Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân ở THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân ở THCS

Để tạo hứng thú cho học sinh và tránh sự đơn điệu nhàm chán trong trình bày kết quả thảo luận, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trình bày kết quả thảo luận bằng nhiều hình thức khác nhau:

- Có thể viết hoặc vẽ lên giấy khổ to và đại diện nhóm trình bày kết quả.

Ví dụ: Khi tìm hiểu về những quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông (Bài 14,GDCD lớp 6). Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để thảo luận các câu hỏi sau:

Nhóm1: Tìm hiểuquy định về an toàn giao thông đối với người đi bộ?

Nhóm 2: Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người đi xe đạp?

Nhóm 3: Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người ngồi trên xe

 gắn máy?

Nhóm 4: Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người trên các

 phương tiện giao thông công cộng ( ô tô, xe lủa )?

Nhóm5: Tìm hiểu quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường sắt?

Các nhóm thảo luận; đại diện các nhóm báo cáo trình bày kết quả thảo luận bằng lời. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung

 

doc 23 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 7074Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến hoạt động thảo luận nhóm thành cơ hội đẻ tán gẫu, lãng phí thời gian.
	- Câu trả lời của học sinh thường lặp lại những vấn đề trong sách giáo khoa, thiếu sức sáng tạo.
	- Thảo luận nhóm thường gây ồn ào, ảnh hưởng tới lớp khác.
Vì những hạn chế trên mà Phương pháp thảo luận nhóm thường được vận dụng mang tính hình thức, đối phó. Giáo viên chỉ thực hiện chủ yếu trong các đợt dự giờ, thao giảng. Nguyên nhân của việc giáo viên ngại vận dụng phương pháp nàỳ là do : thảo luận nhóm là một phương pháp khó, để thành công phải tốn nhiều thời gian, công sức chuẩn bị, trong khi đó không gian lớp học chật, bàn ghế cố định, học sinh đông, nên việc di chuyển khi chia nhóm thường gặp khó khăn; từ quan niệm coi Giáo dục công dân là môn phụ, học sinh không chú trọng học môn này, nên không hào hứng tham gia thảo luận nhóm.
3. Nội dung, biện pháp thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD.
Để phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, những điểm khó của phương pháp thảo luận nhóm ở môn Giáo dục công dân, giáo viên nên chú ý những vấn để sau:
3.1. Lựa chọn vấn đề thảo luận.
Vấn đề thảo luận ở môn GDCD thường phải tập trung vào các khía cạnh: 1.Là những nội dung cơ bản trọng tâm của bài học; 2.Là những tình huống có vấn đề, hấp dẫn, buộc học sinh phải động não; 3.Phải phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh, phù hợp với thời gian, không gian hoạt động và cơ sở vật chất, trang thiết bị. Vấn đề thảo luận của các nhóm, có thể giống nhau hoặc khác nhau tuỳ từng hoạt động. Đồng thời câu hỏi thảo luận phải sáng sủa, ngắn gọn, rõ ràng, kích thích được suy nghĩ của học sinh, tạo ra được nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.
Ví dụ: Thảo luận nhóm để tìm hiểu ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình ( Bài 12,GDCD lớp 8). Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
 1. Vì sao hiện nay trong một số gia đình, con cái không ngoan (lười học, ham chơi, quyậy phá)?
 2. Theo em, con cái có vai trò như thế nào trong gia đình?
 3. Vì sao pháp luật phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
3.2. Cách thành lập nhóm.
Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng nhiều cách chia nhóm khác nhau và thường xuyên thay đổi thành phần của nhóm để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được hợp tác giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. Số lượng học sinh trong nhóm cũng không nên quá đông để tránh tình trạng một số em ỷ lại không tham gia hoạt động. Mỗi nhóm nên từ 4 -> 6 em là phù hợp.
Giáo viên có thể áp dụng linh hoạt các hình thức chia nhóm sau:
- Chia nhóm ngẫu nhiên: Giáo viên yêu cầu học sinh điểm danh từ 1 đến 4, 5, 6 rồi vòng trở lại ( tuỳ theo số nhóm giáo viên muốn có là 4, 5 hay 6, học sinh đếm đến số nào thì vào nhóm ấy. Giáo viên cũng có thể chia theo bàn , theo tổ, đây là hình thức chia nhóm phổ biến. Hình thức của nhóm này được áp dụng khi nhiệm vụ thảo luận của các nhóm giống nhau hoặc nếu nhiệm vụ khác nhau thì cũng ít có sự chênh lệch về độ khó. 
Ví dụ: Giaó viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm cùng thảo luận Tìm hiểu và liệt kê những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông hiện nay?( Bài 14,GDCD lớp 6).
Hoặc, thảo luận về Sự cần thiết của sức khoẻ đối với con người trong các lĩnh vực của cuộc sống ( Bài 1, GDCD lớp 6). Giáo viên có thể chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận sự cần thiết của sức khoẻ về một lĩnh vực: 
+Trong học tập. 
+ Trong lao động .
+ Trong sinh hoạt hàng ngày
- Chia nhóm cùng trình độ: Giáo viên dựa vào trình độ, năng lực của học sinh để chia thành các nhóm ( giỏi, khá, trung bình, yếu), căn cứ vào trình độ của từng nhóm, giáo viên nêu yêu cầu thảo luận theo các mức độ khác nhau, phù hợp với năng lực của từng nhóm.
Ví dụ: Thảo nhóm nhóm về Quyền tự do kinh doanh và phân biệt hành vi đúng hoặc sai trong kinh doanh ( Bài 13, GDCD lớp 9). Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm theo năng lực khác nhau và yêu cầu thảo luận các câu hỏi:
1. Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì? (Thông tin 1 phần đặt vấn đề , SGK tr45)? ( câu hỏi dễ).
2. Em hiểu thế nào là tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật? ( câu hỏi bình thường).
3. Hãy kể những hành vi mà theo em là vi phạm pháp luật về kinh doanh?( khó)
- Cách chia nhóm gồm đủ các trình độ: Cách chia này thường được sử dụng khi nội dung thảo luận yêu cầu cần có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm.
- Chia nhóm theo sở trường: Cách chia này thường được tiến hành trong các buổi học tập ngoại khoá, hoặc chuẩn bị trước cho các hoạt động vận dụng thực hành/ luyện tập trong các giờ học.
Ví dụ: Tìm hiểu tình hình môi trường và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở địa phương (Bài 14, GDCD lớp7), hoặc Tìm hiểu về tình hình thực hiện Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân ở địa phương về tuổi kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn, kế hoạch hoá gia đình, bạo lực gia đình..( Bài 12, GDCD lớp 9). Mỗi nhóm sẽ gồm các học sinh có cùng chung sở thích, hứng thúđể các em cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em, như : nhóm biểu đạt kết quả công việc bằng hình vẽ, tranh ảnh, số liệu minh hoạ; nhóm biểu đạt bằng thơ ca, tiểu phẩm; nhóm biểu đạt bằng hùng biện, diễn thuyết,tuyên truyền
- Ngoài ra, giáo viên có thể chia nhóm theo tháng sinh, theo giới tính hoặc theo hình ghép vv
3.3. Giao nhiệm vụ thảo luận. 
-Yêu cầu nêu nhiệm vụ thảo luận phải ngắn gọn, rõ ràng, xác định rõ thời gian ( thường từ 5 đến 10 phút), không gian, địa điểm, phương tiện thảo luận, cách thức thảo luận cũng như trình bày, biểu đạt kết quả thảo luận. Để đảm bảo chất lượng của quá trình thảo luận cũng như chất lượng của giờ học, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc trước bài và suy nghĩ về những vấn đề cần thảo luận. Điều đó giúp học sinh chủ động hơn trong thảo luận nhóm.
3.4. Trình bày kết quả thảo luận.
Để tạo hứng thú cho học sinh và tránh sự đơn điệu nhàm chán trong trình bày kết quả thảo luận, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trình bày kết quả thảo luận bằng nhiều hình thức khác nhau:
- Có thể viết hoặc vẽ lên giấy khổ to và đại diện nhóm trình bày kết quả.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về những quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông (Bài 14,GDCD lớp 6). Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để thảo luận các câu hỏi sau:
Nhóm1: Tìm hiểuquy định về an toàn giao thông đối với người đi bộ?
Nhóm 2: Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người đi xe đạp?
Nhóm 3: Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người ngồi trên xe 
 gắn máy?
Nhóm 4: Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người trên các 
 phương tiện giao thông công cộng ( ô tô, xe lủa)?
Nhóm5: Tìm hiểu quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường sắt?
Các nhóm thảo luận; đại diện các nhóm báo cáo trình bày kết quả thảo luận bằng lời. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung
- Có thể cho học sinh trình bày kết quả thảo luận bằng hình thức chơi trò sắm vai hoặc đóng vai:
Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh thực hành / luyện tập về cách ứng xử trước những tình huống cần thể hiện lòng yêu thương con người (bài 5,GDCD lớp 7). Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, tìm tình huống, xây dựng kịch bản, phân vai và thảo luận về cách thể hiện vai diễn ( Học sinh có thể chuẩn bị trước ở nhà). Các nhóm lần lượt lên sắm vai, thể hiện cách ứng xử. Học sinh cả lớp nhận xét cách ứng xử của nhóm bạn . Giáo viên kết luận về cách ứng xử phù hợp.
Hoặc: Khi tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân (bài 17, GDCD lớp 9). Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 trong 3 văn bản có liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
+ Những điều khoản trong Hiến pháp 1992. 
+ Những điều khoản trong luật nghĩa vụ quân sự .
+ Những điều khoản trong Bộ luật hình sự .
Giáo viên yêu cầu các nhóm nghiên cứu tài liệu được phân công. Đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả tự nghiên cứu thảo luận,dưới các hình thức như: đóng vai luật sư trả lời câu hỏi của các công dân học sinh; đóng vai các tuyên truyền viên về pháp luật trình bày cho những người dân trong cộng đồng v.v
- Ngoài ra, có thể cho học sinh trình bày kết quả thảo luận bằng các hình thức khác như: bằng tranh vẽ minh hoạ, thơ ca, chơi trò chơi tiếp sứccó thể do một người trình bày, cũng có thể do nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau.
3.5. Vai trò của nhóm trưởng: 
Sau khi chia nhóm, mỗi nhóm sẽ chọn cử nhóm trưởng để điều khiển nhóm làm việc. Nhóm trưởng là người phải xác định đúng mục tiêu của phần thảo luận, hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm. 	Trong buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải điều động được tất cả các nhóm viên tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích các bạn rụt rè, ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo luận. Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận. Nói chung, nhóm trưởng là người có vai trò quan trọng, nhưng không phaỉ là người quyết định thành công cho việc thảo luận của nhóm. Để lựa chọn một học sinh làm nhóm trưởng thì giáo viên phải biết quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng có học sinh chuyên trách nhiệm vụ này, đồng thời tạo điều kiện để mọi học sinh đều có cơ hội thể hiện vai trò và rèn luyện năng lực tổ chức của mình, giáo viên có thể chỉ định hoặc cho học sinh chọn cử nhóm trưởng luân phiên nhau trong nhóm của mình.
3.6.Vai trò của giáo viên:
Trong thời gian học sinh thảo luận, giáo viên cần phải đi tới các nhóm quan sát, theo dõi, khuyến khích và giúp đỡ học sinh khi cần thiết; điều chỉnh, bổ sung để cuộc thảo luận đi đúng hướng, gợi ý khi cuộc thảo luận gặp khó khăn bế tắc; đồng thời nhắc nhở học sinh tập trung thảo luận, không nói chuyện, không làm việc riêng, đặc biệt là động viên những học sinh nhút nhát tham gia ý kiến thảo luận.
Sau khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giáo viên phải là người trọng tài, chốt lại những kiến thức đúng- sai, cần bổ sung, tóm tắt, tổng hợp và liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự, để nêu bật được những nội dung cơ bản của bài học. Cần khen thưởng những nhóm thảo luận tốt, động viên khuyến khích để tạo hứng thú cho học sinh.
4. Kết quả.
Qua việc vận dụng Phương pháp thảo luận nhóm, có kết hợp phê bình, đánh giá, đóng vai, tranh luận, nghiên cứu, xử lí tình huống, tôi nhận thấy đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực, có hiệu quả trong dạy học môn giáo dục công dân ở Trung học cơ sở hiện nay:
- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đã tạo ra một môi trường học tập thân thiện tích cực, có sự tương tác giữa học sinh với giáo viên, giữa các học sinh với nhau. Các em được tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập trên cơ sở của sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau; các em được cùng nhau xây dựng kế hoạch, cùng chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập được giao. Các em được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học; được nêu những băn khoăn thắc mắc, được đặt câu hỏi cho thầy, cho bạn, được trao đổi , tranh luận, học hỏi được những kinh nghiệm, những ý kiến, quan điểm, thông tin từ những người bạn học, làm phong phú hơn vốn tri thức của mình, từ đó có thể phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học một các hứng thú và sâu sắc hơn. Vì vậy mà kết quả học tập của các em ngày càng được nâng cao và có sự đồng đều hơn. 
-Trong hoạt động học tập theo nhóm, tính cách và năng lực của mỗi học sinh được bộc lộ rõ nét , các em có điều kiện để thể hiện, phát huy những ưu điểm trước tập thể, cũng như khắc phục,điều chỉnh được những nhược điểm của mình. Nhiều em đã có sự tiến bộ rõ rệt, tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức trách nhiệm với tập thể và tinh thần tương trợ hợp tácđược phát triển, tạo ra mối quan hệ gần gũi, cởi mở, đoàn kết, tin cậy và tôn trọng giữa các học sinh với nhau trong học tập. 
-Phương pháp dạy học này còn giúp học sinh bước đầu làm quen với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, tập phản ứng với các tình huống, các hiện tượng thực tế , các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, để phân tích, đánh giá và đề xuất những cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp. Qua đó, có thể hình thành và rèn cho các em một số kĩ năng cơ bản, cần thiết như kĩ năng hợp tác, hỗ trợ trong làm việc nhóm, kĩ năng tư duy và giao tiếp. Đặc biệt là đối với những học sinh nhút nhát, nhiều em đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong tranh luận, và phát biểu trước tập thể. 
Vì vậy, có thể nói, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân ở THCS, sẽ làm tăng sự hứng thú cho học sinh đối với môn học, kích thích học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, góp phần nâng cao hiệu quả,chất lượng giảng dạy và học tập.
 Kết quả khảo sát, thực nghiệm có so sánh đối chứng thu được sau các bài dạy ở hai lớp 9A, 9B Trường THCS Cẩm Tân như sau:
Các mặt khảo sát
 Không vận dụng 
 PPTLN 
 Có vận dụng 
 PHTLN
 Lớp 9A 
Lớp 9 B
 Lớp 9 A
Lớp 9B
Số HS
Tỉ lệ%
Số HS
Tỉ lệ%
Số HS
Tỉ lệ
%
Số HS
Tỉ lệ
%
Số HS có hứng thú trong học tập
12/22
HS
54,5%
15/16
HS
57,6%
18/22
HS
81,8%
22/26
HS
80,7%
 Số HS hiểu bài.
16/22 HS
72,7%
19/26
HS
76,9%
22/22
HS
100%
25/26HS
96,2%
Số HS không hiểu bài.
6HS
27,3
%
6HS
23,1%
1HS
3,8%
5. Bài học kinh nghiệm:
Bên cạnh những ưu điểm và kết quả đạt được, khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân, bản thân đã gặp một số hạn chế nhất định như: Phương pháp này đòi hỏi tinh thần học tập, thái độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy sáng tạo, năng động của học sinh. Nếu các em không có sự hợp tác, không tập trung chú ý, không tích cực, không chuẩn bị bài, thì sẽ làm giảm hiệu quả của phương pháp này trong dạy học. Song nếu chúng ta biết hạn chế những nhược điểm của phương pháp này thì đây là một phương pháp dạy học tích cực mang lại hứng thú cho học sinh học tập có hiệu quả.
Để vận dụng thành công phương pháp này, tôi đã tự rút ra một số vấn đề cần lưu ý sau:
- Trước hết, giáo viên cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh, đối với chất lượng, hiệu quả của dạy học và dạy môn giáo dục công dân hiện nay. 
- Cần phải thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp học,trường và địa phương.
- Cần phải tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình khám phá và lĩnh hội nội dung bài học. Tạo cơ hội cho học sinh được tham gia vào các nhóm khác nhau, các bạn khác nhau, với các vai trò khác nhau, bằng cách thường xuyên thay đổi các thành phần của nhóm, luân phiên các nhóm trưởng, thư kí để các em có thể tương tác, học hỏi lẫn nhau, cũng như được thể hiện vai trò của mình trước tập thể nhóm. 
-Trong quá trình dạy học, phải xây dựng và tạo ra một môi trường học tập thân thiện, xây dựng mối quan hệ gần gũi, cởi mở, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh trong lớp học. Có biện pháp để động viên, khuyến khích các em tích cực suy nghĩ, thảo luận, tranh luận và mạnh dạn trình bày những ý kiến, quan điểm trong đánh giá kết quả hoạt động của nhóm mình và của nhóm khác. 
- Tuy nhiên, không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng cho mọi nội dung dạy học. Bởi vậy, giáo viên không nên lạm dụng phương pháp thảo luận nhóm mà cần phải phối hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác, để giờ học sinh động hơn.
 PhẦn III: KẾt luẬn.
1. Những kết luận chung:
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn giáo dục công dân ở Trung học cơ sở hiện nay, là một phương pháp dạy học tích cực, phát huy được tính chủ động sáng tạo, rèn các năng lực diễn đạt, năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm của học sinh. Tuy nhiên, đây là một phương pháp khó, để vận dụng thành công phương pháp này, giáo viên cần nắm vững kiến thức, có quy trình và cách thức tổ chức thảo luận khoa học, cùng với nghệ thuật sư phạm. Bên cạnh đó, cần phải có điều kiện trang thiết bị cần thiết, điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi và sự kết hợp linh hoạt phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp dạy học khác.
Tóm lại, việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm một cách khoa học và sáng tạo, sẽ đem lại kết quả rất khả quan, để nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục, đào tạo hiện nay.
Những kiến nghị, đề xuất.
Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học tích cực được sử dụng phổ biến trong dạy học môn giáo dục công dân ở Trung học cơ sở hiện nay. Song một thực trạng phổ biến là đa số giáo viên chỉ có thể vận dụng ở mức độ nhất định và còn gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng phương pháp này. Nguyên nhân là vì:
- Nội dung biên soạn, kết cấu, bố cục các bài học trong sách giáo khoa hiện hành, chưa thật sự phù hợp với những nội dung theo chuẩn kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Phần tư liệu tham khảo ( đặt vấn đề) trong từng bài học còn chung chung, giáo viên rất khó vận dụng để thiết kế các hoạt động dạy học cho từng đơn vị kiến thức theo hướng tích cực như hiện nay.
- Tài liệu tham khảo của bộ môn còn ít, các phương tiện, đồ dùng dạy học còn thiếu nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho việc giảng dạy của bộ môn.
- Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều, tâm lí chung các em cho rằng đây là môn học phụ, nên tiếp thu một cách thụ động, lười suy nghĩ và có tư tưởng học đối phó.
Từ những vấn đề trên, để có thể vận dụng phương pháp này một cách tốt hơn trong giảng dạy môn GDCD, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:
- Một là: Về sách giáo khoa, cần bổ sung, điều chỉnh phần tư liệu tham khảo trong từng bài học phù hợp hơn, tương ứng với từng đơn vị kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Điều này,giúp cho giáo viên và học sinh có thể thuận lợi hơn trong việc giao và nhận nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà, cũng như quá trình khai thác, tìm hiểu nội dung bài học.
- Hai là: Cần bổ sung các tài liệu tham khảo cho bộ môn, đặc biệt là các tư liệu, số liệu, thông tin cần cập nhật kịp thời. Các phương tiện và đồ dùng dạy học cần thiết như máy chiếu, bảng nhóm.cần được trang bị và cung cấp bổ sung, để đảm bảo cho việc tổ chức, thực hiện các hoạt động dạy học.
- Ba là: Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, thực hành các phương pháp dạy học, để có thể vận dụng vào việc giảng dạy ngày càng tốt hơn môn GDCD ở THCS.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi đã đúc kết được khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD ở trường THCS. Tôi hi vọng phương pháp này sẽ được giáo viên sử dụng thường xuyên và có hiệu quả hơn nữa. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình của quý thầy cô và đồng nghiệp, nhằm giúp tôi sử dụng phương pháp dạy học này ngày càng thuần thục, sinh động, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Cẩm Tân, Ngày 01 tháng 4 năm 2012
 Tác giả
 Phạm Thị Hà
 MỤc lỤc
 NỘI DUNG
TRANG
Tên đề tài:..
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài...................................
Mục đích nghiên cứu.........................................................
Bản chất của vấn đề nghiên cứu.....................................
Đối tượng nghiên cứu..............................................
Phương pháp nghiên cứu..........................................
Giới hạn của đề tài...................................
Thời gian và kế hoạch nghiên cứu..................................
PHẦN II: NỘI DUNG.................................................................
 1. Cơ sở lí luận 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN GDCD.doc