Tuy nhiên, thực tế giảng dạy trong nhà trường đó đảm bảo chất lượng
chưa? Đã quan tâm đúng mức chưa? Điều đó tôi không giám khẳng định.
Nhưng qua việc thăm dò ý kiến và dự giờ thăm lớp của một số đồng nghiệp
liên trường tôi có một số ý kiến nhận xét thấy một số ít giáo viên vẫn còn có
những quan điểm chủ quan như: Chỉ cần dạy các em biết hát, dạy đủ số bài là
được, trong các bước tiến hành bài dạy các giáo viên còn rất máy móc, chưa
thực sự chịu khó đầu tư cho từng bài dạy vào các bước dạy. Đặc biệt là khâu
chuẩn bị bài còn qua loa đại khái nên khi vào tiết dạy thường lúng túng, dẫn
đến thiếu hoặc thừa thời gian và kết quả là giờ học không đạt như mong muốn
và yêu cầu của bài. Thực tế giảng dạy ở lớp 4 và tìm hiểu phương pháp giảng
dạy của một số đồng nghiệp tôi thấy phần lớn các giáo viên hầu như không có
sự đầu tư các trò chơi bổ trợ cho kiến thức môn học, thường tận dụng luôn4
những trò chơi truyền thống dẫn đến nhàm chán cho tiết học. Vì vậy học sinh
hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và biết cách gõ đệm nhưng để hỏi các em rằng
bài hát đó là của tác giả nào? Dân ca gì? Tên bài hát là gì? thì rất ít em nhớ rõ.
Vì Vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh lớp 4
Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học môn Âm nhạc qua trò chơi giải ô chữ ”
ơi để thu thập thông tin, nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan hiệu quả của các trò chơi được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu qua từng giai đoạn học của học sinh. 4.2.2. Phương pháp thực nghiệm: - Áp dụng linh hoạt một số biện pháp tổ chức trò chơi vào trong các giờ dạy để nắm bắt sự tác động tích cực, hiệu quả tiết dạy. 4.2.3. Phương pháp điều tra: - Điều tra trực tiếp học sinh để nắm bắt mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia chơi trò chơi. - Trao đổi với đồng nghiệp để hiểu rõ mức độ hiệu quả của sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học của họ. 4.2.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Căn cứ vào kết quả học tập trước và sau khi áp dụng tổ chức trò chơi vào giảng dạy để đối chiếu, so sánh, từ đó đánh giá được mức độ hiệu quả của các biện pháp đã áp dụng. 4.2.5. Phương pháp tổng hợp: Thực hiện trong quá trình áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy; theo dõi tổng hợp tất cả các tình huống nhằm rút ra cho mình một số kinh nghiệm trong tổ chức trò chơi sao cho hiệu quả. 5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu: - Nội dung nghiên cứu: Tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 học môn âm nhạc qua trò chơi giải ô chữ. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh của lớp 4A, 4B Trường Tiểu học Vạn Thọ 1. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/ 2017 đến tháng 11/2018. 6 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: - Nghiên cứu nhiều về phương pháp tổ chức trò chơi học tập qua đó tích lũy nhiều kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy môn âm nhạc. - Chắc lọc nhiều biện pháp để giúp học sinh có hứng thú trong học tập, yêu thích học môn âm nhạc, mong chờ đợi giờ học âm nhạc. - Thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực. - Qua trò chơi, giúp học sinh luyện kỹ năng, kỹ xảo, thao tác và phản ứng nhanh nhẹn, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, cơ hội học tập đa dạng hơn. - Phát huy tính đoàn kết, tinh thần đồng đội cho học sinh, tạo không khí vui đề học – học để vui chơi. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: 1.1 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học: Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội, các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh. Ở lứa tuổi tiểu học các em nhận thức còn mang nặng cảm tính. Các em thường hiếu động, dễ hưng phấn, khó tập trung, không chú ý lâu hay hướng tới các hoạt động cụ thể dễ thấy, dễ hiểu các em không thích các hoạt động kéo dài thời gian. Cho nên trong quá trình học tập các em thường thiếu tính kiên trì, mau chán, ham chơi. Do đặc điểm về tâm lí, bản chất việc học của học sinh tiểu học “học mà chơi, chơi mà học” là đặc trưng cơ bản cho mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi giải trí và cũng là yêu cầu quan trọng khi mà chúng ta đang hướng vai trò trung tâm của học tập, tự rèn luyện cũng chính là các em. 1.2. Sự cần thiết của việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh lớp 4: Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách quan trọng của con người. Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú. M. Gorki từng nói “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Cùng với tự giác, hứng thú làm 7 nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy âm nhạc ở tiểu học đã cho thấy nhiều học sinh tiểu học không có hứng thú trong học tập. Điều này vừa được xem như là một biểu hiện vừa được xem như là một nguyên nhân rất quan trọng của việc suy giảm chất lượng dạy học âm nhạc tiểu học. Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em. Trò chơi học tập nhất thiết phải là một bộ phận của nội dung bài học, phải là một phần cấu tạo nên bài học. Trong trò chơi, khi mọi thứ đều thật, chẳng hạn trong môn Âm nhạc, tác giả vẫn là tác giả, câu hát vẫn là câu hát, trò vẫn là trò, thầy vẫn là thầy... trò chơi sẽ bớt phần thú vị. Trò chơi cuốn hút trẻ em hơn nếu có được sự giả định từ tên gọi, từ người tham gia, từ tình huống đến kết quả chơi. Ví dụ nhóm trò chơi giải ô chữ đã khai thác tính giả định của trò chơi từ nguồn bài hát. Khi đó, trò chơi vừa minh hoạ sinh động kiến thức, kĩ năng Âm nhạc, vừa tạo ra được sắc thái của bài hát, vừa gợi lại nội dung bài hát mà học sinh đã học ở phân môn học hát. Ví dụ, từ bài hát Cò lả, xây dựng trò chơi giải ô chữ tìm ra từ khóa tác giả hay tên bài hát..v.v... Từ bài hát Chú voi con ở bản Đôn, có thể xây dựng trò chơi giải ô chữ tìm từ khóa khắc sâu tác giả hoặc qua trò chơi có thể nhớ lại các kiến thức liên quan thông qua ô chữ. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học.Vấn đề học và kết quả học tập của các em là rất quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ cách tổ chức tiết học của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội. 2. Thực trạng: Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 là một trường có phong trào văn hoá, văn nghệ khá tốt. Các hoạt động văn hoá văn, nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt năm học qua các đợt thi đua. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn Âm nhạc. Do vậy để các em học tốt và có hứng thú học tập bộ môn này, đòi hỏi người thầy phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em với môn học. Là giáo viên được đào tạo chuyên ngành sư phạm Âm nhạc, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tôi nhận thấy thực tế việc học tập của các em trong việc tiếp thu kiến thức khi học môn Âm nhạc.. Tôi thấy hầu như tất cả các em đều thích học môn Âm nhạc. Nhưng khi kiểm tra các kiến thức của các em thì rất nhiều em nói câu đầu của bài hát thành tên bài hát, kể cả các tác giả và những bài dân ca các em đều trả lời chắp vá tác giả này với bài hát kia hoặc vùng miền không 8 đúng với bài hát, khi hỏi lại thì các em rất lúng túng và không giám khẳng định. Đại bộ phận các em còn nhược điểm rất phổ biến là hát theo thói quen cũ, hát tự do, tuỳ tiện không theo một giai điệu cụ thể. Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản của ca hát từ đó giúp các em phát triển khả năng nghe nhạc, khả năng ghi nhớ, khắc sâu kiến thức cho các êm từ đó tạo cho các em niềm yêu thích khi học môn Âm nhạc Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 vớí 189 em học sinh và môn Âm nhạc có 1 giáo viên giảng dạy. Tôi được phân công giảng dạy tất cả các khối lớp 1,2,3,4,5. Cuối năm học 2017- 2018, tôi đã tiến hành khảo sát đối với học sinh lớp 4A (18 học sinh), 4B (16 học sinh). Thông qua việc đánh giá thường xuyên và kết quả cuối học kì 1 tôi có bảng sau: Bảng A. Lớp Sĩ số Năm học Kết quả Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % 4A 18 2017 -2018 8 44,4 10 55,6 0 0 4B 16 2017 -2018 7 43,8 9 56,2 0 0 Nhìn vào bảng số liệu Bảng A cho thấy chất lượng của học sinh hoàn thành tốt còn thấp, học sinh hoàn thành chiếm tỉ lệ khá cao ở hai lớp: Lớp 4A * Số học sinh hoàn thành tốt kết quả đạt 44,4 % * Số học sinh hoàn thành kết quả đạt 55,6 % Lớp 4B * Số học sinh hoàn thành tốt đạt kết quả 43,8 % * Số học sinh hoàn thành kết quả đạt 56,2 % Từ Bảng A cho thấy kết quả học sinh đạt được sau học kì 1 là còn thấp, qua đó tôi nhận thấy nên tập trung nghiên cứu tìm ra biện pháp để học sinh hứng thú học tập để đạt thành tích cao hơn. Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm trên 34 học sinh: Em có thích học bộ môn Âm nhạc không? Vì sao thích? Vì sao không? Kết qủa thu được như sau: 9 STT Nguyên nhân Kết quả Đồng ý Không đồng ý 1 Do môn Âm nhạc hấp dẫn, dễ học 23/34 HS = 67,6% 11/34HS = 32,4% 2 Do môn Âm nhạc khó học, dễ quên, nhiều bài nhàm chán. 19/34HS = 55,9% 15/34HS = 44,1% 3 Do giáo viên dạy hay, dễ hiểu, hứng thú 22/34HS = 64,7 % 12/34HS = 35,3% * Qua bảng thống kê điều tra cho thấy các em không thích môn Âm nhạc do môn Âm nhạc do khó học, dễ quên, nhiều bài nhàm chán đạt tỉ lệ khá cao, chiếm 67,6%. Vì kết quả khảo sát trên tôi càng quyết tâm tiến hành đề tài này. 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh được học theo khả năng của riêng mình tự quản, hợp tác và tự giác cao trong học tập. Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của học sinh. Từ đó góp phần hình thành nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho học sinh. Học sinh phải tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự tin và tự nhiên. Tạo cho học sinh tính tự giác, tích cực trong học tập. Nhóm trưởng đóng vai trò chính trong tiết học hướng dẫn, điều hành tiết học hướng dẫn nhẹ nhàng dưới sự trợ giúp đúng mức, đúng lúc của giáo viên, tài liệu hướng dẫn học, đồ dùng dạy học Tiếng Việt, để từng học sinh (từng nhóm học sinh) tự phát hiện, phân tích và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và có thể vận dụng được kiến thức đó vào luyện tập thực hành, giúp cho việc phát triển năng lực cá nhân học sinh. Giáo viên cần linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh. Thay thế các phương pháp dạy học đơn điệu ít tác dụng bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Giúp học sinh hứng thú trong học tập, hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức. Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi. Thông qua trò chơi, học sinh được vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống trò chơi và do đó học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng đã học. 10 Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học,giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như Bác Hồ đã nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”. 3.2. Tìm hiểu nội dung trò chơi giải ô chữ - Giải ô chữ là trò chơi giúp các em vận dụng, học hỏi và mở rộng sâu kiến thức sự hiểu biết của bản thân, giúp các em tổng hợp một cách có hệ thống các kiến thức Âm nhạc, từ đó thu hút sự chú ý của các em vào bài học. - Cách chơi và luật chơi: Trong thời gian nhất định, các em sẽ cùng nhau giải mã ô chữ hàng ngang và một ô hàng dọc cũng chính là từ khóa của trò chơi. Lựa chợn và trả lời đúng các ô chữ hàng ngang các em sẽ mở ra một từ khóa, trả lời sai, quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang các em có quyền đoán từ khóa của trò chơi. Đoán đúng sẽ dành được chiến thắng, đoán sai thì sẽ tiếp tục lật mở các ô chữ để tìm tiếp từ khóa của trò chơi. - Cách tổ chức chơi: Thời gian tiến hành thường từ 5-7 phút (tiến hành ngay đầu tiết học hoặc có thể lồng ghép cuối bài học) nhằm thu hút sự chú ý và củng cố kiến thức một cách vững chắc hơn qua mỗi bài học khác nhau. - Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : + Nêu tên trò chơi. + Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui định chơi. - Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi. - Chơi thật. - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. - Thưởng – “phạt”: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Không nên dùng từ “phạt” đối với những học sinh, đội chơi thua mà có thể yêu cầu những học sinh, đội chơi thua trong trò chơi thực hiện những hành động theo yêu cầu đã đặt ra trước đó bằng những hình thức đơn giản, vui như hát một bài, nhảy cò cò 11 3.3. Mô tả cách trình bày minh họa trò chơi vào một số bài học cụ thể. 3.3.1. Tổ chức trò chơi vào đầu mỗi tiết học. *Mục tiêu của biện pháp Với biện pháp này không những giúp các em tổng hợp một cách có hệ thống các kiến thức Âm nhạc, ôn lại được những gì đã học ở bài cũ mà còn giúp giáo viên có cách giới thiệu bài mới nhẹ nhàng, thu hút sự chú ý của học sinh vào tiết dạy tạo không khí lớp học vui tươi, sôi nổi. *Nội dung thực hiện. Ví dụ khi dạy tiết 12 Học bài hát: Cò Lả (Dân ca đồng bằng Bắc bộ) Để tạo hứng thú cho học sinh ngay đầu tiết học và để ôn lại các kiến thức đã học ở các lớp dưới giáo viên sẽ cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” Cách chơi và luật chơi như sau : Có 6 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi . Lựa chọn và trả lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời sai câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang nếu đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em sẽ nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là năm giây Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý: 1. Hàng ngang thứ nhất gồm 6 chữ cái. Đây là một môn học năng khiếu trong trường Tiểu học. (Đáp án: Âm nhạc). 2. Hàng ngang thứ hai gồm 4 chữ cái. Em hãy điền từ còn thiếu trong câu hát sau: “Hòa bình là tia nắng ấm thắm hồng môi bé xinh, nhịp nhàng cùng cất tiếng hát taytay bé ngoan ” (Đáp án: Vòng). 3. Hàng ngang thứ ba gồm 13 chữ cái. Đây là tên một bài hát dân ca Ba Na, dịch lời Tô Ngọc Thanh. (Đáp án: Bạn ơi lắng nghe) 4. Hàng ngang thứ tư gồm 7 chữ cái. Câu hát sau trong bài hát nào: “Khắp núi rừng Tây Bắc sáng ngời, mùa xuân đến ngàn hoa hé cười” Â M N H Ạ C V Ò N G B Ạ N Ơ I L Ắ N G N G H E I N H L Ả Ơ I 12 (Đáp án:Inh lả ơi). - Đáp án ô chữ hàng dọc là: Cò lả. - Đưa ra lời giới thiệu vào bài dạy: Điệu Cò lả là một trong những làn điệu hát ru dân ca đồng bằng Bắc bộ- Việt Nam. Ca ngợi cuộc sống thanh bình của người nông dân, họ luôn lạc quan trong lao động. Điệu Cò là một điệu có vần được bắt nguồn từ câu thơ lục bát: Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng. * * * 3.3.2. Tổ chức trò chơi vào đầu mỗi tiết học. *Mục tiêu của biện pháp Với biện pháp này giúp tổng hợp được kiến thức đã học của học sinh và giúp giáo viên kiểm tra lại một cách có hệ thống những kiến thức Âm nhạc của học sinh và đưa ra những củng cố tổng kết bài học khắc sâu được kiến thức, giúp học sinh nhớ kiến thức tốt hơn. *Nội dung thực hiện. Ví dụ khi dạy tiết dạy 26 Học hát bài Chú voi con ở Bản Đôn (Nhạc và lời : Phạm Tuyên) Để tổng hợp kiến thức sau khi học xong hai nội dung chính giáo viên sẽ cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” để mở rộng, khắc sâu kiến thức. Cách chơi và luật chơi như sau : Có 9 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi .Lựa chọn và trả lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời sai câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang nếu đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em sẽ nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là 5 giây C H I M S Á O N G Ô N G Ọ C B Á U P H A N G A Đ A N T Ứ C H Ú C M Ừ N G 13 - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý. 1. Hàng ngang thứ nhất gồm 7 chữ cái.Đây là tên bài hát dân ca Khơ Me, sưu tầm Đặng Nguyễn. Bài hát kể về một loài chim và trong bài có nhắc tới loại quả Đoong Boong. ( Đáp án: Chim sáo). 2. Hàng ngang thứ hai gồm 10 chữ cái. Đây là tác giả của bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em ( Đáp án: Ngô Ngọc Báu) 3. Hàng ngang thứ ba gồm 3 chữ cái. Đây là tên nốt nhạc nằm ở khe thứ nhất. ( Đáp án: Pha ) 4. Hàng ngang thứ tư gồm 3 chữ cái. Bài hát Chúc mừng là bài hát nhạc của nước nào ( Đáp án : Nga ) 5. Ô chữ gồm 7 chữ cái. Đây là loại nhạc cụ gồm có 4 dây, có thân đàn gần giống đàn Nguyệt nhưng cần đàn ngắn hơn, đàn dùng móng để gảy, dây đàn làm bằng kim loại nên có âm thanh trong và hơi đanh. ( Đáp án: Đàn tứ) 6. Ô chữ gồm 8 chữ cái. Đây là tên bài hát nhạc Nga, lời việt: Hoàng Lân, thường được dùng trong những buổi gặp mặt. ( Đáp án: Chúc mừng) - Gợi ý trả lời câu hỏi hàng dọc: Đáp án: Sô Panh - Đây là tên một nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan sinh năm 1810 tại thành phố Vec-sa-va và mất năm 1849 tai Pa-ri nước Pháp , ông không những là một nhạc sĩ thiên tài mà cũng là một nghệ sĩ biểu diễn Piano kiệt xuất. Về nhà các em hãy đọc câu chuyện kể Âm nhạc: Thời niên thiếu của Sô- Panh để tìm hiểu kĩ hơn về người nhạc sĩ này. 14 Ví dụ khi dạy tiết 8- Lớp 4. Học hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh Nhạc và lời: Phong Nhã Để tổng hợp kiến thức sau khi học xong bài hát giáo viên sẽ cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ bí mật” để mở rộng, khắc sâu kiến thức. Cách chơi và luật chơi như sau : Có 8 ô hàng ngang và một ô hàng dọc là từ khóa của trò chơi .Lựa chọn và trả lời đúng mỗi câu hỏi hàng ngang các em sẽ mở ra một ô chữ của từ khóa, trả lời sai câu hỏi quyền trả lời sẽ thuộc về bạn khác. Khi mở được ba ô chữ hàng ngang nếu đoán được từ khóa của trò chơi các em sẽ dơ tay trả lời và trả lời đúng các em sẽ nhận được một phần quà. Thời gian cho mỗi ô chữ hàng ngang là 5 giây: P H I E M Y Ê U H Ò A B Ì N H S O N Đ À N N H Ị N Ắ N G V À N G C O N C H I M R I C O N C H I M N O N M Ã I Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý: 1. Hàng ngang thứ nhất gồm 3 chữ cái. Em hãy điền từ còn thiếu trong câu hát sau: “Trên đường gập ghềnh, ngựanhanh nhanh nhanh nhanh”. (Đáp án: Phi ). 2. Hàng ngang thứ hai gồm 12 chữ cái.Đây là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn viết về chủ đề hòa bình. ( Đáp án: Em yêu hòa bình) 3. Hàng ngang thứ ba gồm 3 chữ cái. Đây là tên một nốt nhạc nằm ở dòng kẻ thứ 2. ( Đáp án: Son ). 4. Hàng ngang thứ tư gồm 6 chữ cái. Đây là một nhạc cụ dân tộc có một dây, người biểu diễn thường dùng vĩ để kéo, nó có âm thanh mềm mại gần giống giọng người. 15 ( Đáp án: Đàn nhị ) 5. Hàng ngang thứ lăm gồm 8 chữ cái. Đây là tên của bài TĐN số2 (Giáo viên đàn giai điệu câu nhạc đó học sinh nghe và trả lời) Trời sáng lên bầy chim hót vang ( Đáp án: Nắng vàng ) 6. Hàng ngang thứ sáu gồm 9 chữ cái. Đây là tên của bài
Tài liệu đính kèm: