Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học môn Địa lý trong trường THPT số 2 Thành phố Lào Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học môn Địa lý trong trường THPT số 2 Thành phố Lào Cai

Theo quy luật bình thường thì trong hai ngày mồng 8 tháng 4 và mồng 9 tháng 9 (âm lịch) mà thực chất là vào khoảng thời gian đó với 2 ngày nói trên làm mốc thường có mưa, điều này tạo điều kiện cho lúa chiêm và lúa mùa đang ra đòng sẽ trổ tốt và có thể hứa hẹn cho năng xuất cao và ngược lại nếu thời tiết thất thường không có mưa thì ảnh hưởng xấu tới mùa màng.

 Chính từ sự nhận thức được tính thất thường của thời tiết, khí hậu nướcta và ảnh hưỏng của nó đến sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, bà con nông dan đã phải thốt lên những lời than chua xót và lỗi lo âu sâu sắc:

“ Khó khăn làm mấy tháng trời

Lại còn mưa nắmg thất thời khổ trông.”

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa còn ảnh hưởng đến đời sống của con người:

“ Vợ hiền hoà

Nhà hướng Nam”

 Câu ca dao trên nói vè quy luật của chế độ gió mùa và hướng gió để từ đó xây dựng nhà cửa đúng hướng, có lợi cho sức khoẻ đối với nhân dân miền Bắc. Làm theo nhà hướng Nam vì mùa hè có gió mùa Tây Nam mang hơi nước từ vào làm dịu đi cái nóng mùa hè. Còn về mùa đông khi có gió mùa Đông Bắclạnh khô thổi đến sẽ tránh được gió rét.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học môn Địa lý trong trường THPT số 2 Thành phố Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này được sử dụng để khảo sát, phân tích kết quả thực hiện của đề tài. 
	6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 
	- Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài của tôi chỉ xin giới hạn phạm vi nghiên cứu: Sử dụng tư liệu văn học trong dạy học phần Đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam - ĐỊa lí 12, cho học sinh lớp 12 - Trường THPT số 2 thành phố Lào Cai. 
- Thời gian nghiên cứu: Học kì I, năm học 2013 – 2014 (từ ngày 05/9/2013 đến ngày 20/12/2013) 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 
	1. Cơ sở lí luận và thực tiễn: 
	Hiện nay, giáo dục Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề đổi mới từ chương trình, nội dung, phương pháp dạy học của các cấp học, ngành học, kết hợp học đi đôi với hành, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội ... để giáo dục học sinh một cách toàn diện. Trong những đổi mới đó thì đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu cấp thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục mà còn giúp đào tạo một thế hệ học sinh mới có khả năng tư duy sáng tạo, chủ động tích cực trong lĩnh hội tri thức, có năng lực tự giải quyết vấn đề. 
	Mỗi môn học đều có những đặc điểm riêng về nội dung và các nguồn tri thức cũng như về phương pháp dạy và học. Đối với môn Địa lí là môn học có nội dung kiến thức sâu rộng và về tự nhiên và kinh tế xã hội với nhiều nội dung khó, khôn khan, trừu tượng đặc biệt là phần Địa lí tự nhiên. Vậy làm thế nào để có một tiết học Địa lí trở nên sinh động, gần gũi với thực tiễn, tạo hứng thú cho học sinh giúp các em tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, hiệu quả ? Tôi nghĩ đó là một câu hỏi, nỗi trăn trở không của riêng tôi mà còn của rất nhiều giáo viên dạy Địa lí. 
	Theo tôi, câu trả lời ở đây chính là giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học của mình. Trước hết, giáo viên cần tích cực sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới hiện nay như hoạt động nhóm, động não, khăn trải bàn, đắp bông tuyết, các mảnh ghép, dạy học theo hợp đồng, dạy học theo dự án ... Đồng thời cũng phải trú trọng đến một số phương pháp, kĩ năng mang tính đặc trưng bộ môn như đọc bản đồ, khai thác atlat, vẽ và nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu thống kê ... Ngoài ra, riêng bản thân tôi trong quá trình dạy học thực tế và đúc rút kinh nghiệm, để nâng cao hứng thú, kết quả học tập của học sinh tôi còn lồng ghép, vận dụng các tư liệu văn học có nội dung liên quan, phù hợp với kiến thức, nội dung bài học địa lí, làm cho tiết học trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn, còn học sinh thì rất thích thú với cách dạy này và việc tiếp thu, khắc sâu kiến thức của các em cũng dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Tôi thiết nghĩ việc sử dụng các tư liệu văn học trong dạy học địa lí là một trong các phương pháp dạy học tích cực, đem lại hiệu quả cao. 
	2. Nội dung và giải pháp. 
	Phương pháp Sử dụng tư liệu văn học trong giảng dạy địa lí nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng học tập của học sinh có thể áp dụng ở nhiều cấp học, chương trình học, nội dung học của bộ môn Địa lí nhưng vì thời gian có hạn nên tôi chỉ xin đưa ra một số nội dung và ví dụ cụ thể có thể áp dụng khi dạy phần đặc điểm chung của địa lí tự nhiên Việt Nam. 
	2.1. Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
	Khi dạy phần ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu Việt Nam, làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương điều hoà hơn, lượng mưa và độ ẩm lớn, giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Chúng ta có thể lồng ghép một số câu ca dao, tục ngữ như: 
	Mùa nực gió đông 
	Thì đồng đầy nước 
	“Mùa nực” tức là nói đến mùa nóng – mùa hè, có gió Đông, Đông Nam mang hơi nước từ biển thổi vào dễ gây mưa, nên có hiện tượng “đồng đầy nước” 
Hay: 
	Cơn đằng Đông, vừa trông vừa chạy 
	Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi 
	Về mùa hè, ở một số vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, dông ở phía Đông thường đến địa phương vì có gió thổi theo hướng Đông và Đông Nam từ biển vào gây mưa to, gió lớn nên phải “vừa trông vừa chạy”. Còn dông ở phía Nam đối với nhiều địa phương ở miền Bắc thường ít khi kéo đến vì mùa hè thường gió thịnh hành là Đông và Đông Nam, còn mùa Đông là gió hướng Đông Bắc nên “Cơn đằng Nam, vừa làm vừa chơi” 
	Biển Đông còn ảnh hưởng đến địa hình vùng ven biển khiến cho địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: Các vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu có bãi triều rộng, bãi cát phẳng, đầm phá, cồn cát, vịnh nước sâu, đảo ven bờ, rạn san hô ... Giáo viên có thể dẫn câu ca dao: 
	“ Thương anh, em cũng muốn vô 
	Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang” 
	“Truông” - địa hình đồi cỏ cằn cỗi ở Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh) rất phổ biến “Phá Tam Giang” – vùng nước biển ăn sâu vào lục địa thông với cửa biển hẹp (Cửa Thuận An, cửa Tư Hiền) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá được 3 con sông đổ nước ngọt vào: Sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, tạo một vùng nước lợ với quần thể thuỷ sinh độc đáo: cá Hanh, cá Dìa, cá Đối, tôm Rằn, đặc biệt dưới đáy thảm rong phát triển rất dày. Nguồn phân hữu cơ được người dân khai thác bón cho hoa màu. 
	2.2. Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiết 1) 
	Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất gió mùa được biểu hiện với một năm có 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hẹ. Tính chất gió mùa có ảnh hưởng rất lớn sự phân hoá của khí hậu nước ta cả về không gian và thời gian: Miền bắc có hai mùa: Mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Miền Nam có hai mùa mưa và mùa khô. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ lại có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô. 
	- Gió mùa mùa đông: Bản chất là khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông Bắc tác động vào miền Bắc nước ta, hoạt động từ tháng XI đến tháng IV năm sau, tạo cho miền Bắc nước ta một mùa đông lạnh, trong đó nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. 
	Để làm rõ hơn tính chất và tác động của gió mùa Đông Bắc, giáo viên có thể dẫn chứng một số câu ca dao, tục ngữ sau: 
	“ Mùa đông mưa dầm, gió Bấc” 
	“Mưa dầm” là loại mưa phùn (mưa bay), rơi dai dẳng từ ngày nọ sang ngày kia, hạt mưa nhỏ như hạt bụi, roi xuống mặt đất hay mặt nước không để lại dấu vết gì. Sở dĩ có loại mưa này do ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc đi qua biển vào cuối mùa đông (do hạ áp Alêut hút gió). Còn gió “Bấc” là do gọi lệch chữ “Bắc” mà ra, đó chính là gió mùa Đông Bắc. 
	Cái rét tê tái, buốt tận xương tuỷ của thời tiết mùa đông còn được Hồ Chủ Tịch diễn tả qua hai câu thơ: 
	“ Gió sắc tựa gươm mài đá núi 
	Rét như dùi nhọn chích cành cây” 
	Chính cái rét ấy cũng là một nét cực đoan của khí hậu miền Bắc nước ta trong mùa đông, nhất là ở miền núi cao. 
	- Gió mùa mùa hạ: Thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông nam), từ tháng V đến tháng X nhưng nguồn gốc từ hai khối khí khác nhau. Đầu mùa hạ là khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn độ Dương, gây mưa lớncho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vươt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào xuống vùng đồng bằng ven biển trung bộ và phần Nam khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gọi là gió Phơn – gió Lào). Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam cuất phát từ cao áp cậ chí tuyến bán cầu Nam, hoạt động mạnh, gây nóng ẩm mưa nhiều cho cả nước. 
	Để học sinh thấy rõ hơn những đặc điểm của thời tiết mùa hạ, giáo viên có thể dẫn chứng một số câu ca dao, tục ngữ sau: 
	“Mùa hè mưa to gió lớn” 
	Ở miền Bắc, mùa hè từ tháng V đến tháng X, do ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ (gió mùa Tây Nam) như đã nói ở trên, đồng thời do tác động của những nhiễu loạn hoàn lưu khí q	uyển (dông, bão, dải hội tụ nhiệt đới ...) nên mưa nhiều, mưa lớn. 
	Hay để nói về biến trình năm của lượng mưa ở miền Bắc nước ta, tục ngữ có câu: 
	“Mưa tháng bảy gãy cành trám” 
	Câu tục ngữ này đã nói một cách chính xác biến trình năm của lượng mưa ở Bắc Bộ, lượng mưa trong năm xảy ra vào tháng 7 dương lịch ở các miềưn Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Du, còn miền đồng bằng và ven biển (từ Hồng Gai trở xuống) lượng mưa cực đại vào tháng 8. Mưa tháng 7 còn được gọi là mưa Ngâu. Mưa ngâu là nguyên nhân chính gây lũ lụt ở Bắc Bộ. Nguyên nhân chính gây ra mưa Ngâu là ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới. 
	Ngoài ra để diễn tả một kiều thời tiết đặc trưng của mùa hè là nắng nóng, tục ngữ có câu: 
	“Nắng tháng Tám, rám trái bòng” 
	2.3. Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiết 2) 
	Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp. Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu có sự phân hoá đa dạng (theo mùa, theo độ cao, theo Bắc – Nam) tạo điều kiện để nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm, năng suất cao, nhất là trồng lúa nước, có khả năng xen canh tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi ... Tuy nhiên, tính chất thường của thời tiết, khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tau, phòng trừ dịch bệnh ... trong sản xuất nông nghiệp. 
	Để liên hệ gần gũi với thực tiễn, giáo viên có thể lấy ví dụ rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu nước ta đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp như: 
“Tháng Chạp là tiết trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng Tư rắc mạ thuận hoà nơi nơi
Tháng Năm gặt hái vừa rồi
Bước sang tháng Sáu nước trôi đầy đồng,
Nhà nhà, vợ vợ, chồng chồng
Đi làm ngoài đồng	 sá kể sớm trưa
Tháng sáu, tháng bảy khi vừa
Vun trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ gianh
Tháng tám lúa trổ đã đành
Tháng mười gạt hái cho nhanh kịp người.
Hay câu nói: 
	“Đông chết se, hè chết lụt” 
	“Đông chết se” là do giá rét mạnh vào mùa đông gây nên hiện tượng hạn sinh lí. Tức là cây trồng bị chết khô vì bộ rễ không có khả năng hút nước, dù trong đất có đủ nước, do nhiệt độ đất hạ xuống thấp gây nên. Vì vậy, trong mùa đông cần chống lạnh cho người, gia súc và cây trồng để bảo vệ đời sống con người và sản xuất. “Hè chết lụt ” do mùa hè mưa nhiều, bão, gây lũ lụt, tổn thất mùa màng, tài sản và tính mạng con người.
Hoặc:
“ Ba ngày gió Nam,
Mùa màng mất trắng”
	“Gió Nam” tức là gió Lào (gió Phơn do vượt dãy Trường Sơn Bắc) ở vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm rất khô và nóng, gây tác hại rất lớn cho mùa màng. 
	Sự thất thường của thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp như: 
“Có đói thì con ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
	Do về mùa đông có hiện tượng rét muộn đến tận tháng ba (rét nàng Bân) gây thiệt hại cho lúa Chiêm trổ sớm. 
“Mồng tám tháng tư không mưa
Bỏ cả cày bừa mà lấp lúa đi”
Hay: 
“Mồng chín tháng chín có mưa
Mẹ con đi sớm về trưa mặc lòng,
Mồng chín tháng chín không mưa
Mẹ con bán cả cày bừa mà ăn”.
	Theo quy luật bình thường thì trong hai ngày mồng 8 tháng 4 và mồng 9 tháng 9 (âm lịch) mà thực chất là vào khoảng thời gian đó với 2 ngày nói trên làm mốc thường có mưa, điều này tạo điều kiện cho lúa chiêm và lúa mùa đang ra đòng sẽ trổ tốt và có thể hứa hẹn cho năng xuất cao và ngược lại nếu thời tiết thất thường không có mưa thì ảnh hưởng xấu tới mùa màng.
	Chính từ sự nhận thức được tính thất thường của thời tiết, khí hậu nướcta và ảnh hưỏng của nó đến sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, bà con nông dan đã phải thốt lên những lời than chua xót và lỗi lo âu sâu sắc:
“ Khó khăn làm mấy tháng trời
Lại còn mưa nắmg thất thời khổ trông...”
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa còn ảnh hưởng đến đời sống của con người:
“ Vợ hiền hoà
Nhà hướng Nam”
	Câu ca dao trên nói vè quy luật của chế độ gió mùa và hướng gió để từ đó xây dựng nhà cửa đúng hướng, có lợi cho sức khoẻ đối với nhân dân miền Bắc. Làm theo nhà hướng Nam vì mùa hè có gió mùa Tây Nam mang hơi nước từ vào làm dịu đi cái nóng mùa hè. Còn về mùa đông khi có gió mùa Đông Bắclạnh khô thổi đến sẽ tránh được gió rét.
2. 4. Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng
	Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng: theo Bắc- Nam, Đông-Tây, theo độ cao. 
	Thiên nhiên phân hoá theo Bắc-Nam, lấy dãy núi Bạch Mã làm danh giới để phân chia lãnh thổ phía Bắc và phía Nam. Phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam. Phần lãnh thổ phía Bắc khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh với cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Còn phần lãnh thổ phía Nam khí hậu lại mang tính chất cận xích đạo gió mùa với cảnh quan tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. 
	Để thấy rõ sự phân hoá khí hậu khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, ranh giới phân chia khí hậu giữa hai miền, có câu thơ: 
“Hải Vân đèo lớn vừa qua
Mưa xuân ai đã đổi ra nắng hè”
	Hay sự khác biệt của khí hậu miền Trung và Nam trung Bộ với miền Bắc còn ở chế dộ mưa và bão chậm dần về thu đông. 
“Thương anh biết lấy chi đưa,
Đôi dòng nước mắt như mưa tháng mười”
	Nếu ngoài Bắc, mưa lớn vào tháng 7, tháng 8 dương lịch và mùa bão mạnh nhất vào tháng 8, tháng 9 dương lịch thì ở miền Trung và Nam Trung Bộ mùa bão đến chậm hơn vào khoảng tháng 10, tháng 11 dương lịch vì nó liên quan đến dải hội tụ nhiệt đới xê dịch vào đây trong thời gian này. Cũng vì thế mà ở đây mùa mưa lớn cũng trùng vào tháng 10, tháng 11 dương lịch. Đặc biệt là tháng 11 dương lịch (tức tháng mười âm lịch theo ca dao) 
	Nhạc sĩ Phạm Tuyên có một bài hát rất hay và nổi tiếng là: “Gửi nắng cho em”. 
“ Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ Mận Hồng Đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ
Thật diệu kì la mua đông phương Nam
Muốn ra em một chut nắng vàng
Thương cái rét của thợ cầy, thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy
Có tình thương tha thiết trong này!
Anh hiểu sức vươn của những cành đào
Qua giá rét vẫn đỏ hoa ngày tết
Như cây thông vũng vàng trong giá rét.
Em hãy làm cay thông xanh nghe em.!”
Nếu ta phân tich nó dưới góc độ môn Địa lí sẽ thấy tác giả phản ánh rất chính xác, thú vị và trữ tình về sự khác nhau của khí hậu giữa hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc có một mùa đông lạnh do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và nằm gần chí tuyến Bắc còn miền Nam nắng nóng quanh năm, không có mùa đông lạnh do nằm gần xích đạo và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. 
Thiên nhiên nước ta còn có sự phân hoá theo chiều Đông – Tây. Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền thiên nhiên nước ta có sự phân hoá thành 3 dải rõ rệt; vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi. Đặc biệt là sự phân hoá thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng các dãy núi. Ví dụ như sự phân hoá thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. 
Giáo viên có thể đưa ra câu thơ sau: 
“Trường Sơn Đông nắng, Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa biết mình”
	Hay lời bài hát “Sợi nhớ, sợi thương” (Phan Huỳnh Điểu) 
“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt, bên mưa quay
Em dang tay em xoè tay
Chẳng thế nào mà che mưa anh ...
............................
Nghiêng sườn Đông mà che mưa anh
Nghiêng sườn Tây em xoả bóng mát ...”
Hoặc bài hát “Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây” (Hoàng Hiệp) 
“... Trường Sơn Tây anh đi 
Thương em thương em bên ấy mưa nhiều 
Con đường mà gánh gạo muỗi bay rừng già cho dài mà tay áo 
Hết rau rồi em có lấy măng không 
Còn em thương bên tây anh mùa đông nước khe cạn bướm bay lèn đá 
Biết lòng anh say miền đất lạ là chắc em lo đường chắn bom thù 
Anh lên xe trời đổ cơn mưa cái gạt nước xua đi nỗi nhỡ 
Em xuống núi nắng về rực rỡ cái nhành cây gạt mối riêng tư ...” 
	Sở dĩ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa hai sườn của dãy Trường Sơn là do khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì ở các vùng Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng (gió phơn) 
	Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao, hình thành 3 đai cao: Nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi. Đặc biệt, đai cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa trên núi đem đến sự đa dạng, độc đáo trên cái nền chung là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Khi dạy phần nội dung này giáo viên có thể lồng ghép lời của một số đoạn trong bài hát “Sa Pa thành phố trong sương”. 
“Anh chỉ nghe em hát 
Vang lên trong biển mây 
Anh chỉ nghe tiếng cười 
Vang lên giữa rừng cây 
Mặt người thương chẳng thấy 
ÔI Sa Pa mù sương ...
Ôi Sa Pa thành phố trong sương
Bốn mùa hoa trái ngát hương 
Mây mù, mưa bay, gió lạnh 
Đây là quê hương những hạt giống quý ...” 
	Những đặc điểm khí hậu mát mẻ, giống như vùng ôn đới trên của Sa Pa chính là do khí hậu, cảnh quan có phân hoá theo độ cao địa hình, khiến nơi đây trở thành một địa điểm du lịch nghỉ mát nổi tiéng của nước ta. 
3. Kết quả thực hiện. 
	a. Đánh giá chung: Trong thực tế giảng dạy trong những năm qua, tôi đã từng bước áp dụng, điều chỉnh các phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngoài việc sử dụng khai thác bản đồ, biểu đồ, lược đồ, atlat, bảng số liệu thống kê ... thì việc lồng ghép thơ văn, ca dao, tục ngữ, bài hát vào bài học đem lại hiệu quả hơn hẳn: Học sinh học tập hứng thú hơn, không khí giờ học nhẹ nhàng, thân thiện và kết quả kiểm tra của học sinh cao hơn so với cách dạy lí thuyết thông thường. 
b. Đánh giá kết quả thực nghiệm cụ thể
	- Lớp thực nghiệm: Lớp 12A1 và 12A2 (TRường THPT số 2 TP Lào Cai) 
	- Lớp đối chứng: Lớp 12A7 (Trường THPT số 2 TP Lào Cai) 
	Sau đây là một số bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm, so sánh về không khí của tiết học, sự chăm chú, hứng thú của học sinh, việc phát biểu xây dựng bài và trả lời các câu hỏi trong bài và cả kết quả bài kiểm tra học kì I (năm học 2013 – 2014) 
Bảng so sánh thái độ học tập của học sinh trong giờ học Địa lí
Thái độ
Lớp 12A1
(Lớp thực nghiệm)
Lớp 12A2
(Lớp thực nghiệm)
Lớp 12A7
(Lớp dối chứng)
Hứng thú
82,75%
76,92%
56,66%
Luôn chăm chú 
89,65%
84,61%
53,33%
Hăng hái xây dựng bài 
86,20%
76,92%
50%
Giờ học thú vị, dễ hiểu 
82,75%
76,92%
60%
Giờ học buồn tẻ 
6,89%
15,38%
30%
Chờ cho nhanh hết giờ 
3,44%
7,69%
20%
Bảng thống kê kết quả điểm kiểm tra học kỳ I năm học 2013 – 2014
Lớp
Số HS
Điểm kiểm tra HK I
Từ TB trở lên
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
12A1
29
4
10
15
0
0
100%
12A2
26
2
7
15
2
0
92,30%
12A7
30
0
5
16
7
2
70,00%
	* Ghi chú: 
	- Nội dung trọng tâm trong đề kiểm tra học kì I là phần đặc điểm chung địa lí tự nhiên Việt Nam. 
	- Lớp thực nghiệm: 12A1; 12A8; lớp đối chứng 12A7
	Như vậy, kết quả trên cho thấy việc áp dụng phương pháp dạy học: Sử dụng tư liệu văn học trong dạy học địa lý phần đặc điểm chung địa lí tự nhiên Việt Nam mang lại hiệu quả rõ rệt cả về hứng thú, thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh ở 2 lớp thực nghiệm (12A1, 12A2) cao hơn hẳn so với lớp đối chứng 12A7) 
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. 
	1. Kết luận: 
	Việc lồng ghép các tư liệu văn học vào dạy học địa lí là một phương pháp dạy học tích cực. Nó không những làm cho tiết học Địa lí trở nên sinh động hơn, học sinh học tập hứng thú hơn mà còn giúp học sinh tiếp thu, khắc sâu kiến thức Địa lí một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng thơ văn, ca dao, tục ngữ vào dạy học địa lí còn góp phần giáo dục cho học sinh tình cảm yêu quê hương đất nước, lòng tự hào với nền văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc của đất nước ta. 
	Phương pháp sử dụng tư liệu văn học trong dạy học địa lí là phương pháp dạy có tính khả thi cao, phạm vi áp dụng rộng không chỉ trong phần đặc điểm chung địa lí tự nhiên Việt Nam mà còn có thể mở rộng ra trong nhiều phần nội dung khác của chương trình môn Địa lí ở các lớp học, cấp học (ví dụ như Địa lí lớp 10 khi dạy về phần các hệ quả của chuyển động xung quanh Mặt trời của trái đất là hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa giáo viên có thể dẫn câu ca dao “Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”) Phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng, phù hợp với nhiều đối t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_van_hoc_trong_day_h.doc
  • docĐơn và bản tóm tắt SKKN-nghiep.doc