Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào việc dạy học môn Địa lí 7 ở trường THCS Thái Thịnh

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào việc dạy học môn Địa lí 7 ở trường THCS Thái Thịnh

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục:

Trong thời gian qua, việc dạy và học bộ môn Địa lí 7 ở Trường THCS Thái

Thịnh đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ so với các trường trong quận. Tuy nhiên,

còn một số hạn chế cần phải khắc phục như: nhiều em còn thụ động, chưa có

phương pháp tự học trong việc học tập bộ môn, chỉ dành thời gian học ở nhà2 / 20

những nội dung giáo viên cho ghi chép, làm một vài bài tập được giao mà ít khi

kết hợp đọc bài ghi ở sách giáo khoa, ít khi chuẩn bị bài mới, suy nghĩ những câu

hỏi liên quan đến bài học.việc thực hành và thảo luận nhóm để giải quyết các bài

tập chưa thực sự hiệu quả, nhiều em chưa chủ động tìm hiểu kiến thức chỉ trông

chờ vào các nhóm trưởng hay những bạn học khá, kỹ năng vận dụng kiến thức

vào thực tiễn, trình bày ý kiến trước tập thể.còn hạn chế dẫn đến các em chưa có

hứng thú với môn học

2. Hiện trạng và kết quả mong muốn:

Từ những hạn chế nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm hiểu và

vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào môn học như: vận dụng kỹ

năng khai thác kênh hình sách giáo khoa, thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy,

phương pháp thảo luận nhóm.nhằm giúp các em cải thiện được năng lực tự học,

khả năng hợp tác, nắm vững kiến thức, kỹ năng môn học. Tuy nhiên, việc liên hệ

nội dung học tập, nội dung nghiên cứu với vần đề thực tiễn, đặc biệt là những vấn

đề của địa phương thuộc địa bàn học sinh đang sinh sống và học tập, những kỹ

năng học sinh cần có trong thế kỷ 21.thì việc vận dụng phương pháp dạy học dự

án là một trong những phương pháp đáp ứng được những yêu cầu trên

pdf 20 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1983Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào việc dạy học môn Địa lí 7 ở trường THCS Thái Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kiến thức bài học để xây dựng được dự án có sức hấp dẫn học sinh và học 
sinh sau khi thực hiện dự án sẽ thu nhận được kiến thức đó 
- Lịch trình đánh giá phải được xây dựng sao cho giáo viên có thể theo dõi 
và đánh giá được sự tự định hướng và tự tiến bộ của học sinh 
- Đánh giá thành phần là một công việc đem lại không ít vất vả cho giáo viên. 
Để đánh giá thành phần chính xác, hiệu quả, giáo viên phải đầu tư công sức và 
thời gian để quan sát, theo dõi, ghi chép các hoạt động của học sinh 
- Để giúp học sinh tự định hướng, tự đánh giá trong quá trình thực hiện dự 
án, giáo viên phải có kế hoạch theo dõi, ghi chép và tư vấn kịp thời. Đây là một 
nhiệm vụ khá vất vả và tốn thời gian của giáo viên 
2.2. Đối với học sinh 
- Đóng vai trò trung tâm trong mọi hoạt động 
- Thực hiện dự án bằng cách thực hiện các vai mô phỏng được chỉ định. 
- Phối hợp với các thành viên trong nhóm để lên kế hoạch thực hiện dự án 
sao cho có tính khả thi (quyết định cách tiếp cận vấn đề, tự hoạch định và tổ chức 
các hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề) 
- Thu thập, xử lí thông tin từ nhiều nguồn theo vai trò được đảm nhận, từ đó 
tích lũy kiến thức bài học và nhiều giá trị khác từ quá trình làm việc để hoàn thành 
sản phẩm dự án. 
- Tự định hướng các hoạt động thực hiện dự án 
- Tự đánh giá bản thân và đánh giá nhóm suốt quá trình thực hiện dự án 
- Đánh giá sự tiến bộ trong quá trình thực hiện dự án 
- Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thế kỉ XXI (kĩ năng sáng tạo và đổi 
mới, tư duy độc lập và giải quyết vấn đề, giao tiếp và cộng tác, các kĩ năng thông 
tin, truyền thông và công nghệ, kĩ năng đời sống và nghề nghiệp: linh hoạt, thích 
ứng, chủ động, tự định hướng, lãnh đạo) và các kĩ năng tư duy bậc cao. 
Tiến hành điều tra về DHDA đối với hơn 55 học sinh lớp 7A1 tại trường 
THCS Thái Thịnh năm học 2018 - 2019, chúng tôi nhận thấy: Với vai trò mới và 
những nhiệm vụ mới, khác xa với cách học truyền thống, học sinh phải đối mặt 
với một số thách thức: 
 7 / 20 
- Hoạt động tư duy nhiều hơn so với việc học bằng phương pháp truyền 
thống. 
- Đóng vai và làm những công việc mô phỏng thực tế vừa hứng thú nhưng 
cũng đầy thách thức đối với các em 
- Phải biết bỏ qua “cái tôi” để phối hợp với các thành viên trong nhóm thật 
ăn ý để có một kế hoạch thực hiện dự án phù hợp và thực hiện hiệu quả kế hoạch 
đó. 
- Tự định hướng trong quá trình học tập là một khâu khó khăn đối với học 
sinh khi lâu nay các em chỉ quen làm việc theo sự chỉ đạo của giáo viên 
- Thường xuyên tự đánh giá nhóm và bản thân để có thể tự tiến bộ. Điều này 
thật không dễ đối với học sinh 
- Để hoàn thành và tạo ra sản phẩm dự án học sinh cần có sự sáng tạo cao 
trong quá trình làm việc 
- Cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao và các kĩ năng thế 
kỉ XXI mới có thể thực hiện tốt dự án 
3. Ứng dụng cụ thể của phương pháp DHDA 
Trong dạy học nội dung: Môi trường hoang mạc, hoạt động kinh tế của con 
người ở hoang mạc (Bài 19, 20 Địa lý 7, chương III) tôi đã triển khai dự án “Khám 
phá môi trường hoang mạc” cho 4 nhóm học sinh từ lớp 7A1 trường THCS Thái 
Thịnh để Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào việc dạy học môn Địa 
lí 7. 
Dự án được tiến hành trong 3 tuần (từ ngày 08/10/2018 - 29/10/2018) với 
phần tóm tắt bài dạy như sau: Môi trường hoang mạc là một môi trường địa lí rất 
đặc biệt, xuất hiện ở cả môi trường đới nóng và môi trường đới ôn hòa. Vậy môi 
trường hoang mạc có những đặc điểm gì, có gì độc đáo hay không? Làm thế nào 
để phát triển bền vững môi trường hoang mạc, chúng ta cần làm gì khi tình trạng 
hoang mạc đang ngày càng mở rộng hiện nay 
Thông qua dự án này, các nhóm sẽ đóng vai thành các phóng viên của đài 
truyền hình để tìm hiểu các đặc điểm về vị trí, đặc điểm tự nhiên, sự thích nghi 
của động thực vật, các hoạt động kinh tế, các vấn đề liên quan và đề xuất những 
giải pháp phát triển bền vững môi trường hoang mạc. Kết quả của công trình 
nghiên cứu sẽ được thể hiện trong một bài trình diễn đa phương tiện đăng trên 
nhóm “Dạy học theo dự án môn Địa lý 7” của lớp để thầy cô bộ môn và các bạn 
học sinh tham khảo. Đồng thời kết quả này cũng sẽ được trình bày trước tập thể 
lớp, giáo viên bộ môn, Ban Giám Hiệu, Hội đồng bộ môn Địa lý của trường nhằm 
bình chọn ra nhóm có những sản phẩm tốt nhất để trao giải. 
CÁC NHÓM DỰ ÁN VÀ SẢN PHẨM CỦA CÁC NHÓM 
 8 / 20 
STT Nhóm Họ tên thành viên Sản phẩm dự án 
1 
Nhóm phóng viên: 
Thiên nhiên bí ẩn. 
Cao Hải Anh 
Dương Quỳnh Anh 
Nguyễn Đức Anh 
Nguyễn Nguyệt Châu Anh 
Phan Thùy Anh 
Trần Duy Anh 
Trịnh Như Anh 
Nguyễn Hữu Bách 
Phạm Gia Bảo 
Khổng Mai Chi 
Hà Thế Duy 
Nguyễn Thùy Dương 
Vương Tiến Đạt 
Kì thú tự nhiên môi trường 
hoang mạc. 
(Sản phẩm là một bài trình 
diễn đa phương tiện về các 
đặc điểm vị trí, điều kiện tự 
nhiên của môi trường hoang 
mạc) 
2 
Nhóm phóng viên: 
Độc đáo và diệu 
kì. 
Lê Duy Đông 
Nguyễn Hương Giang 
Trần Đức Hùng 
Cao Quang Huy 
Nguyễn Hữu Gia Huy 
Nguyễn Thanh Huyền 
Phạm Gia Hưng 
Bùi Nam Khánh 
Đỗ Nam Khánh 
Nguyễn Duy Khôi 
Nguyễn Minh Khuê 
Lương Trung Kiên 
Vũ Trung Kiên 
Lai Khánh Linh 
Sự độc đáo và kì diệu của 
tạo hóa. 
(Sản phẩm là một kịch bản 
được sân khấu hóa rất công 
phu, với trang phục biểu 
diễn, âm thanh sống động 
về sự thích nghi của động 
thực vật với môi trường) 
3 
Nhóm phóng viên: 
Khám phá. 
Nguyễn Gia Linh 
Nguyễn Hà Phương Linh 
Nguyễn Ngọc Linh 
Nguyễn Phương Ngọc Linh 
Phạm Khánh Linh 
Trần Khánh Linh 
Trần Phương Linh 
Trần Thị Ngọc Linh 
Bùi Hải Long 
Trần Đình Nhật Long 
Nguyễn Như Ngọc Ly 
Đoàn Anh Minh 
Khám phá các hoạt động 
kinh tế môi trường hoang 
mạc. 
(Sản phẩm là một bài trình 
diễn đa phương tiện về các 
hoạt động kinh tế cổ truyền 
và hiện đại của môi trường 
hoang mạc) 
 9 / 20 
Đỗ Phương Minh 
Phạm Thị Thái Minh 
4 
Nhóm phóng viên: 
Bền vững 
Phạm Thị Trà My 
Nguyễn Như Ngọc 
Phạm Tuấn Nhân 
Lê Tuấn Phong 
Phạm Tô Kỳ Phong 
Vũ Trần Bảo Quân 
Nguyễn Trọng Quý 
Nguyễn Bảo Quyên 
Lê Hoàng Sơn 
Nguyễn Thế Sơn 
Nguyễn Anh Thư 
Nguyễn Quỳnh Trang 
Phạm Khánh Vân 
Hoàng Bá Quang Vinh 
Phát triển bền vững môi 
trường hoang mạc. 
(Sản phẩm là một buổi triền 
lãm tranh với các nội dung 
về tình trạng hoang mạc bị 
mở rộng hiện nay, các giải 
pháp ngăn chặn tình trạng 
hoang mạc hóa, các giải 
pháp bảo vệ môi trường) 
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỰ ÁN 
Thời gian Nhóm Công việc 
Thời gian hoàn 
thành 
Tuần 1 (Từ 
ngày 
8/10/2018 
đến ngày 
13/10/2018) 
Các 
nhóm 
- Trả lời phiếu khảo sát nhu cầu học 
sinh . 
- Chia nhóm và đặt tên nhóm, tên dự án, 
gửi danh sách nhóm đính kèm 
- Tạo nhóm riêng của lớp trên mạng, 
cập nhật thông tin. 
- Thảo luận nhóm về bộ câu hỏi định 
hướng. 
- Hoàn thành các bài tập SGK trang 63, 
66. 
- Đăng kí sản phẩm và bước đầu lập kế 
hoạch dự án của nhóm. 
- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án. 
- Thứ Hai ngày 
8/10. 
- Thứ Ba ngày 
9/10. 
- Thứ Năm, ngày 
11/10. 
- Thứ Bảy, ngày 
13/10. 
Tuần 2 (Từ 
ngày 
15/10/2018 
đến ngày 
20/10/2018) 
Các 
nhóm 
- Hoàn thành kế hoạch dự án, phân 
công nhiệm vụ cụ thể cho các thành 
viên. 
- Tiến hành nghiên cứu. 
- Thứ Hai ngày 
15/10. 
- Thứ Ba ngày 
16/10. 
 10 / 20 
- Thảo luận nội dung các bài học 21, 
22. 
- Thu thập thông tin liên quan đến 
nội dung dự án qua các phương tiện 
thông tin đại chúng. 
- Xử lí và tổng hợp các dữ liệu, thông 
tin về dự án. 
- Lựa chọn và thiết kế sản phẩm bằng 
một bài trình diễn đa phương tiện, 
phòng tranh hoặc hình thức sân khấu 
hóa nếu nội dung phù hợp. 
- Cập nhật thông tin trên trang nhóm. 
- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án. 
- Điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch dự 
án nếu cần thiết. 
- Thứ Tư, ngày 
17/10. 
- Thứ Năm, ngày 
18/10. 
- Thứ Bảy, ngày 
20/10. 
Tuần 3 (Từ 
ngày 
22/10/018 
đến ngày 
27/10/2018) 
Các 
nhóm 
- Hoàn thành kế hoạch dự án, phân 
công cụ thể nhiệm vụ trình bày cho 
các thành viên. 
- Báo cáo kết quả nghiên cứu của các 
nhóm dự án trước hội đồng thẩm 
định và các nhóm khác. 
- Nhận phản biện và trả lời phản biện 
- Rút kinh nghiệm cho các nhóm dự 
án. 
- Cập nhật thông tin trên trang nhóm. 
- Thứ Hai ngày 
22/10. 
- Thứ Tư, ngày 
24/10. 
- Thứ Sáu, ngày 
26/10. 
Từ kế hoạch chung của lớp, các nhóm họp và lập kế hoạch thực hiện dự án 
cụ thể cho mỗi nhóm. 
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC NHÓM 
Nhóm Hệ thống câu hỏi định hướng Ghi chú 
Thiên nhiên 
bí ẩn. 
- Vị trí môi trường hoang mạc có gì đặc biệt? 
- Tại sao môi trường hoang mạc lại phân bố ở nững 
vị trí đó? 
- Trình bày và giải thích các đặc điểm tự nhiên 
chính của môi trường hoang mạc. ( Khí hậu, bề 
mặt địa hình, cảnh quan, động- thực vật..) 
- Bạn biết gì về các ốc đảo? 
 11 / 20 
Độc đáo và 
diệu kì. 
- Động thực vật của môi trường hoang mạc có 
phong phú không? 
- Có những loài sinh vật điển hình nào có thể tồn 
tại được ở môi trường hoang mạc? 
- Vì sao động vật thích nghi được với sự khô hạn 
và khắc nghiệt của môi trường hoang mạc? 
- Vì sao thực vật thích nghi được với sự khô hạn 
và khắc nghiệt của môi trường hoang mạc? 
- Con người có những biện pháp gì để thích nghi 
với môi trường hoang mạc và tình trạng trái đất 
đang nóng lên? Kĩ năng sống gì được nói đến? 
Khám phá. - Ở môi trường hoang mạc có những hoạt động 
kinh tế cổ truyền nào? Giới thiệu về các hoạt động 
kinh tế đó. 
- Vì sao các hoạt động kinh tế cổ truyền chủ yếu 
chỉ xuất hiện trong các ốc đảo? 
- Trong môi trường hoang mạc ngày nay đã phát 
triển được những ngành kinh tế mới nào? Các 
ngành đó phát triển được là nhờ những điều kiện 
gì? Giải thích vì sao? 
Bền vững - Hiện trạng về sự mở rộng của hoang mạc ngày 
nay. 
- Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề đó là gì? 
- Việt Nam có hoang mạc không? Cần phải đối phó 
với vấn đề mở rộng diện tích cảnh quan hoang mạc 
ở nước ta như thế nào? 
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 
1. Kết quả đạt được so với kế hoạch: 
 Dự án đã được hoàn thành so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình 
thực hiện cả thầy và trò cũng gặp không ít khó khăn, ví dụ về phía học sinh hạn 
chế về mặt thời gian, tuy dự án được triển khai trong 3 tuần, nhưng thời gian các 
em cùng làm việc theo nhóm không nhiều! Trong tuần các em đi học ở trường đã 
gần hết thời gian, chỉ trống một số buổi, nhiều em trong nhóm còn đi học thêm, 
làm bài tập ở nhà, đây cũng là thời gian các em phải kiểm tra nhiều môn học trên 
lớp, một số em nhà không có máy vi tính hoặc không có kết nối Internet, nội dung 
đề tài này rộng, cần cụ thể trong khi nguồn tài liệu tham khảo cũng hạn chế.. 
 12 / 20 
Về phía giáo viên, trước những khó khăn của học sinh cũng đã phần nào tìm cách 
tháo gỡ và động viên các em, ví dụ yêu cầu các em tận dụng những tiết còn trống 
trong buổi học, những buổi không đến trường để trao đổi, phân công công việc, 
thường xuyên trao đổi, phản hồi với các nhóm qua điện thoại, email hay những 
thông báo trên trang của lớp, hỗ trợ các em trong việc cung cấp những tài liệu 
tham khảo chính, góp ý về việc trình bày bố cục, nội dung sản phẩm, kỹ năng 
CNTT 
 Cuối buổi các nhóm báo cáo sản phẩm, giáo viên cho các nhóm trả lời câu 
hỏi bài tập trắc nghiệm để đánh giá tình hình nắm kiến thức của học sinh sau dự 
án, yêu cầu các em hoàn thành phiếu đánh giá quá trình thực hiện dự án. Kết quả 
khảo sát từ 4 nhóm cho thấy đa số các em đạt điểm từ khá trở lên ở bài tập trắc 
nghiệm, các em đã nêu lên những kỹ năng, những gì đã học được từ dự án, những 
khó khăn trong qua trình thực hiện và mối quan hệ tích cực giữa các thành viên 
trong nhóm, 45/55 học sinh nhận định rằng các em hài lòng và thích dự án của 
nhóm mình thực hiện, một số học sinh chưa hài lòng vì cho rằng dự án của nhóm 
quá rộng, khó hơn các nhóm khác, một số học sinh khác cho rằng mình không 
thích học theo phương pháp dự án vì rất mất thời gian, ảnh hưởng đến các môn 
học khác. 
2. Minh chứng cụ thể: 
Dự án “Khám phá môi trường hoang mạc” đã được trình bày và được đánh 
giá cao trong tiết dạy chuyên đề cấp quận tháng 11 năm học 2017- 2018, tiếp tục 
được hoàn thiện và nâng cao trong học kì I năm học 2018-2019 
3. Phạm vi áp dụng: 
Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường THCS trên nhiều 
đối tượng học sinh khác nhau và ở các khu vực khác nhau. Đặc biệt, từ năm 2015, 
phân phối chương trình được xây dựng theo chủ đề thì càng dễ vận dụng phương 
pháp dạy học này. 
4. Hiệu quả 
 - Không khí lớp học: Khi GV đưa ra dự án và yêu cầu các nhóm thảo luận 
để hoàn thành mục tiêu bài học thì các em rất sôi nổi và hào hứng tranh luận, nêu 
ý kiến để hoàn thiện dự án; Rất tích cực, hào hứng tham gia dự án, mạnh dạn, 
nhiệt tình đi điều tra ; Thảo luận, tranh biện để rút ra kết luận của nhóm mình, 
đồng thời mạnh dạn trình bày kết quả, hồi hộp chờ đợi sự đánh giá của giáo viên. 
Đặc biệt các em đều thấy rất hứng thú với việc mở rộng kiến thức thực tế; thấy 
yêu môn Địa hơn vì nó thiết thực với cuộc sống hơn Mỗi tiết học qua đi thật 
nhẹ nhàng, thoải mái nhưng vẫn hiệu quả với cả thầy và trò 
 13 / 20 
- Về kiến thức: kết quả dự án thể hiện học sinh không chỉ nắm bắt được 
những nội dung kiến thức mà còn hiểu rộng hơn, sâu hơn nhiều vấn đề. Tự phát 
hiện và giải quyết các vấn đề trong nội dung kiến thức. 
 - Về kĩ năng: Học sinh được chủ động rèn luyện và thực hành các kĩ năng 
đã được hướng dẫn như: tự làm việc với lược đồ, bản đồ, biểu đồ các kĩ năng 
sưu tầm và phân tích tranh, ảnh, thông tin khác 
 - Kĩ năng sống của các em được nâng cao rõ rệt: Kĩ năng làm việc nhóm; 
kĩ năng giao tiếp; phương pháp xử lí tình huống, số liệu 
 - Đặc biệt, với những kiến thức được cung cấp theo phương pháp dạy học 
mới, học sinh sẽ dễ dàng áp dụng những gì từ bài học vào trong thực tiễn cuộc 
sống, làm thay đổi khá nhiều những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, thái độ của các 
em. Đồng thời có thêm nhiều kĩ năng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, 
nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đi thực tế, du lịch, phượt 
Kết quả cụ thể được phản ánh trong các số liệu điều tra sau: 
Tổng số Rất hứng 
thú 
Hứng thú Không có ý kiến Muốn quay về 
phương pháp cũ 
SL % SL % SL % SL % SL % 
55 100 35 63.6 10 18.2 5 9.1 5 9.1 
Như vậy, 81.8% các bạn học sinh đều tỏ ra hứng thú với phương pháp học 
tập mới này, đa số các em đều rất vui vẻ, nhiệt tình, hồ hởi tham gia vào việc tìm 
hiểu nội dung hoạt động của nhóm mình, nhiều em thích thể hiện, đua nhau xung 
phong lên trình bày kết quảXong một số em lại tỏ ra ngại ngùng, còn rụt rè, 
chưa mạnh dạn, chưa quen với phương pháp học mới. Một số vẫn còn lười biếng, 
thụ động, ỷ lại vào các thành viên khác của nhóm 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 
1. Tự đánh giá mức độ của SKKN: 
Hiệu quả do phương pháp dự án mang lại cho HS là vô cùng to lớn, đặc biệt 
việc hình thành cho HS cuối cấp các “kĩ năng mềm” – những kĩ năng cần thiết 
cho việc học tập, lao động sau này; môn Địa lý, về bản chất khoa học, về chương 
trình, về nội dung là một môn học hội đủ các điều kiện để ứng dụng phương pháp 
dự án, trong đó điển hình nhất là nội dung, chương trình Địa lí THCS; việc giảm 
tải chương trình, yêu cầu đổi mới PPDH và hình thức kiểm tra đánh giá về chất, 
cơ sở vật chất đã được cải thiện  tạo điều kiện và động cơ tốt cho việc dạy và 
học phương pháp dự án. 
Để dự án có thể triển khai được, giáo viên cần cung cấp tài liệu hỗ trợ (tên 
 14 / 20 
sách và số trang cần đọc, tên trang web để học sinh tham khảo, sản phẩm mẫu) 
chia nhóm, phân công công việc cụ thể cho học sinh, công bố thời gian thực hiện 
và hoàn thành dự án, công bố tiêu chí đánh giá các sản phẩm. Việc hướng dẫn các 
nhóm lập kế hoạch thực hiện dự án là rất quan trọng. Giáo viên cần dự tính để học 
sinh có đủ thời gian thực hiện dự án và không ảnh hưởng đến lịch trình học tập 
chung. Khi trình bày dự án trên lớp, giáo viên lưu ý học sinh tham gia trong vai 
trò là các thành viên của Viện nghiên cứu báo cáo trước hội nghị. Giờ học trên 
lớp được tổ chức theo một hình thức mới, cuốn hút học sinh tham gia. 
Từ việc thiết kế dự án như trên có thể rút ra nhận xét sau: 
- Dạy học theo dự án chỉ phù hợp với những nội dung nhất định trong môn 
Địa lý, đồng thời cần có thời gian và có sự chuẩn bị chu đáo, do vậy không thể 
tiến hành thường xuyên trong chương trình môn học. Các vấn đề lớn mà thế giới 
đã và đang đối mặt như môi trường và ô nhiễm môi trường, dân số và tác động 
của dân số đến tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế, địa lý địa phương 
v.v sẽ phù hợp với việc thiết kế các dự án học tập bộ môn 
- Để dự án được khả thi giáo viên cần định hướng sản phẩm rõ ràng và phù 
hợp với điều kiện dạy học: 
Trong môi trường dạy học có sự hỗ trợ đầy đủ của công nghệ, giáo viên môn 
Địa lý cần phối hợp cùng giáo viên Tin học hướng dẫn học sinh cách sử dụng 
phần mềm hỗ trợ việc học tập (sử dụng phần mềm Microsoft Office Power Point 
thiết kế bài trình chiếu, sử dụng phần mềm Microsoft Office Publisher thiết kế 
trang web, ấn phẩm) 
Trong môi trường dạy học chưa có đủ máy tính, máy chiếu giáo viên cần 
“mềm hóa” yêu cầu sản phẩm dự án, ví dụ: bộ sưu tập tranh ảnh về một chủ đề 
(tự nhiên, dân cư – xã hội, các ngành kinh tế) của một vùng hay một địa phương 
trong nước, bài viết, câu hỏi, trò chơi hoặc xây dựng một chương trình phỏng vấn, 
lấy ý kiến chuyên gia 
- Học sinh cần được giới thiệu một cách cơ bản về dạy học dự án. 
- Thiết kế tiêu chí đánh giá cho mỗi loại sản phẩm và công bố từ lúc bắt đầu 
dự án để định hướng cho người học thành công đồng thời tạo cơ hội cho các em 
tự đánh giá. 
Tóm lại, học tập theo dự án là cách học trong đó học sinh thực sự chủ động 
chiếm lĩnh kiến thức và được rèn luyện nhiều kĩ năng: khai thác, tìm kiếm, chọn 
lựa thông tin; thuyết trình; trao đổi, thảo luận; đánh giá, nhận xét; sử dụng phương 
tiện công nghệ trong thiết kế, triển khai và trình bày sản phẩm. Đặc biệt học sinh 
còn được rèn luyện các kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, cộng tác nhóm, kĩ 
năng trao đổi, chia sẻ thông tin, kĩ năng tự định hướng, tự điều chỉnh và xử lý tình 
 15 / 20 
huống 
Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức, kỹ năng cho 
học sinh mà còn phải xây dựng ở họ khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Với ý 
nghĩa đáp ứng những đòi hỏi cấp bách hiện nay về đổi mới giáo dục, PPDA là sự 
bổ sung quan trọng và cần thiết cho những phương pháp dạy học truyền thống 
khác. Việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lý 7 là 
thực sự cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở các trường THCS 
hiện nay, không nên coi sự tiêu phí thời gian cho PPDA là vô ích. Thời gian dành 
cho PPDA sẽ không gặp nhiều trở ngại nếu giáo viên Địa lý hợp tác tốt với các 
thầy, cô các bộ môn khác để xây dựng các dự án dạy học liên môn. 
2. Đề xuất ý kiến: 
Nhà trường nên có riêng một phòng học chức năng (có trang bị máy vi tính, 
màn hình, máy chiếu) để thuận tiện cho giáo viên khi hướng dẫn học sinh thực 
hiện dự án, học sinh thực hành và báo cáo sản phẩm trên phần mềm PowerPoint, 
giáo viên có thể dạy các bài dạy bằng GAĐT đối với nhiều lớp trong một buổi 
3. Những bài học kinh nghiệm để dạy học dự án thành công 
- Việc phân chia các bước trong dạy học dự án chỉ có tính tương đối. Trong 
thực tế chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau 
- Giáo viên phải phác họa trước các ý tưởng cơ bản của dự án. Nếu không 
bám sát vào mục tiêu dạy học, mục đích của dự án sẽ mơ hồ và kết quả học tập có 
thể bị hiểu sai 
- Hãy để cho nội dung đào tạo định hướng việc lựa chọn và thiết kế dự án. 
Dựa vào mục đích, mục tiêu và chuẩn kiến thức, kĩ năng; giáo viên sẽ lựa chọn 
các bài học cần ưu tiên trong chương trình. Khi thiết kế dự án, phải chắc chắn 
rằng việc lập kế hoạch hành động sẽ giúp cho người học xác định được mục tiêu 
học tập dự kiến 
- Giáo viên nên luôn nhớ rằng mình là người hướng dẫn và hỗ trợ, không 
làm thay mà là tạo điều kiện cho học sinh làm việc 
- Giáo viên cần đặt 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_a.pdf