PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường không những là không gian sinh sống của con người và sinh
vật, mà còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản
xuất của con người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội đã làm
cho môi trường sống bị huỷ hoại, xuống cấp trầm trọng, những thảm hoạ môi
trường đe doạ con người và trái đất như: sự biến đổi khí hậu, đất đai suy thoái,
cạn kiệt nguồn năng lượng và hiệu ứng nhà kính, giảm tính đa dạng động – thực
vật, ô nhiễm hoá chất, không khí bị ô nhiễm nặng nề Với hiện trạng môi
trường như vậy, việc giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh nói riêng và mọi
người nói chung biết bảo vệ môi trường (BVMT) là điều hết sức cần thiết để
đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Để giải quyết tận gốc vấn đề môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận
thức, mà hiện nay chưa có một giáo trình hay môn học nào ở THPT giáo dục
môi trường cho học sinh. Vì vậy việc giáo dục môi trường chủ yếu được lồng
ghép, tích hợp vào một số môn học trong đó có môn Công nghệ 10, đặc biệt
phần Nông – Lâm – Ngư nghiệp đại cương có nhiều kiến thức thực tiễn và có
liên quan tới kiến thức về môi trường. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học
cũng như hình thành ý thức BVMT của HS, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài "Tích
hợp giáo dục môi trường dạy bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ
thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường”
. Nội dung nghiên cứu 1. Mạch kiến thức của bài 1.1. Ảnh hƣởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật - Nguyên nhân gây ra ảnh hưởng xấu - Những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật: Trang 7/15 + Cây trồng. + Sinh vật có ích. + Hiện tượng kháng thuốc. 1.2. Ảnh hƣởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến môi trƣờng - Gây ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí, nông sản. - Ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. 1.3. Biện pháp hạn chế những ảnh hƣởng xấu của thuốc hoá học BVTV - Biện pháp trực tiếp. - Biện pháp gián tiếp: tuyên truyền. 2. Mô tả sáng kiến dạy học theo hƣớng tích hợp giáo dục môi trƣờng của bài. 2.1. Tên bài học "Tích hợp giáo dục môi trường dạy bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường – công nghệ 10” 2.2. Mục tiêu bài học 2.2.1. Kiến thức * Kiến thức nội môn công nghệ: - Học sinh phải nêu được nguyên nhân gây ra ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV. - Nêu được tác hại của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật (cây trồng, sinh vật có ích, hệ sinh thái đồng ruộng...) và môi trường cũng như con người. - Hình thành ý thức sử dụng thuốc hoá học BVTV đúng qui định. - Đề xuất giải pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV. * Kiến thức môi trƣờng: - Tuyên truyền cho gia đình, hàng xóm, những người quen biếtđể hiểu rõ về những tác hại xấu của thuốc BVTV hoá học. - Hình thành ý thức sử dụng thuốc hoá học BVTV hợp lí, đúng quy trình. 2.2.2. Kĩ năng - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin SGK, internet - Kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tìm hiểu nội dung và trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng làm việc độc lập với SGK. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, hoạt động nhóm. 2.2.3. Thái độ Trang 8/15 - Giáo dục HS BVMT đất, nước, không khí và nông sản, bảo vệ sức khoẻ của bản thân và mọi người. Hình thành ý thức sử dụng thuốc hoá học BVTV hiệu quả, hợp lí. - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn CN 10, cũng như các môn học khác như: Sinh học, hóa học, môi trường... 2.3. Năng lực vận dụng của học sinh - Vận dụng kiến thức môi trường vào giải quyết vấn đề sử dụng thuốc hoá học BVTV hợp lý để BVMT đất, nước, không khí, nông sản, sức khoẻ con người. Bảo vệ quần thể sinh vật để hướng tới nền nông nghiệp bền vững. 2.4. Các năng lực chuyên biệt khác - NL tự học. - NL giải quyết vấn đề sáng tạo. - NL hợp tác. - NL giao tiếp. - NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - NL chuyên biệt. 2.5. Thiết bị dạy học và học liệu 2.5.1. Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu đƣợc sử dụng trong dự án * Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học nhằm góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh làm bài giảng sinh động, hấp dẫn với người học. * Đồ dùng dạy học: SGK, sách giáo viên CN 10, bảng, phấn, phiếu học tập * Học liệu dạy học: - Kiến thức công nghệ 10 + Nguyên nhân gây ra ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV: Do thuốc hoá học BVTV có phổ độc rộng, nồng độ và tổng lượng chất độc cao, sử dụng thuốc hoá học BVTV không đúng quy định. + Những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến cây trồng, sinh vật có ích, xuất hiện dòng côn trùng kháng thuốc, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. - Kiến thức giáo dục môi trường: các biện pháp BVMT đất, nông sản, sức khoẻ con người và quần thể sinh vật. + Sử dụng thuốc hoá học BVTV đúng quy định. + Quan sát, nhận dạng độ độc hại của các loại thuốc hoá học BVTV . Trang 9/15 + Đề xuất giải pháp khi gặp trường hợp bị ngộ độc do uống hoặc ăn sản phẩm có tồn dư thuốc hoá học BVTV. + Đề xuất các giải pháp tuyên truyền: Truyền miệng, sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, truyên truyền qua cuộc thi, hoặc giới thiệu các sản phẩm tốt, thân thiện môi trường. 2.5.2. Các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của chủ đề Chủ đề ứng dụng phần mềm Powerpoint để soạn bài giảng. Nhờ có phần mềm này mà chúng tôi đã tạo ra được các slide và các hiệu ứng để tạo sự sinh động cho bài giảng. Đặc biệt là các hình ảnh, video có thể thể hiện phần nào nội dung của bài học. 2.5.3. Tiến trình tổ chức dạy học a. Ổn định tổ chức b. Dẫn nhập vào bài c. GV nêu mục tiêu cần đạt trong DHTH giúp HS định hướng được kiến thức trong bài. Nội dung cần đạt HĐ của GV HĐ của HS 1. Mục tiêu KT bài học * Kiến thức nội môn công nghệ: - HS phải chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV. - Nêu được các ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường. * Kiến thức liên môn: - Kiến thức BVMT: Chỉ ra được mối liên hệ của thuốc hoá học BVTV khi phun và gây tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, nông sản. Từ đó, đề xuất các biện pháp BVMT, sức khoẻ của con người. 2. Mục tiêu kĩ năng cần đạt - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin SGK, các thông tin trên internetquan sát và trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tìm hiểu nội dung. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, hoạt động nhóm. 3. Thái độ cần đạt - HS biết BVMT. Sử dụng thuốc hoá học BVTV hợp Ở phần giới thiệu mục tiêu, giáo viên vừa giới thiệu vừa chiếu slide để học sinh dễ theo dõi. Học sinh lắng nghe lời giới thiệu của giáo viên và quan sát màn chiếu. Trang 10/15 lý, hiệu quả. Tuyên truyền và biết cách xử lí trong tình huống thực tế tại gia đình, địa phương. - Yêu thích môn CN 10, cũng như các môn khoa học khác d. Nội dung và hình thức tích hợp giáo dục BVMT giúp học sinh định hướng được kiến thức trong bài. Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Bài 19: Ảnh hƣởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trƣờng Mục I: Ảnh hƣởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật - KT giáo dục môi trƣờng: (?) Nguyên nhân nào dẫn đến những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật? Theo em, cần làm gì để hạn chế những tác động xấu đó? Mục II: Ảnh hƣởng xấu của thuốc hoá học BVTV đến môi trƣờng - KT giáo dục môi trƣờng: (?) Giải thích vì sao thuốc hoá học BVTV gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, nông sản và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, vật nuôi? (?) Khi ăn phải thức ăn có tồn dư thuốc hoá học BVTV, thường có những triệu chứng gì? Làm thế nào để xử lí trong tình huống đó? (?) Theo em, cần làm gì để hạn chế những tác động xấu đó? Mục III: Biện pháp hạn chế những ảnh hƣởng xấu của - KT giáo dục môi trƣờng: (?) Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường xung quanh, khi sử dụng cần tuân thủ những nguyên tắc nào? Trang 11/15 thuốc hoá học BVTV e. Nội dung hoạt động dạy học Trước tiết dạy 3 – 7 ngày, GV chia lớp thành 3 nhóm giao dự án chính cho mỗi nhóm. Cụ thể như sau: - Nhóm 1, 2, 3: Nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trường. Từ đó, nhóm hãy chọn 1 hình thức tuyên truyền, và triển khai hoạt động tuyên truyền của nhóm đến mọi người trong gia đình và địa phương (Bài báo, video, website,pag facebookkhuyến khích trong phương án tuyên truyền có logo, khẩu hiệu càng tốt. ). GV yêu cầu HS nghiên cứu các kiến thức nội môn và kiến thức BVMT có liên quan. Thứ tự hoạt động Mô tả HĐ của GV Mô tả HĐ của HS Bài 19: Ảnh hƣởng của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật và môi trƣờng - GV giới thiệu nội dung bài học, đặt ra các tình huống kiến thức liên quan. - GV yêu cầu HS nhóm 1, 2, 3 trình bày dự án đã được giao trước. Các nhóm khác cùng nghiên cứu và bổ sung. - GV nhận xét, chấm theo tiêu chí, chốt lại kiến thức. - HS lắng nghe dẫn dắt của GV - Học sinh lắng nghe nhóm 1, 2, 3 trình bày. - Các nhóm trao đổi, thảo luận, bổ sung và hoàn thiện kiến thức 2.6. Một số phƣơng pháp dạy học tích hợp: Để nâng cao hiệu quả của DHTH, chúng tôi đã đưa ra một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau: - Dạy học theo dự án - Phương pháp vấn đáp - thuyết trình. - Phương pháp thảo luận nhóm - phát hiện kiến thức. - Phương pháp điều tra lấy ý kiến. - Phương pháp trực quan phát hiện. - Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. 2.7. Giáo án chủ đề (Đính kèm: Phụ lục 1) 2.8. Phƣơng pháp đánh giá Trang 12/15 Sau khi thực hiện dự án xong, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả của HS dưới hình thức: làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Hình thức kiểm tra đánh giá bằng bài trắc nghiệm. Đề kiểm tra gốc được trộn đảo thành 04 mã đề. Học sinh thực hiện làm 15 câu trắc nghiệm trong khoảng thời gian quy định là 15 phút. Sau đó tôi s thu và chấm theo thang điểm để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh. Đề bài kiểm tra 15 phút: (Phụ lục 2) Như vậy, bằng việc đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá của nguời học thì chúng tôi có thể đánh giá một cách khách quan hơn, đánh giá từ nhiều góc độ về dự án của mình. III. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả - Ở phần thi trắc nghiệm: Sáng kiến này được áp dụng trong đầu học kỳ II năm học 2020 – 2021 trên đối tượng HS các lớp 10A1 là học sinh khá giỏi, 10A3; 10A5; 10A8 là HS trung bình, yếu. Trong đó, lớp 10A1; 10A8 áp dụng thực nghiệm, còn lớp 10A3; 10A5 dạy theo phương pháp truyền thống (đối chứng). Kết quả khảo sát khi cho HS thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan thì kết quả thể hiện ở bảng sau: Lớp – sĩ số Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Thực nghiệm 10A1(37) Số lượng 17 19 1 0 0 Phần trăm 45,9% 51,4% 2,7% 0% 0% Thực nghiệm 10A8(38) Số lượng 12 18 7 1 0 Phần trăm 31,6% 47,4% 18,4% 2,6% 0% Đối chứng 10A3(38) Số lượng 7 15 14 2 0 Phần trăm 18,4% 39,5% 36,8% 5,3% 0% Đối chứng 10A5(39) Số lượng 5 13 17 3 1 Phần trăm 12,8% 33,3% 43,6% 7,7% 2,6% - Phiếu thăm dò ý kiến: 100% số học sinh được lấy phiếu thăm dò (ở lớp thực nghiệm 10A1 và 10A8) đều đã thể hiện cảm nhận của mình. Tiêu chí Hiểu Trung bình Không hiểu Hứng thú Bình thường Không hứng Thú Số lượng 65 10 0 70 4 1 Qua số liệu nghiên cứu ở trên, tôi nhận thấy khi áp dụng giải pháp DHTH thì HS hiểu được kiến thức sâu sắc và bản chất hơn, thái độ học tập cũng như Trang 13/15 cách nhìn nhận của HS về vấn đề môi trường sinh thái trở nên đúng đắn và tích cực hơn trong công tác tuyên truyền vì vậy chất lượng học tập của HS ở lớp 10A1; 10A8 cao hơn, tỉ lệ HS khá giỏi tăng, tỉ lệ HS trung bình yếu giảm rõ rệt. HS đã vận dụng được các kiến thức của môn học và kiến thức BVMT để giải quyết vấn đề của thực tế cuộc sống. Còn ở lớp 10A3; 10A5 tỉ lệ HS yếu, kém vẫn còn nhiều. Kết quả thực nghiệm ở trên có thể chưa cao, song so với mặt bằng chung của trường học nơi tôi công tác – phần lớn là HS yếu kém thì kết quả này đáng ghi nhận. Đặc biệt hơn, tôi nhận thấy khi dạy học theo hướng tích hợp giáo dục BVMT ngoài việc giúp cho các em có thể hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn thì các em đã dần trở nên biết yêu và quý trọng tự nhiên, môi trường sống hơn. Theo tôi, đó mới là kết quả lớn nhất của đề tài. 3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra Qua việc nghiên cứu và giảng dạy tôi rút ra bài học: - Trước tiên người GV cần hiểu rằng: Để trở thành một GVgiỏi, được HS yêu mến phải là người có kiến thức, có khả năng khơi dậy cảm hứng, đam mê học tập cho học sinh. Muốn có được kiến thức sâu, rộng thì người GV cần phải yêu nghề, kiên trì, phải đọc, sưu tầm nhiều tài liệu tham khảo ở đa dạng các lĩnh vực liên quan để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình. - Phải biết học hỏi, biết lắng nghe, tìm hiểu và trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Có kiến thức tốt chưa hẳn đã dạy hay. Mà dạy hay cần có phương pháp khoa học cả về cách truyền đạt và nội dung kiến thức. - Cần có kế hoạch cụ thể đối với bộ môn học, tiết học, các hoạt động thực tế để từ đó tác động mạnh m đến nhận thức của các em. Trang 14/15 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Vấn đề môi trường hiện nay là một trong những vấn đề thực tế, chủ đề nóng trên toàn cầu. Chính vì vậy, việc tích hợp giáo dục môi trường hiện nay là một vấn đề bức thiết với trong nền giáo dục của Việt Nam và tất cả các quốc gia trên thế giới. Bởi xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Một thời đại mới cần có những con người đổi mới, nhanh nhạy, tự tin, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Để có thể giải quyết những tồn tại của môi trường mà con người đem lại trong quá trình sống . Vì vậy, giáo dục HS theo hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là rất quan trọng và nên được triển khai rộng rãi trong tất cả các nhà trường trên phạm vi toàn quốc. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tôi đã tìm tòi các tư liệu, các hướng khai thác về vấn đề này sao cho có hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt trong giảng dạy CN 10, với nhiều nội dung có liên quan tới môi trường. Khi DHTH, tôi nhận thấy các em nắm được bản chất kiến thức, đồng thời các em có nhìn nhận rõ ràng hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường. Tuy nhiên, đề tài này chắc chắn còn nhiều thiếu sót mà có thể tôi chưa phát hiện ra được. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. 2. Điều kiện áp dụng Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả GV và HS trong cả nước. Để áp dụng được sáng kiến này thật sự hiệu quả vào thực tế giảng dạy tôi rất mong: - Thứ nhất: Các đồng chí đọc kỹ sáng kiến này của tôi kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân và đối tượng HS. - Thứ hai: Các đồng chí sưu tầm, tìm hiểu, chủ động đưa vào trong bài dạy các vấn đề liên quan tới môi trường, các vấn đề gần gũi với thực tiễn cuộc sống của các em. 3. Kiến nghị Môn CN 10 - môn học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức giúp cho HS định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy tôi xin đưa ra một vài đề nghị sau: - Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp + Các đồng nghiệp cũng cần mạnh dạn trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng rút ra kinh nghiệm. Trang 15/15 + Cùng tập hợp, tích lũy các tư liệu có liên quan để việc áp dụng các kiến thức liên môn, kiến thức môi trường trở nên dễ dàng hơn. + Nên thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề về vấn đề chuyên môn để giúp các đồng nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng giúp nhau trưởng thành. - Với nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường + Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GV như tài liệu, sách tham khảo. + Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung đổi mới này trong môn CN10 cũng như các môn học khác bằng nhiều hình thức như: kiểm tra định kỳ. + Tổ chức một số buổi dạy mẫu ở một số bài khó, bài hay để GV các trường cùng học hỏi. + Phổ biến các sáng kiến, đề tài khoa học hay để các giáo viên cùng trao đổi kinh nghiệm và học tập. Trên đây, tôi đã trình bày sáng kiến "Tích hợp giáo dục môi trường dạy bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hoá học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường – Công nghệ 10.” Rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các đồng nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2021 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Vũ Thị Nhàn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. Hà Nội – NXB Đại Học Sư Phạm, tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010) 3. Nhiệm vụ, thách thức của giáo viên, học sinh Việt Nam trong dạy học theo dự án. Tạp chí khoa học trường ĐH Sư phạm TPHCM số (31) – Phan Đồng Châu Thủy (2011) 4. Hoạt động học tập trong dạy học dự án và những kết quả thu được. Tạp chí khoa học trường ĐH Sư phạm Hà Nội số (6) – Đỗ Hương Trà, Phùng Việt Hải (2008) 5. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Trần Bá Hoành (2007), Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 6. Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại- Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại Học Sư Phạm. 7. [Côvaliov A. G. (1971), Tâm lí học cá nhân, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.84-127]. 8. Rogiers X., Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996. 9. Chuyên đề: Tích hợp giáo dục môi trường qua môn công nghệ, sinh học bậc THPT 10. Luật Giáo dục bảo vệ môi trường. 11. Tài liệu Ngày môi trường thế giới. 12. Các văn bản Luật, Nghị định, Quyết định, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ có liên quan chỉ đạo việc GDBVMT. PHẦN PHỤ LỤC I. PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN CỦA NGƢỜI HỌC SAU KHI HỌC BÀI 19 - CÔNG NGHỆ 10 BẰNG HÌNH THỨC THỰC HIỆN TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG Hiểu Trung bình Không hiểu Hứng thú Bình thường Không hứng thú Ý kiến khác: ......... Theo em, khi học bài 19 theo TH giáo dục môi trường có những thuận lợi và khó khăn nào? ......... Kiến nghị: ........ (Lưu ý học sinh tích dấu X vào ô mình lựa chọn) Hình thức kiểm tra đánh giá bằng bài test. Trong bài test có cả trắc nghiệm và tự luận. Học sinh thực hiện làm đề kiểm tra gồm 10 câu trắc nghiệm, 1 câu giải quyết tình huống trong khoảng thời gian quy định là 20 phút. Sau đó tôi s thu và chấm theo thang điểm để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh. II. ĐỀ KIỂM TRA 20 PHÚT Đề bài: A/ Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: 0,5đ/câu Câu 1: Khi thuốc hoá học bảo vệ thực vật thâm nhập vào cơ thể người gây ngộ độc cho người đó thì chúng ta cần phải làm: A. Đưa người đó đến cơ quan y tế gần nhất và mang kèm lọ thuốc hoá học BVTV. B. Để ở nhà và theo dõi cẩn thận. C. Gọi người thân của họ. D. Đưa người đó đến cơ quan y tế gần nhất và mang kèm lọ thuốc hoá học BVTV có nhãn thuốc. Câu 2: Tác hại cùa thuốc hoá học BVTV là: A. Gây ô nhiễm đất, nước, không khí, phá vỡ cân bằng sinh thái, phát sinh những dòng đột biến có lợi. Gây bệnh hiểm nghèo cho con người. B. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, bảo vệ những loài sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho con người. C. Gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nông sản, phát sinh đột biến kháng thuốc, diệt trừ các quần thể sinh vật có ích. Gây bệnh hiểm nghèo cho con người. D. Rau màu xanh tốt, chất lượng sản phẩm nâng cao, nhưng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái. Câu 3: Sử dụng thuốc hoá học BVTV khi: A. Sâu, bệnh hại đến ngưỡng gây hại. B. Sâu, bệnh phá hại cây trồng quá nhiều. C. Sâu hại phá cây trồng quá nhiều. D. Bệnh phá hại cây trồng quá nhiều. Câu 4: Nguyên nhân nào dẫn đến ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ thực vật? A. Do thuốc có phổ độc rộng. B. Do thuốc có nồng độ, tổng lượng chất độc cao. C. Do con người sử dụng chưa đúng cách. D . Cả A, B, C đều đúng. Câu 5: Khi ăn phải thức ăn có tồn dư thuốc hoá học BVTV, thường có những biểu hiện gì? A. Đau bụng, nôn, ho, sốt. B. Đau bụng, nôn, tiêu chảy. C. Đau bụng, sốt, tiêu chảy. D. Đau đầu, sốt, ho. Câu 6: Thuốc hóa học BVTV có những ảnh hưởng xấu như thế nào? 1. Tiêu diệt được sâu, bệnh hại. 2. Làm cháy lá, diệt VSV có ích. 3. Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. 4. Gây bệnh hiểm nghèo, ngộ độc thực phẩm A.1,2,3 B. 1,3,4 C. 2,3,4 D. 1,2,3,4 Câu 7: Trường hợp nào sau đây không phải là biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học BVTV : A. Sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao và phân giải nhanh. B. Dùng đúng loại thuốc, đúng nồng độ và liều, đúng thời điểm. C. Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. D. Cứ xuất hiện sâu, bệnh là dùng thuốc hoá học BVTV ngay
Tài liệu đính kèm: