5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Đề tài được dựa trên cơ sở phương pháp luận của môn Lịch sử 5 và quá
trình tìm hiểu thực tế đối tượng học sinh, thái độ học tập, mong muốn tạo nên
bầu không khí dễ chịu, tích cực, hứng thú trong việc học tập môn học.
Đề tài đưa ra các trò chơi kích thích học sinh say mê học tập, chăm chú
nghe giảng; tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tự sưu tầm đọc
thêm nhiều tài liệu, sách báo và các phương tiện truyền thông có liên quan đến
môn Lịch sử. Vận dụng tối đa các điều kiện, phương tiện để học tập. Từ đó, tăng
cường khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, đồng thời phát triển
mối giao lưu, tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò.
Đề tài dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục,
chuyển từ dạy học coi trọng kiến thức sang dạy học phát triển năng lực.
Đề tài cho thấy cách vận dụng các kĩ năng dạy Lịch sử 5 đạt hiệu quả.
Qua trò chơi giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn, từ đó giúp cho các em có
kiến thức một cách nền tảng, vững chắc cho các lớp học sau.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 01 PHẠM THỊ LANH 25.01.1982 Trường Tiểu học Thanh Bình Giáo viên chủ nhiệm Đại học Sư phạm 100% 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 5”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Lịch sử). 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 04/5/2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Đề tài được dựa trên cơ sở phương pháp luận của môn Lịch sử 5 và quá trình tìm hiểu thực tế đối tượng học sinh, thái độ học tập, mong muốn tạo nên bầu không khí dễ chịu, tích cực, hứng thú trong việc học tập môn học. Đề tài đưa ra các trò chơi kích thích học sinh say mê học tập, chăm chú nghe giảng; tích cực suy nghĩ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tự sưu tầm đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo và các phương tiện truyền thông có liên quan đến môn Lịch sử. Vận dụng tối đa các điều kiện, phương tiện để học tập. Từ đó, tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, đồng thời phát triển mối giao lưu, tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Đề tài dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục, chuyển từ dạy học coi trọng kiến thức sang dạy học phát triển năng lực. Đề tài cho thấy cách vận dụng các kĩ năng dạy Lịch sử 5 đạt hiệu quả. Qua trò chơi giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn, từ đó giúp cho các em có kiến thức một cách nền tảng, vững chắc cho các lớp học sau. 5.2. Nội dung sáng kiến : 5.2.1. Lí do : Lịch sử là môn học hết sức quan trọng giúp cho học sinh có được sự hiểu biết về quá khứ nước nhà, có các kiến thức cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch 2 sử,tạo cho các em lòng cảm phục, biết ơn đối với những người đi trước, yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Tôn trọng các di tích lịch sử của dân tộc. Mặt khác trường tôi đa số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình không có đất canh tác, phải làm thuê kiếm sống, ít có thời gian quan tâm đến việc học của các em. Vì vậy việc học thường giao khoán cho giáo viên. Và để tạo ra không khí lớp học sôi động, thoải mái, đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt để mọi học sinh đều tích cực, chủ động trong việc học. Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động vui chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Xuất phát từ thực tế, học sinh ở lớp 5, so với học sinh ở các lớp đầu cấp, các em đã có sự phát triển. Ở độ tuổi này các em đã chững chạc, mạnh mẽ, tư duy học sinh khá phát triển. Một số em đã có thể nắm bắt và phân tích được các sự kiện lịch sử, nhớ được tên các nhân vật lịch sử nhưng đa số các em khác chưa ghi nhớ được nội dung bài. Để tạo được tâm lí thoải mái ghi nhớ kiến thức lịch sử tốt hơn tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 5.” 5.2.2. Thực trạng, nguyên nhân: 5.2.2.1. Thực trạng: Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Kiểu dạy này người giáo viên là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nhằm kích thích óc tò mò và tư duy độc lập. Muốn các em học được thì trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp, bài nào thì sử dụng các phương pháp trực quan, thuyết trình, trò chơi ... 3 hoặc bài nào thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm ... nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học. Học sinh Tiểu học không thể ngồi quá lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó nhiều thời gian, vì thế giáo viên có thể thay đổi hoạt động học của các em trong giờ học: cho các em thảo luận, làm bài tập hoặc thông qua trò chơi. Có như vậy mới gây được hứng thú học tập và khắc sâu được bài học. 5.2.2.2. Nguyên nhân: Giáo viên: Mong muốn giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng, học sinh chủ động, tự giác trong học tập. Học sinh: Chưa hào hứng, mạnh dạn trong học tập, khả năng ghi nhớ kiến thức chưa cao. 5.2.3. Cơ sở lí luận: Để tìm ra hướng đi mới cho môn Lịch sử, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và trao đổi với các bạn đồng nghiệp để đạt được kết quả tốt hơn trong việc dạy phân môn Lịch sử và điều này đã mang lại cho tôi những kết quả đáng kể. Với học sinh các em không còn cảm thấy chán nản khi học môn Lịch sử nữa mà các em đã tích cực học tập một cách thích thú. Các em đã được thể hiện năng lực học tập của mình, nắm vững hơn về kiến thức, hiểu được bài học 1 cách sâu sắc vì trong tiết học các em đều tham gia xây dựng bài. 5.2.4. Trò chơi trong môn Lịch sử lớp 5: Giáo viên cần vận dụng đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp dạy học truyền thống cũng như hiện đại để phát huy tối đa các mặt mạnh của từng phương pháp như : Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp sắm vai, trò chơi học tập,... để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số trò chơi học tập : 1/Trò chơi : Những bông hoa kiến thức. a/ Mục đích: - Ôn tập củng cố cho học sinh một số kiến thức đã học ở phân môn Lịch sử. - Rèn trí nhớ và ứng xử nhanh. - Ứng dụng cho các bài sau: + Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ(1858-1945) + Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc(1945-1954) b/ Chuẩn bị: - Một cành cây. - Cắt những bông hoa nhiều màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng ghi câu hỏi để gài lên cành cây. c/ Tiến hành: Chơi theo đội, số người của mỗi đội bằng nhau. - Cử 1 bạn dẫn chương trình. - Cử 3 bạn làm giám khảo. 4 - Lần lượt từng đội cử đại diện lên hái hoa, đọc câu hỏi và thảo luận với các bạn (30 giây) trong đội để trả lời. Ban giám khảo nhận xét đúng sai. Nếu đúng thì được 1 thẻ đỏ. Nếu tất cả các đội không trả lời được thì ban giám khảo giữ lại thẻ đỏ đó và nêu câu trả lời. - Mỗi đại diện chỉ lên bốc thăm và trả lời câu hỏi 1 lần, lượt chơi sau phải cử đại diện khác. - Đội chiến thắng là đội giành được nhiều thẻ đỏ nhất. Ví dụ: Yêu cầu: Ôn lại các kiến thức lịch sử giai đoạn: 1945-1954 Chuẩn bị: Các bông hoa ghi câu hỏi: 1)Vì sao nói: Ngay sau cách mạng Tháng tám, nước ta trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ? 2)Nhân dân ta đã làm gì để chống lại giặc đói, giặc dốt ? 3)Tại sao nói chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 là “Mồ chôn giặc Pháp ” ? 4) Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 ? 5)Vì sao giặc Pháp nói Điện Biên Phủ là “Pháo đài không thể công phá” ? 6) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ? Cách tiến hành: - Chia lớp làm 3 đội, mỗi đội 3 em. - Cử đại diện bốc thăm chọn đội chơi đầu tiên. - Lần lượt các đội cử đại diện lên hái bông hoa câu hỏi, đọc và thảo luận với các bạn trong đội để trả lời. Ban giám khảo nhận xét và đánh giá mỗi câu đúng là 1 thẻ đỏ, cứ thực hiện như vậy cho đến hết thời gian đội nào giành được nhiều thẻ đỏ là thắng cuộc. 2/ Trò chơi “Ghép tên” a. Mục đích: - Rèn trí nhớ, sự lựa chọn chính xác. Qua đó nhớ được tên các anh hùng dân tộc. - Ứng dụng cho các bài có các nhân vật lịch sử như : + Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. + Thu- đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc pháp” +Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. + Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. b. Chuẩn bị: Cắt những tấm bìa hình chữ nhật (Kích thước khoảng 20 x 50 cm), mỗi tấm bìa được chia thành 2 phần, một phần (phần A) ghi tên những sự kiện lịch sử, phần còn lại (phần B) ghi tên những nhân vật lịch sử. Sau đó lấy kéo cắt rời 2 phần A-B. Mỗi tấm bìa có kiểu cắt khác nhau sao cho khi ghép phần A vào phần B đúng kết quả (Sự kiện - tên nhân vật lịch sử) thì đường cắt sẽ khớp với nhau tạo thành tấm bìa như lúc chưa cắt. Ví dụ: 5 A B A B Ghi các tấm bìa theo 2 phần A-B như trên với những sự kiện và nhân vật lịch sử : A B 1) Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam là 2) Người lãnh đạo phong trào Đông Du là 3)Người đã dũng cảm nhờ đồng đội chặt cánh tay để phá đồn địch là 4) Người lấy thân mình để lấp lỗ châu mai là 5)Người đã lấy thân mình chèn pháo khi dây kéo pháo bị đứt là 6) Người mong muốn canh tân đất nước là 7)Người gùi hàng ròng rã 6 năm ở Trường Sơn là 8) Người chỉ huy xe tăng 390 đâm thẳng vào cổng chính dinh Độc Lập là 9)Người cắm cờ giải phóng trên nóc dinh Độc lập là 10)Người đại diện kí Hiệp định Pa-ri là Nguyễn Ái Quốc. Phan Bội châu. La Văn Cầu. Phan Đình Giót. Tô Vĩnh Diện. Nguyễn Trường Tộ. Nguyễn Viết Sinh. Vũ Đăng Toàn. Bùi Quang Thận. Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Bình. c. Cách tiến hành: - Đảo các tấm bìa sau khi đã cắt, phát cho người chơi. Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” người chơi sẽ tiến hành đọc và ghép sao cho đúng nội dung giữa tấm bìa A và B. Tổ chức cho học sinh hát một bài hát để tính thời gian chơi. - Hết thời gian người chơi phải dừng lại để tính kết quả xem đội nào sẽ ghép được nhiều tấm bìa đúng nhất, sau đó đọc to nội dung trên từng tấm bìa để học sinh trong lớp nghe và nhận xét. Mỗi câu đúng được tặng 1 bông hoa. 3/ Trò chơi “Giải ô chữ” a. Mục đích: -Rèn trí nhớ và năng lực ứng xử nhanh nhẹn cho học sinh. - Củng cố ôn tập cho học sinh các kiến thức đã học. - Ứng dụng vào các bài ôn tập. b. Chuẩn bị: - Giấy khổ to kẻ sẵn các ô chữ. 6 -Cờ làm bằng giấy màu. c.Cách tiến hành: - Chơi theo đội: Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội 4 bạn tham gia chơi, các bạn khác làm cổ động viên. - Lần lượt các đội chơi chọn từ, giáo viên sẽ đọc gợi ý của từ, 3 đội cùng suy nghĩ, đội phất cờ nhanh nhất được quyền trả lời, đúng được 1 thẻ đỏ, trả lời không đúng đội khác giành quyền trả lời. Cứ tiếp tục chơi cho đến khi hết thời gian. - Đội nào giành được nhiều thẻ nhất là thắng. 1 T R Ư Ơ N G Đ I N H 2 Đ Ô N G D U 3 N G U Y Ê N A I Q U Ô C 4 N G H Ê A N 5 C Â N V Ư Ơ N G 6 T H A N G T A M 7 B A Đ I N H 8 T Ô N T H Â T T H U Y Ê T 9 P H A N B Ô I C H Â U 1) Tên của Bình Tây Đại Nguyên Soái (có 10 chữ cái) 2) Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX do Phan Bội Châu tổ chức(6 chữ cái) 3) Một trong những tên gọi của Bác Hồ(12 chữ cái) 4)Một trong hai tỉnh nổ ra phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh(6 chữ cái) 5) Phong trào yêu nước diễn ra cuộc phản công ở kinh thành Huế(8 chữ cái) 6)Cuộc cách mạng mùa thu của dân tộc ta diễn ra vào thời gian nào(8 chữ cái) 7)Tên quảng trường nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập(6 chữ cái) 8) Người chủ yết trong triều đình nhà Nguyễn(13 chữ cái) 9) Người lập ra hội Duy Tân(11chữ cái) 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trong quá trình áp dụng phương pháp Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 5, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: - Giáo viên cần nghiên cứu tìm hiểu những tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy. Trong giảng dạy, giáo viên không ngừng tìm hiểu thêm phương pháp mới, tổ chức nhiều trò chơi liên quan đến nội dung bài dạy. - Phải có sự tích luỹ nhiều năm và kết hợp những thay đổi trong từng năm. Nắm vững trình độ của học sinh, vận dụng linh hoạt mọi hình thức, đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy. 7 - Học sinh phải chủ động tích cực sáng tạo trong học tập. Giáo viên chỉ là người tổ chức các hoạt động, phải tin tưởng vào học sinh của mình, không làm thay học sinh. - Tiết học giáo viên không tham nói nhiều, giảng nhiều mà trọng tâm là gợi mở vấn đề để học sinh tìm tòi, khám phá. - Lời nói của giáo viên phải nhẹ nhàng, truyền cảm gây sự chú ý của học sinh, tạo không khí lớp học sinh động không để thời gian chết, bị động. - Giáo viên linh động trong tiết dạy, lôi cuốn thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động một cách tự giác. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả : Sau một thời gian áp dụng trò chơi học tập để dạy cho học sinh trong môn Lịch sử 5. Tôi thấy về tinh thần học tập của các em có chuyển biến rõ rệt, các em hứng thú trong giờ học Lịch sử và tích cực học tập. Kết quả thu được như sau: + Năm học 2019 - 2020: Học kì Tổng số học sinh Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt Ghi chú Học kì II 32 0 13 19 + Học kì I năm học 2020 -2021: Học kì Tổng số học sinh Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt Ghi chú Học kì I 35 0 14 21 Trò chơi học tập giúp các em tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, ghi nhớ bài học lâu, giờ học sinh động, lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Hội đồng Sáng kiến nhà trường xác nhận: 8 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu : Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long nhận xét: Tôi cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hưng Chiến, ngày 23 tháng 01 năm 2021 NGƯỜI NỘP ĐƠN Phạm Thị Lanh
Tài liệu đính kèm: