Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) theo hình thức tranh biện nhằm phát triển năng lực phản biện cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) theo hình thức tranh biện nhằm phát triển năng lực phản biện cho học sinh

I – Lí do chọn đề tài

Thế giới đang bước vào thời đại 4.0, trong đó giáo dục đóng vai trò là động lực thúc

đẩy cuộc cách mạng này đạt được mục tiêu của nó. Vì vậy,tư duy giáo dục hiện nay

cũng phải thay đổi. Giáo dục không chỉ có sứ mệnh cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ

năng, mà quan trọng là phát triển tư duy và sự sáng tạo cho người học. Chính vì thế,

việc rèn luyện tư duy phản biện và tích cực hóa hoạt động học sinh (HS), được xem là

yêu cầu quan trọng trong tiến trình đổi mới PPDH theo hướng PTNL hiện nay.

Tranh biện (Debate) là một trong những hoạt động lâu đời nhất của nền văn minh.

Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức , việc thực hành tranh biện (TB)

được thể hiện rõ ràng không chỉ qua các hoạt động giáo dục (educational debate) mà

còn qua các phương tiện truyền thông (media) và đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã

hội. TB là cuộc trình diễn tổng hợp các kỹ năng: tư duy phản biện, nói trước công chúng,

nghiên cứu, tổ chức sắp xếp, làm việc nhóm, nghe, ghi chép Ngày nay, TB được dùng

như một PPDH tích cực, được người trẻ đón nhận đầy hứng thú. Sử dụng TB trong dạy

học là bước đi đúng đắn để nhằm đạt được mục tiêu phát triển toàn diện các NL của HS.

Môn Ngữ văn là một trong những bộ môn chính chương trình giáo dục phổ thông

(CTGDPT) hiện nay, với nhiệm vụ hình thành và phát triển các năng lực (NL) cốt lõi

cho người học. Trong đó NL ngôn ngữ là một trong những trọng tâm của môn Ngữ văn.

Hoạt động tranh biện (HĐTB) sẽ là phương pháp lí tưởng trong việc rèn luyện kỹ Nói –

Nghe cho HS.

CTGD môn Ngữ văn mới đã chỉ ra, trọng tâm sẽ tập trung vào ba loại văn bản (VB)

chính đó là: VB văn học, văn bản nghị luận (VBNL) và VB thông tin. Việc tìm tòi, sử

dụng các PHDH tích cực vào dạy học hiện nay, được xem sẽ là bước chuẩn bị tốt để đón

nhận CT và SGK mới. VB Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) là một trong những VBNL

hay, giàu giá trị được đưa vào CT và SGK hiện hành. Ở VB này, tôi nhận thấy có rất nhiều

lợi để rèn luyện các NL cốt lõi mà môn Ngữ văn hướng đến. Tuy nhiên, với đặc trưng là

VBNL trung đại, nên Chiếu cầu hiền khá khô khan, khó hấp dẫn, vì thế GV và HS thường

“cho qua” hoặc dạy học “đối phó” hoặc không khai thác được giá trị ngầm về PPDH của

VB. Từ thực tế đó tôi quyết định lựa chọn đề tài: Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản

“Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) theo hình thức tranh biện nhằm phát triển năng

lực phản biện cho học sinh. Qua đề tài này tôi muốn xây dựng phương án dạy học VB2

Chiếu cầu hiền bằng HĐTB, từ đó hướng tới rèn luyện, phát triển các NL cốt lõi của người

học

pdf 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 868Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) theo hình thức tranh biện nhằm phát triển năng lực phản biện cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ, là cách thức 
phát triển trí tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy. 
b) Cách thức tổ chức hoạt động tranh biện trong dạy học Ngữ văn 
Phương pháp TB được sử dụng trong dạy học là cách GV đưa ra, gợi mở cho HS suy 
nghĩ, đánh giá về một vấn đề nhất định theo những hướng khác nhau, thậm chí trái ngược 
nhau. Sau đó GV tổ chức cho các em trao đổi, bàn bạc, phản biện về vấn đề đó nhằm làm 
rõ những khía cạnh khác nhau của vấn đề và làm giàu sự hiểu biết của cá nhân theo yêu 
cầu của mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. 
Tranh biện được tổ chức theo các hình thức sau: 
+ Tổ chức TB theo nhóm: TB theo nhóm là hình thức tổ chức cho HS học tập, trao 
đổi, phản biện theo từng nhóm, cùng giải quyết một nhiệm vụ học tập cụ thể nào đó dưới 
sự điều khiển và tổ chức của GV. Khi tổ chức tranh luận theo nhóm sẽ diễn ra đồng thời 
hai hoạt động: việc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm để thống nhất ý kiến chung 
và tranh luận giữa các nhóm với nhau. 
+ Tổ chức TB giữa HS với HS: Đây là hình thức có khả năng phát huy tính tích cực, 
chủ động của từng HS trong học tập rất tốt, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ dạy học hiện 
 6 
nay. Tranh luận cá nhân có thể giúp HS khám phá ra những giá trị tiềm ẩn của mình như 
khả năng hùng biện trước đám đông, khả năng tư duy logic hay khả năng tự chủ. 
+ Tổ chức TB giữa GV với HS: Trong quá trình dạy học sẽ các tình huống có vấn đề, 
GV sẽ nêu ra những luồng ý kiến khác nhau và cung cấp những tư liệu, căn cứ để cho 
HS có được những hiểu biết nhất định về chủ đề đó. Sau đó, GV sẽ khích lệ tư duy của 
HS bằng cách đưa ngay ra ý kiến của bản thân mình. Từ đó, HS mới có thể mạnh dạn 
đưa ra ý kiến, nếu ý kiến đó khác với quan điểm của GV và tranh biện với GV. 
Có một điểm khác biệt rất quan trọng của HĐTB với các hình thức giao tiếp khác đó 
là khi tiến hành TB cần tách thành 2 lập luận: ỦNG HỘ hoặc PHẢN ĐỐI. HS khi được 
phân công vào nhóm nào thì cần phải tuân thủ theo yêu cầu của nhóm. Vì vậy để giành 
chiến thắng trong tranh biện, HS cần phải tìm tòi, nghiên cứu đề kỹ để có những lập 
luận về vấn đề mình bảo vệ. 
c) Quy tắc tổ chức HĐTB trong dạy học: 
Thứ nhất: Xác định rõ mục đích của TB, làm nổi bật nội dung bài học. Xác định mục 
đích TB là việc đưa ra những dự kiến sư phạm về sự biến đổi của HS sau khi thực hiện 
các HĐTB. Xác định mục đích TB có ý nghĩa quan trọng, bởi có xác định được mục 
đích thì mới lựa chọn được hình thức tổ chức phù hợp. Đồng thời, việc xác định mục 
đích tranh luận sẽ giúp GV có những định hướng rõ ràng cho cuộc tranh luận, tránh sa 
đà, lạc hướng gây mất thời gian mà không đạt hiệu quả cao. Nội dung TB phải là nội 
dung trọng tâm, cốt lõi của đặc trưng môn học. Ví dụ đối với môn Ngữ văn và VB nghị 
luận thì cần phải làm bật nổi được lí lẽ, lập luận cũng tư tưởng quan điểm của người 
viết. Từ đó rèn luyện kỹ năng đọc – viết – nói – nghe cho HS. 
Thứ hai: Lựa chọn vấn đề TB phù hợp và cân đối về mặt thời gian khi tổ chức TB. Về 
lựa chọn vấn đề TB, GV cần hiểu rõ, hiểu sâu kiến thức và hiểu rõ đối tượng HS của 
mình, trình độ nhận thức ra sao, họ đã có cái gì, cần có cái gì thì GV mới có thể đưa ra 
vấn đề TB đúng đắn, sáng suốt và phù hợp nhất. Về cân đối thời gian khi tổ chức TB là 
một thử thách lớn của phương pháp này, bởi muốn TB hay đúng nghĩa thì phải cho HS 
tranh luận đến cùng để bảo vệ ý kiến của mình. Do đó, để hoạt động tranh luận có chất 
lượng, GV cần có sự lựa chọn vấn đề phù hợp, yêu cầu HS chuẩn bị kỹ để đưa ra những 
ý kiến TB chất lượng, đúng trọng tâm. Đặc biệt cần chú ý đến đối tượng HS khi lựa chọn 
vấn đề TB, nội dung phải đi từ đơn giản đến phức tạp nhằm khơi gợi sự hứng thú cho 
người học. 
 7 
Như vậy có thể thấy tổ chức HĐTB là một trong những biện pháp dạy học tích cực, 
đáp ứng được những yêu cầu mới của CTGD mới hiện nay. 
1.1.4. Vài nét về đặc trưng thể loại của VB “Chiếu cầu hiền” (Ngô Thì Nhậm) 
Chiếu cầu hiền thuộc thể chiếu – một thể văn được các vua chúa dùng để ban bố 
mệnh lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho mọi người. Chính vì thể Chiếu cầu hiền mang đặc 
trưng của kiểu VBNL. 
a. Vài nét về VBNL 
“Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn 
luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức...). 
Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần được giải đáp, cần được làm sáng tỏ. Luận là 
bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra 
chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin với mình” [2;110] 
Từ đó ta có thể thấy, VBNL là sản phẩm của tư duy khoa học, là kiểu tư duy đi tìm 
đúng bản chất sự vật hiện tượng, phản ánh đúng sự vật hiện tượng bằng nhiều phương 
pháp tư duy, trong đó có tư duy logic và tư duy phản biện. Tư duy logic là một cấp độ 
cao của tư duy, ở đó các mối liên hệ được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có quy 
luật, căn cứ khoa học. Tư duy phản biện là trình độ tư duy luôn tìm ra những mặt đối 
lập trong quá trình tìm hiểu sự vật hiện tượng, vì thế luôn khám phá cái mới. Trong 
VBNL vẫn có hình tượng, cảm xúc nhưng đặc điểm nổi bật vẫn là nghệ thuật lập luận 
sắc bén, luận cứ sắc sảo, ngôn từ chính xác, sống động và thuyết phục. Chính vì thế văn 
chương nghệ thuật thường gõ cửa trái tim và kích thích trí tưởng tượng người đọc trước 
tiên, còn VNL nghiêng về khai mở tư duy, bừng sáng trí tuệ, khơi nguồn cảm hứng tranh 
luận, hùng biện ở người đọc. 
VBNL có một số đặc trưng cơ bản như: bày tỏ quan điểm, tư tưởng; giàu cảm xúc 
và có cấu trúc chặt chẽ, logic. 
b. VBNL trung đại Việt Nam 
 Về VBNL trung đại thường gắn với những sự kiện lịch sử của dân tộc, được sử 
dụng trong bộ máy hành chính quốc gia mang tính quy phạm cao. Đặc điểm nổi bật của 
loại VB này là tính chất “văn, sử, triết bất phân”. Vì thế khi đọc hiểu VBNL trung đại 
chúng ta cần lưu ý một số yêu cầu sau: 
- Luôn đặt văn bản vào thời điểm mà nó ra đời để tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của 
VB; từ đó tìm những căn cứ để lí giải đặc điểm của VB 
 8 
- Chú ý đến thi pháp của văn học trung đại 
- Chú ý đến bố cục, cách tư duy, lập luận, cách diễn đạt hàm súc. 
- Chú ý đến giọng điệu, tình cảm của người viết được thể hiện trong VB 
c. Vài nét cơ bản về VB “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm 
- Về đặc trưng thể loại: Chiếu cầu hiền thuộc thể Chiếu – một kiểu văn nghị luận 
thời trung đại. Với những đặc điểm như: là thể văn dùng để bày tỏ quan điểm, tư tưởng; 
giàu cảm xúc và có cấu trúc chặt chẽ, logic. Người viết dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ 
để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo 
đức...) 
- Về hoàn cảnh ra đời: Năm 1788, Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược 
nước ta. Nguyễn Huệ lên ngôi, quét sạch quân Thanh. Triều Lê sụp đổ, trước sự kiện 
trên, một số bề tôi của triều Lê đã bỏ trốn hoặc đi ở ẩn... Quang Trung giao cho Ngô Thì 
Nhậm thay mình viết Chiếu cầu hiền nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, tức các tri thức 
của triều đại cũ (Lê -Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. Vì thế Chiếu cầu hiền là 
tác phẩm thể hiện rõ tư tưởng tiến bộ của Vua Quang Trung và trí tuệ uyên bác của Ngô 
Thì Nhậm. 
- Về kiến thức cơ bản cần đạt: Qua VB này HS cần nắm được: Vai trò và trách 
nhiệm của hiền tài; thực trạng của đất nước lúc bấy giờ (Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà 
và những khó khăn buổi đầu của triều đại mới); giải pháp (Con đường cầu hiền) 
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 
1.2.1. Thực tế sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học đọc hiểu VB hiện nay 
a. Những chuyển biến tích cực 
CT Ngữ văn hiện hành so với CT SGK hợp nhất năm 2000 đã có sự đổi mới chuyển 
từ giảng văn sang đọc hiểu VB. Với sự chuyển biến này, nhiều PPDH tích cực được sử 
dụng để giúp HS trở thành trung tâm của quá trình dạy học. Chính vì thế các hiện tượng 
như: dạy học đọc chép, dạy học nhồi nhét, áp đặt dạy học văn như các nhà nghiên cứu 
văn học đang từng giảm dần và chấm dứt hẳn. 
Qua quan sát thực tế và khảo sát điều tra, tôi nhận thấy các PPDH tích cực thường 
được giáo viên sử dụng trong các giờ đọc hiểu VB hiện nay là: phương pháp vấn đáp 
(vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích – minh họa, vấn đáp tìm tòi) (65% GV sử dụng); 
phương pháp nêu và giải quyết vấn đề (20%); phương pháp hoạt động nhóm (15%) 
Các PPDH này được cung cấp đến GV thông qua các tài liệu tập huấn, được thể hiện 
 9 
qua các giờ dạy thí điểm, các giờ thao giảng đổi mới PPDH dần dần lan tỏa trong suốt 
quá trình dạy học. Hình thức kiểm tra đánh giá mới hiện nay đã giúp cho các PPDH tích 
càng phát huy giá trị và hiệu quả của nó. 
b. Một số tồn tại, hạn chế 
Đổi mới PPDH theo hướng lấy HS làm trung tâm, nghĩa là HS trở thành chủ thể của 
quá trình tiếp nhận tri thức, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là vai trò của GV bị xem 
nhẹ. Muốn cho HS tích cực chủ động thì người GV phải năng động, sáng tạo, đưa ra các 
PPDH hiệu quả. Trên thực tế, vẫn còn một số bộ phận GV khá thụ động trong tiếp nhận 
cái mới, ít đầu tư cho công tác chuyên môn, dẫn đến việc đổi mới PPDH thực sự chưa 
đi vào chiều sâu. Bên cạnh, việc HS thiếu hợp tác, lười học văn cũng đã tác động không 
nhỏ đến tâm tư, nhiệt huyết của các GV yêu nghề. Một thực tế dễ nhận thấy, HS ngại 
tranh luận, ngại bày tỏ điểm cho nên khi GV tổ chức các PPDH mới như: thảo luận 
nhóm, nêu vấn đề cũng không đem lại được hiệu quả cao. 
Qua thực tiễn và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy: để thực sự cuốn 
hút được HS vào bài học thì vấn đề đề cập đến phải phù hợp với hứng thú và sự quan 
tâm của các em; vấn đề phải có sự liên hệ thực tế; thứ nữa vấn đề phải có tính tranh luận, 
đa chiều Chính vì thế sử dụng HĐTB trong dạy học, sẽ là một lựa chọn giúp cho GV 
khơi gợi hứng thú học tập của HS, qua đó hình thành và phát triển các NL cốt lõi cho 
HS. 
1.2.2. Thực tế dạy học VBNL và VB Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm) ở trường 
THPT hiện nay 
a. Về phía GV 
Qua khảo sát thực tế, cũng như từ thực tiễn dạy học của bản thân thường không 
hứng thú khi dạy phần VBNL. Tỷ lệ GV chọn các VBNL để dạy thao giảng là rất thấp, 
đại đa số GV đều cho rằng VBNL khô khan, giờ dạy thiếu tính hấp dẫn. Chính vì thế, 
khi dạy phần VB này đa số GV ít đầu tư, tìm tòi đổi mới phương pháp; thường có tâm 
lí dạy cho qua, ít nhấn mạnh. Khi dạy thường thiên về truyền đạt kiến thức, chú trọng 
nội dung hơn là nghệ thuật, vì thế giờ dạy nặng về lí trí hơn là cảm xúc thẩm mỹ. 
CT Ngữ văn hiện hành được xây dựng trên tinh thần tích hợp, tuy nhiên GV chưa 
có ý thức dạy học tích hợp các VBNL với phần tiếng Việt và Làm văn trong CT, GV 
chưa khai thác lợi thế của VBNL để rèn luyện PTNL HS. 
b. Về phía HS 
 10 
Về thái độ học tập, chúng ta dễ nhận thấy HS khá thờ ờ khi tiếp nhận những VBNL 
trong CT. Có thể thấy ở mỗi tiết đọc hiểu VBNL, các em không hứng thú mà cũng không 
quan tâm nhiều về nội dung và nghệ thuật của các VBNL. 
Về kiến thức, kỹ năng đọc hiểu và tạo lập VBNL của HS nhìn chung chưa cao. Đối 
với HS THPT thì hầu hết các bài kiểm tra đánh giá đều được thực hiện bằng hình thức 
viết VNL (NLXH và NLVH). Một thực tế chúng ta dễ nhận thấy số HS có khả năng lập 
luận, trình bày vấn đề một cách mạch lạc là rất ít. Đa số các em làm bài theo cảm tính, 
nhớ đến đâu viết đến, các luận điểm, luận cứ thiếu tính logic, khoa học. Vì thấy đối với 
một bài NLXH lỗi thường gặp của HS là thường đem dẫn chứng ra trước, nói lan man 
theo suy nghĩ chủ quan của mình. Còn đối với NLVH, nếu là thơ thì các em thường 
“diễn nôm, diễn xuôi” ý thơ, nếu là văn xuôi thì các em chủ yếu là tóm tắt lại cốt truyện 
chứ chưa tạo được các luận điểm, luận cứ chặt chẽ. Đặc biệt kỹ năng phản biện, tranh 
luận còn khá yếu. Một trong những nguyên nhân của lỗi thường gặp này đó là HS chưa 
có ý thức học kỹ năng lập luận từ các VBNL trong CT. Đó cũng là một “lỗ hỏng” đáng 
tiếc trong việc rèn luyện PTNL của bản thân qua hệ thống VBNL. 
Từ những tồn tại của thực tế đó, chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận, tìm ra giải pháp 
để khắc phục. Tổ chức HĐTB khi dạy học đọc hiểu VBNL sẽ biện pháp hữu hiệu nhằm 
tích cực hóa hoạt động của HS góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và NL 
cốt lõi của người học mà CT hướng đến. 
 11 
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC DẠY HỌC VĂN BẢN CHIẾU CẦU HIỀN 
(NGÔ THÌ NHẬM) THEO HÌNH THỨC TRANH BIỆN 
2.1. Quy trình tổ chức hoạt động tranh biện trong dạy học 
Đối với giờ đọc hiểu trong môn Ngữ văn phần nội dung có thể tiến hành tổ chức cho 
HS TB đó là: Ở phần hình thành kiến thức mới hoặc luyện tập mở rộng vấn đề. Thông 
qua TB HS có thể tự chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức hơn. Tuy nhiên GV cần lưu ý, 
không phải VB nào hay vấn đề gì trong VB cũng có thể tiến hành HĐTB. Một VB chỉ 
nên chọn 1 đến 2 vấn đề để TB, khi HS tranh biện GV cần có sự định hướng để tránh đi 
xa đề, lạc đề hoặc làm sai lệch kiến thức. 
Bước 1: Xác định vấn đề TB: Mỗi bài học có thể có nhiều vấn đề để TB, tuy nhiên 
GV chỉ nên chọn 1 vấn đề phù hợp nhất với đối tượng HS để tổ chức. 
Bước 2: Giao nhiệm vụ, HS chuẩn bị nghiên cứu về vấn đề TB: GV cần phân công 
cụ thể: nhóm ủng hộ và nhóm phản đối; định hướng tài liệu phù hợp. 
Bước 3: Tiến hành tranh biện: 
Quá trình TB sẽ có 2 phần: 
- Phần 1: Trình bày 
+ Mỗi nhóm sẽ trình bày về vấn đề mình bảo vệ 
+ Nhóm ủng hộ sẽ trình bày trước 
+ Thời gian cho phần trình bày tối đa là 2 phút 
- Phần 2: Tranh luận 
+ Mỗi nhóm sẽ căn cứ vào phần trình bày của nhóm đối phương để phản biện 
+ Thời gian cho mỗi lượt phản biện tối đa là 1 phút 
+ Các thành viên trong mỗi nhóm cần thay phiên nhau, tránh trường hợp chỉ một 
người TB từ đầu đến cuối 
Bước 4: Nhận xét đánh giá 
GV sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá cho mỗi nhóm và chốt lại kiến thức cốt lõi của bài 
học. Tiêu chí đánh giá sẽ là: 
- Chất lượng các luận điểm tranh luận 
- Kỹ năng trình bày của mỗi nhóm 
- Thái độ làm việc và tranh biện của mỗi nhóm 
 12 
Trong đó tiêu chí kỹ năng và thái độ TB rất quan trọng, bởi mục đích của hoạt động này 
là thông qua quá trình chiếm lĩnh tri thức HS có thể rèn luyện được kỹ năng sử dụng ngôn 
ngữ có văn hóa và đạt được mục đích giao tiếp. 
2.2. Tổ chức dạy học VB “Chiếu cầu hiền” theo hình thức tranh biện 
2.2.1. Một số lợi thế về dạy học VB “Chiếu cầu hiền” theo hướng PTNL HS 
Vấn đề của VB Chiếu cầu hiền đề cập đó là: vai trò và trách nhiệm của nhân tài đối 
với đất nước. Đây là vấn đề mang tính thời đại, luôn có giá trị và có tính thời sự, phù 
hợp với tầm tiếp nhận của HS. Chính vì thế khi dạy đọc hiểu VB này theo hướng PTNL 
GV rất có lợi thế để tổ chức các PPDH mới, phát huy tính tích cực của HS. Có thể nhận 
thấy ở Chiếu cầu hiền tích hợp rất nhiều kiến thức liên về lịch sử, văn hóa, văn học, giáo 
dục là cơ hội để HS mở rộng tầm hiểu biết cũng như bày tỏ được quan điểm cá nhân 
của mình. 
Về hình thức thể hiện, Chiếu cầu hiền là VBNL với những đặc trưng cốt lõi với có 
của nó. Bên cạnh những đặc điểm của kiểu VBNL trung đại, thì cách lập luận của Chiếu 
cầu hiền cũng khá hiện đại, dễ tiếp nhận. Đặc biệt, qua các luận điểm được đặc ra trong 
VB rất phù hợp để GV rèn luyện kỹ Đọc – viết – Nói – Nghe cho HS. PPDH mà tôi 
triển khai ở đây, nhằm nhấn mạnh đến PP dạy nói – nghe cho HS – một trong những kỹ 
năng còn bị bỏ ngỏ từ trước đến nay. 
2.2.2. Tiến trình tổ chức dạy học VB “Chiếu cầu hiền” theo hình thức TB 
Bước 1: Xác định vấn đề tranh biện: 
Với VB “Chiếu cầu hiền” tôi đã chọn 2 vấn đề để tổ chức cho HS tranh biện: 
- Vấn đề 1: Trước cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà với triều đại Tây Sơn em đồng tình 
hay phản đối? 
- Vấn đề 2: Từ tư tưởng của bài Chiếu theo các em, đối với du học sinh hiện nay nên 
VỀ (Việt Nam) hay Ở (nước ngoài)? 
Với 2 vấn đề này tùy vào đối tượng của HS tôi đã chọn mỗi lớp một vấn đề để TB. 
Bước 2: Giao nhiệm vụ, HS chuẩn bị nghiên cứu về vấn đề tranh biện 
* Yêu cầu về nội dung: 
- Vấn đề 1: Yêu cầu HS tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam vào thời kỳ 
bài Chiếu ra đời. 
- Vấn đề 2: Yêu cầu HS cập nhật tình hình, bối cảnh thực tế thời đại hiện nay. 
 13 
* Yêu cầu về hình thức: Mỗi lớp phân thành 2 nhóm theo yêu cầu ỦNG HỘ và PHẢN 
ĐỐI 
Bước 3: Tiến hành tranh biện: 
* Kịch bản dự kiến vấn đề 1: 
+ Nhóm ủng hộ: Khi Quang Trung – Nguyễn Huệ tấn công ra Bắc, quét sạch thù 
trong giặc ngoài, lập nên triều đại mới gọi là triều đại Tây Sơn. Tuy nhiên các sĩ phu 
Bắc Hà là những trí thức của các triều đại phong kiến trước, đều trưởng thành từ “Cửa 
Khổng sân Trình”, nghĩa là đều nhập tâm lời dạy của Nho gia “trung thần không thờ hai 
chủ”. Hơn nữa, theo quan niệm của họ, triều đại Tây Sơn vốn xuất thân từ nông dân (áo 
vải cờ đào), là “giặc cỏ” vì thế có tâm lí e ngại bất hợp tác cũng là một lẽ tự nhiên thể 
hiện là người có tự trọng, có nhân cách. Các sĩ phu Bắc Hà hầu hết là chưa hiểu biết gì 
về nhà Tây Sơn và vua Quang Trung nên có thái độ dè dặt, ẩn mình là điều rất cần thiết. 
+ Nhóm phản đối: Là hiền tài của quốc gia, thì mỗi sĩ phu Bắc Hà cần hiểu rõ vai trò 
của bản thân là phải phò vua giúp nước, việc làm này thuận theo đạo lí mà Khổng Tử 
đã đề ra. Thuở đất nước còn loạn lạc thì có thể ẩn mình, còn bây giờ triều đại mới đã 
hình thành thì cần có trách nhiệm hợp sức để xây dựng đất nước, triều đại hưng thịnh. 
Nếu cứ thu mình, ở ẩn, bất hợp tác là thái độ của người sống thiếu trách nhiệm, không 
đáng mặt hiền tài. Hơn nữa, triều đại cũ quá mục ruỗng, không đem lại được thái bình 
cho nhân dân, không chống được ngoại xâm liệu như vậy có đáng để trung thành? 
* Kịch bản dự kiến vấn đề 2: 
+ Nhóm ủng hộ: Hiện nay, chảy máu chất xám đang là vấn đề lớn của Việt Nam. Vì 
thế các du học sinh, đã có thời gian học tập, nghiên cứu, tu nghiệp, học hỏi ở nước ngoài 
thì nên dùng những tri thức ấy về góp phần xây dựng phát triển đất nước. Việc làm này 
thể hiện ý thức tự tôn dân tộc của người trẻ, cần được phát huy và lan rộng. Đó cũng là 
trách nhiệm của nhân tài đối với quốc gia dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước trong thời 
đại mới. 
+ Nhóm phản đối: Thực tế hiện nay, du học sinh sau khi học xong thường ở lại nước 
ngoài để tìm kiếm cơ hội lập nghiệp. Có rất nhiều luồng ý kiến phản đối việc này, tuy 
nhiên có rất nhiều du học sinh về nước không thể phát huy được NL. Có rất nhiều lí do 
dẫn đến thực trạng này: cơ chế chính sách, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, thu nhập, 
cơ hội phát triển Do đó việc họ ở lại cũng là một việc bình thường. Bởi họ còn trẻ, 
tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài để khẳng định bản thân cũng là một cách thể hiện tinh 
 14 
thần dân tộc. Yêu nước, có trách nhiệm với tổ quốc là dù khi làm việc ở đâu trái tim 
luôn hướng về quê hương, luôn ý thức làm rạng danh đất nước. Chứ không nhất thiết 
phải về hay ở. 
Bước 4: Nhận xét đánh giá: GV căn cứ vào tình hình thực tế HS tranh biện, và đưa 
ra các nhận xét đánh giá theo tinh thần đã nêu ở phần trên. 
Các bước tiến hành này là mang tính demo, tất cả sẽ được tôi minh họa cụ thể vào 
giáo án thực nghiệm ở phần Phụ lục 1. Lưu ý GV khi tổ chức HĐTB cần lựa chọn những 
vấn đề vừa sức, có sự định hướng để HS vận dụng những kiến thức đã học, những kiến 
thức từ thực tế có liên quan để tranh biện. Đặc biệt đánh giá, với thang điểm rõ ràng, 
minh bạch, GV có thể cho HS tự đánh giá lẫn nhau, tạo không khí cởi mở, dân chủ. Khi 
tiến hành TB, GV cần có sự tôn trọng ý kiến và cá tính của HS, dần dần cho sự định 
hướng phù hợp đối với những quan điểm lệch lạc, tránh trường hợp phản đối “phủ đầu” 
làm mất sự tự tin của các em. 
 15 
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 
3.1.Thực nghiệm sư phạm 
3.1.1. Mục đích thực nghiệm 
Mục đích thực nghiệm là tôi muốn kiểm tra tính khả thi của HĐTB được xây dựng 
trong đề tài, từ đó đánh giá khả năng ứng dụng của PPDH này trong việc PTNL HS. 
Thông qua thực nghiệm để xác định tính đúng đắn và mức độ thành công của đề tài. 
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm 
Tôi chọn 4 lớp 11 ở hai nhóm đối tượng: 
+ Nhóm học sinh khá giỏi: 11C thực nghiệm và 11D đối chứng 
+ Nhóm học sinh trung bình và yếu: 11H thực nghiệm và 11K đối chứng 
Tùy vào nhóm đối tượng HS t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_day_hoc_doc_hieu_van_ban_chieu.pdf