a. Bước thứ nhất: Pre - reading
Sau khi vào bài gây hứng thú cho học sinh, giáo viên thực hiện bước thứ nhất của bài dạy đọc hiểu như sau:
* Trước hết giáo viên phải giới thiệu ngữ cảnh, chủ đề của bài đọc, hoạt động này có tính chất định hướng, giúp học sinh hiểu rõ mình sẽ đọc cái gì, vấn đề gì. Giáo viên có thể giới thiệu trực tiếp chủ đề của bài đọc hoặc có thể dùng tranh minh hoạ để làm nổi bật chủ đề bài học.
chức một cách khoa học, khuyến khích được học sinh tham gia vào các hoạt động phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc dạy học tiếng Anh, bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên củng còn những hạn chế do khách quan đem lại đó là điều kiện học tập nói chung và điều kiện, phong trào học tiếng Anh nói riêng còn kém, các em chưa có ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc học tiếng Anh. Hơn nữa, ở trường THCS vẩn còn quan niệm đây là môn phụ nên chưa có thái độ đúng đắn với môn học này vì vâỵ việc dạy học tiếng Anh còn gặp nhiều khó khăn. ý thức được những khó khăn trên, để việc dạy học tiếng Anh đạt kết quả cao, đội ngũ giáo viên Anh văn chúng tôi ý thức rằng ngoài việc truyền đạt kiến thức bộ môn cần phải đẩy mạnh phong trào học Ngoại Ngữ cho học sinh. Chúng tôi không ngừng trau dồi kiến thức, học hỏi và áp dụng phương pháp dạy học theo chương trình đổi mới đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm hình thành cho các em có kỹ năng ngôn ngữ tốt. III. Thực trạng về việc dạy kỹ năng đọc hiểu Môn tiếng Anh lớp 8.,9 ở trường THCS Thiệu Dương năm học 2005 - 2006. 1. Thực trạng về phương pháp tiến hành dạy đọc hiểu của giáo viên: Để có giờ dạy đọc hiểu môn tiếng Anh đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy, giáo viên Anh văn trường chúng tôi đã phối kết hợp, thấng nhất để tìm ra cách thức tiến hành dạy một bài đọc hiểu sao cho vẫn đáp ứng yêu cầu các bước của một bài dạy kỹ năng nhưng không dập khuôn máy móc như một số giáo viên đã từng làm mà có sự sáng tạo, kết hợp các kỹ năng dạy học một cách linh hoạt cho các bước dạy kỹ năng đồng thời tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, tự tin khi học bài để hình thành cho học sinh kỹ năng đọc hiểu đạt hiệu quả cao. Qua quá trình tìm hiểu, tham khảo các đồng nghiệp tôi được biết vẫn còn nhiều giáo viên chưa tìm được cách thức để vận dụng phương pháp mới cho một bài dạy đọc hiểu hay nói cách khác là chưa đưa được phương pháp mới vào qúa trình giảng dạy, các kỹ năng dạy học bộ môn chưa được kết hợp linh hoạt dẫn đến lúng túng, làm cho bài dạy không được thoát ý. Một số giáo viên thì chỉ tiến hành đơn giản như: Giới thiệu từ mới cho học sinh đọc mẫu bài đọc, cho học sinh đọc thầm cả lớp rồi làm bài tập, thậm chí dịch sang tiếng Việt nội dung bài đọc hoặc các câu hỏi để học sinh làm bài dễ dàng hơn, cách thức tiến hành đó sẽ giúp học sinh làm bài dễ dàng giáo viên không mất nhiều thời gian nhưng không phát triển được ký năng đọc hiểu cho học sinh mà tạo cho các em tính ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của giáo viên chứ không chịu động não suy nghĩ. Để tránh tình trạng trên, tôi cùng các đồng nghiệp ở trường đã không ngừng tìm hiểu và tích cực vận dụng phương pháp mới, các thủ thuật dạy học để cho bài đọc hiểu không đơn điệu giúp cho học sinh không cảm thấy nản chí trước những bài đọc đầy những từ mới mà tạo cho các em thói quen thích khám phá thông tin mới, những điều mới lạ đang tiềm ẩn trong nội dung bài đọc, đồng thời phải tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, nhóm chứ không chỉ làm việc cá nhân. Khi tiến hành dạy đọc hiểu giáo viên phải nghiêm túc tiến hành theo 3 bước của bài dạy kỹ năng là: pre - reading; while - reading và post-reading chứ không nên bỏ bước đầu là "pre-reading" hoặc tiến hành không đến nơi đến chốn như một số giáo viên vẫn thường làm bởi vì đây là một bước hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến kết quả của phần while - reading. 2. Thực trạng về khả năng đọc hiểu của học sinh: Để nắm được khả năng, mức độ tiến triển về kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh của học sinh, ngay từ khi sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 8, 9 theo chương trình mới được đưa vào giảng dạy, bản thân tôi không ngừng vận dụng, đổi mới phương pháp để từ đó qua các giờ dạy đọc hiểu và các bài kiểm tra có thể nắm bắt được khả năng đọc hiểu của học sinh đồng thời kiểm nghiệm lại quá trình vận dụng và đổi mới phương pháp của mình nhằm hình thành nên một phương pháp dạy đọc biểu đem lại hiệu quả cao. Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh các giờ dạy đọc hiểu và các bài kiểm tra theo quy định, để đánh giá được khẳ năng đọc hiểu của học sinh trước và sau một thời gian áp dụng phương pháp mới tôi đã tiến hành các bài kiểm tra kỹ năng đọc hiểu với kết quả cụ thể như sau: Kết quả kiểm tra trước khi áp dụng phương pháp mới: Lớp Sỉ số học sinh Giỏi Khá TB yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 9A 37 9B 9C 38 8B 8D 33 Kết quả kiểm tra sau một thời gian áp dụng phương pháp mới: Lớp Sĩ số học sinh Giỏi Khá TB yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 9A 37 9B 9C 38 8B 8D 33 Từ kết quả trên cho thấy lúc ban đầu khả năng đọc hiểu của các em còn kém và có sự chênh lệch lớn giữa học sinh trong một lớp và học sinh giữa các lớp. Sau quá trình áp dụng phương pháp mới thì khả năng đọc hiểu của học sinh tiến bộ hơn và có sự đồng đều hơn. Điều đó cũng chứng minh cho tính hiệu quả của phương pháp mới mà tôi đã áp dụng, sau đây tôi xin trình bày cụ thể phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 8, 9. IV. Phương pháp tiến hành dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 8, 9. 1. Vai trò của giáo viên Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh, điều khiển lớp học sinh, hướng các em vào các hoạt động tích cực, tổ chức cho các em tham gia từ đó phát triển, hình thành cho các em kỹ năng đọc hiểu cơ bản. Trong 3 bước tiến hành dạy đọc hiểu, ở mỗi bước giáo viên có vai trò cụ thể như sau: - ở bước 1 "pre - reading": giáo viên có vai trò giúp học sinh suy nghĩ và tìm hiểu về chủ đề của bài đọc trước khi học sinh đọc bài để học sinh có sự chuẩn bị và tâm thế chủ động để đọc bài. ở bước này giáo viên sẽ tổ chức hoạt động trước khi vào bài, hoạt động này rất quan trọng vì vậy giáo viên phải có sự hướng dẫn rõ ràng, chính xác. - ở bước 2 "while - reading": học sinh làm việc là chính, giáo viên chỉ có vai trò tổ chức hoạt động đồng thời phải giám sát lớp và giúp những học sinh yếu tháo gỡ những vướng mắc khi đọc bài. ở phần này vai trò của giáo viên là giúp học sinh học cách đọc chứ không phải đọc giúp học sinh. Vì vậy giáo viên không phải làm việc nhiều mà tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm và trước khi chuyển sang bước thứ 2, giáo viên phải đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. - ở bước 3 "post - reading": giáo viên tiếp tục đóng vai trò là người hướng dẫn và giám sát các hoạt động của học sinh đồng thời đánh giá hoạt động của học sinh. 2. Phương pháp thực nghiệm, một số thủ thuật áp dụng trong dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 8, 9. Để có giờ dạy đọc hiểu đạt hiệu quả cao nhằm phát triển kỹ năng đọc hiểu cho học sinh, tôi đã áp dụng phương pháp và các thủ thuật dạy cho từng bước như sau: Khi bước vào lớp, để mở đầu cho một giờ học dù đó là bài giới thiệu ngữ liệu hay bài dạy kỹ năng thì hoạt động vào bài (Warm - up) là hết sức cần thiết và không thể bỏ qua dù nó chiếm một khoảng thời gian rất ngắn song lại có tác dụng rất lớn. Hoạt động này nhằm: - ổn định lớp: tạo điều kiện để học sinh thích nghi với bài mới. - Chuẩn bị cho học sinh tâm thế bước vào bài. - Khơi dậy những kiến thức có sẵn của học sinh có liên quan, cần thiết cho bài học mới. - Giúp học sinh liên hệ điều đã học với bài mới. - Gây hứng thú cho bài học mới. ở phần này, để kiểm tra kiến thức của học sinh, khơi dậy những kiến thức mà các em đã học ở bài trước, phần lớn giáo viên tiến hành kiểm tra bài cũ bằng cách gọi học sinh lên bảng. Qua qúa trình nghiên cứu tài liệu và thực tế giảng dạy tôi thấy rằng kiểm tra kiến thức của bài cũ là cần thiết để đánh giá khả năng hiểu bài và học bài ở nhà của học sinh, song không nhất thiết phải tiến hành ngay khi vào bài. Giáo viên có thể để đến cuối buổi học hoặc có thể kiểm tra bằng cách lồng ghép vào các hoạt động gây hưngs thú. Bởi vì khi giáo viên gọi học sinh lên bảng sẽ có em thuộc bài, có em không thuộc bài, nếu học sinh không thuộc bài sẽ gây cho giáo viên cảm giác không hài lòng, tạo nên không khí nặng nề, thậm chí làm cho học sinh có cảm giác vừa chán nản vừa lo sợ, điều này hoàn toàn trái với yêu cầu mà phương pháp dạy học mới theo hướng "tích cực hóa hoạt động của học sinh" đã đề ra. Vậy yêu cầu của phần vào bài vừa phải đảm bảo kiến thức có sự liên hệ giữa bài cũ với bài mới, vừa phải tạo cho sinh sinh cảm thoải mái, thích thú với bài học. Hiệu quả của phần này phụ thuộc vào sự linh hoạt, khéo léo của giáo viên, giáo viên phải tuỳ từng bài, từng yêu cầu của bài học mà áp dụng các thủ thuật vào bài sao cho phù hợp. Sau đây tôi xin trình bày 3 bước chính của bài dạy kỹ năng đọc hiểu. a. Bước thứ nhất: Pre - reading Sau khi vào bài gây hứng thú cho học sinh, giáo viên thực hiện bước thứ nhất của bài dạy đọc hiểu như sau: * Trước hết giáo viên phải giới thiệu ngữ cảnh, chủ đề của bài đọc, hoạt động này có tính chất định hướng, giúp học sinh hiểu rõ mình sẽ đọc cái gì, vấn đề gì. Giáo viên có thể giới thiệu trực tiếp chủ đề của bài đọc hoặc có thể dùng tranh minh hoạ để làm nổi bật chủ đề bài học. Ví dụ ở Unit 7: My neighborhood (Read) giáo viên có thể dùng bức tranh về "Shopping mall" (khu thương mại có mái che, có nhiều cửa hàng và cấm xe cộ đi lại) để giới thiệu ngữ cảnh, chủ đề của bài đọc. * Sau khi giới thiệu ngữ cảnh, chủ đề của bài đọc, giáo viên tiến hành giới thiệu một số từ mới quan trọng, cần thiết cho việc hiểu nội dung của bài. Để làm tốt công đoạn này, giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng như: - Quyết định từ để dạy: Thông thường trong một bài đọc bao giờ cũng có từ mới, thậm chí có những bài gồm khá nhiều từ mới. Vì vậy nếu giáo viên cố gắng để dạy hết từ mới của bài thì sẽ mất rất nhiều thời gian sẽ làm cho giờ dạy thiên về giờ giới thiệu ngữ liệu mới, hơn nữa học sinh sẽ khó có thể một lúc nhớ được nhiều từ mới. Vì vậy giáo viên cần phải quyết định xem từ nào là từ chủ động, cần thiết cho việc hiểu nội dung của bài để dạy và từ nào học sinh có thể đoán trong ngữ cảnh của bài. Đối với một bài đọc hiểu, giáo viên cố gắng không nên giới thiệu qúa 10 từ, chỉ dạy những từ thực sự cần thiết và cũng không nên hỏi học sinh từ nào là từ mới vì có thể đó là những từ học rồi nhưng các em không nhớ. Vì vậy bên cạnh việc chuẩn bị từ để dạy, giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật nhằm phát hiện xem từ đó có thực sự là từ mới đối với các em không như: eliciting, brainstorming - Xác định các thủ thuật làm rõ nghĩa của từ cho từng từ cụ thể: Để tránh sự áp đặt, nhàm chán và mất nhiều thời gian khi giới thiệu từ mới, giáo viên cần chuẩn bị trước cách thức tiến hành cho từng từ cụ thể chứ không nên tiến hành một cách ngẫu hứng. Tuỳ theo từng từ và mức độ khó của nó, giáo viên có thể áp dụng các thủ thuật làm rõ nghĩa của từ như: + Visuals (use pictures to show students) + Mime (Teacher acts out) + Situation/ Explanation + Example + Synonym/ Antonym + Translation Ví dụ: Unit 10: Recycling Lesson 4: Section: Read (Grade 8) Sau khi giới thiệu ngữ cảnh, chủ đề của bài đọc, giáo viên chuyển tiếp sang phần dạy từ mới như : "Trước khi đọc bài, để giúp các em tìm hiểu nội dung bài đọc dễ dàng hơn, chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của một số từ mới quan trọng". - Giáo viên tiến hành dạy lần lượt từng từ theo các bước tiến hành dạy từ vựng. + Giới thiệu từ lên bảng (Form/ Spelling) + Dạy học sinh cách phát âm (pronunciation) + Làm rõ nghĩa của từ (Meaning) Để làm rõ nghĩa của từ mới trong bài, giáo viên áp dụng các thủ thuật cho từng từ cụ thể như: Giáo viên dán từng từ đã chuẩn bị trên giấy bìa Vocabulang: Ways to give the meanings: Tire (n) (use the picture of tire) Pire (n) (drawing/ real object) Deposit (n) (Translation) Refill (r) (explanation/ mime) Melt (r) (Antonym) Khi làm rõ nghĩa của từng từ, giáo viên không ghi nghĩa của từ lên bảng mà yêu cầu học sinh chép luôn vào vở và nhớ để kiểm tra sau đó. - Sau khi tiến hành giới thiệu song từ mới giáo viên phải kiểm tra khả năng hiểu và nhớ từ của học sinh. ở hoạt động này tôi kết hợp 2 trò chơi "Matching" và "Rub out and remember" cụ thể như sau: Giáo viên phát cho học sinh thẻ ghi nghĩa Tiếng việt của từ (gọi 2 hoặc 3 học sinh lên bảng) yêu cầu học sinh nối nghĩa tiếng Việt với từ trên bảng (yêu cầu cả lớp gấp vở lại) Sau khi học sinh nối song, yêu cầu lớp cùng kiểm tra. Sau khi kiểm tra đã đúng, giáo viên chuyển sang trò chơi "Rub out and remember": Giáo viên lần lượt bỏ từng từ tiếng Anh, yêu cầu học sinh nhìn vào nghĩa tiếng Việt đọc to từ Tiếng Anh vừa bị bỏ đi (cả lớp đồng thanh). Sau khi các từ tiếng Anh đợc bỏ hết, yêu cầu học sinh lên viết lại và giáo viên hoàn tất việc dạy từ mới củ bài. * Sau khi giới thiệu từ mới cần thiết cho bài đọc, giáo viên cho học sinh đoán đúng/sai các câu về nôi dung bài đọc (T/F statements). Giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập nhỏ khác nhau ở phần này như: Brainstorming, ordering statements, network, Pre - Questions. Nhưng theo tôi bài tập (T/F statement prediction) là thể thực hiện và áp dụng được ở tất cả các bài đọc, dem lại hiệu quả cao. Các bài tập (T/F statements) giáo viên có thể lấy ở phần bài tập của bài đọc hiểu, thông thường loại bài này là bài tập 1 của bài đọc hiểu. Nếu như trong các bài tập của bài đọc hiểu không có bài này thì giáo viên phải thiết kế các câu, thông thường là 5 câu về nội dung của bài đọc (trong đó có câu đúng, câu sai). Tốt nhất là khi trong bài tập của bài đọc hiểu có bài trả lời câu hỏi thì giáo viên nên thiết kế bài (T/F statements) với các câu bao gồm cả câu trả lời của câu hỏi, các câu trả lời có thể đúng hoặc sai, mục đích là vừa lái học sinh vào nội dung của bài vừa giúp học sinh dựa vào kết quả của bài đoán đúng/sai của mình và nội dung bài đọc để trả lời câu hỏi dễ dàng hơn (Học sinh không được biết trước các câu đó là câu trả lời của câu hỏi). Mục đích của bài tập (T/F statements prediction) là nhằm thu hút sự chú ý vào nội dung bài đọc, giúp các em dần dần hình dung ra nội dung và diễn biến sự kiện trong bài, đồng thời tập cho các em khả năng phán đoán tốt. ở hoạt động này giáo viên nên cho học sinh thảo luận theo cặp hoặc nhóm để quyết định xem câu nào đúng câu nào sai, đồng thời phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh. Giáo viên phải ghi kết quả phỏng đoán của học sinh lên bảng để kiểm tra sau đó (Bài tập này được trình bày trên bảng phụ bao gồm các câu và đáp án đúng được che khuất bên cạnh chỗ ghi kết quả của học sinh để các em so sánh với kết quả của mình sau khi đọc bài để kiểm tra sự phỏng đoán của mình). Ví dụ: Unit 7: My Neighborhood Lesson 4: Section: Read (Garade 8) Giáo viên treo bảng phụ gồm bài tập T/F prediction lên bảng và giải thích cách làm: "Đây là những câu về nội dung bài đọc, các em làm việc theo cặp/nhóm thảo luận và đoán xem câu nào đúng, câu nào sai". Giáo viên khuyến khích học sinh đoán, không quan trọng là các em đoán đúng hay sai. T/F Statements: T F Key a, The mall is open six days a week Phần đáp án b, There are more than 50 stores in the mall c, Everyone in the neighborhood is pleased about the new mall d, It will be more comfortable to shop in the mall than in the present shopping area e, Some of the stores on Tran Phu street may have to clore Ví dụ: Unit 5. The Media Lesson 4: Section: Read (grade 9) ở bài này, trong bài tập đọc hiểu không có loại bài T/F Statements. Giáo viên thiết kế bài tập với các câu có thể là câu trả lời của bài tập trả lời câu hỏi những không được cho học sinh khích học sinh đoán, không quan trọng là các em đoán đúng hay sai. T/F Statements: T F Key a, Sandra uses the Internet to play gemers Phần đáp án b, It's difficult for Hong Hoa to get access to the Internet because she lives tin the coutryside, where the Internet is unavailable c, There are some disadvantages of the Internet: time - consuming, costly, dangerours because of viruses and bad programs. d, People use the Internet only for getting information and entertainment. e, The Internet is available every where b. Bước thứ hai: While - reading Sau khi ghi kết quả phỏng đoán của học sinh lên bảng, giáo viên tiến hành phần đọc hiểu như sau: - Yêu cầu học sinh đọc bài lần 1 kiểm tra kết quả phỏng doán của mình. - Đưa ra đáp án đúng để học sinh so sánh. Đáp án đúng được trình bày trên bảng phụ. Phía dưới những câu có thông tin sai với nội dung bài đọc là câu đã sửa lại cho đúng và được che khuất bởi một lớp giấy sao cho học sinh không nhìn thấy. - Yêu cầu học sinh sửa lại câu sai cho đúng với nội dung của bài đọc. Gọi từng học sinh lên viết câu của mình lên trên lớp giấy phía dưới câu sai, dùng bút dạ để viết cho rõ ràng. - Sau khi học sinh viết song các câu của mình, giáo viên bóc các câu của học sinh dán sang bên cạnh trên bảng để lộ các câu đã sửa đúng. Yêu cầu học sinh so sánh với đáp án đúng. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lần 2 và làm các bài tập còn lại của bài đọc hiểu. Lần này giáo viên tiến hành như sau: + Tuỳ vào trình độ học sinh của từng lớp, nếu là lớp khá giáo viên cho học sinh làm cá nhân, nếu lớp có nhiều học sinh yếu thì giáo viên nên cho các em làm việc theo nhóm để các em có sự hỗ trợ cho nhau. Sau khi phân công công việc cá nhân/nhóm, giáo viên phát cho mỗi học sinh/mỗi nhóm 1/2 tờ giấy A4 để học sinh làm bài lên giấy. + Giải thích yêu cầu của bài tập, yêu cầu học sinh lướt qua nội dung của bài tập. + yêu cầu học sinh đọc bài và làm bài tập.Khi học sinh đọc bài giáo viên khuyến khích học sinh đoán nghĩa của từ, không nên dừng lại ở từ mới để dịch nghĩa sẽ mất nhiều thời gian. Giáo viên phải giới hạn thời gian đọc và làm bài tập của học sinh nhằm luyện cho các em kỹ năng đọc nhanh. + Khi thời hạn đọc và làm bài tập đã hết, giáo viên thu bài làm. Sau khi thu bài giáo viên đổi chéo bài của học sinh hoặc nhóm thuộc dãy bên này cho học sinh hoặc nhóm thuộc dãy bên kia + Giáo viên đưa ra đáp án đúng, yêu cầu học sinh dựa vào đáp án đùng và chấm bài cho nhau bằng cách tích (V) vào câu đúng và đáng dấu (X) vào câu sai chứ không cho điểm. + Giáo viên thu bài lại, lấy một số bài chữa và chấm điểm để làm mẫu. Số còn lại giáo viên đem về nhà chấm và trả bài vào giờ sau. c. Bước thứ ba: Post - reading Bước này vừa kiểm tra sự hiểu biết tổng quát toàn bài học, những thông tin và kiến thức mà học sinh vừa học được từ bài đọc vừa giúp học sinh luyện tập mở rộng nhằm khắc sâu thêm những gì đã học được. Các hoạt động ở phần này được tiến hành thông qua các kỹ năng nói hoặc viết xoay quanh chủ đề bài đọc kết hợp với mở rộng và liên hệ thực tế. Các thủ thuật áp dụng cho phần này, giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật khác như: Discussion. Role - play, Write-it-up với các hình thức bài tập như: + Summrize the text + Arrange the events in order. + Give the title of the reading text. + Give comments, opinions on the characters in the text. + Rewrite the story from the jumbled sentences, words, visual cues. + Role - play basing on the text. + Develop another story basing on the text. Ví dụ: Unit 5. Study Habits Lesson 3: Read (Grade 8) After finishing reading the text, get students to take a survey and discuss about the study habits. Ví dụ : Unit 4: Learning a foreign language Lesson 4: Read (Grade 9) - After having finished reading the text, cut the reading into small sections. Ask students to work in groups, discussing and put these sections in the correct order. 3. Một số bài soạn mẫu: Unit 7: My neighborhood Lesson 4: Section: Read (Grade 8) A. Obiectives: By the end of the lesson, students will be able to understand the passage about a new shopping mall. B. Teaching aids: Textbook, small piêcr of paper, extra - board. C. Procedures: I. Warm- up: Guessing the words. - Give the definitions and get students to find out the words as quickly as possible. 1. A place where you can buy every thing. -> Supermarket 2. A place where you can buy vegetables and fruit. -> Grocery store. 3. A place where you can buy book. -> Bookstore. 4. A place where you can come to see the movies. -> Movie theater 5. A Person who comes to the store and buys something. -> Customer. II. New lesson: Read 1. Pre
Tài liệu đính kèm: