Trò chơi : ĐOÁN SỐ
* Mục đích : Nhằm phát triển tư duy cho học sinh tạo sự hứng thú trong học tập.
* Chuẩn bị : Giáo viên chọn các số bất kì.
VD: 45; 30 ; 65 ;50; 75; 49; 55; 57; và ghi váo các tờ bìa
*Cách chơi : Người chơi được phép nhìn qua qua một lần các số trên tớ bìa , sau đó giáo viên lấy một số bất kì cho cả lớp biết.
(Người đoán không biết - đây chính là số cần đoán )
Yêu cầu : Người chơi đặt câu hỏi “đóng” – cả lớp trả lời “đúng” hoặc “sai” chỉ cho phép đặt 5 câu, sau 5 câu hỏi mà chưa đoán được số cần tìm thì phải phạt (hình thức: múa, hát tuỳ yêu cầu các bạn trong lớp ).
đặt vấn đề: 1. phần mở đầu Như chúng ta đã biết Giáo dục và Đào tạo có vai trò rất lớn và có ý nghĩa sâu sắc trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có đầy đủ năng lực, phẩm chất để xây dựng đất nước. Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là: Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó, với lý tưởng độc lập và Chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc – giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc, con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tổ chức kỉ luật. Những năm gần đây giáo dục nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng giữ một vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đề cao chiến lược và khẳng định : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Với quan điểm như vậy giáo dục đã vận động và chuyển mình phát triển đáng kể. Giáo dục Tiểu học đang là mối quan tâm rất lớn của toàn xã hội, Những nội dung chương trình, phương pháp, hình thức dạy học đổi mới nhằm phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý của học sinh, phù hợp với sự phát triển chung của cả toàn xã hội. Đối với bậc Tiểu học là sự chuyền tiếp từ bậc Mầm non, từ hoạt động chủ đạo là vui chơi chuyển sang hoạt động chủ đạo là học tập. Do vậy với các em phải ngồi ngay ngắn trật tự trong 1 – 2 giờ là rất cố gắng. ở lứa tuổi các em rất hiếu động học mà chơi, chơi mà học nếu trong giờ học giáo viên biết cách xoay chuyển những trò chơi có nội dung học tập nhằm giúp học sinh nắm kiến thức đồng thời giúp các em có giây phút thư giãn thì giờ học càng sinh động, hấp dẫn, tạo cho các em lòng say mê học tập. Đặc biệt trong giờ học toán đôi khi các em phải suy nghĩ căng thẳng với những con số, những phép tính. Nếu giáo viên tổ chức được trò chơi phù hợp sẽ giúp các em nắm kiến thức nhớ nhanh nội dung lôi cuốn được cả những em học yếu toán, sợ toán, sợ sệt nhút nhát cùng tham gia, làm cho không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ . Trẻ không được vui chơi sợ sệt vào trạng thái trầm cảm, trí tuệ chậm phát triển hễ vận động bị ảnh hưởng, một số cơ quan giảm hoạt động, phản xạ chậm và kém linh hoạt. Trong thực tế những năm gần đây bậc Tiểu học đã và đang thực hiện phong trào đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học sao cho những giờ học được nhẹ nhàng tự nhiên và chất lượng tốt hơn một trong những hình thức tổ chức dạy học theo xu hướng đổi mới đó là tổ chức các em trò chơi có nội dung học tập. Với những suy nghĩ trên Tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu và xây dựng một số trò chơi toán học, nhằm giúp giáo viên và học sinh có thêm tài liệu tham khảo để học tốt môn Toán ở trường Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để tâm sinh lý của học sinh Tiểu học. II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng Những năm gần đây trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng, giáo viên đã và đang áp dụng phương pháp dạy học tích cực – Lấy học sinh làm trung tâm. Thầy là nguời chỉ đạo hướng dẫn giúp học sinh chủ động tìm ra kiến thức mới. Song việc đưa trò vào hoạt động dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học toán còn đơn điệu, nghèo nàn. Việc tổ chức trò chơi trong dạy học toán chưa thực sự chú trọng. Sở dĩ các tình trạng trên là do còn một số giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của trò chơi trong giờ học toán. Bởi vì phía đội ngũ giáo viên còn bất cập về tuổi tác và trình độ. Một số giáo viên chưa chuẩn về trình độ chuyên môn nên chưa nắm được tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Do vậy dẫn tới quan niệm: “Tổ chức trò chơi làm gì ảnh hưởng tới thời gian”. Từ quan điểm đó về phía học sinh: ít được tổ chức trò chơi trong giờ học chỉ tổ chức trò chơi vào các buổi thao giảng hay có đoàn kiểm tra về mà thôi. Việc này dẫn đến các em lúng túng, mất trật tự trong khi chơi, nên kết quả mà trò chơi đem lại là không cao và đó cũng là điều cơ bản dẫn đến học sinh ngại học. 2. Kết quả của thực trạng Qua kết quả khảo sát học sinh cho thấy: Sĩ số học sinh: 29 Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 6 20.4 12 42.2 10 34 1 3.4 Từ thực tế đó sau một thời gian suy nghĩ, nghiên cứu thiết kế trò chơi, góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học để gây được hứng thú học tập cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy học toán là cần thiết. B. Giải quyết vấn đề 1. các giải pháp thực hiện a. Mục đích yêu cầu trong thiết kế trò chơi. Mục đích:Trong nhà trường trò chơi toán học có thể tổ chức như một hoạt động dạy toán, rất phù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Thực tế cho thấy hình thức tổ chức trò chơi toán học dễ được học sinh Tiểu học hưởng ứng và tích cực tham gia. Vì thế xét về mục đích dạy học nói chung thì: - Trò chơi nhằm dẫn dắt, hình thành tri thức mới. - Trò chơi nhằm củng cố kiến thức, luyện tập kỹ năng. - Trò chơi nhằm ôn tập, rèn tư duy trong giờ ngoại khoá. Yêu cầu trong thiết kế trò chơi. - Trò chơi phải có mục đích học tập. - Trò chơi phải phù hợp với nội dung bài học. - Trò chơi phải phù hợp với đặc điểm và trình độ học tập. - Hành động trò chơi phải hấp dẫn, hứng thú, luật chơi phải rõ ràng. - Trò chơi phải phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế lớp học (Trang thiết bị, không gian, diện tích, số học sinh). - Trò phải phù hợp với quỹ thời gian. - Trò chơi có thể tổ chức cho nhiều học sinh cùng tham gia có tính thi đua. - Trò chơi phải phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh phát huy được óc tư duy, phán đoán và sự nhanh nhẹn khéo léo. b.Lựa chọn nội dung trong thiết kế trò chơi - Trong bậc tiểu học có 5 khối lớp tôi đã đi sâu tìm hiểu và lựa chọn nội dung thiết kế trò chơi cho học sinh theo mạch kiến thức sau: - Số học: có các trò chơi về tính toán, trò chơi đoán số. - Các yếu tố hình học: Có các trò chơi về vẽ hình, tính diện tích các hình và nắm chắc các công thức các hình để vận dụng vào giải các bài toán có yếu tố hình học. c.Cấu trúc của kịch bản một trò chơi bao gồm : Bước 1: Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết có thể giao cho học sinh chuẩn bị những dụng cụ dễ kiếm. Bước 2 : Nêu tên trò chơi và giải thích qua ý nghĩa trò chơi. Bước 3 : Phổ biến luật chơi : Giáo viên giải thích cách chơi, trong đó nêu rõ những ai chơi trực tiếp, ai cổ động, ai đánh giá chơi như thế nào, hiệu lệnh, chơi bao lâu, phần thưởng là gì ( giáo viên cần chọn hình thức ngắn gọn, rõ ràng để giải thích cách chơi Bước 4 : Tổng kết trò chơi : - Trọng tài kiểm tra đánh giá kết quả theo quy định của trò chơi. Tuyên dương học sinh, nhắc học sinh có cố gắng tính theo quy định của luật chơi. Ví dụ một số trò chơi trong chương trình lớp 4 Trò chơi : Xếp hàng nhanh * Mục đích : cũng cố kiến thức về phân tích cấu tạo số ,so sánh số , rèn tính nhanh nhẹn , hoạt bát cho học sinh * Chuẩn bị : Giáo viên làm một số mảnh bìa có ghi các số khác nhau 9999 ; 19876 ; 19768 ; 19786 ; 19687 - Cách tiến hành có hai đội chơi : mỗi đội năm em, mỗi em cần một mảnh bìa ghi một số, căn cứ vào số trên mảnh bìa mà mỗi em cầm học sinh phải quan sát và so sánh nhanh để xếp theo thứ tự từ lớn đến bé (hoặc từ bé đến lớn ). Khi giáo viên hô bắt đầu : hai đội sẽ nhanh chóng xếp hành theo thứ tự – trong một thời gian khoảng 3 phút đội nào xếp đúng thẳng sẽ dành phần thắng. Trò chơi : Điền số nhanh * Mục đích : củng cố cho học sinh kiến thức về dấu hiệu chia hết cho 3: 5 tạo không khi sôi nổi , vui vẻ, thi đua trong gìơ học. * Chuẩn bị : Giáo viên viết các số lên bảng . VD : 48* : 82* : 25* : 75* ( Các số cần điền: 0; 5; 5; 0) *Cách chơi : Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm cử một đại diện. Giáo viên yêu cầu : hãy viết thêm vào số (*) ở mỗi chổ một số để được số có 3 chữ số chia hết cho 3 và 5 . Trong thời gian 5 phút nếu nhóm nào điền đúng nhóm đó sẽ thắng. Trò chơi : Đoán số * Mục đích : Nhằm phát triển tư duy cho học sinh tạo sự hứng thú trong học tập. * Chuẩn bị : Giáo viên chọn các số bất kì. VD: 45; 30 ; 65 ;50; 75; 49; 55; 57; và ghi váo các tờ bìa *Cách chơi : Người chơi được phép nhìn qua qua một lần các số trên tớ bìa , sau đó giáo viên lấy một số bất kì cho cả lớp biết. (Người đoán không biết - đây chính là số cần đoán ) Yêu cầu : Người chơi đặt câu hỏi “đóng” – cả lớp trả lời “đúng” hoặc “sai” chỉ cho phép đặt 5 câu, sau 5 câu hỏi mà chưa đoán được số cần tìm thì phải phạt (hình thức: múa, hát tuỳ yêu cầu các bạn trong lớp ). VD : Số cần đoán là 50 Người chơi có thể đặt câu hỏi : 1, Số đó có phải là số tròn chục không? - Dưới lớp các bạn trả lời: phải hoặc (đúng ) 2, Số đó có phải là số 40 không ? - Dưới lớp các bạn trả lời là đúng. 3, Số đó có phải là số chia hết cho 5 không? - Dưới lớp các bạn sẽ trả lời : phải hoặc ( đúng ) - Từ đó người đoán sẽ suy luận và đoán được số cần tìm là 50. Trò chơi : Phân số tìm bạn * Mục đích : củng cố về phân số bằng nhau * Chuẩn bị : - 5 tấm bìa gốc trên mỗi tấm bìa ghi 1 phân số gốc : 1/ 2 ; 1/ 3; 2 / 3 ; - 30 tấm bìa trên mỗi tấn bìa ghi 1 phần, trong đó : - 5 phân số bằng phân số 1/2. - 5 phân số bằng phân số 1/3. - 5 phân số bằng phân số 2/3. * Cách chơi : Mỗi lần 5 người chơi mỗi người nhận một tấn bìa “ gốc,, để trên bàn và chọn trên 30 tấm bìa ghi phân số bằng phân gốc của mình . Trong 2 phút người nào tìm được nhiều hơn mà không bị sai thì thắng cuộc. * Một số trò chơi có nội dung hình học: Trò chơi : Hái hoa toán học (lớp4) * Mục đích: Củng cố kiến thức cho học sinh về cách tính diện tích các hình. Tạo không khí sôi nổi thi đua trong giờ học toán. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một càch cây có gắn các bông hoa bằng giấy có ghi các câu hỏi. VD: 1. Đố bạn điền tiếp những từ còn thiếu vào chỗ trống trong bài thơ sau: Diện tích chữ nhật là gì? Lấy dài..tức thì có ngay. Chu vi chữ nhật dễ thay, Lấy..nhân hai là thành. 2. Tính nhanh: Diện tích hình vuông bằng bao nhiêu mét vuông? Biết số đo 1 cạnh bằng 10 dm. 3. Muốn tìm diện tích vuông ta lấy một cạnh nhân 4 ra ngay khó gì ,đúng hay sai? 4. Một hình chữ nhật có số đo cạnh dài bằng 4 m, rộng 50d m. Bạn A nói: Diện tích bằng 20 m2 Bạn B nói: Diện tích bằng 200 m2 Bạn nào nói đúng? Bạn nói sai? Vì sao? Hãy nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. Hãy nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương c. kết luận Sau gần một năm nghiên cứu ở lớp so sánh kết quả trắc nghiệm và khảo sát giữa giờ toán có tổ chức trò chơi và giờ toán không tổ chức trò chơi : a, Kết quả điều tra về sở thích TT Tiết học không tổ chức trò chơi Tiết học có tổ chức trò chơi Lớp Thích học Không thích Thích học Không thích 4E 55.5 44.5% 100% - Qua bảng điều tra trên ta thấy nếu trong tiết học có tổ chức trò chơi thì số học sinh thích học sẽ tăng lên gấp nhiều hơn. Rõ ràng thực tế đã chứng minh phải tổ chức trò chơi trong gìơ học ở tất cả các môn nhất là đối với môn Toán. - Cũng đúng như các nhà tâm lý học đã khẳng định: “học sinh Tiểu học thông qua hoạt động chơi để mà học”. b, Kết quả thông qua khảo sát chất lượng Qua khảo sát chất lượng ở lớp 2 tiết trong đó 1 tiết có tổ chức trò chơi và 1 tiết không tổ chức trò chơi thu được kết quả sau Tiết học không có trò chơi Tiết học có trò chơi Lớp Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 4E 11.1% 29.6% 59.3% 53.2 46.8 0 Qua bảng khảo sát chất lượng ở lớp cho ta thấy chất lượng giữa tiết học có tổ chức trò chơi và tiết học không có tổ chức trò chơi khác nhau số tiết . Chất lượng ở tiết học có tổ chức trò chơi số học sinh yếu giảm rất nhiều, qua đó một lần nữa lại khẳng định : muốn nâng cao chất lượng nhất là chất lượng đại trà thì phải tổ chức trò chơi để gây hứng thú , lôi cuốn những học sinh chán học môn toán và đây cũng là một trong những biện pháp thực hiện để bồi dưỡng học sinh yếu trong nhà trường 2.Kết Luận, kiến nghị a, Kết luận Qua nghiên cứu đề tài và thực tế giảng dạy tôi thấy rằng để tiết dạy thành công , học sinh nắm bài tốt và đặc biệt là làm thế nào để lôi cuốn học sinh và kích thích lòng ham mê học tập của các em đối với môn Toán , nói riêng về các môn học khác nói chung , người giáo viên không những chỉ truyền đại nội dung bằng những phương pháp thường dùng : gợi mở , trực quan , vấn đáp , thuyết trình mà người giáo viên còn cần biết tổ chức , thiết kế các trò chơi , có nội dung toán học để góp phần làm cho tiết học sôi nổi hình thức phong phú giúp các em nắm kiến thức và hiểu bài nhanh . Cùng với hình thức tổ chức trò chơi toán học giáo viên cần sưu tầm thêm về câu chuyện về các nhà toán học để kể cho các em nghe học tìm hiểu câu đố toán học , các bài toán vui để kích thích sự ham học , ham hiểu biết về các em . Mặc dù số lượng trò chơi mà tôi thiết kế còn ít . Song tôi hy vọng rằng qua suốt trò chơi toán học đó các bạn đồng nghiệp sẽ có thêm tài liệu tham khảo Đưa các tró chơi toán học vào trong qúa trình dạy học toán nhằm nâng cao hiệu quả dạy học từ đó thiết kế các trò chơi khác để ngày càng có thêm trò chơi phong phú và bổ ích hơn . b, Kiến nghị Ngoài việc tổ chức trò chơi trong tiết học còn cõ thể tổ chức trò chơi dưới nhiều hình thức khác nhau ở các buổi hoạt động ngoại khoá Ngày nay lớp học hai buổi/ ngày được tổ chức ngày càng nhiều hầu hết ở các trường Tiểu học . Một buổi học sinh học kiến thức mới buổi còn lại là giải quyết các bài tập và vui chơi tập thể và các môn nghệ thuật , Chính buổi này hoạt động ngoại khoá được tổ chức thực hiện và phát huy tác dụng cao nhất Hoạt động ngoại khóa sẽ làm cho toán học trở nên hấp dẫn hơn , gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày hơn . Việc thiết kế cho nội dung cho hoạt động ngoại khoá toán học căn cứ vào mục đích của hoạt động ngoại khóa , điều kiện và vật chất trường lớp để chọn hình thức hoạt động cho phù hợp ,thời gian tiến hành và thời gian cụ thể. Với thời gian và trình độ có nhiều hạn chế nên đề tài này tôi chỉ đưa ra một số ý tưởng tổ chức trò chơi trong giờ toán cho học sinh cho nên không tránh khỏi những thiếu sót, mong hội đồng khoa học nhà trường và các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi thực hiện tốt hơn. ngày 20 tháng 3 năm 2007 Người viết Trần Thị Hà
Tài liệu đính kèm: