Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) từ không gian và thời gian nghệ thuật

Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) từ không gian và thời gian nghệ thuật

Sau Cách mạng tháng Tám, đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc nhận định, nhìn chung đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là không đặt ra vấn đề luận lý đạo đức, không đi vào những chi tiết vụn vặt vô bổ. Điều đó có nghĩa là các nhà nghiên cứu đã có ý thức về phương pháp, về việc xem xét tác phẩm trong quan hệ với hiện thực đời sống xã hội. Tính nhân dân, tính hiện thực, tính nhân đạo là những vấn đề được đào xới.

Cách tiếp cận Truyện Kiều trong nhà trường cũng đi theo khuynh hướng này. Những trích đoạn về bi kịch của nàng Kiều được khai thác triệt để về nội dung gắn liền với phương pháp nghiên cứu hiện thực.

Đây là một phương pháp tiếp cận đúng đắn nhưng nhiều khi lại bị nhầm lẫn với một khuynh hướng khác cũng xuất hiện trong thời kỳ này, đó là khuynh hướng xã hội học dung tục lộ liễu, phân tích nhân vật theo thành phần giai cấp ấy và quan hệ giai cấp.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 931Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tiếp cận tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) từ không gian và thời gian nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Tô. Trốn khỏi nhà Hoạn Thư. Kiều rơi vào nhà họ Bạc và bị bán về Châu Thai, tỉnh Triết Giang. Sau khi Từ Hải chết, Kiều tự tử ở sông Tiền Đường và trôi dạt về quận Nam Bình, tỉnh Phúc Kiến. Tại đây nàng may mắn gặp lại Kim Trọng và gia đình theo chàng tới nơi trị nhậm. Quả là một không gian lưu lạc nghìn dặm! Tuy nhiên, bảng liệt kê các không gian địa lí không đặc trưng cho không gian nghệ thuật của truyện. Đó chỉ là cái nền khách quan bề ngoài tạo nên cái không gian lưu lạc mênh mông, mịt mù của tiểu thuyết.
Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn liền với ý niệm về giá trị và sự cảm nhận về giới hạn giá trị con người. Không gian nghệ thuật có thể xem là một "không quyển" tinh thần bao bọc cảm xúc ý thức con người, là một hiện tượng tâm linh nội cảm, chứ không phải là một hiện tượng vật lý và địa lý. Không gian địa lý, vật lý xung quanh chỉ là yếu tố mang không gian sự sống của con người.
Không gian trước lưu lạc bao giờ cũng là một không gian bình ổn, vững chãi, tượng trưng cho giá trị chuẩn mực. Không gian trong Truyện Kiều cũng vậy nhưng đó cũng là không gian cung cấm, giam hãm mà Kiều sẽ phải thoát ra để đi theo tiếng gọi của hạnh phúc. Vì thế Truyện Kiều cũng là tiểu thuyết giải thoát. Giải thoát và lưu lạc, hai tính chất của cuộc đời Kiều.
Không gian lưu lạc là không gian mà mọi mối liên hệ của con người đã bị đứt tung, con người không còn nơi bấu víu, trở lên lênh đênh, vô định, trôi dạt, lơ lửng. Nguyễn Du đã láy đi láy lại cái hình ảnh “cánh bèo mắt nước”, “nước trôi hoa rụng” trong cuộc đời nàng Kiều. Nhưng mặt khác, với không gian này người đọc lại cảm thấy hết sức thân quen , gần gũi, bởi đó là cảm thức về một không gian xã hội thù địch với với sự sống con người, không ai có thể sống yên ổn trong không gian đó. Đây đúng là cảm nhận về không gian xuất hiện trong tâm tình nhân vật... Trong không gian lưu lạc, chí hướng con người là hướng về quê cũ, nhớ về cội nguồn. Không gian lưu lạc càng cho thấy rõ Kiều là con người của gia đình, một bộ phận của chỉnh thể tự nhiên bền vững. Bảy lần Kiều nhớ nhà là bảy lần nhớ tới những người thân trong tinh thần nghĩa vụ và xót thương thân phận lạc loài. Chính không gian nội cảm đó làm cho người ta quên mất câu chuyện đang xảy ra ở tại các địa danh xa lạ của Trung Quốc mà nhập thân sống với nhân vật như là đang ở Việt Nam.
Truyện Kiều đồng thời cũng là tiểu thuyết về khát vọng giải thoát. Là một thiếu nữ trung đại, Thúy Kiều sống trong trùng trùng trói buộc, giam hãm mà nàng phải luôn luôn chủ động thoát ra để được sống như những con người. Khác với không gian của truyện cổ tích là không gian mang sức cản, không gian của tiểu thuyết thường là đấy sức cản để thử thách tính tích cực chủ động của con người. Cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều là một đời đầy những sự giam hãm và những cuộc chạy thoát.
Có thể nói không gian giam hãm và không gian lưu lạc là hai không gian chủ yếu của cuộc sống mà con người phải đối phó để tồn tại. Với hai không gian đó Nguyễn Du đã biểu hiện hết các cung bậc tình cảm chân thật của con người đương thời và có thể nói là của con người nói chung.
III. Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều:
Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không gian, đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như là một yếu tố của nó. Nếu như mọi hiện tượng của thế giới khách quan khi đi vào nghệ thuật được soi sáng bằng tư tưởng và tình cảm, được nhào nặn và sáng tạo để trở thành một hiện tượng nghệ thuật phù hợp với một thế giới quan, phương pháp sáng tác, phong cách, truyền thống và thể loại nghệ thuật nhất định thì thời gian trong tác phẩm cũng thế. Nó có thể được gọi là thời gian nghệ thuật như ta đã quen gọi tính cách nghệ thuật, xung đột nghệ thuật, thế giới nghệ thuật.
Nhưng là đặc trưng của một yếu tố thuộc phương thức tồn tại của thế giới có cấu trúc riêng, thời gian nghệ thuật vừa là phương diện của đề tài, vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản để tổ chức tác phẩm.
Cũng như thời gian trong thế giới khách quan, thời gian nghệ thuật là một tập hợp của nhiều thời gian cá biệt. Các thời gian này tác động vào nhau liên hệ với nhau, tạo thành cái nhịp độ chung của sự vận động đời sống. Đến với thời gian cuộc đời, Nguyễn Du không thể bỏ qua thời gian định mệnh là cái có vai trò chi phối khá mạnh trong thế giới quan đương thời.
Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du là ở chỗ sáng tạo ra trong tác phẩm một thời gian con người, thước đo sự tự thực hiện của con người phù hợp với địa vị xã hội-lịch sử của họ. Ông không nhìn cuộc sống theo con mắt tiên tri dửng dưng, lạnh lùng của Tam Hợp, Đạm Tiên mà nhìn nhân vật từ phía nhân vật, từ phía những mục đích, khát vọng, xu hướng hành động của chúng và do vậy ông đi vào được với nhịp thời gian của cuộc sống thực tại.
Thời gian của Kiều là do hoạt động có ý thức của Kiều tạo ra trong tương quan với hoàn cảnh. Nàng xác định cho mình một tương lai, một hiện tại... Thời gian của Kiều là do những kỉ niệm và ước mơ, mong đợi của nàng tạo thành. Nhưng nhịp độ thời gian, sự chuyển hóa các thời, cũng như tính chất của chúng lại phụ thuộc vào các tương quan xã hội.
Truyện Kiều thoát thai từ một hệ thống nghệ thuật, trong đó quan niệm về thời gian tuần hoàn là một niềm tin vững chắc về mặt thẩm mĩ. Theo quan niệm này thời gian có thể đảo ngược. Vận động chủ yếu là sự biến hóa, lặp lại cái đã có. Xây dựng tương quan thời gian với sự kiện, tạo thành nhịp điệu thời gian nhanh chậm ứng với cảm xúc của nhân vật trong tác phẩm là một sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du.
Một đặc sắc nữa của thời gian nghệ thuật Truyện Kiều là tác giả không giản đơn trình bày sự kiện này nối tiếp sự kiện kia mà đã biết dừng lại ở yếu tố bây giờ, tức thời điểm hiện tại của sự biến, khám phá ý nghĩa phong phú của nó. Nói cách khác, Nguyễn Du không chỉ kể ra mối liên hệ giữa các sự kiện mà còn gợi ra mối liên hệ với thời gian của chúng. Đây là một biểu hiện hiếm thấy trong truyện Nôm Việt Nam.
Chương II. Thực trạng của vấn đề.
I. Những cách tiếp cận Truyện Kiều trong nhà trường phổ thông từ sau cách mạng tháng Tám đến nay:
Sau Cách mạng tháng Tám, đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc nhận định, nhìn chung đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là không đặt ra vấn đề luận lý đạo đức, không đi vào những chi tiết vụn vặt vô bổ. Điều đó có nghĩa là các nhà nghiên cứu đã có ý thức về phương pháp, về việc xem xét tác phẩm trong quan hệ với hiện thực đời sống xã hội. Tính nhân dân, tính hiện thực, tính nhân đạo là những vấn đề được đào xới.
Cách tiếp cận Truyện Kiều trong nhà trường cũng đi theo khuynh hướng này. Những trích đoạn về bi kịch của nàng Kiều được khai thác triệt để về nội dung gắn liền với phương pháp nghiên cứu hiện thực.
Đây là một phương pháp tiếp cận đúng đắn nhưng nhiều khi lại bị nhầm lẫn với một khuynh hướng khác cũng xuất hiện trong thời kỳ này, đó là khuynh hướng xã hội học dung tục lộ liễu, phân tích nhân vật theo thành phần giai cấp ấy và quan hệ giai cấp.
Ví dụ: Kiều lấy Từ Hải " đây không phải là cá nhân của Thuý Kiều với Từ Hải, đây là sự đồng tình giữa tầng lớp thuần phong kiến đang thất thế với phong trào nông dân thiếu cảnh giác. Nhưng Kiều " trà trộn" vào đội ngũ nông dân chỉ để lợi dụng phong trào nông dân để phục vụ cho lợi ích của bản thân mình.
Rất tiếc đã có những giai đoạn chúng ta dạy học theo cách khai thác này. Nó đã làm giảm đi giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đích thực của Truyện Kiều. Trong khi đó chính những giá trị đích thực này đã làm nên kiệt tác số 1 của lịch sử văn học Việt Nam.
II. Tiếp cận Truyện Kiều từ không gian và thời gian nghệ thuật:
 	Năng lực thiên tài của Nguyễn Du khắc hoạ thành công diễn biến tâm lý của nhân vật chính thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Một bút pháp quen thuộc của văn học trung đại.
Khi tả cảnh, nhà thơ thường đặt nhân vật trong một bối cảnh đó. Qua việc miêu tả bối cảnh đó, tâm trạng nhân vật được thể hiện lên thật rõ ràng chi tiết trước mắt người đọc.
Trong bối cảnh đó, thi hào thường miêu tả rõ không gian và thời gian mà nhân vật xuất hiện. Do vậy tìm hiểu Truyện Kiều từ vấn đề thi pháp học chúng ta sẽ tìm thấy những điều hết sức lý thú về Truyện Kiều. Qua đó học sinh cũng sẽ có tiếp thu Truyện Kiều tốt hơn.
Dưới đây là một bài soạn từ cách thức tiếp cận Truyện Kiều theo hướng không gian và thời gian nghệ thuật của Thi pháp học hiện đại.
Chương III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Áp dụng không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều soạn giảng trích đoạn "Trao duyên"(Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Ngày soạn: 20. 03. 2014
Ngày dạy: 25. 03; 26. 03. 2014
Tiết 85 - 86
TRAO DUYÊN
(Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tình yêu và nỗi đau khổ của Thuý Kiều trong đêm “Trao duyên”.
- Thấy được tài nghệ của Nguyễn Du trong việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản và kỹ năng phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình.
3. Thái độ: Cảm thông chia sẻ với đau khổ của nàng Kiều, đồng thời trân trọng phẩm giá của con người phụ nữ có hoàn cảnh éo le bi đát.
B. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức (1 phút/tiết):	
2. Kiểm tra đầu giờ (10 phút/tiết):
- Tiết 1: Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Trình bày những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
- Tiết 2: Đọc thuộc đoạn trích “Trao duyên” và phân tích cách Thúy Kiều trao duyên cho em?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động ( 1 phút). Mộng Liên Đường chủ nhân đã khái quát về thân thế Thúy Kiều: “Khi la láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; khi đất nổi ba đào, cửa nhà tan tác; khi lầu xanh, khi rừng tía cõi đi về nghĩ cũng chồn chân; khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ càng tê lưỡi...”. Thật vậy, Thúy Kiều đã phải trải qua hầu hết những đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: gia đình li tán, tình yêu tan vỡ, làm gái thanh lâu, làm nô tì, làm vợ lẽ, tu hành bất đắc chí và rồi không chồng không con giữa 30 tuổi đời... Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một trích đoạn đặc sắc trong Truyện Kiều: đoạn trích Trao duyên để thấu hiểu nỗi đau vì bi kịch tình yêu tan vỡ của nàng.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
(5 phút)
* Em hãy cho biết nội dung trước đoạn trích và vị trí của đoạn trích ?
* GV tóm lược những sự việc chính trước đoạn trích: Bọn sai nha gây nên vụ án oan trái đối với gia đình Kiều khiến nàng buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình để có tiền chuộc cha và em khỏi đòn tra khảo dã man. Việc bán mình thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi thao thức trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu lỡ dở của mình Nàng khẩn khoản nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim...
Hoạt động 3: Đọc văn bản 
(10 phút).
* GV hướng dẫn học sinh đọc và giải thích từ khó.
* Đoạn trích được chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
* Văn bản đề cập đến vấn đề gì?
Hoạt động 4: Đọc hiểu văn bản (56 phút. Tiết 1: 21 phút; Tiết 2: 35 phút).
* Thúy Kiều đã mở lời trao duyên cho em bằng những từ ngữ nào đáng chú ý? Vì sao tác giả lựa chọn những từ ngữ đó cho nhân vật?
* Vì sao Kiều đề nghị em “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”?
* Em hãy nhận xét về cách mở lời của nhân vật?
* Kiều đã “thưa” với em điều gì?
* Vì sao Kiều gọi đó là “mối tơ thừa”?
* Kiều đã giải thích lí do trao duyên cho Thúy Vân như thế nào?
* Nhận xét về nghệ thuật trong đoạn thơ?Tác dụng của nó?
Tiết 2.
* Những kỉ vật nào đã được trao? Cách trao như thế nào?
* Vì sao Kiều gọi những vật đó là “của chung”? Điệp từ “này” có tác dụng diễn tả điều gì?
* Em hãy nhận xét về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ?
* Thúy Kiều hình dung về tương lai của mình như thế nào? Nàng mong muốn Thúy Vân làm điều gì cho mình?
* Quay về hiện tại, Kiều tiếp tục đối mặt với điều gì?
* Vì sao nàng phải “trăm nghìn gửi lạy” đến Kim Trọng?
* Thúy Kiều cảm nhận thế nào về thân phận của mình?
* Chỉ ra ý nghĩa của hai câu cuối?
* Em hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật của tác giả?
Hoạt động 5: Tổng kết ( 5 phút).
* Em hãy nhận xét giá trị nội dung của đoạn trích?
* Giá trị nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện như thế nào?
I. Tìm hiểu chung:
- Nội dung trước đoạn trích:
- Vị trí đoạn trích: 
+ Thuộc phần 2 của tác phẩm: Gia biến và lưu lạc.
+ Từ câu 723- 756/ 3254 câu lục bát.
II. Đọc văn bản:
1. Giọng đọc: Chậm, xót xa.
2. Giải thích từ khó: (SGK trang 104, 105)
3. Bố cục: 2 phần.
- Phần 1(18 câu đầu): Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
- Phần 2 (còn lại): Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên.
4. Chủ đề: Thể hiện bi kịch của Thuý Kiều khi phải chia lìa tình yêu của mình. Qua đó nhân cách, phẩm giá của nàng được sáng rõ.
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:
a. Trao duyên:
- Cách mở lời: 
+ “Cậy em”: Trông cậy, tựa nương, coi em là chỗ dựa duy nhất.
+ “Chịu lời”: Kiều hiểu em do chị nài ép mà phải chấp nhận bắt buộc mà thôi.
+ Đề nghị em “ngồi lên” để chị “lạy” và “thưa”: Thay bậc đổi ngôi, coi em là ân nhân, dùng lễ nghi để bắt buộc, báo hiệu một nội dung quan trọng. 
-> Lời lẽ thắt buộc, từ ngữ chuẩn xác.
- Lời “thưa” vắn tắt, dứt khoát:
+ Tình duyên dang dở vì “Giữa đường đứt gánh”.
+ Mọi việc đành “mặc em” gánh vác “mối tơ thừa” thay chị. 
-> Kiều cảm nhận rõ sự bất lực của mình và thấu hiểu thiệt thòi của Thúy Vân.
- Lí do trao duyên:
+ Tình duyên đã thề ước sâu nặng, không thể nuốt lời (điệp từ “khi”).
+ Vì gia đình mắc nạn, nàng không thể vẹn cả “hiếu” và “tình”.
+ Ngày xuân của Thúy Vân còn dài.
+ Vì tình nghĩa ruột thịt “máu mủ” mà gánh vác thay chị, chị có “thịt nát xương mòn” ở nơi “chín suối” cũng không quên ơn.
-> Sử dụng nhiều thành ngữ, lời lẽ thuyết phục, đau đớn. Nàng bắt đầu nghĩ đến cái chết.
b. Trao kỉ vật.
- Những kỉ vật được trao từng thứ một: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền. Đó là những vật chứng cho mối tình nồng nàn hạnh phúc.
- Từ ngữ thể hiện nỗi tức tưởi “của chung”. Điệp từ “này” như dằn lòng, như muốn trì hoãn, níu giữ những vật đã thuộc về quá khứ ấy.
-> Tâm trạng của Kiều đầy mâu thuẫn, giằng xé đau đớn. 
2. Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên:
- Nghĩ về tương lai, Kiều thấy mình sẽ chết.
+ Nàng chỉ còn là ngọn gió vật vờ nơi lá cây ngọn cỏ “Mai sau dù cóthì hay chị về”.
+ Oan hồn của nàng không thể siêu thoát bởi còn mang nặng lời thề với Kim Trọng “Hồn còn mang nặngđền nghì trúc mai”.
+ Xin em tẩy rửa nỗi oan khuất cho mình nơi chín suối “Dạ đài cách mặtthác oan”.
- Quay về hiện tại, nàng đã mất hết tất cả:
+ Biết bao ái ân hò hẹn giờ đã tan vỡ “Bây giờ trâm gãy muôn vàn ái ân”.
+ Cảm thấy mình có lỗi lớn với Kim Trọng nên gửi tới chàng trăm nghìn cái lạy để tạ lỗi và cũng để từ biệt “Trăm nghìn gửi lạy có ngần ấy thôi”.
+ Nàng oán trách, chất vấn số phận vô lí nhưng nàng đành phải chấp nhận thân phận không làm chủ được mình “Phận sao phận bạclỡ làng”.
- Hai câu cuối là lời than tiếc, dằn vặt và cũng là lời xác nhận đau đớn “ Ôi từ đây”.
-> Trong nỗi đau, Kiều vẫn hướng tới người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ. Giọng thơ từ đối thoại sang độc thoại, ngôn ngữ thơ chọn lọc, nội tâm nhân vật được khắc họa rõ nét.
IV. Tổng kết:
1. Nội dung: Đoạn thơ miêu tả tâm trạng đau đớn xót xa của Kiều khi phải đứt ruột trao duyên. Nàng vì bổn phận mà giữ tròn chữ hiếu.
2. Nghệ thuật:
- Bút pháp miêu tả nội tâm đặc sắc.
- Đối thoại chuyển dần sang độc thoại nội tâm, diễn tả tâm tư, tình cảm, khát vọng sâu kín của Kiều.
Hoạt động 6: Củng cố và hướng dẫn học bài (2 phút/tiết)
- Củng cố: 
+ Tiết 1: Tìm hiểu sự khéo léo trong lời trao duyên cho em của Thúy Kiều?
+ Tiết 2: Cách trao kỉ vật và lời dặn dò của Thúy Kiều với em thể hiện điều gì?
- Hướng dẫn học bài: 
+ Tiết 1: Học thuộc đoạn trích Trao duyên và phân tích việc Thúy Kiều trao duyên cho em; chuẩn bị tiết 2 của bài.
+ Tiết 2: Nắm được nội dung và nghệ thuật của toàn bộ đoạn trích, chuẩn bị 2 bài đọc thêm Nỗi thương mình và Thề nguyền. Giờ sau học tự chọn: Hiểu thêm về Truyện Kiều.
C. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Áp dụng không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện Kiều soạn giảng trích đoạn "Nỗi thương mình" và "Thề nguyền"
Ngày soạn: 24. 03. 2014
Ngày dạy: 29. 03. 2014 
Tiết 87
Đọc thêm NỖI THƯƠNG MÌNH
THỀ NGHUYỀN
 ( Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 
1. Kiến thức:
- Văn bản 1:
+ Thấy được tình cảnh trớ trêu mà Thúy Kiều đã rơi vào và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá của mình.
+ Nắm những nét chính về nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du trong việc khắc hoạ tâm trạng nhân vật.
- Văn bản 2:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của mối tình Kim-Kiều và khát vọng hạnh phúc của đôi trai tài gái sắc.
+ Thấy được đặc sắc trong việc sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản và kỹ năng phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình.
3. Thái độ:
- Có ý thức trân trọng chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả và cảm thông sâu sắc với “nỗi thương mình” của nhân vật. Biết vượt qua những thách thức trong cuộc sống để giữ mình trong sạch.
- Trân trọng và đề cao những mối tình chân chính, cao đẹp.
B. Các kĩ năng sống cơ bản:
1. Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng thể hiện sự cảm thông với cảnh ngộ và tâm tư của những con người đang sống trong cảnh éo lẽ trắc trở.
2. Tư duy sáng tạo, trình bày cảm nhận cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích và vị trí đoạn trích đối với Truyện Kiều.
C. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức (1 phút):	
2. Kiểm tra đầu giờ (4 phút): Đọc thuộc đoạn trích Trao duyên và phân tích đoạn Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò em?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động ( 1 phút).
	Giới thiệu nội dung hai đoạn trích.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm “Nỗi thương mình” (19 phút). 
* Em hãy cho biết nội dung phần trước và vị trí của đoạn trích ?
* Theo em, văn bản đề cập đến vấn đề gì?
* Cảnh sinh hoạt nơi lầu xanh hiện lên như thế nào?
* Tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì khi miêu tả cảnh lầu xanh, nơi Thúy Kiều đang sinh sống? 
* Những thủ pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì trong việc khắc họa chân dung nhân vật chính?
* Bối cảnh không gian và thời gian để nhân vật bộc lộ tâm trạng như thế nào? Vì sao Thúy Kiều lại thương mình khi tỉnh rượu và lúc tàn canh?
* Quá khứ và hiện tại có sự đối lập đến phũ phàng, em hãy làm rõ sự đối lập ấy?
* Hãy nhận xét về tâm trạng nhân vật và giá trị của đoạn thơ?
* Em hãy chỉ ra và nhận xét về cảnh vật và sinh hoạt nơi lầu xanh? Thái độ của Kiều về cảnh vật và những thú vui nơi lầu xanh ấy như thế nào?
* Theo em cảm nhận thì vì sao Thúy Kiều sống ở lầu xanh nhưng ta vẫn có thể khẳng định rằng nàng có nhân cách cao đẹp?
* Hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc thêm “Thề nguyền” (18 phút).
* Hãy cho biết nội dung trước đoạn trích và vị trí đoạn trích?
* Văn bản đề cập đến vấn đề gì?
* Trong bối cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ, mối tình Thúy Kiều-Kim Trọng có đặc điểm gì đặc biệt?
* Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi được thể hiện như thế nào?
* Hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích?
A.Văn bản 1: Nỗi thương mình:
I. Định hướng tìm hiểu chung:
- Nội dung trước đoạn trích.
- Vị trí đoạn trích.
II. Định hướng đọc hiểu văn bản:
1. Chủ đề: Miêu tả tình cảnh trớ trêu mà Kiều gặp phải và nỗi đau đớn, thương xót cho thân phận của mình .
2. Nội dung cơ bản: 
a. Cảnh lầu xanh:
- Cảnh sinh hoạt ở lầu xanh nhộn nhịp, ồn ào: biết bao, cuộc say, trận cười.
- Biện pháp nghệ thuật ước lệ, điển tích điển cố, đối xứng
-> Diễn tả cuộc sống làm kĩ nữ của Kiều nhưng vẫn giữ được chân dung đẹp của nhân vật, đồng thời thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng của tác giả.
b. Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều:
- Tỉnh dậy khi đêm tàn canh, giật mình đối diện với chính mình. “Giật mình” vừa là sự tự ý thức về nhân phẩm, vừa là nỗi thương xót thân phận.
- Sự đối lập giữa thực tại và quá khứ thể hi

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tiep_can_tac_pham_truyen_kieu_nguyen_d.doc
  • docBÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SKKK.moi-2014 (1).doc
  • docBÌA SKKN Huong 2014.doc