Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài 12 Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chương trình GDCD 11

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài 12 Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chương trình GDCD 11

Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử:

- Xác định rõ mục tiêu bài dạy.

- Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm.

- Lựa chọn tư liệu tranh, ảnh, phim, thông tin cần thiết phục vụ bài dạy.

 - Lựa chọn các phần mềm, trình diễn, hiệu ứng .để xây dựng tiến trình dạy học thông qua hoạt động cụ thể.

 - Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng.

 Trong quá trình dạy học giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung của từng bài giảng. Phải đảm bảo đựợc tính kế thừa và phát triển kết quả và dạy học của bài trước với bài sau. Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với thực tiễn. Để làm tốt điều này đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo để sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, điều kiện dạy học và đặc điểm từng học sinh cụ thể của mình. Giáo viên phải nắm vững nội dung cơ bản của bài học với nội dung có liên quan để có thể chủ động trong quá trình hướng dẫn cho học sinh khai thác, lĩnh hội được điểm mấu chốt của bài.

 

doc 32 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài 12 Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chương trình GDCD 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương trình phổ thông.
 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
	Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về việc ứng dụng CNTT vào môn GDCD ở trường THPT số 1 Huyện Mường Khương để giảng dạy một số bài trong chương trình giáo dục công dân, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn GDCD 11, học sinh lớp 11 ở trường THPT số 1 huyện Mường Khương năm học 2012 - 2013.
	1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 11 trường THPT số 1 Mường Khương năm học 2012-2013
- Thời gian nghiên cứu: 2 năm học 
 - Bắt đầu: tháng 9/2012 đến tháng 2/2014.
 1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp cụ thể là:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
 Phần 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
	Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông ở nước ta đã được xã hội quan tâm ngay từ những năm 1970. Đến đầu thập kỉ 90 vấn đề phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra và phát động nhiều lần trong ngành Giáo dục, nhưng trên thực tiễn giáo dục ở nhà trường vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đến những năm 1995-1996, 2000-2001 Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện trong chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm: Chỉ thị số 29/2001/ CT/ BGD-ĐT ngày 30/07/2001 của bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) Công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 đã chỉ rõ: ...Các bộ môn không chuyên về CNTT cần đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng tăng cường áp dụng CNTT. Các ngành khoa học, các ngành công nghệ, cần tăng cường dạy lập trình để có thể tạo ra các phần mềm chuyên ngành.
	- Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học tin học theo hướng đảm bảo các kiến thức cơ bản, tính cập nhật của chương trình nhằm hỗ trợ cho dạy và học các môn học khác trong nhà trường.
	- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong Giáo dục - Đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dung CNTT như một phương tiện hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học, học tập ở tất cả các môn học....
	Thực hiện chỉ thị trên, hầu hết các bộ môn trong nhà trường ở các cấp học, bậc học, ngành học, đều chú trọng ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học. Phải nói rằng, hiện nay với sự phát triển như vũ bảo về lĩnh vực CNTT, nước ta đã từng bước tiếp cận và ứng dụng những thành tựu trong lĩnh vực còn khá mới mẽ này. Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học ở nước ta vẫn còn hạn chế so với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy việc đổi mới phương pháp 
dạy học là việc làm cần thiết và quan trọng của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
 	Với đặc trưng của môn học là một môn khoa học, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học của thầy và trò đó là vấn đề hết sức quan trọng. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn GDCD, bản thân tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra những phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh khi học bộ môn của mình để đạt kết quả cao. Đó cũng là vấn đề được giáo dục quan tâm đặc biệt hiện nay.
2.2.Thực trạng của vấn đề:
a. Thuận lợi- khó khăn
* Thuận lợi:
	- Được sự quan tâm của ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh nhà.
	- Ban giám hiệu nhà trường có quyết tâm cao và tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học.
	+ Nhà trường đã trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học: các phòng học bộ môn, thư viện, phòng máy.
	+ Tổ chức phong trào thao giảng đổi mới phương pháp dạy học và được đông đảo cán bộ giáo viên nhiệt tình tham gia.
	- Trường có một số giáo viên đã sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính, thuận lợi cho việc trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học. Hiện nay toàn trường đã có 30/ 40 giáo viên soạn bài bằng máy vi tính ( đạt tỷ lệ trên 75%, trừ giáo viên mới ra trường )
	- Việc sử dụng bài giảng điện tử sẽ chuyển tải được lượng thông tin lớn đến với học sinh, việc trao đổi tin nhanh hơn và hiệu quả hơn.
	- Được sự ủng hộ tích cực của học sinh, đa số học sinh rất mong muốn được học những giờ học ứng dụng công nghệ thông tin.
* Khó khăn:
* Về phía giáo viên: 
	Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn GDCD vẫn còn hạn chế, những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, cả trong nhận thức lẫn hành động, cả trong khả năng và sự nhiệt tình của giáo viên:
	- Một số giáo viên vẫn còn quen với cách dạy cũ .
	- Nhiều giáo viên ngại sử dụng CNTT do tốn thời gian, công sức.
	- Một số giáo viên khác chưa thực sự cố gắng tự học, tự nâng cao khả năng ứng dụng CNTT, chưa dám nghĩ dám làm.
	- Hầu hết giáo viên chưa sử dụng thành thạo một số phần mềm vi tính. Do vậy nhiều giáo viên rất ngại làm chủ kĩ thuật phức tạp của máy tính.
	*Về phía học sinh:
	Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ có ứng dụng CNTT. Nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
	- Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy(cô) giáo giảng quên cả việc ghi bài.
	- Một số học sinh gặp khó khăn trong việc ghi chép: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ. 
b.Thành công- hạn chế: 
* Về phía giáo viên: 
	- Một số giáo viên đã cố gắng ứng dụng CNTT vào dạy học, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, còn mang nặng tính chất trình diễn. Nhiều giáo viên còn ôm đồm kiến thức làm mất thời gian mà hiệu quả giờ dạy chưa cao.
	- Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác hơi nhanh nên dẫn đến việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của học sinh chưa được cao.
	*Về phía học sinh:
	- Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy(cô) giáo giảng quên cả việc ghi bài.
	- Một số học sinh gặp khó khăn trong việc ghi chép: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ. 
Căn cứ vào những thực trạng trên bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn GDCD như sau: 
2.3 Giải quyết vấn đề:
Căn cứ vào những thực trạng trên bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn GDCD như sau:
Một là: Xây dựng thư viện tư liệu.
	Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn GDCD kho tư liệu là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng vì đặc trưng của bộ môn GDCD là bộ môn trang bị cho học sinh hệ thống những tri thức đa dạng, phong phú: Triết học, đạo đức, chính trị, pháp luật. Những bài dạy về đạo đức, chính trị, pháp luật đòi hỏi có tính thực tiễn cao. Do vậy giáo viên dạy GDCD phải chú trọng cập nhật những sự kiện thông tin, số liệu mới phục vụ cho quá trình giảng dạy có hiệu quả. 
	- Trước đây giáo viên xây dựng kho tư liệu bằng cách đọc, tham khảo tài liệu, sách báo và chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tư liệu. Hiện nay việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước, việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn:
 	+ Khai thác thông tin, tranh ảnh từ mạng internet.
Ví dụ: Khi dạy bài 6 : “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, chúng ta có thể lấy các thông tin hình ảnh như: hình ảnh về những thành tựu của công cuộc đổi mới, của việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ, mà trong quá trình giảng dạy chúng ta có thể khai thác các hình ảnh đó từ mạng 
nternet để cung cấp cho học sinh, hoặc video clip về việc phóng thành công vệ tinh vinasat1,2 của Việt Nam vào vũ trụ để học sinh quan sát bằng trực quan, gây hứng thú học tập cho học sinh, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm cho học sinh đối với sự nghiệp CNH - HĐH đát nước. Những tư liệu đó có ở trên mạng internet. Chúng ta có thể vào địa chỉ www.google.com.vn.
 	+ Khai thác tranh ảnh từ sách, báo, tài liệu, báo chí, tạp chí: Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu... gặp những tranh ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng máy scan quét ảnh và lưu vào USB, cuối cùng cập nhật vào kho tư liệu của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy.
	+ Khai thác từ băng hình, phim, video, các phần mềm tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính.
Ví dụ: Khai thác đoạn phim hoặc các nhân vật có liên quan đến bài giảng như hình ảnh một số hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta, hình ảnh một số hàng hóa trên thị trường, khi cần thực hiện thao tác: mở các băng hình, các đĩa CD- Rom, lựa chọn các đoạn phim có thể làm tư liệu giảng dạy, sử dụng phần mềm như: HeroSuperPlayer 3000 hoặc Herosoft 2001 hay Camtasia studio, cắt các đoạn phim rồi lưu vào máy tính thành các file dữ liệu trong thư viện tư liệu để phục vụ giảng dạy.
	+ Khai thác các hình ảnh tĩnh, động, các phần mềm trên các đĩa CD- ROM, VCD... Chỉ cần kích chuột vào insert/Picture/promfile... vào ổ đĩa CD-ROM lựa chọn tranh, ảnh, hình vẽ cần tìm rồi đưa vào bài giảng.
 	Với bộ môn GDCD tôi chỉ khai thác những nội dung cần thiết ở các đĩa VCD hoặc khai thác vận dụng các đĩa CD-ROM của các phân môn khác như CD-ROM vật lý, Địa lý. . . khi gặp những nội dung cần thiết, vì hiện nay vẫn chưa có phần mềm nào dành cho môn GDCD.
 	Từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện tư liệu phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên cần lưu trữ thành trong file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng. Hiện nay đối với bản thân tôi đã lưu trữ được một số file dữ liệu để phục vụ cho quá trình giảng dạy bộ môn GDCD như: các dữ liệu về hình ảnh dân số, tài nguyên và mô
 trường, về vấn đề ATGT, về các tệ nạn xã hội, về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, về các thắng cảnh của quê hương đất nước, và một số di tích lịch sử của địa phương và của đất nước.
	Hai là: Xây dựng bài giảng điện tử:
 	Chúng ta có thể sử dụng giáo án điện tử để dạy các bài có tính chất thuyết trình, kiến thức trừu tượng, đặc biệt là những bài học mà có thể khai thác các tư liệu, hình ảnh, video, phần mềm ...
 	Giáo viên phải tự soạn bài giảng điện tử dựa vào các phần mềm ứng dụng sẵn có như PowerPoint, đây là phần mềm thiết kế bài giảng điện tử tương đối đơn giản, phù hợp với giáo viên giảng dạy các bộ môn không chuyên như môn GDCD, hoặc có thể tham khảo bài giảng điện tử sẵn có trên các đĩa CD-ROM bán trên thị trường. Chương trình này dễ sử dụng, bằng cách đọc sách hướng dẫn hoặc học hỏi bạn bè, đồng nghiệp thì có thể soạn được bài giảng. Trên thị trường hiện nay có bán phần mềm hướng dẫn học Microsort PowerPoint, giáo viên có thể mua về để tự học.
 	* Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử:
- Xác định rõ mục tiêu bài dạy.
- Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm.
- Lựa chọn tư liệu tranh, ảnh, phim, thông tin cần thiết phục vụ bài dạy.
	- Lựa chọn các phần mềm, trình diễn, hiệu ứng ....để xây dựng tiến trình dạy học thông qua hoạt động cụ thể.
	- Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng.
 	Trong quá trình dạy học giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung của từng bài giảng. Phải đảm bảo đựợc tính kế thừa và phát triển kết quả và dạy học của bài trước với bài sau. Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với thực tiễn. Để làm tốt điều này đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo để sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, điều kiện dạy học và đặc điểm từng học sinh cụ thể của mình. Giáo viên phải nắm vững nội dung cơ bản của bài học với nội dung có liên quan để có thể chủ động trong quá trình hướng dẫn cho học sinh khai thác, lĩnh hội được điểm mấu chốt của bài.
	Cụ thể như:
	Khi thiết kế bài giảng Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây là bài học nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tình hình tài nguyên và môi trường, thực trạng, những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, mục tiêu và phương hướng cơ bản của chinh sách tài nguyên và bảo vệ môi trường và trách nhiệm của công dân, học sinh đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
 	Vì vậy chúng ta phải lựa chọn những tư liệu, tranh, ảnh về môi trường, cho học sinh xem một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường, nguyên nhân và hậu quả của nó mục tiêu và phương hướng cơ bản của chinh sách tài nguyên và bảo vệ môi trường và trách nhiệm của công dân, học sinh đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường... từ những hình ảnh trực quan đó học sinh quan sát, nhận xét và có phản ứng trước những hành động xả rác bừa bãi, những hành vi không giữ gìn môi trường giúp các em khắc sâu được kiến thức một cách nhanh chóng.
	Sau đây là một số hình ảnh cụ thể khi thiết kế bài 12 Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chương trình GDCD 11:
	1.Tình hình tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay:
	Tài nguyên thiên nhiên phong phú
Chặt phá rừng
Săn bắt động vật
	 nhiễm môi trường
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
- Dân số đông: 
- Xả rác bừa bãi:
2. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. Lễ phát động ngày môi trường :
Quần chúng tham gia bảo vệ môi trường:
Bảo tồn đa dạng sinh học:
Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên:
Khai thác dầu khí
Khai thác than
3.Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường:
Lưu ý: Trong bài giảng điện tử đối với môn GDCD, giáo viên cần đưa những tư liệu, thông tin, tranh, ảnh hay đoạn phim có tính thực tiễn cao, nhưng những thông tin, số liệu đó phải mang tính thời sự, phải chuyển tải được nội dung bài giảng thì bài dạy mới có hiệu quả cao.
	Ba là : Đa dạng hoá các phương pháp dạy học:
 	Bên cạnh ứng dụng CNTT được coi là phương pháp hiện đại, tối ưu góp phần tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên cần chú ý đa dạng hoá các hình thức dạy học, phải biết kết hợp các phương pháp dạy học khác như: nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, thuyết trình, làm việc theo nhóm, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứuỷTuỳ theo đặc điểm của từng bài, tuỳ theo đối tượng học sinh để sử dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp mới có thể đạt được hiệu quả cao trong dạy và học.
	Bốn là: Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ cho việc học tập bộ môn GDCD.
 	Phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp làm việc theo nhóm... được xem là những phương pháp học mới so với phương pháp học thuộc lòng truyền thống trước đây. Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã tác động rất lớn đến khả năng ứng dụng CNTT của học sinh. Nhiều em học sinh tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành thạo nhiều phần mềm vi tính. Đặc điểm nổi bật ở các em học sinh hiện nay là tính năng động sáng tạo và yêu thích cái mới. Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng là xu hướng chung trong giáo dục thời đại hiện nay.
	+ Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh địa chỉ một số trang web và yêu cầu các em tìm kiếm thông tin ở mạng nternet để phục vụ công việc học tập theo những chủ đề nhất định hoặc tìm nhanh ở địa chỉ: www.google.com ở trên mạng internet về các vấn đề các em muốn tìm hiểu nhanh.
	+ Giáo viên có thể ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án của Intel Teach to the Future (Chương trình dạy học cho tương lai của Intel), phương pháp này đòi hỏi học sinh vừa làm việc theo nhóm vừa ứng dụng CNTT trong quá trình học tập để thiết kế ba bài tập: bài trình diễn PowerPoint, trang web và ấn phẩm ( tờ rơi ) để thực hiện ý tưởng dự án của mình. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải được tập huấn các nội dung của chương trình dạy học cho tương lai của Intel và hướng dẫn cho học sinh ứng dụng CNTT để thực hiện các yêu cầu của chương trình phục vụ cho quá trình học tập.
2.4 Kết quả đạt được: 
	Qua thực tế giảng dạy cho thấy, mỗi khi giáo viên sử dụng, ứng dụng CNTT vào bài giảng thì học sinh cảm thấy thích thú học tập, các em có điều kiện học hỏi lẫn nhau, biễu lộ rõ trình độ hiểu biết của mình về vấn đề mà nội dung bài học đặt ra. Bởi thế, một khi giáo viên và học sinh xác định đúng nội dung công việc của mình thì tiết học sẽ diễn ra một cách thoải mái, thành công và có hiệu quả.
 	- Kết quả thu được thông qua các tiết dạy:
	+ Công việc của người giáo viên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
	+ Học sinh tự làm chủ kiến thức bài học một cách độc lập, mỗi cá nhân học sinh đều biết làm việc và hiểu bài ngay tại lớp.
	+ Qua mỗi tiết học, các em cảm thấy mình có ích và có trách nhiệm hơn với bản thân, với nhóm và với tập thể.
	+ 100% giờ dạy đảm bảo thời gian, ý thức học tập, xây dựng bài của mỗi học sinh được phát huy hết khả năng dẫn đến chất lượng giáo dục có hiệu quả cao hơn. Học sinh hứng thú với bài giảng có ứng dụng CNTT.
 	Từ khi áp dụng phương pháp dạy học ứng dụng CNTT trên bản thân tôi đã thu được những kết quả như sau:
	* Bảng điều tra về mức độ hứng thú học tập bộ môn GDCD học kì 
 năm học 2012-2013 khi GV ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy bộ môn GDCD lớp 11.
Lớp
Số học sinh
Hứng thú học bộ môn GDCD
Không hứng thú học bộ môn GDCD
SL
TL%
SL
TL%
11A1
37
37
100
0
11A2
38
38
100
0
11A3
31
31
100
0
11A4
30
30
100
0
11A5
27
27
100
0
11A6
31
31
100
0
	*Kết quả chất lượng học kì năm học 2023-2013 khi giáo viên ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy bộ môn GDCD lớp 11
Lớp
Số học sinh
Giỏi
Khá
TB
ếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A1
37
7
19
21
56.8
9
24
0
0
11A2
38
4
11
18
47.4
16
42
0
0
11A3
31
1
3.2
15
48.4
15
48
0
0
11A4
30
1
3.3
12
40
17
57
0
0
11A5
27
1
3.7
9
33.3
17
63
0
0
11A6
31
1
3.2
11
35.5
19
61
0
0
 	Có được kết quả trên chính là nhờ sự nỗ lực và quyết tâm cao của bản thân tích cực ứng dụng CNTT vào trong quá trình dạy học và sự tích lũy chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp về vấn đề ứng dụng CNTT, được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường và đặc biệt là sự ủng hộ nhịêt tình của học sinh trong quá trình học tập.
2.5. Bài học kinh nghiệm.
 	Qua quá trình giảng dạy ở trường, với các tiết dạy ứng dụng CNTT, áp dụng các biện pháp đã thực hiện như được trình bày ở trên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm như sau:
	*Thứ nhất: Điều cần lưu ý trong quá trình giảng dạy là: Giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy, giáo viên phải biết đánh giá lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy.
	*Thứ hai: Soạn giáo án điện tử, giáo viên cần lưu ý khi dùng hiệu ứng, âm thanh, tiếng động, phải phù hợp không lạm dụng.
	*Thứ ba: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài học của HS để có hướng điều chỉnh kịp thời.
	*Thứ tư: Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slile chi tiết, học sinh phải nhận biết được nội dung nào là nội dung cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viênỷ
	*Thứ năm: Trong giáo án điện tử việc dùng màu chữ, phông chữ, cỡ chữ và màu phông nền là điều cần lưu ý. Màu chữ, phong nền phải phù hợp, không lạm dụng các màu sắc, cỡ chữ không quá to, không quá nhỏ (Cỡ chữ 28-30 là vừa). Nếu dùng không đúng, không chuẩn, sẽ không đảm bảo được tính thẫm mỹ và khó có thể chuyển tải được nội dung bài học.
	*Thứ sáu: Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng CNTT chỉ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá trình giáo dục con người không thể ỷCông nghệ hoá hoàn toàn được, có nhiều mặt giáo dục không thể quy trình hoá được như giáo dục nhân văn, giáo dục đạo đức, giáo dục thẫm mỹỷXác định điều này, trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh lạm dụng CNTT, xem CNTT là độc tôn, là duy nhất.
 	*Thứ bảy: Để ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao, giáo viên phải thường xuyên không ngừng tự học tự n

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_bai_12_chinh_sach_tai_nguyen.doc