi sau nó.
 Ví dụ: Không được đọc ngắt giọng:
	 Tự xa/ xưa thủa nào
	Trong rừng/ xanh sâu thẳm
	(Gọi bạn- Tiếng Việt 2 tập 1 trang 28)
Hay:
Con ve cũng/ mệt vì hè nắng oi
Mẹ là/ ngọn gió cảu con suốt đời.
(Mẹ- Tiếng Việt 2 tập 1 trang 101)
	Mà phải đọc:
	Tự xa xưa / thủa nào
	Trong rừng xanh / sâu thẳm
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi
Mẹ là ngọn gió / của con suốt đời.
	 Khi đọc các bài văn xuôi cũng vậy, việc ngắt giọng phải phù hợp với dấu câu. Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, trùng hợp với danh giới ngữ đoạn.Trên thực tế học sinh thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu văn dài có cấu trúc phức tạp hoặc mắc lỗi ngay ở câu ngắn. Nhưng các em chưa nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ.
	Ví dụ:	Ông già bẻ bó đũa một/ cách dễ dàng
	Dê trắng thương/ bạn quá
	Bàn tay mẹ/ quạt mẹ đưa gió về
 Vì vậy trước khi giảng một bài cụ thể giáo viên cần dự tính những chỗ học sinh hay ngắt giọng sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng.
 	Ví dụ: Bài: Dậy sớm
	Tinh mơ / em thức dậy
	Rửa mặt / rồi đến trường
	Núi giăng hàng / trước mặt
 Phải lưu ý về cách ngắt nhịp vì theo dự tính học sinh sẽ ngắt
	Tinh mơ em / thức dậy
	Rửa mặt rồi / đến trường
	Núi giăng / hàng trước mặt	
 Trong khi đó xét về mặt ý nghĩa và lí thuyết trọng âm hai câu đầu ngắt nhịp 2/3 và câu sau ngắt nhịp 3/2. Bên cạnh dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp còn cần phải dạy ngắt giọng biểu cảm, nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, nhằm tập trung sự chú ý của người nghe vào những từ ngữ mang trọng âm ngữ nghĩa.
 Ví dụ: Đó là chỗ ngừng lâu hơn trong các câu thơ cuối bài: 
 	Mẹ/ là ngọn gió của con suốt đời.
 Biện pháp thứ tư: Bài tập luyện đọc diễn cảm
	 Muốn rèn cho các em đọc đọc diễn cảm thì trước hết phải rèn cho các em đọc đúng, đọc ngắt giọng và nhấn giọng đã. Đọc diễn cảm là đọc văn bản sao cho giọng điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản, thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Đọc diễn cảm có nhiều mức độ: 
Biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu. 
Ví dụ: Trong bài “Cây dừa” - Tiếng Việt 2 tập 2 trang 88 có câu
	 Cây dừa xanh toả nhiều tàu
	Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
 Khi đọc giáo viên phải lưu ý học sinh đọc nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm như: toả, dang tay, gật đầu.
	- Biết thể hiện ngữ điệu (Sự thay đổi cao độ, trường độ của giọng đọc) phù hợp với từng loại câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến).
	- Biết đọc giọng phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật.
	- Biết đọc phân biệt lời của của các nhân vật. 
	Ví dụ: Trong bài Tập đọc “Một trí khôn hơn trăm trí khôn” - Tiếng Việt 2 tập 2 trang 31.
 - Khi đọc giọng Chồn lúc hợm hĩnh, lúc thất vọng, cuối truyện lại rát chân thành. Còn giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin.
 Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong đoạn văn hoặc văn
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. 
Trong 3 biện pháp trên không có biện pháp nào xem nhẹ bởi biện pháp nào cũng gắn kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt là biện pháp bài tập luyện chính âm, biện pháp bài tập luyện đúng trọng âm và biện pháp bài tập ngắt giọng đúng chỗ, các biện pháp đều có sự quan hệ mật thiết trong môn tập đọc. Là giáo viên, bản thân luôn thường xuyên thay đổi, cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, động viên, khuyến khích các em tư duy, sáng tạo, bày tỏ ý kiến của mình, tự tin trước tập thể. 
 Giáo viên xác định được mục tiêu dạy học theo phương pháp mới, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học. Giáo viên đóng vai trò người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động.
 Xác định đúng đặc trưng bộ môn, vị trí, mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
Kiểm tra thường xuyên, kịp thời để phát hiện những thiếu sót của các em và có hướng sửa chữa, nhất là học sinh chưa hoàn thành. 
Có tinh thần trách nhiệm cao “Vì sự nghiệp giáo dục toàn diện trẻ”, có lòng tận tụy, yêu thương học sinh. Nghiên cứu bài dạy, chuẩn bị chu đáo các hoạt động dạy học cũng như các dụng cụ trực quan hỗ trợ cho tiết học đạt hiệu quả cao.
 Luôn động viên, khen ngợi kịp thời các em học sinh chưa hoàn thành dù là những tiến bộ nhỏ nhất. Không áp đặt, không chê bai khi học sinh đọc chưa tốt. 
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 	 Trải qua quá trình nghiên cứu và thực hiện chất lượng học sinh lớp tôi đạt kết quả như sau:
 - Giờ học tập đọc học sinh học rất hứng thú.
 - Kết quả học sinh học môn tập đọc bước đầu chất lượng được nâng lên đáng kể. Đây là một việc làm hết sức quan trọng về nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt cho học sinh.
 - Học sinh được phát huy tính tính cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phát huy được khả năng tìm tòi, khám phá của các em, khuyến khích, phát triển năng lực – năng khiếu sở trường của cá nhân học sinh. Làm cho hiệu quả giáo dục ngày một nâng lên.
Qua một số phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh đã nêu ở trên , sau khi áp dụng với học sinh lớp 2a3 từ đầu năm học cho đến cuối năm học, đã thu được kết quả dạy học chủ yếu sau: 
 - Phần lớn học sinh trong lớp có ý thức, tự giác hơn trong quá trình luyện đọc, cũng như quá trình học tập, các em trở nên yêu thích môn học, thích được làm việc tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
 - Các em có một thói quen học tập nhất định, là tích cực tham gia các hoạt động học tập ở hầu hết các môn học. 
 - Kết quả học tập của các em được nâng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là kỹ năng đọc của các em được thể hiện cụ thể như sau:
1. Kết quả thống kê cuối kì 1 môn Tiếng Việt phân môn tập đọc năm học 2016 – 2017 như sau: 
Tổng số HS
Kết quả cuối kì 1
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
 34
15
44,1
16
47
3
 8,8
 Kết quả cho thấy học sinh đọc ở mức hoàn thành tốt còn chưa cao mà tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành 14,3%.
 Sau khi áp dụng biện pháp nghiên cứu vào thực tiễn lớp 2a3 năm học 2016 – 2017 đã thu được kết quả sau :
2. Kết quả xếp loại cuối năm học môn Tiếng Việt phân môn tập đọc như sau:
Tổng số HS
Kết quả cuối năm học
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
SL
TL%
SL
TL%
 34
19
58,9
16
44,1
 	Với kết quả đạt được sau một thời gian áp dụng biện pháp nghiên cứu, cho ta thấy rằng đã giải quyết tốt được thực trạng thực tế nêu trên. Tôi tin tưởng rằng, các em học sinh lớp 2a3 do tôi phụ trách này sẽ đủ điều kiện lên lớp 3, để tiếp tục học tập và tiếp cận với chương trình sách giáo khoa, cũng như những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới của những năm học tiếp theo. 
 III. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1 Kết luận:
Môn Tiếng Việt ở tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao. Vì thế là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở tiểu học phải không ngừng học hỏi nghiên cứu các tài liệu giáo dục nhằm thỏa mãn nhu cầu ham học hỏi của học sinh. Trong quá trình dạy học giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và các hình thức tổ chức d

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_bai_tap_ren_ky_nang_doc_theo.doc