Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam 7

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam 7

1.1. Lí do chọn đề tài:

Trong nhà trường, bộ môn lịch sử là một trong những bộ môn có tầm

quan trọng và có tính giáo dục rất lớn, nó cung cấp cho học sinh một bức tranh

sinh động về lịch sử loài người và lịch sử dân tộc

Trong quá trình giảng dạy môn lịch sử , ở các bài học nội dung truyền đạt

cho học sinh chỉ là những kênh chữ, một vài bài có cung cấp thêm hình ảnh.

Trong các tiết dạy lịch sử đa số giáo viên chỉ chú ý bám sát nội dung kiến thức

trong sách giáo khoa mà chưa chú ý sử dụng những hình thức khác để bổ trợ làm

cho tiết học thêm sinh động.

Ví dụ như cung cấp thêm những hình ảnh ngoài sách giáo khoa hoặc

những mẫu chuyện kể về những con người đã góp phần xây dựng đất nước để có

được những thành tựu của hôm nay mà trong sách giáo khoa không đề cập đến.

Qua tiết dạy không đem lại hứng thú cho học sinh, tiết học trở nên khô khan đôi

lúc học sinh lại có những suy nghĩ lệch lạc về những nhân vật lịch sử hoặc

những sự kiện lịch sử quan trọng.

Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy

học lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học

sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học.

Vì vậy người giáo viên phải biết sử dụng đến kiến thức các môn học khác

như địa, công dân, văn học, vật lí Những bộ môn đó làm cho giờ học lịch sử

sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn. Trong đó nếu giáo viên biết vận dụng một

số câu trích dẫn, câu văn, câu thơ, đoạn trích để miêu tả tường thuật một sự kiện,

một cuộc đời hoạt động của nhân vật, một cuộc cách mạng sẽ làm phong phú

tri thức học sinh, giúp học sinh yêu thích, hứng thú say mê học tập môn lịch sử

và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn lịch sử

Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử

nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “ Sử dụng tài liệu văn học

giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam 7”. Với việc nghiên cứu đề

tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu

quả tốt hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động, ngày càng yêu thích

môn học

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 739Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học. 
 Vì vậy người giáo viên phải biết sử dụng đến kiến thức các môn học khác 
như địa, công dân, văn học, vật lí Những bộ môn đó làm cho giờ học lịch sử 
sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn. Trong đó nếu giáo viên biết vận dụng một 
số câu trích dẫn, câu văn, câu thơ, đoạn trích để miêu tả tường thuật một sự kiện, 
một cuộc đời hoạt động của nhân vật, một cuộc cách mạngsẽ làm phong phú 
tri thức học sinh, giúp học sinh yêu thích, hứng thú say mê học tập môn lịch sử 
và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn lịch sử 
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử 
nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “ Sử dụng tài liệu văn học 
giúp học sinh hứng thú học tập lịch sử Việt Nam 7”. Với việc nghiên cứu đề 
tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu 
quả tốt hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động, ngày càng yêu thích 
môn học. 
1.2. Phạm vi nghiên cứu: 
 Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với “Gây hứng 
thú học tập lịch sử bằng tài liệu văn học ”. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng 
cho đề tài này là khối 7 của trường THCS Khương Mai. 
1.3. Phương pháp nghiên cứu 
Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết 
dạy. 
Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử. 
Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 7 
Các tác phẩm văn học có liên quan 
Sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của 
việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong việc giảng dạy môn 
 3
lịch sử lớp 7, để khắc phục nhược điểm trong phương pháp kiểm tra đánh giá 
cần phối hợp các phương pháp hiện đại, trong đó có phương pháp kiểm tra bằng 
câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 
Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh 
và bổ sung hợp lí 
 4
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
2.1. Cơ sơ lí luận: 
 2.1.1. Những yêu cầu chung đối với giáo viên lịch sử: 
 Bất cứ giáo viên bộ môn nào đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn 
lành mạnh, trong sáng, có lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, có thế giới 
khách quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ để góp phần hình thành thế hệ 
trẻ theo mục tiêu đào tạo của Đảng. 
 Không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ môn, có phương pháp 
dạy tốt, không ngừng hoàn thiện cải tiến phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ. 
 Giảng dạy là đưa đến cho thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ tiếp nhận những giá trị 
quí báu của loài người về phương diện tri thức cũng như về phương diện tình 
cảm, tư tưởng góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho thế hệ trẻ. 
 Giảng lịch sử là giảng về quá khứ của xã hội loài người, quá khứ của dân 
tộc, quá khứ của địa phương. Những quá khứ đó lại có quan hệ mật thiết với 
hiện tại và tương lai. Trong bài giảng, bài học lịch sử tư duy, tình cảm của giáo 
viên và học sinh hướng về những gì rất gần gũi đó là những con người thật 
những con người cụ thể chứ không phải là những con người hư cấu. Trong lịch 
sử dân tộc địa phương những con người đó là lại càng gần gũi hơn đó là tổ tiên, 
ông bà, cha mẹ, anh chị của những người đang giảng dạy và học tập lịch sử 
 Để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức giáo viên bắt đầu từ việc giúp học 
sinh hiểu biết cụ thể, nắm được kiến thức lịch sử. Đó là nhiệm vụ giáo dưỡng và 
giáo dục. Có câu: “Lời khen của sử còn vinh dự hơn áo đẹp vua ban, lời chê của 
sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời.” 
Qua đó ta thấy được môn lịch sử vô cùng quan trọng không những cung cấp 
những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới mà còn góp phần 
quan trọng vào việc hình thành nhân cách cho học sinh 
2.1.2. Thực trạng dạy và học ở trường THCS Khương Mai. 
a. Thuận lợi: 
Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình 
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy 
học như: sử dụng dồ dùng trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, miêu tả, kể 
chuyện, nêu đặc điểm nhân vật . Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo 
luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh 
yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi, học sinh 
sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch 
sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ 
dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng 
công nghệ thông tin 
Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo 
viên đặt ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà. Đa số học sinh tham gia tích 
cực trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội 
kiến thức. Học sinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức trọng tâm cơ bản 
thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, đọc sách giáo khoa, vấn đáp các 
 5
em đã mạnh dạn trả lời các câu hỏi ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình 
cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình. 
b. Khó khăn: 
Vẫn còn một số ít giáo viên chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo 
điều kiện cho các em suy nghĩ, nắm vững kiến thức, vẫn còn sử dụng phương 
pháp dạy học “thầy nói, trò nghe’, “thầy đọc, trò chép”. Do đó nhiều học sinh 
chưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn 
sách giáo khoa hoàn toàn. Một số câu hỏi giáo viên đặt ra khó, học sinh không 
trả lời được nhưng lại không có câu hỏi gợi ý nên nhiều khi phải trả lời thay cho 
học sinh. Một số tiết giáo viên chỉ nêu vài câu hỏi và chỉ gọi một số học sinh 
khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi dành cho đối tượng học sinh yếu, kém, làm cho 
đối tượng này ít được chú ý và không được tham gia hoạt động đều này làm cho 
các em tự ti về năng lực của mình, các em cảm thấy chán nản và không yêu 
thích môn học. 
Học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm, việc tiếp 
thu bài chậm, đặt câu hỏi phải cụ thể, lặp lại nhiều lần. Các em chưa xác định 
được động cơ học tập, học như thế nào? học cho ai? học để làm gì? Vì thế các 
em chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của người học sinh. Học sinh chưa 
xác định nội dung của bài học, tiếp thu bài một cách máy móc, các em luôn có 
tư tưởng lịch sử là môn phụ nên không cần thiết. 
c. Điều tra cụ thể: 
Trong quá trình vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập 
bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy.Việc điều 
tra được thực hiện thông qua những câu hỏi phát triển tư duy trên lớp, kiểm tra 
15 phút, kiểm tra 1 tiết . 
Qua điều tra, đa số học sinh chỉ trả lời những câu hỏi mang tính chất trình 
bày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giá nhận thức thì trả lời 
chưa được tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ kiến thức giữa các bài các chương, 
chưa nắm rõ các sự kiện lịch sử qua các giai đoạn hay lẫn lộn giữa sự kiện này 
với sự kiện khác. 
2.2. Giải Pháp thực hiện: 
 2.2.1. Đối với học sinh: 
 Học sinh phải đọc trước bài mới trong sách giáo khoa, chuẩn bị tất cả các 
câu hỏi trong SGK phần sẽ học. 
 Trong giờ học phải chú ý nghe giảng bài, tích cực phát biểu ý kiến, xây 
dựng bài, không tiếp thu máy móc phải có suy nghĩ. 
 Biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ 
giáo viên giao cho. 
 Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên truyền thụ học sinh 
phải biết tự mình tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so sánh sự kiện này 
với sự kiện khác. 
 Học sinh cần có quyển sổ tay để ghi những vấn đề, những thông tin giáo 
viên cung cấp mà không có trong sách giáo khoa. 
 Học sinh phải biết sử dụng bản đồ, lược đồ trình bày diễn biến một cuộc 
khởi nghĩa hoặc một giai đoạn lịch sử. 
 6
 2.2.2. Đối với giáo viên: 
 Chuẩn bị tất cả đồ dùng dạy học khi lên lớp: giáo án (hoặc giáo án điện 
tử), bản đồ tranh ảnh, sơ đồ. 
 Hạn chế giảng giải, thuyết trình, hạn chế đưa ra những câu hỏi vụn vặt 
nên tập hợp các câu hỏi thành gợi ý, hướng giải quyết vấn đề. 
 Khi giảng bài mới phải kết hợp nhiều phương pháp và kết hợp với liên hệ 
kiến thức cũ. 
 Khi học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên cần theo dõi, giải đáp ngay 
các thắc mắc của học sinh. 
 Không nên đưa ra những câu hỏi quá đơn giản như: có, đúng, không, sai. 
Nếu đặt câu hỏi như vậy phải kèm theo vế sau như vì sao? Hoặc tại sao? 
 Câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, nếu đặt câu hỏi khó sẽ làm cho học sinh 
căng thẳng. Nếu câu hỏi khó giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời, không nên 
cho học sinh suy nghĩ quá lâu làm không khí lớp nặng nề. 
 Trong lúc học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên không nên hối thúc học 
sinh, có thể nêu gợi ý tạo cho học sinh không khí thoải mái. 
 Khi học sinh trả lời giáo viên phải nhận xét câu trả lời của học sinh, nếu 
thiếu có thể cho một học sinh khác bổ sung hoặc giáo viên trình bày cụ thể. 
 Nếu dạy những bài có các danh nhân, vị anh hùng dân tộc nên sơ lược 
thân thế sự nghiệp, kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức. 
 Nội dung bài phải thật ngắn gọn cô động nhưng phải đảm bảo nội dung 
cơ bản, cần nhấn mạnh ý chính của bài. 
 2.2.3. Một số giải pháp thực tế gây hứng thú học tập lịch sử bằng tài 
liệu văn học : 
 a. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học: 
 Trong thực tiễn dạy học, các tác phẩm văn học dân tộc cũng như thế giới 
có vai trò to lớn đối với việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Trước hết các 
tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể có tác động mạnh mẽ đến tư 
tưởng, tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng điển hình của các hiện 
tượng kinh tế, chính trị những qui luật của của đời sống xã hội. Trong khi sáng 
tác một tác phẩm nhà văn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử, không ít tác phẩm 
văn học tự nó là tư liệu lịch sử . Ví dụ như Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, Lục 
Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh 
 Trong việc giảng dạy, giáo viên thường sử dụng các loại tài liệu văn học 
chủ yếu: văn học dân gian, các tác phẩm ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử, 
truyện, tiểu thuyết, thơ. 
 Văn học dân gian ra đời sớm với nhiều thể loại như : thần thoại, truyền 
thuyết, cổ tích dân ca, ca dao, tuyện trạng, truyện cười. Đây là tài liệu phản 
ánh nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Ví dụ như truyện Thánh 
Gióng, qua câu chuyện ta xác định được những yếu tố hiện thực của lịch sử là 
thời Hùng Vương thứ 6 (tương ứng với thời nhà Ân ở Trung Quốc), đồ sắt phát 
triển với vũ khí công cụ dùng đều bằng sắt (nón sắt, giáp sắt, gậy sắt, ngựa sắt), 
đồng thời nêu cao truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ 
(cả làng góp gạo thổi cơm cho Gióng ăn) hay Sơn Tinh – Thủy Tinh là biểu 
tượng đoàn kết, đồng lòng của dân tộc ta đắp đê chống bão, lũ lụt đặc trưng rất 
 7
rõ của cư dân trồng lúa nước của nhân dân ta trong buổi đầu lịch sử vừa dựng 
nước và giữ nước. 
 TK XVI – XVIII, thể loại văn học dân gian phát triển, các tác phẩm đã 
kích chế sự thối nát và lạc hậu của chế độ phong kiến đồng thời nói lên mơ ước 
của người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chẳng hạn như truyện “Trê Cóc”, một 
câu chuyện ngụ ngôn chủ ý bày tỏ cái thói "tranh hơi tức khí" gây nên những 
cuộc kiện tụng và chỉ trích cái tệ nhũng lạm của bọn sai nha cùng cái bọn thầy 
cò. Ở truyện Trê Cóc còn có ý nghĩa về luân lý, bởi tác giả đã phô bày lắm nét 
hủ bại và nực cười ở xã hội xưa, chung quanh những vụ kiện tụng trước cửa 
quan, người ta thấy trở đi trở lại những chữ “lo lót, lễ vật, lễ mọn, phí tổn”. 
Chung quy thì chỉ người dân là phải chịu thiệt hại, thua cũng thiệt mà được cũng 
thiệt. Cóc sù sì, thô kệch giống như là những người dân chất phác hiền lành. Trê 
nhẵn nhụi, trơn tru hay chui luồn, có thể tiêu biểu cho những người có nết láu 
lĩnh, hay làm việc mờ ám... 
 Sử dụng tài liệu văn học dân gian, không chỉ góp phần làm cho bài giảng 
sinh động, tạo được không khí gần gủi với bối cảnh lịch sử, sự kiện đang học mà 
giáo viên tiến hành có thể đạt được kết quả giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung 
giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng 
 Các tác phẩm văn học vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử có ý nghĩa 
đối với việc khôi phục hình ảnh quá khứ. Khi nói cuộc sống khốn khổ của tầng 
lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới chế độ thực dân nửa phong kiến thì 
phải kể đến tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Tác phẩm xoay quanh nhân vật 
chính là chị Dậu và gia đình, một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu 
cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm này đã 
vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương 
thời. Đỉnh điểm của cơn cùng cực là việc chị Dậu phải bán con, khoai và bán cả 
bầy chó để lấy tiền nộp sưu thuế cho chồng và cảnh chị Dậu chạy ra giữa màn 
trời đêm tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị. 
 Khi sử dụng tài liệu văn học phải đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản là giá trị giáo 
dục – giáo dưỡng và giá trị văn học, các tài liệu đó phải giúp học sinh khôi phục 
lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện, nhân vật của quá khứ để phục vụ được 
yêu cầu của nội dung bài học, phù hợp trình độ nhận thức của học sinh, không 
làm loãng nội dung bài học lịch sử. 
b.Cách sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 7 
 Đưa một đoạn thơ, một đoạn văn ngắn nhằm minh họa những sự kiện 
đang học làm cho nội dung bài học thêm phong phú, giờ học thêm sinh động 
 Ví dụ dạy bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)” , trong trận Chi 
Lăng –Xương Giang (10-1427) 
 Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị 
nghĩa quân phục kích giết hại ở ải Chi Lăng. 
 Sau khi Liễu Thăng bị giết, phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn 
chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang ). Trên đường tiến quân, 
quân giặc liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố cát bị tiêu diệt đến ba vạn tên, 
Tổng binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt 
cổ tự tử. 
 8
 “ Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế, 
 Ngày hai mươi, Trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu. 
 Ngày hăm lăm, Bá tước Lương Minh bại trận tủ vong, 
 Ngày hăm tám, Thượng thư Lý Khánh cung tế tự vẫn. 
 Đánh một trận, sạch không kình ngạc 
 Đánh hai trận, tan tác chim muông 
 Đô đốc Thôi tụ lê gối dâng tấu tạ tội, 
 Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng” 
 (Bình Ngô đại cáo) 
 Ví dụ dạy bài “ Phong trào Tây Sơn ” cuộc khởi nghĩa của chàng Lía 
 Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng 
lớp xã hội với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc khởi nghĩa của 
chàng Lía đã bùng lên trong hoàn cảnh đó. 
 Lên yên thẳng xuống trùng trùng rinh rang 
 Lau la kén đủ trăm ngàn , 
 Thình lình cướp trại đánh ngang quân triều. 
 Quân binh đang lúc bao vây, 
 Chợt đâu bị đánh, xiết bao hãi hùng 
 ( vè Chang Lía) 
 Khởi nghĩa của Lía bị dập tắt, nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng 
người dân miền Trung: 
 Ai vào Bình Định mà nghe, 
 Nghe thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam. 
 Chiều chiếu én liệng Truông Mây, 
 Cảm thương chú Lía bị vây trong thành. 
 Quang Trung đại phá quân Thanh (1789) : 
 Đến Nghệ An, Quang Trung tiếp tục chuyển thên quân và làm lễ tuyên thệ. 
Trong lời dụ tướng sĩ, Quang Trung đã thể hiện rõ quyết tâm đánh tan quân 
ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc : 
 “ Đánh cho đẻ dài tóc, 
 Đánh cho để đen răng, 
 Đánh cho nó chích luân bất phản 
 Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng hữu chủ ” 
 Ngoài ra tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi hoạt động 
ngoại khóa cho môn lịch sử và cách dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao là đọc sách, 
nhằm cung cấp thêm kiến thức và phát triển tư duy cho học sinh. Muốn đưa tài 
liệu văn học vào dạy lịch sử trong hoạt động ngoại khóa có hiệu quả thì giáo 
viên phải giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc, nêu một số tác phẩm truyện 
hoặc thơ có liên quan để học sinh tìm dễ dàng. Giáo viên có thể khơi dậy tính 
hiếu kì và lòng ham hiểu biết của học sinh bằng cách tóm tắt sơ lược nội dung 
trong sách, kể một vài chi tiết, những đoạn nhỏ trong sách để kích thích học sinh 
tiếp tục đọc để tìm hiểu 
2.3. Kết quả đạt được: 
 9
 Tôi đã sử dụng kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đạt được kết quả khả 
quan, khi sử dụng một số câu thơ, câu văn, câu trích dẫn minh họa cho một sự 
kiện lịch sử, bài học lịch sử làm giờ học sinh động hơn, hấp dẫn học sinh hơn, 
giờ học đạt hiệu quả cao. Trong dạy học dùng thơ văn cho học sinh có vai trò 
tích cực, chủ động trong việc học tập, qua đó các em chủ động tìm những kiến 
thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử, đồng thời học sinh còn ôn 
tập, củng cố, tổng hợp kiến thức ở mức độ cao hơn. 
2.4. Bài học kinh nghiệm: 
 Hướng dẫn học sinh đọc và sưu tầm các loại tài liệu tham khảo là những 
tác phẩm văn học cho phù hợp, giúp học sinh chọn, xác định những tác phẩm 
nào phục vụ cho yêu cầu của dạy học lịch sử, tránh sử dụng những tác phẩm bịa 
đặt ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh 
 Giáo viên lịch sử phải luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp 
dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học 
đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy. 
 Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, thường xuyên nghiên cứu 
thêm tài liệu tham khảo để cung cấp thêm thông tin và kiến thức ở mỗi bài học. 
kết hợp các phương tiện dạy học khác nhau như đồ dùng trực quan, hình ảnh, 
tranh vẽ, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp.. để góp phần phát huy tính tích 
cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy. 
 Giáo viên phải biết hướng dẫn tổ chức cho học sinh tự mình khám phá 
kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ có kiến thức mà cả phương pháp học 
trong đó, cốt lõi là tự học. Chính trong các hoạt động tự lực được giao cho từng 
cá nhân hoặc nhóm nhỏ tiềm năng sáng tạo của mỗi học sinh được bộc lộ và 
phát huy, Giáo viên phải biết luyện tập cho các em có thói quen nhìn nhận sự 
kiện dưới những góc độ khác, biết đặt ra nhiều giả thuyết khi lí giải một hiện 
tượng. Biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lí một tình huống. Phải 
giáo dục cho học sinh không vội vã bằng lòng với giải pháp đầu tiên được nêu 
ra, không suy nghĩ cứng nhắc theo những qui tắc đã học trước đó, không máy 
móc áp dụng những mô hình hành động đã gặp trong các bài học, trong sách vở 
để ứng xử trước những tình huống mới. 
 Người giáo viên lịch sử cần bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ 
khoa học chính xác, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự 
chú của học sinh làm cho học sinh yêu thích môn học. 
 10
3.KẾT LUẬN 
3.1. Kết luận: 
Tài liệu văn học được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả cao 
nhất của học sinh về các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, giúp học sinh 
hứng thú học tập, lĩnh hội kiến thức nhanh và vận dụng một cách sáng tạo vào 
thực tế. Giáo viên không chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn để học sinh có cơ 
hội tìm hiểu, chiếm lĩnh kiến thức mà còn phải biết vận dụng vốn kiến thức đã 
biết để hiểu kiến thức mới, có như vậy mới phát huy tính tích cực và chủ động 
của học sinh trong học tập. 
 Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, phần lớn dựa vào tình hình 
học tập của học sinh trường THPT Khương Mai nên khả năng áp dụng thực tiễn 
không rộng rãi và chắc chắn có nhiều hạn chế, kính mong quí thầy cô đóng góp 
ý kiến thêm. Tôi chân thành cảm ơn! 
3.2. Kiến nghị: 
 Hiện nay trong nhà trường đã được cấp nhiều thiết bị dạy học tuy vậy đối 
với môn lịch sử thì đồ dùng còn quá ít, vì vậy muốn đạt kết quả cao trong bộ 
môn này cần có thêm những yêu cầu sau: 
- Cần có đủ tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hóa, các chân 
dung nhân vật lịch sử 
- Cần tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học 
- Nên có những buổi học ngoại khóa, tham quan các di tích, bảo tàng 
lịch sử 
- Cung cấp nhiều tư l

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tai_lieu_van_hoc_giup_hoc_sinh.pdf