Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phần Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí ở lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phần Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí ở lớp 5

Ứng dụng CNTT trong giờ học môn Địa lí ở tiểu học là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lí nhưng đòi hỏi trước hết là lòng nhiệt tình, yêu nghề, tận tâm với sự nghiệp “trồng người” vì công việc chuẩn bị cho một bài học mất nhiều thời gian và công sức.

doc 19 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 4845Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phần Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nề chuẩn bị đồ dùng dạy học mà vẫn truyền tải được tới cho học sinh đầy đủ hệ thống kiến thức cần thiết, liên hệ sát với thực tiễn cuộc sống qua các thông tin chính xác, cập nhật kịp thời cũng như hệ thống tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ trực quan sinh động.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 5 trường Tiểu học số 2 Bình Hòa. Lớp 5A là lớp thực nghiệm và 5B là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ 1 – 15 (Địa lí 5, nội dung Địa lí Việt Nam). 
Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,9; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,5. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng Ứng dụng CNTT trong dạy học phần Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học số 2 Bình Hòa.
GIỚI THIỆU
Trong SGK ở tiểu học các hình ảnh như cây cỏ, con người (các dân tộc), các lược đồ, sơ đồ, các hiện tượng tự nhiên như biển cả, sông ngòi, đất, rừng... chỉ là những hình ảnh tĩnh, kích cỡ nhỏ, kém sinh động. Công nghệ tiên tiến của máy vi tính và máy chiếu Projector đã tạo ra những hình màu rực rỡ, sinh động, kèm theo âm thanh ngộ nghĩnh, cây rung, nước chảy, các mũi tên động chỉ hướng gió, vùng miền,... góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường và phù hợp với học sinh tiểu học. 
Thực tế ở trường tiểu học số 2 Bình Hòa, giáo viên mới chỉ sử dụng máy tính để soạn giáo án. Một số giáo viên biết sử dụng phầm mềm PowerPoint nhưng chủ yếu mới dừng lại ở việc trình chiếu kênh chữ chứ chưa biết khai thác các hình ảnh động, các video clip phục vụ cho bài học. Trong giảng dạy môn Địa lí, giáo viên chỉ sử dụng các phiên bản tranh ảnh trong SGK treo lên bảng cho học sinh quan sát, dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là số học sinh tham gia vào các hoạt động của bài học ít, giờ học kém sinh động, học sinh thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về sự vật hiện tượng, mau quên. 
	Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các phương tiện CNTT như giáo án điện tử, máy chiếu, tranh ảnh- thông tin- tư liệu trên Internet, flash, video clip, ... vào dạy học thay cho các phiên bản tranh ảnh, lược đồ, bảng phụ và khai thác nó như một nguồn dẫn đến kiến thức .
	Giải pháp thay thế: Khi dạy các bài học về Địa lí Việt Nam, giáo viên soạn bài bằng giáo án điện tử (Từ bài 1 đến bài 15, trừ bài 7: Ôn tập). Tùy theo nội dung bài học, giáo viên tạo hiệu ứng màu, hiệu ứng chuyển động trên flash để xác định các vùng miền, mô tả hướng gió, vị trí của một số địa điểm trên bản đồ, lược đồ, thiết lập các mối quan hệ địa lí bằng sơ đồ, ... Sưu tầm thêm hình ảnh và các đoạn video clip để mô tả lũ lụt - hạn hán, tác hại của lũ lụt - hạn hán, sông ngòi mùa lũ - mùa cạn, giới thiệu các dân tộc trên đất nước ta, các bãi biển đẹp, các loại rừng, các loại đất, các loại cây trồng, các hoạt động về lâm nghiệp-thủy sản, các ngành nghề công nghiệp và thủ công, các tuyến đường, các loại hình giao thông, ... Soạn các bài tập trắc nghiệm, tạo các ô chữ với những ô chữ liên quan đến những nội dung cơ bản cần ghi nhớ của bài học, đó là cách củng cố bài rất thú vị, nó tạo cho giờ học sự sôi động, vui vẻ thoải mái và khắc sâu được kiến thức.	
	Về vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng đã có nhiều bài viết, nhiều đề tài khoa học đề cập đến những định hướng, tác dụng, kết quả của việc đưa CNTT vào dạy và học. Ví dụ:
	+ Nguyễn Thị Thấn (Đồng tác giả), Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học môn Khoa học lớp 5, Tạp chí Giáo dục, Đặc san kì 2 (2006), 30-32.
   	+ PGS.TS Phạm Xuân Hậu - CN.Phạm Văn Danh, Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Bài viết được trích từ Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Tăng cường năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin trong Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học" do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với ĐHQG Tp.HCM tổ chức.
+ Phạm Văn Danh, Trung tâm Công nghệ dạy học - Viện Nghiên cứu Giáo dục, Bài viết được lấy từ Kỷ yếu hội thảo: "Đánh giá năng lực ICT trong dạy học của đội ngũ giáo viên các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề" tháng 4/2009, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật TP.HCM.
+ Bùi Xuân Đông, giáo viên trường PTTH Tân Lâm - Quảng Trị, Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong vấn đề soạn giảng và dạy học môn hóa học .
+ Nguyễn Thế Hùng, giáo viên trường THCS Nguyễn Tri Phương – Quảng Trị, Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Địa lí khối trung học cơ sở.
	Tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới PPDH thông qua việc sử dụng các phương tiện CNTT hỗ trợ cho giáo viên khi hình thành các biểu tượng về sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ địa lý cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học. Bằng phương tiện trực quan sinh động, cụ thể, khoa học, chính xác, giáo viên sẽ phát huy triệt để hệ thống kiến thức bằng cả kênh chữ và kênh hình, tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động tích cực, tự khám phá ra kiến thức, liên hệ với thực tiễn cuộc sống.	Qua đó, truyền cho các em lòng ham học hỏi, ý thức bảo vệ và niềm say mê tìm hiểu môi trường xung quanh, quê hương, đất nước, khám phá thế giới.	
Vấn đề nghiên cứu: Việc ứng dụng CNTT vào dạy học phần Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 5 không?
Giả thuyết nghiên cứu: Ứng dụng CNTT vào dạy học làm nâng cao kết quả học tập các bài học thuộc phần Địa lí Việt Nam cho học sinh lớp 5 trường tiểu học số 2 Bình Hòa.
PHƯƠNG PHÁP
a. Khách thể nghiên cứu
	Đề tài được nghiên cứu tại trường Tiểu học số 2 Bình Hòa – nơi tôi trực tiếp giảng dạy.
* Giáo viên:
Hai cô giáo giảng dạy hai lớp 5 có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 
1. Trần Thị Thu An – Giáo viên dạy lớp 5A (Lớp thực nghiệm)
2. Nguyễn Thị Kim Linh – Giáo viên dạy lớp 5B (Lớp đối chứng)
	* Học sinh:
 Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của HS lớp 5 trường Tiểu học số 2 Bình Hòa:
Số HS các nhóm
Dân tộc
Tổng số
Nam
Nữ
Kinh
Lớp 5A
27
17
10
27
Lớp 5 B
27
16
11
27
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học.
b.Thiết kế 
	Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 5A là nhóm thực nghiệm và 5B là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra cuối năm môn Địa lí năm học trước làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
 Đối chứng
Thực nghiệm 
TBC
7,4
7,3
p =
0,36
p = 0,36 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 
	Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Thực nghiệm 
O1
Dạy học có ứng dụng CNTT
O3
Đối chứng
O2
Dạy học không có ứng dụng CNTT
O4
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập .
 c. Quy trình nghiên cứu
	 * Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Cô Nguyễn Thị Kim Linh dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không ứng dụng CNTT vào dạy học, quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Cô Trần Thị Thu An: Thiết kế kế hoạch bài học có ứng dụng CNTT; soạn bài bằng giáo án điện tử, lên lớp sử dụng máy chiếu, sưu tầm, lựa chọn thông tin phù hợp trên Internet và các website baigiangdientubachkim.com, baigiang.violet.vn, giaovien.net, edu.net.vn, vhshool.net, ... 
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
	Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày
Môn/Lớp
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
29/08/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
1
Việt Nam – Đất nước chúng ta
12/09/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
2
Địa hình và khoáng sản
19/09/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
3
Khí hậu
26/09/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
4
Sông ngòi
03/10/3013
Địa lí
(Lớp 5A)
5
Vùng biển nước ta
10/10/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
6
Đất và rừng
24/10/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
8
Dân số nước ta
31/10/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
9
Các dân tộc, sự phân bố dân cư
07/11/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
10
Nông nghiệp
14/11/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
11
Lâm nghiệp và thủy sản
21/11/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
12
Công nghiệp
28/11/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
13
Công nghiêp(tt)
05/12/2013
Địa lí
(Lớp 5A)
14
Giao thông vận tải
12/12/3013
Địa lí
(Lớp 5A)
15
Thương mại và du lịch
d. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kì II môn Địa lí (năm học lớp 4), do Ban giám hiệu trường Tiểu học số 2 Bình Hòa ra đề thi chung cho cả trường. 
	Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kì I, do Ban giám hiệu trường Tiểu học số 2 Bình Hòa ra đề thi chung cho cả trường. Bài kiểm tra sau tác động gồm 6 câu hỏi trắc nghiệm dạng chọn đáp án đúng và 3 câu hỏi tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
15 bài học Địa lí trên thuộc phần Địa lí Việt Nam. Theo phân phối chương trình, các bài học này nằm trong chương trình của học kì 1. Dạy xong 15 bài này là kiểm tra cuối học kì 1, hai cô giáo dạy ở 2 lớp 5A và 5B đã tiến hành kiểm tra và chấm bài ( theo hình thức đổi giáo viên coi và chấm bài thi) theo kế hoạch kiểm tra cuối kì của nhà trường. 
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
7,5
8,9
Độ lệch chuẩn
1,76
1,31
Giá trị p của T- test
0,00084
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0,80
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00084, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. 
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có ứng dụng CNTT đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Ứng dụng CNTT vào dạy học làm nâng cao kết quả học tập các bài học thuộc phần Địa lí Việt Nam cho học sinh lớp 5 trường tiểu học số 2 Bình Hòa.” đã được kiểm chứng. 
 Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và
 sau tác động của nhóm TN và nhóm ĐC 
BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,9, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,5. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,4; điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,80. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0,00084< 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
* Hạn chế: 
Ứng dụng CNTT trong giờ học môn Địa lí ở tiểu học là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, người giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet, biết thiết kế kế hoạch bài học hợp lí nhưng đòi hỏi trước hết là lòng nhiệt tình, yêu nghề, tận tâm với sự nghiệp “trồng người” vì công việc chuẩn bị cho một bài học mất nhiều thời gian và công sức.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* Kết luận:
 	Việc ứng dụng CNTT vào dạy học nội dung Địa lí Việt Nam trong môn Địa lí lớp 5 ở trường tiểu học số 2 BÌnh Hòa đã nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. 
* Khuyến nghị
	Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất như phòng chuyên dụng có trang bị sẵn máy chiếu, thiết bị máy tính, máy chiếu Projector hoặc màn hình ti vi màn hình rộng có bộ kết nối... cho các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng CNTT vào dạy học.
	Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về CNTT, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại.
	Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cấp tiểu học có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học môn Tự nhiên và xã hội, môn Khoa học, môn Địa lí, môn Lịch sử để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	+ Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học môn Khoa học lớp 5, Tạp chí Giáo dục, Đặc san kì 2 (2006), 30-32  của Nguyễn Thị Thấn.
+ Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Địa lí khối trung học cơ sở của Nguyễn Thế Hùng, giáo viên trường THCS Nguyễn Tri Phương – Quảng Trị.
+ Thiết kế bài giảng Địa lí -lớp 5 của Lê Thu Hà.
+ Sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí -lớp 5.
+ Tài liệu tập huấn: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
+ Mạng Internet: website baigiangdientubachkim.com, baigiang.violet.vn, 
giaovien.net, edu.net.vn, vhshool.net, thuvientailieu.bachkim.com 
Xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường Bình Hòa, ngày 13 tháng 01 năm 2014
	 Người viết
 Từ Thị Mỹ Dung
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm):
	Hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta?
A. Tây Nam.	B. Đông Nam. 	C. Nam.
Câu 2: Sông ngòi ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì?
A.Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. B. Ngắn, dốc. 	C. Nhiều thác ghềnh.
Câu 3: Thành phố Sài Gòn được mang tên là thành phố Hồ Chí Minh từ năm nào?
A. 1974	B. 1975 	C. 1976
Câu 4: Nước ta có những quần đảo nào?:
A. Quần đảo Trường Sa	B. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa C. Quần đảo Hoàng Sa
Câu 5: Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt, đồng bằng Nam Bộ đã xây dựng những công trình thủy lợi nào?:
A. Hồ Dầu Tiếng	B. Hồ Ba bể 	C. Hồ Dầu Tiếng và Hồ Trị An
Câu 6: Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
A. Phía Nam và phía Tây. B. Phía Đông, phía Nam và Tây Nam. C.Phía Bắc và phía Tây.
Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 : Cần làm gì để giữ gìn, bảo vệ biển đảo và quần đảo?
Câu 2 : Vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối?
Câu 3 : Biển có vai trò gì đối với nước ta?
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm):
	Mỗi ý đúng: 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
C
B
C
B
Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 : (2 điểm)
-Không xả rác và nước thải có hại ra môi trường biển. (0,5 điểm)
-Không đánh bắt hái sản bằng cách đánh mìn. (0,5 điểm)
-Khái thác tài nguyên biển theo cách hợp lí. (0,5 điểm)
-Tăng cường lực lượng quân đội để bảo vệ chủ quyền biển, đảo và quần đảo. (0,5 điểm)
Câu 2 : (2 điểm)Vì:
-Có đất đai tương đối màu mỡ (0,5 điểm)
-Khí hậu nóng ẩm (0,5 điểm)
-Có đất pha cát (0,5 điểm)
-Có nước biển mặn, nhiều nắng (0,5 điểm)
Câu 3 : (3 điểm)
-Vùng biển nước ta là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý (1 điểm)
-Biển có vai trò điều hòa khí hậu. (1 điểm)
-Bờ biển có nhiều bãi biển đẹp, có nhiều vũng, vịnh,  thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng cảng biển. (1 điểm)
*Lưu ý: Điểm toàn bài được làm tròn 0,5 thành 1.
VD: 6,5 à 7.
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 BÌNH HOÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-NH: 2013-2014
Họ và tên:Lớp:. Môn: Địa lí
Số báo danh :Mã phách: Thời gian: 30 phút
Điểm
Mã phách
Phần 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.
1)Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
A. Trung Quốc, Lào, Thái Lan
B. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia
C. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
2)Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nước ta là:
A. Trồng trọt
B. Chăn nuôi
C. Chăn nuôi và trồng trọt
3)Đặc điểm địa hình nước ta là :
A. diện tích là đồng bằng
B. diện tích là đồi núi
C. diện tích là đồi núi
4)Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở:
A. Vùng núi và cao nguyên
B. Ven biển và hải đảo
C. Đồng bằng, ven biển
5)Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là:
A. Thành phố Hồ Chí Minh
B. Đà Nẵng
C. Hà Nội
6)Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là:
A. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa
B. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
C. Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa.
Phần 2:
1) Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta ? 
2) Sông ngòi nước ta có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất?
3) Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa ở nước ta ? Vì sao ? 
.
ĐÁP ÁN
Phần 1: 3 điểm. Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Cụ thể:
1)Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
C. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
2)Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nước ta là:
A. Trồng trọt
3)Đặc điểm địa hình nước ta là :
B. diện tích là đồi núi
4)Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở:
C. Đồng bằng, ven biển
5)Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là:
A. Thành phố Hồ Chí Minh
6)Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là:
B. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
Phần 2:
1)2 điểm, đúng mỗi ý sau được 1 điểm. Cụ thể : 
+Nước biển không bao giờ đóng băng
+Biển miền bắc và miền trung hay có bão, biển có thủy triều.
2) 3 điểm, đúng được mỗi ý sau được 1 điểm. Cụ thể :
+ Bồi đắp nên nhiều đồng bằng
+Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân
+Là đường giao thông quan trọng, nguồn thủy điện lớn, cho nhiều thủy sản,.
3) 2 điểm, đúng được mỗi ý sau được 1 điểm. Cụ thể :
+ Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa. 
+ Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, ở nhiều địa điểm khác nhau, trên các loại đường có chất lượng khác nhau.
BẢNG ĐIỂM
 BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ
NHÓM THỰC NGHIỆM
STT
Họ và tên
KT trước tác động
KT sau tác động
XL trước tác động
XL sau tác động
1
Phan Minh Chiến
9
10
G
G
2
Nguyễn Vàng Thúy Diễm
6
8
TB
K
3
Nguyễn Thị Mỹ Diệu
7
10
K
G
4
Lê Tuấn Dũng
8
8
K
K
5
Đặng Hữu Đức
5
8
TB
K
6
Từ Thanh Hải
6
9
TB
G
7
Nguyễn Thanh Huy
9
10
G
G
8
Từ Sinh Khiêm
6
8
TB
K
9
Đặng Hữu Lộc
9
10
G
G
10
Phạm Thị Phương Loan
8
10
K
G
11
Từ Thị Bích Ngọc
7
9
K
G
12
Nguyễn Vũ Phụng
7
8
K
K
13
Huỳnh Tấn Phương
6
8
TB
K
14
Nguyễn Duy Quang
10
10
G
G
15
Hồ Thanh Tâm
9
10
G
G
16
Võ Văn Tân
5
8
TB
K
17
Đào Duy Thái
6
9
TB
G
18
Trần Thị Thu Thủy
8
10
K
G
19
Lê Thị Thuyền
5
5
TB
TB
20
Nguyễn Hiền Trang
9
10
G
G
21
Nguyễn Thị Thùy Trang
9
9
G
G
22
Nguyễn Thị Thanh Triều
9
10
G
G
23
Bùi Đức Trọng
5
8
TB
K
24
Nguyễn Xuân Trường
7
6
K
TB
25
Trần Anh Tuấn
9
10
G
G
26
Hồ Thanh Tường
5
9
TB
G
27
Huỳnh Thị Kim Viên
7
10
K
G
Mốt 
9
10
Trung vị 
7
9
Giá trị trung bình 
7,3
8,9
Độ lệch chuẩn 
1,61
1,31
 BẢNG ĐiỂM KiỂM TRA MÔN ĐỊA LÍ
NHÓM ĐỐI CHỨNG
STT
Họ và tên
KT trước tác động
KT sau tác động
XL trước tác động
XL sau tác động
1
Trần Thị Bích Anh
7
7
K
K
2
Nguyễn Quốc Danh
9
8
G
K
3
Trần Minh Hải
5
4
TB
Y
4
Phạm Ngọc Hân
7
9
K
G
5
Từ Minh Hậu
6
5
TB
TB
6
Nguyễn Thái Hòa
6
7
TB
K
7
Nguyễn Thị Ngọc Lệ
9
9
G
G
8
Nguyễn Thị Bích Loan
7
6
K
TB
9
Dương Thị Lượng
9
9
G
G
10
Cao Thị Ngọc Mai
5
4
TB
Y
11

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỊA LÍ.doc