Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM trong bài "Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng" Vật lí 10 THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM trong bài "Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng" Vật lí 10 THPT

1. Lời giới thiệu

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình

giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ

quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái

gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công

việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy

cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và

phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về

kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết

vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá

trong quá trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng

của các hoạt động dạy học và giáo dục.

Trước bối cảnh đó, ngày 18/6/2018 Thủ Tướng chính phủ ra chỉ thị

16/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo

khoa giáo dục phổ thông (GDPT). Bộ giáo dục ban hành Thông tư 32/TTBGDĐT ngày 26/12/2018 về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ

thông mới. Giáo viên là căn cứ chính xác để tiếp tục thực hiện đổi mới đồng

bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục.

Một trong những đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

đang được Bộ giáo dục và đào tạo, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc tập huấn tới giáo

viên trong hai năm 2018 và 2019 là dạy học chủ đề STEM trong trường

THCS và THPT.

Hiện nay, việc dạy học trong tất cả các trường THPT theo một phân

phối chương trình thống nhất. Bộ giáo dục và đào tạo, Sở GD&ĐT Vĩnh

Phúc đã ban hành một số văn bản hướng dẫn các tổ nhóm chuyên môn thực

hiện dạy học theo chuyên đề (chủ đề) và yêu cầu đưa giáo dục STEM vào

các trường học. Qua tập huấn cũng như giảng dạy thực tế, tôi đã tiến hành

thiết kế và dạy học chủ đề STEM trong bài "Động lượng. Định luật bảo toàn

động lượng" Vật lí 10 THPT và tiến hành dạy thử nghiệm

pdf 27 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 2511Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM trong bài "Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng" Vật lí 10 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh phải hoàn thành. Làm việc nhóm trong thực hiện 
các hoạt động của bài học STEM là cơ sở phát triển năng lực giao tiếp và hợp 
tác cho học sinh. 
 Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa 
học và toán mà học sinh đã và đang học. 
 Trong các bài học STEM, giáo viên cần kết nối và tích hợp một cách có 
mục đích nội dung từ các chương trình khoa học, công nghệ, tin học và toán. 
Lập kế hoạch để hợp tác với các giáo viên toán, công nghệ, tin học và khoa học 
khác để hiểu rõ nội hàm của việc làm thế nào để các mục tiêu khoa học có thể 
tích hợp trong một bài học đã cho. Từ đó, học sinh dần thấy rằng khoa học, công 
nghệ, tin học và toán không phải là các môn học độc lập, mà chúng liên kết với 
nhau để giải quyết các vấn đề. Điều đó có liên quan đến việc học toán, công 
nghệ, tin học và khoa học của học sinh. 
 Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và 
coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập. 
 Một câu hỏi nghiên cứu đặt ra, có thể đề xuất nhiều giả thuyết khoa học; 
một vấn đề cần giải quyết, có thể đề xuất nhiều phương án và lựa chọn phương 
án tối ưu. Trong các giả thuyết khoa học, chỉ có một giả thuyết đúng. Ngược lại, 
các phương án giải quyết vấn đề đều khả thi, chỉ khác nhau ở mức độ tối ưu khi 
giải quyết vấn đề. Tiêu chí này cho thấy vai trò quan trọng của năng lực giải 
quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học STEM. 
6 
7.1.4. Xây dựng chủ đề/ bài học STEM 
Các bước xây dựng chủ đề/ bài học STEM 
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học 
 Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện 
tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị 
công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn chủ đề của 
bài học. 
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết 
 Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để 
giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học 
được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa 
chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã biết 
(đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học. 
Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề 
 Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác 
định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng 
để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản 
phẩm. Các tiêu chí cũng phải hướng tới việc định hướng quá trình học tập và 
vận dụng kiến thức nền của học sinh chứ không nên chỉ tập trung đánh giá sản 
phẩm vật chất. 
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. 
 Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp 
và kĩ thuật dạy học tích cực với 5 loại hoạt động học đã nêu ở trên. Mỗi hoạt 
động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà 
học sinh phải hoàn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong 
và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng). 
7.1.5. Quy trình thiết kế chủ đề STEM 
 Dựa trên mục tiêu giáo dục STEM và các tiêu chí của chủ đề STEM, quy 
trình thiết kế chủ đề dạy học STEM cho học sinh trung học được thực hiện như 
hình sau: 
Vẫn đề 
thực 
tiễn 
(1) 
Ý tưởng 
chủ đề 
STEM 
(2) 
Xác định 
kiến thức 
STEM 
cần giải 
quyết (3) 
Xác định 
mục tiêu 
chủ đề 
STEM 
(4) 
Xây dựng 
bộ câu 
hỏi định 
hướng 
STEM 
(5) 
7 
Vấn đề thực tiễn: được hiểu là các tình huống xây ra có vấn đề 
đối với học sinh, có tính chất kỹ thuật. Nó có thể là các ứng dụng trong cuộc 
sống hàng ngày, con người cần giải quyết một công việc nào đó, kích thích học 
sinh tìm hiểu và thực hiện để đáp ứng nhu cầu. Nó có thể là yêu cầu của định 
hướng nghề nghiệp, đòi hỏi học sinh giải quyết nhằm trải nghiệm một số nhiệm 
vụ của nghề nghiệp náo đó trong thực tế. 
 Ý tưởng chủ đề STEM: là ý tưởng mở được hình thành có tính chất kỹ 
thuật nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn học sinh gặp phải. 
 Xác định kiến thức STEM cần giải quyết: là các kiến thức trong chủ đề 
có liên quan đến Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học 
 Xác định mục tiêu chủ đề STEM: là kiến thức kỹ năng, thái độ và có thể là sản 
phẩm mà học sinh sẽ đạt được sau khi thực hiện chủ đề. 
 Xây dựng bộ câu hỏi định hướng STEM: là câu hỏi được đặt ra cho học 
sinh nhằm gợi ý để giúp học sinh đề xuất giải pháp, nhiệm vụ nhằm đạt được 
mục tiêu của chủ đề. 
7.1.6. Dạy học mở mang tính thiết kế chủ đề STEM phát triển năng lực 
sáng tạo 
a) Khái niệm dạy học mở mang tính thiết kế 
Dạy học mở mang tính thiết kế là hình thức dạy học phát hiện và giải 
quyết những tình huống có vấn đề của cuộc sống nghề nghiệp liên quan đến nội 
dung chuyên môn 
Tính mở của hình thức dạy học này được thể hiện bởi các đặc trưng sau: 
- Tính đa lời giải. 
- Khuyến khích học sinh tham gia vào giải quyết vấn đề 
- Giảm bớt sự căng thẳng của học sinh. 
Dạy học mở mang tính thiết kế được thực hiện dựa trên phương pháp 
nghiên cứu khoa học, khuyến khích học sinh tìm kiếm tích cực và có niềm vui 
trong hoạt động đó. 
 b) Đặc trưng của dạy học mở mang tính thiết kế 
 Dạy học mở mang tính thiết kế có những đặc trưng sau: 
 - Sự nhận thức kỹ thuật của học sinh là dựa trên những kinh nghiệm của 
học sinh và cùng với nó phát huy nhận thức kỹ thuật. 
 - Vai trò của người giáo viên là người tư vấn tổ chức cho học sinh nhận 
thức. 
 - Khởi dậy sự tò mò tìm kiếm của học sinh. 
8 
 Dạy học mở mang tính thiết kế, tạo cơ hội cho học sinh hoạt động và 
phát triển năng lực thông qua hoạt động. Để thực hiện được dạy học mở mang 
tính thiết kế thì cần phải có những những tình huống có vấn đề (hay nhiệm vụ 
học tập) mang tính tổng thể, có không gian quyết định, có độ tự do trong việc 
đưa ra lời giải. Những lời giải của học sinh được tổng hợp thông qua đàm thoại 
trong quá trình làm việc nhóm. Hoạt động chủ yếu chính là hoạt động của người 
học tìm ra và quyết định lời giải tối ưu cho vấn đề. 
 c) Tiến trình dạy học mở mang tính thiết kế chủ đề STEM phát triển 
năng lực sáng tạo 
 Dạy học mở mang tính thiết kế phù hợp cho những nội dung mang tính 
thiết kế hệ thống kỹ thuật và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 
 - Giáo viên khuyến khích học sinh tìm kiếm các lời giải và chấp nhận 
các lời giải. 
 - Giáo viên cùng với học sinh nhận xét để thấy được các lời giải đúng. 
 - Học sinh được tổ chức học theo nhóm, thảo luận, hợp tác với nhau và 
học lẫn nhau. 
 Tiến trình dạy học mở mang tính thiết kế chủ đề STEM phát triển năng 
lực sáng tạo của học sinh được thực hiện theo sơ đồ sau: 
(1) Vấn đề mở: là bài toán xuất hiện trong thực tiễn nhưng có nhiều lời giải, 
thông thường nó là bài toán liên quan đến kỹ thuật. 
(2) Đề xuất giải pháp thiết kế: từ bài toán mở, học sinh sẽ đưa ra nhiều giải pháp 
khác nhau để giải quyết vấn đề. 
(3) Đánh giá giải pháp: Trên cơ sở các giải pháp được đề suất, học sinh tiến 
hành phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng giải pháp. 
(4) Lựu chọn giải pháp tối ưu: sau khi đánh giá từng giải pháp, học sinh thống 
nhất lựa chọn một giải pháp. 
(5) Thực hiện giải pháp lựa chọn: sau khi chọn được giải pháp tối ưu, học sinh 
tiến hành tổ chức thực hiện giải pháp: lên kế hoạch, thiết kế bản vẽ, tìm kiếm vật 
liệu nắp ráp 
Đề 
xuất 
các 
giải 
pháp 
(2) 
Lựa 
chọn 
giải 
pháp 
tối 
ưu 
(4) 
Thực 
hiện 
giải 
pháp 
lựa 
chọn 
(5) 
Sản 
phẩm 
vật 
chất 
(6) 
Vận 
hành 
thử 
nghiệm 
(7) 
Đánh 
giá 
giải 
pháp 
(3) 
Sản 
phẩm 
vật 
chất 
hoàn 
thiện 
(8) 
Vấn 
đề 
mở 
(1) 
9 
(6) Sản phẩm vật chất: sau khi thực hiện giải pháp, học sinh sẽ thu được sản 
phẩm có thể là mô hình vật chất - chức nang hoặc sản phẩm thật. 
(7) Vận hành thử nghiệm: học sinh cho vận hành thử sản phẩm để đánh giá xem 
có đạt được yêu cầu như dự tính ban đầu hay không, nếu không vận hành được 
hoặc vận hành lỗi thì học sinh tiếp tục khắc phục để cho ra sản phẩm đạt yêu cầu 
(8) Sản phẩm vật chất hoàn thiện: là sản phẩm cuối cùng sau khi học sinh cải 
tiến, khắc phục lỗi và vận hành đạt yêu cầu. 
 Trong thực tế, học sinh có thể không thực hiện được đúng thứ tự các giai 
đoạn từ (1) đến (8) như trình bày ở trên. Học sinh có thể thực hiện theo tiến trình 
sau đây: 
(1)→(2) →(5)→(6)→(7)→(2)→(5)→(6)→(7)→(2)→(5)→(6)→(7)→(8) và 
hiệu quả dạy học cũng đạt kết quả. 
7.2. Chủ đề STEM trong bài “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng” 
7.2.1. Bài “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng” 
1. Xác định vấn đề cần giải quyết của bài học có chủ đề STEM 
 + Xây dựng khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng 
xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên đơn giản và vận dụng kiến thức đã biết 
về định luật II và III Niu Tơn. 
 Vận dụng định luật bảo toàn động lượng giải quyết một số vấn đề thực 
tiến: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực 
 + Thiết kế và chế tạo được xe đồ chơi chuyển động được từ những vật 
liệu đơn giản. 
2. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong bài có chủ đề STEM 
 Nội dung 1 (45 phút): Khái niệm động lượng của vật. Xây dựng nội 
dung định luật bảo toàn động lượng. 
+ Động lượng p của vật chuyển động là đại lượng vectơ được đo bằng 
tích của khối lượng m và vectơ vận tốc v của vật. p mv 
 Trong hệ SI, đơn vị của động lượng là kilôgam mét trên giây (kg.m/s). 
+ Động lượng của hệ vật bẳng tổng các véc tơ động lượng của các vật 
trong hệ: 1 2p p p ...   
 - Hệ cô lập 
+ Định luật bảo toàn động lượng : Vectơ tổng động lượng của hệ kín được 
bảo toàn. p p' 
10 
Trong đó: p là động lượng ban đầu, p ' là động lượng lúc sau. 
+ Đối với hệ hai vật : 
' '
1 2 1 2p p p p   
Trong đó, 1 2p , p tương ứng là động lượng của hai vật lúc trước tương tác, 
1 2p' , p' tương ứng là động lượng của hai vật lúc sau tương tác. 
 Nội dung 2 (45 phút): Vận dụng kiến thức định luật bảo toàn động 
lượng vào giải quyết một vấn đề thực tiễn 
 - Chuyển động bằng phản lực. 
 - Thiết kế chế tạo xe đồ chơi chuyển động được từ những vật liệu đơn 
giản. 
3. Chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số năng lực có thể được phát 
triển 
3.1. Kiến thức 
+ Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động 
lượng 
+ Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối 
với hệ hai vật. 
+ Nêu được một số ví dụ trong thực tế về chuyển động bằng phản lực. 
+ Vận dụng được kiến thức về định luật bảo toàn động lượng để giải 
thích một số hiện tượng trong thực tế. 
3.2. Kĩ năng 
+ Vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải được các bài tập đối 
với hai vật va chạm mềm. 
 Chế tạo được một số thí nghiệm đơn giản để minh họa cho chuyển 
động bẳng phản lực. 
+ Thiết kế vào chế tạo được thiết bị chuyển động được từ vật dụng đơn 
giản. 
3.3. Thái độ 
+ Chủ động trao đổi, thảo luận với học sinh khác và giáo viên. 
+ Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
+ Tự tin đưa ra ý kiến cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
11 
3.4. Năng lực có thể phát triển 
Các năng lực chung 
+ Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo. 
 Năng lực giao tiếp và hợp tác. 
 Năng lực toán học, khoa học, kỹ thuật, công nghệ. 
- Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong chủ đề 
Nhóm 
năng lực 
Năng lực thành phần 
Mô tả mức độ thực hiện trong chủ 
đề 
Nhóm 
NLTP 
liên quan 
đến sử 
dụng 
kiến thức 
vật lí 
K1: Trình bày được kiến 
thức về các hiện tượng, đại 
lượng, định luật, nguyên lí 
vật lí cơ bản, các phép đo, 
các hằng số vật lí 
- Phát biểu được khái niệm xung 
lượng của lực, khái niệm động 
lượng, nội dung định luật bảo toàn 
động lượng 
K2: Trình bày được mối 
quan hệ giữa các kiến thức 
vật lí 
-Liên hệ giữa biến thiên động lượng 
và xung lượng của lực 
- Viết đúng biểu thức của định luật 
bảo toàn động lượng. 
K3: Sử dụng được kiến thức 
vật lí để thực hiện các 
nhiệm vụ học tập 
- Sử dụng định luật II và III Niu Tơn 
đề hình thành khái niệm xung lượng 
của lực, khái niệm động lượng, định 
luật bảo toàn động lượng. 
K4: Vận dụng (giải thích, 
dự đoán, tính toán, đề ra 
giải pháp, đánh giá giải 
pháp  ) kiến thức vật lí 
vào các tình huống thực 
tiễn 
- Chỉ ra những chuyển động bằng 
phản lực trong thực tiễn. 
- Vận dụng định luật bảo toàn động 
lượng để giải thích được một số hiện 
tượng tự nhiên và giải các bài tập 
liên quan. 
Nhóm 
NLTP về 
P1: Đặt ra những câu hỏi về 
một sự kiện vật lí 
- Đặt ra được câu hỏi liên quan đến 
tác dụng lực đáng kể trong thời gian 
12 
phương 
pháp 
(tập 
trung vào 
năng lực 
thực 
nghiệm 
và năng 
lực mô 
hình hóa) 
có thể làm biến đổi trạng thái chuyển 
động. 
P2: mô tả được các hiện 
tượng tự nhiên bằng ngôn 
ngữ vật lí và chỉ ra các quy 
luật vật lí trong hiện tượng 
đó 
- Mô tả được hiện tượng về sự thay 
đổi trạng thái chuyển động và tác 
dụng lực 
P3: Thu thập, đánh giá, lựa 
chọn và xử lí thông tin từ 
các nguồn khác nhau để giải 
quyết vấn đề trong học tập 
vật lí 
- Nghiên cứu SGK để tìm hiểu về 
mối quan hệ giữa xung lượng của 
lực và biến thiên động lượng. 
P4: Vận dụng sự tương tự 
và các mô hình để xây 
dựng kiến thức vật lí 
+ Vận định luật II và III Niu Tơn 
P5: Lựa chọn và sử dụng 
các công cụ toán học phù 
hợp trong học tập vật lí. 
 + Lựa chọn kiến thức về tích của 
một số với một véc tơ để có khái 
niệm động lượng, định luật bảo toàn 
động lượng, suy ra nguyên tắc 
chuyển động bằng phản lực. 
P6: chỉ ra được điều kiện lí 
tưởng của hiện tượng vật lí 
- Định luật bảo toàn động lượng chỉ 
đúng với hệ cô lập 
P7: đề xuất được giả thuyết; 
suy ra các hệ quả có thể 
kiểm tra được. 
 Đề xuất được mối liên hệ giữa 
khối lượng, vận tốc của vật trước và 
sau va chạm. 
P8: xác định mục đích, đề 
xuất phương án, lắp ráp, 
tiến hành xử lí kết quả thí 
nghiệm và rút ra nhận xét. 
 Đề xuất phương án thí nghiệm 
kiểm nghiệm định luật bảo toàn 
động lượng. 
P9: Biện luận tính đúng đắn 
13 
của kết quả thí nghiệm và 
tính đúng đắn các kết luận 
được khái quát hóa từ kết 
quả thí nghiệm này. 
Nhóm 
NLTP 
trao đổi 
thông tin 
X1: trao đổi kiến thức và 
ứng dụng vật lí bằng ngôn 
ngữ vật lí và các cách diễn 
tả đặc thù của vật lí 
- Trao đổi những kiến thức để mô tả 
sự thay đổi trang thái chuyển động 
bằng ngôn ngữ vật lí: lực, xung 
lượng của lực, động lượng. 
X2: phân biệt được những 
mô tả các hiện tượng tự 
nhiên bằng ngôn ngữ đời 
sống và ngôn ngữ vật lí 
(chuyên ngành ) 
Sử dụng được đại lượng vật lí như 
xung lượng của lực, động lượng để 
mô tả sự thay đổi trạng thái chuyển 
động của vật. 
X3: lựa chọn, đánh giá 
được các nguồn thông tin 
khác nhau, 
X4: mô tả được cấu tạo và 
nguyên tắc hoạt động của 
các thiết bị kĩ thuật, công 
nghệ 
 Mô tả nguyên tắc hoạt động của 
thiết bị chuyển động bẳng phản lực. 
Như là tên lửa, máy bay phản lực 
X5: Ghi lại được các kết 
quả từ các hoạt động học 
tập vật lí của mình (nghe 
giảng, tìm kiếm thông tin, 
thí nghiệm, làm việc 
nhóm ) 
+ Vận dụng mô hình lí thuyết, biến 
đổi toán học về tích của một số với 
một véc tơ. 
X6: trình bày các kết quả từ 
các hoạt động học tập vật lí 
của mình (nghe giảng, tìm 
kiếm thông tin, thí nghiệm, 
làm việc nhóm ) một 
 Trình bày kết quả thu được từ việc 
sử dụng kiến thức các định luật Niu 
Tơn. 
14 
cách phù hợp 
X7: thảo luận được kết quả 
công việc của mình và 
những vấn đề liên quan 
dưới góc nhìn vật lí 
+ Thảo luận để hướng đến vận dụng 
định luật II và III Niu Tơn để giải 
quyết nhiệm vụ học tập. 
X8: tham gia hoạt động 
nhóm trong học tập vật lí 
Nhóm 
NLTP 
liên quan 
đến cá 
nhân 
C1: Xác định được trình độ 
hiện có về kiến thức, kĩ 
năng , thái độ của cá nhân 
trong học tập vật lí 
 Xác định được trình độ hiện có về 
định luật II và III Niu Tơn. 
 Đánh giá được kĩ năng, thái độ 
trong những công việc được phân 
công về nhà. 
C2: Lập kế hoạch và thực 
hiện được kế hoạch, điều 
chỉnh kế hoạch học tập vật 
lí nhằm nâng cao trình độ 
bản thân. 
+ Lập kế hoạch, có sự cố gắng thực 
hiện kế hoạch về bài tìm hiểu và thí 
nghiệm vui về chuyển động bằng 
phản lực. 
C3: chỉ ra được vai trò (cơ 
hội) và hạn chế của các 
quan điểm vật lí đối trong 
các trường hợp cụ thể trong 
môn Vật lí và ngoài môn 
Vật lí 
+ Nhờ việc biết được kiến thức về 
định luật bảo toàn động lượng có thể 
áp dụng vào những tình huống cụ thể 
trong thực tiến (súng giật khi bắn, 
chuyển động trong các con tàu vũ trụ 
ngoài trái đất) 
C4: so sánh và đánh giá 
được - dưới khía cạnh vật 
lí- các giải pháp kĩ thuật 
khác nhau về mặt kinh tế, 
xã hội và môi trường 
 So sánh và đánh giá được khía 
cạnh của định luật bảo toàn động 
lượng giải pháp bắn súng ít giật 
C5: sử dụng được kiến thức 
vật lí để đánh giá và cảnh 
+ Sử dụng được kiến thức về chuyển 
động bằng phản lực đề cảnh bao 
15 
báo mức độ an toàn của thí 
nghiệm, của các vấn đề 
trong cuộc sống và của các 
công nghệ hiện đại 
mực độ nguy hiểm của súng giật khi 
bắn 
+ Cảnh báo những phương tiện tham 
gia giao thông chuyển động nhanh 
khi va chạm với nhau thì gây nguy 
hiểm. 
C6: nhận ra được ảnh 
hưởng vật lí lên các mối 
quan hệ xã hội và lịch sử. 
+ Nhận ra được vai trò của định luật 
bảo toàn động lượng và chuyển động 
bằng phản lực trong sự phát của 
khoa học kĩ thuật và đời sống con 
người. 
7.2.2 Chủ đề STEM xe bong bóng sáng tạo 
 a) Vấn đề thực tiễn 
 Xe bong bóng là đồ chơi thú vị, hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển 
động bằng phản lực, được làm hầu hết từ vật liệu tái chế. Đồ chơi này không chỉ 
gia công đơn giản, vật liệu dễ tìm mà còn được sử dụng tổ chức nhiều trò chơi 
thú vị liên quan đến chúng. Tự làm xe bong bóng không những tạo điều kiện để 
học sinh lĩnh hội kiến thức về chuyển động bằng phản lực mà còn tạo sân chơi 
thú vị, giúp học sinh giải trí sau giờ học căng thẳng. 
b) Hình thành ý tưởng chủ đề 
c) Kiến thức STEM trong chủ đề 
Tên sản phẩm Khoa học 
 (S) 
Công nghệ 
 (T) 
 Kỹ thuật 
(E) 
Toán học 
(M) 
Xe bong bóng Định luật III 
Newton, định 
luật bảo toàn 
động lượng, 
chuyển động 
bằng phản 
lực, cân bằng 
Máy bắn keo, 
kéo gắn, vật 
liệu: nắp chai, 
đũa tre, vỏi 
chai nhựa, 
bong bóng... 
Bản vẽ và quy 
trình lắp ráp 
xe bong bóng, 
phương án 
điều khiển xe 
bong bóng di 
chuyển về 
Đo kích thước 
các bộ phận 
để tạo ra, để 
cắt khung 
16 
áp suất. mục tiêu. 
d) Mục tiêu của chủ đề: 
 ◊ Kiến thức 
 - Nêu được nguyên lí chuyển động bằng phản lực. 
 - Vận dụng kiến thức định luật III Niu Tơn, chuyển động bằng phản lực, 
áp suất để chế tạo xe bong bóng. 
 ◊ Kỹ năng 
 - Thiết kế bản vẽ mô hình xe bong bóng. 
 - Chế tạo, lắp ráp được đồ chơi xe bong bóng theo phương án thiết kế. 
 - Vận hành, thử nghiệm, cải tiến xe bong bóng. 
 - Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện, bảo vệ chính kiến. 
 ◊ Thái độ 
 - Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm. 
 - Nhiệt tình, năng động trong quá trình gia công, lắp ráp xe bong bóng. 
 - Tích cực tham gia và tuân thủ luật chơi với các trò chơi. 
e) Bộ câu hỏi định hướng 
 ◊ Câu hỏi khái quát 
 - Tự làm đồ chơi thú vị từ vật liệu tái chế, hoạt động dựa trên nguyên lý 
chuyển động bằng phản lực? 
 ◊ Câu hỏi bài học 
 - Nguyên lí cấu tạo và hoạt động của xe đồ chơi chuyển động bằng phản 
lực là gì? 
 - Có các loại mô hình đồ chơi nào chuyển động bằng phản lực? 
 - Chế tạo xe bong bóng như thế nào? 
7.2.3. Tiến trình dạy học 
 * Phần 1 (45 phút trên lớp): Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng 
Ghi chú: - Mỗi nội dung có thể gồm các hoạt động khác nhau 
17 
 - Mỗi hoạt động gồm 4 bước: Chuyển giao nhiệm vụ; Thực hiện 
nhiệm vụ; Báo cáo, thảo luận; Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến 
thức. 
 - Trường hợp sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề 
bao gồm các hoạt động: 
TT Hoạt động Nội dung Năng lực 
được 
hì

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_chu_de_ste.pdf