Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học Bài 13: "Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa" môn Giáo dục công dân 11 ở trường Trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học Bài 13: "Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa" môn Giáo dục công dân 11 ở trường Trung học phổ thông

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VÂN DỤNG TƯ TƯỞNG

HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

1- Cơ sở lý luận:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội được

thông qua tại Đại hội lần thứ VII và Văn kiện Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt

Nam đã khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền

tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của cách mạng”. Vì vậy tư tưởng và

đạo đức Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin, là vũ khí

tinh thần, là nguồn cổ vũ và sự soi sáng cho nhân dân ta trên con đường đi lên Chủ

nghĩa xã hội.

Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là

một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,

tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống

quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần

độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn

thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những

hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi

người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm “học đi đôi

với hành”, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.

pdf 23 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 555Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học Bài 13: "Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa" môn Giáo dục công dân 11 ở trường Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hộ về vật chất và 
tinh thần của các nước khác”..... 
Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời 
mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới, nền giáo dục xã 
hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hội phát huy khả năng sáng 
tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới 
tính... 
2. Chính sách khoa học và công nghệ: 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến lĩnh vực khoa học và công 
nghệ . Người cho rằng khoa học và kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn trong sự nghiệp giải 
phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Người không ngừng chăm lo bồi 
dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật để phục vụ cho nước nhà. Có thể 
khẳng định, hiểu và đánh giá đúng về vai trò, sức mạnh của khoa học và công nghệ và 
biết cách phát huy tối đa sức mạnh đó trong sự nghiệp cách mạng chính là cốt lõi của 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ. 
 Khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1954. Người khẳng định: 
“Khoa học là tổng kết kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bóc lột và giai cấp 
bị bóc lột, và đấu tranh giữa con người với tự nhiên”. 
→ Sử dụng tư liệu trên trên khi giảng dạy về khái niệm “khoa học” 
 a. Vai trò và nhiệm vụ của khoa học và công nghệ: 
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. 
Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta...Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi 
chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máy móc cả trong 
công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức 
người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm những việc phi thường ...Đó là 
con đường phải đi của chúng ta, con đường công nghiệp hóa nước nhà” 
Nền văn minh công nghiệp ngày nay cần đến con người có trình độ học vấn cao 
và chuyên môn hoá sâu để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bác Hồ 
khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến 
hạnh phúc vô tận”. 
→ Sử dụng các tư liệu trên trên khi giảng dạy về vai trò của khoa học và công 
nghệ là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước. Từ nhận thức đúng đắn về 
khoa học và công nghệ mà Đảng, Nhà nước ta xác định: Khoa học và công nghệ là 
quốc sách hàng đầu. 
Sáng kiến kinh nghiệm - 8 - 
................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................ 
GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam Kỳ- Quảng Nam 
- Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ được Bác Hồ chỉ rõ: 
 Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội nghị phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam 
(18/5/1963) trong bài phát biểu của Bác Hồ, có nhấn mạnh: “Chúng ta đều biết rằng 
trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến 
được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp. Phong 
tục tập quán lạc hậu còn nhiều,...” 
Người cho rằng: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản 
xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải 
thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. 
“Chỉ có liên hệ chặt chẽ với nông nghiệp, không rời xa sức tiết kiệm và ăn khớp với 
vốn liếng và sức hậu bị của ta - thì công nghệ mới làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của nó, 
là lãnh đạo và cải tạo kinh tế của quốc dân”. 
→ Sử dụng các tư liệu trên trên khi giảng dạy về nhiệm vụ của khoa học và 
công nghệ: giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn đặt ra; cung cấp những 
luận cứ khoa học để Đảng và nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách; 
đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; nâng cao 
trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học công nghệ. 
b.Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ cũng được Bác 
đề cặp đến. Bác nói: 
“...các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình, 
truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân đẩy mạnh thi đua sản xuất 
nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đời sống nhân dân 
mới được cải thiện về mọi mặt. Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các cô, các chú”. 
“Trước hết, chúng ta hãy nhắc lại Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng, phần 
nói về khoa học - kỹ thuật. Nghị quyết nói: " Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phổ biến 
khoa học kỹ thuật một cách có trọng điểm, có từng bước vững chắc, nhằm phục vụ 
sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng. Ra sức đào tạo cán bộ khoa học - kỹ 
thuật và xây dựng cơ sở khoa học cần thiết, kết hợp với phổ biến rộng rãi hiểu biết 
khoa học - kỹ thuật trong đông đảo quần chúng, thúc đẩy phong trào thi đua cải tiến 
kỹ thuật”. 
Trong bài nói tại Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ 6, ngày 19-7-1960, 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò nền tảng, tầm quan trọng lớn của nông 
nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa đất nước: “Nước ta là một nước nông 
nghiệp...Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, phải lấy việc phát 
triển nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có 
cơ sở phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho 
công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm ra” 
Về mối quan hệ qua lại giữa công nghiệp và nông nghiệp, Người nhấn mạnh: 
“Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho công nghiệp hóa nước 
Sáng kiến kinh nghiệm - 9 - 
................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................ 
GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam Kỳ- Quảng Nam 
nhà. Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới có thể phát triển 
mạnh”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước ta với 80% dân số là nông dân, vấn đề mấu 
chốt là phải giải quyết tốt vấn đề lương thực, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông 
dân để làm nền tảng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
→ Sử dụng tư liệu trên trên khi giảng dạy : Phương hướng cơ bản để phát triển 
khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay. 
3. Chính sách văn hoá: 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của 
Người là một kho báu văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó tư tưởng của Người 
về văn hóa chiếm một vị trí hết sức quan trọng. 
 - Khi định nghĩa “văn hoá” là những giá trị vật chất và tinh thần do con người 
sáng tạo ra bằng lao động của mình. Chúng ta dựa vào tài liệu Hồ Chí Minh: 
“Để sống còn, loài người phải sản xuất mới có ăn, có mặc” 
“Chúng ta đều biết từ đời xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, 
búa đá phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử”. 
“Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ có người lao động. Xây dựng nên giàu 
có, tự do, dân chủ cũng là nhờ người lao động...” 
→ Giáo viên sử dụng các tư liệu trên để dẫn chứng về giá trị vật chất của văn 
hoá. 
“... Các đồng chí phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, khoa 
học - kỹ thuật, phải góp tài, góp sức để cải tiến bộ mặt xã hội của nước ta, làm cho 
dân ta sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của nhân dân ta văn minh, tức 
là khoa học, lành mạnh và vui tươi. Đó là nhiệm vụ rất nặng nề mà cũng rất vẽ vang”. 
→ Sử dụng tư liệu trên làm sáng tỏ giá trị tinh thần của văn hoá là do con người 
sáng tạo nên bằng lao động của mình. Trên cơ sở đó giáo dục học sinh biết quí trọng 
và bảo vệ các thành tựu văn hoá. 
a. Vị trí và nhiệm vụ của văn hóa. 
 - Văn hoá có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Bác từng khẳng định: 
“Văn hoá, giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ 
nghĩa xã hội”. 
“Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến 
thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và đủ điều kiện phát triển được; có thực mới 
vực được đạo; xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn 
hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế; văn hóa phải soi đường 
cho quốc dân đi”. 
“Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá” 
→ Sử dụng tư liệu trên để làm cho nội dung bài giảng về vị trí của văn hoá 
được sâu hơn. 
Sáng kiến kinh nghiệm - 10 - 
................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................ 
GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam Kỳ- Quảng Nam 
 - Việc tiếp thu văn hoá xã hội chủ nghĩa cũng trãi qua cuộc đấu tranh, như Bác 
chỉ rõ: 
“Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hoá đế 
quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc, và hấp thụ 
những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam 
có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”. 
Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Người, “trước hết cần có những con người 
xã hội chủ nghĩa”. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác 
ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền 
giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên” trong thời 
đại mới. 
→ Sử dụng hai đoạn trích trên để làm rõ nhiệm vụ của văn hoá: 
+ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 
 + Góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. 
 b. Phương hướng cơ bản xây dựng nền văn hoá. 
Bác chỉ rõ: “Cải tạo tư tưởng không phải là khó, nếu quyết tâm là được. Muốn 
cải tạo tư tưởng thì phải nắm lấy vũ khí của chủ nghĩa Mác - Lênin mà trong xã hội cũ 
không thể có được...” 
“Phải dạy lý luận Mác - Lênin cho mọi người. Người biết lý luận mà không 
thực hành thì cũng vô ích. 
Học lý luận không phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực hành là 
lý luận suông, học để áp dụng, để làm việc, làm mà không có lí luận thì không khác gì 
đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận mới hiểu được mọi 
việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng”. 
→ Sử dụng tư liệu trên làm rõ biện pháp hàng đầu để xây dựng văn hoá là cần 
làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ 
đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. 
“Về văn hoá miền núi có nhiều tiến bộ nhiều. Đồng bào Thái, đồng bào Mèo, 
đồng bào Tày, đồng bào Nùng đã có chữ viết của mình”. 
→ Sử dụng tư liệu trên làm rõ phương hướng : Kế thừa, phát huy những di sản 
và truyền thống văn hoá của tất cả các dân tộc anh em trong nước. 
“Trong khi xây dựng cái mới, chúng ta phải phát triển những đức tính tốt đẹp 
của tổ tiên ta và học tập những gương tốt của nhân dân các nước anh em”.. 
“Hiện nay nhân ta hoan nghênh các đoàn văn công Trung Quốc. Triều Tiên, 
Anbani. Đoàn văn công ta thì được nhân dân Ba Lan, Liên Xô và Trung Quốc hoan 
nghênh. Đó là bước đầu tốt đẹp của sự trao đổi văn hoá giữa nước ta và các nước 
bạn”. 
→ Sử dụng tư liệu trên khi giảng phương hướng: Tiếp thu những tinh hoa văn 
hoá nhân loại. 
Sáng kiến kinh nghiệm - 11 - 
................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................ 
GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam Kỳ- Quảng Nam 
“Quần chúng có biết sáng tác không? Vấn đề ấy cũng phải dứt khoát. Quần 
chúng là người sáng tạo. Nhưng quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật 
chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác nữa”. 
→ Sử dụng tư liệu trên khi giảng phương hướng : Nâng cao hiểu biết và mức 
hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân. 
Với tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giúp học 
sinh quyết tâm học tập và noi theo tư tưởng văn hóa của Người để từng bước xây 
dựng được nền văn hóa tiên tiến, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong 
thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. 
Sáng kiến kinh nghiệm - 12 - 
................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................ 
GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam Kỳ- Quảng Nam 
IV. CÁCH TIẾN HÀNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 
 1. Cách tiến hành: 
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bộ môn Giáo dục công dân có 
hiệu quả, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề quan trọng của việc 
đổi mới phương pháp bộ môn hiện nay. Để đạt được kết quả tốt phụ thuộc rất nhiều 
vào tổ chức dạy học bộ môn, có thể tiến hành như sau: 
 - Trong dạy học bộ môn, tuỳ theo điều kiện cụ thể, trình độ học sinh, giáo viên 
chọn một hoặc một số câu phù hợp nhất với nội dung bài học, chứ không nhất thiết 
phải trình bày tất cả các câu sưu tầm được, nhằm đảm bảo thời gian và tính vừa sức 
của học sinh. 
Ví dụ: Khi dạy về vị trí của giáo dục và đào tạo, giáo viên chọn câu: " Vì lợi ích 
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải 
đào tạo ra những người công dân tốt cho nước nhà" 
Câu trên khẳng định: Giáo dục và đào tạo có vị trí vô cùng quan trọng, nhằm xây 
dựng con người lao động mới cho xã hội. Phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã 
hội. 
 - Khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bộ môn, giáo viên cần giúp 
cho học sinh hiểu rõ, gắn gọn xuất xứ tài liệu, mối quan hệ giữa câu trích và nội dung 
bài học. 
Ví dụ: Khi dạy nhiệm vụ của giáo dục - đào tạo, giáo viên trích dẫn câu nói 
của Bác: " Thanh toán mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hoá. Trình độ văn 
hoá của nhân đân sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc kinh tế, phát triển dân chủ. 
Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết để xây dựng 
nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh " 
+ Giáo viên đặt câu hỏi: 
Em hãy cho biết câu nói trên của Bác ra đời trong hoàn cảnh nào? 
Câu nói của Bác đã nêu lên nhiệm vụ gì của giáo dục và đào tạo? 
Việc thực hiện nhiệm vụ đó hiện nay đạt kết quả như thế nào? 
+ Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi, giáo viên nhận xét và hướng các em rút ra các 
điểm liên quan đến bài học. 
 - Hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu về tư tưởng của Bác để vận dụng vào bài 
học, làm bài tập và chuẩn bị báo cáo trong các tiết sinh hoạt ngoại khoá... 
 Như vậy, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong bộ môn Giáo dục công 
dân được có thể tiến hành trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. 
Sáng kiến kinh nghiệm - 13 - 
................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................ 
GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam Kỳ- Quảng Nam 
2. Kết quả nghiên cứu: 
Đa số Giáo viên và Học sinh đều nhận thức đúng đắn, thấy được vai trò, ý 
nghĩa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và phương pháp học tập mới. 
Kết quả thu được rất khả quan, hầu hết các em biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí 
Minh ở hầu hết các khâu của quá trình dạy học bộ môn: trình bày kiến thức mới; làm 
bài tập, sinh hoạt ngoại khoá. Cụ thể tiến hành khảo sát ở lớp 11A1, 11A4, 11C2 năm 
học 2010 - 2011 đạt được kết quả như sau: 
- Lớp 11A1 (52 học sinh) 
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
5 9,6% 29 55,8% 16 30,8% 2 3,8% 
- Lớp 11A4 (52 học sinh) 
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
7 13,3% 25 48,1% 15 28,1% 5 9,5% 
- Lớp 11C2 (53 học sinh) 
Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 
SL TL SL TL SL TL SL TL 
10 18,9% 29 54,7% 13 24,5% 1 1,9% 
Sáng kiến kinh nghiệm - 14 - 
................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................ 
GV thực hiện: Bùi Thị Anh Thi............................................................... Trường THPT Lê Quý Đôn- Tam Kỳ- Quảng Nam 
V. KẾT LUẬN: 
Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học môn Giáo dục công 
dân ở trường Trung học phổ thông nhằm phát huy tính tích cực của học sinh góp phần 
nâng cao chất lượng bộ môn và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho các em. Qua đó 
trang bị cho các em những tri thức khoa học, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng 
và năng lực hoạt động thực tiễn, hiểu rõ vị trí và hành động của cá nhân mình đối với 
gia đình, tập thể, dân tộc, nhân loại và với chính bản thân. Hơn thế, vận dụng tư tưởng 
Hồ Chí Minh vào dạy học bộ môn bộ môn Giáo dục công dân không chỉ cung cấp 
cho các em những tri thức lí luận mà còn giúp cho các em hình thành phương pháp tư 
duy, hành động hàng ngày, phù hợp với hoàn cảnh trong từng giai đoạn phát triển của 
thời đại, của dân tộc. Đồng thời khắc phục cách nhìn chưa đúng của các em đối với 
bộ môn. Trên cơ sở đó, giúp các em thấm nhuần tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt 
Nam là "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư 
tưởng, kim chỉ nam cho hành động". 
Trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch đang tìm cách tấn công nền tảng 
tư tưởng của Đảng nhằm đẩy chúng ta đi chệch hướng thì việc đấu tranh để bảo vệ, 
phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng 
trở nên quan trọng và được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị, tư 
tưởng và lí luận của toàn Đảng, toàn dân ta. 
Với tinh thần đó người giáo viên nói chung và giáo viên GDCD nói riêng phải 
thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, vì đó là ngọn hải đăng, là ánh hào quang chói lọi 
soi sáng con đường chúng ta đi, là cẩm nang quý báu để xây dựng nên bài giảng sống 
động, góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách của người Việt Nam trong 
giai đoạn cách mạng hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại như mục tiêu 
môn học đã đề ra. 
Vì thời gian có hạn chắc có lẽ nội dung đề tài cũng chưa được đầy đủ theo ý 
muốn, và tôi cũng sẽ cố gắng bổ sung thêm trong các năm học kế tiếp. 
Kính mong Hội đồng khoa học và quí thầy (cô) góp ý để đề tài ngày một hoàn 
thiện hơn. Tôi chân thành cảm ơn ! 
VI. KIẾN NGHỊ: 
- Các cấp lãnh đạo, quản lý tổ chứ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvan_dung_tu_tuong_ho_chi_minh_vao_day_hoc_bai_13_chinh_sach.pdf