Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy Giáo dục công dân Lớp 12

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy Giáo dục công dân Lớp 12

5. Mô tả bản chất sáng kiến

5.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến

5.

1.1. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

5.1.1.1. Khái niệm,đặc trưngvà các mức độcủa PPDH nêu vàgiải quyết vấn đề

* Khái niệm:

Phương pháp dạy học (PPDH) nêu và giải quyết vấn đề, là một trong những

PPDH được nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu quan tâm trong hoạt động dạy

học vì vậy có khá nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học về PPDH

này. Theo V.O.Kôn: “Dạy học nêu vấn đề là toàn bộ các hoạt động như tính

chất, tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp đỡ sinh viên những

điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết và cuối cùng là quá

trình hệ thống hóa, củng cố các kiến thức tiếp thu”[3]. Nhà giáo dục I.Ia.Lecce

thì cho rằng: “Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó sinh viên

tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các bài

toán có vấn đề được xây dựng theo nội dung tài liệu trong chương trình”[5].

Theo quan điểm của Nhà giáo Phùng Văn Bộ, ông cho rằng: “Phương pháp nêu

vấn đề là phương pháp dạy học dựa trên sự điều khiển quá trình học tập, phát

huy tính độc lập tư duy nhận thức của đối tượng người học.”[3] Từ những cách

hiểu trên, ta có thể hiểu phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là một

phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều

khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo

để giải quyết vấn đề, thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt

được những mục đích học tập. Mục đích của PPDH nêu và giải quyết vấn đề

hướng đến là người học tự tiếp cận và giải quyết các tình huống có vấn đề, rèn

luyện cho học sinh kỹ năng biết tranh luận để hình thành tư duy linh hoạt và

năng lực tự giải quyết vấn đề

pdf 57 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1035Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy Giáo dục công dân Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đúng nhiều nhất là nhóm giành chiến thắng được quà của giáo viên. Giáo viên 
chuẩn bị quà là một hộp nhỏ bên trong là 1 quyển sách về pháp luật (có thể là 
luật giao thông đường bộ). 
+ Giáo viên Chia lớp thành 4 nhóm ( giáo viên có thể tổ chức chia nhóm từ 
cuối buổi học trước) và đặt tên cho từng nhóm như sau: 
+ Nhóm 1 - “Hình sự”, nhóm 2 - “Hành chính”, nhóm 3 - “Dân sự” và nhóm 
4 - “Kỉ luật” các nhóm xem các hình ảnh sau rồi trả lời các câu hỏi sau ra phiếu 
học tập (Ao) của nhóm mình (về sau nhóm sẽ gọi theo tên được đặt) 
1. Tìm ra đặc điểm chung của các bức ảnh? 
2. Trong các bức ảnh, có nhân vật nào em mà em đã biết về họ hay cảnh vật 
nào đã được xem, nghe về nó? 
3. Hãy sắp xếp các bức ảnh theo các nhóm có sự việc cùng theo tính chất? 
 22 
Số 1 
Số 2 
Số 3 
Số 4 
 23 
Số 5 
Số 6 
Số 7 
 24 
Số 8 
* Sản phẩm mong đợi: Học sinh có tâm lí thoải mái, hứng thú học tập và giải 
quyết tốt các yêu cầu đặt ra trở thành người thắng cuộc 
Sau khi các nhóm trả lời câu hỏi, giáo viên và các nhóm thống nhất đáp án, 
các nhóm đổi phiếu học tập cho nhau chấm: 
1. Điểm chung của các bức ảnh trên là những đối tượng có hành vi vi phạm 
pháp luật và bị xử lí hay các sự vật có liên quan đến các vụ việc vi phạm pháp 
luật. 
2. Tùy theo vốn hiểu biết của học sinh 
3. Sắp xếp các bức ảnh theo nhóm sau: 
- Nhóm 1: gồm số 1 và 6 (nguy hiểm) 
- Nhóm 2: gồm số 2 và 5 (ít nguy hiểm) 
- Nhóm 3: gồm số 3 và 4 (tài sản, thông tin cá nhân) 
- Nhóm 4: gồm số 7 và 8 (thiếu ý thức kỉ luật) 
=>Nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất được yêu cầu các nhóm còn lại một 
trong các nội dung sau: thực hiện một tiết mục văn nghệ; tầm quất nhóm thắng 
hoặc bị nhóm thắng vẽ râu lên mặt, buộc tóc 3 chỏm Giáo viên có thể ghi 
điểm cho đội trả lời đúng nhiều nhất sau đó dẫn dắt vào bài học. Các nhóm các 
em vừa sắp xếp trên là đề cập đến 4 loại vi phạm pháp luật: hình sự, hành chính, 
dân sự và kỉ luật. Vậy, cụ thể các loại vi phạm đó ra sao? Nếu vi phạm sẽ bị xử 
lí như thế nào? Để trả lời các câu hỏi trên, hôm nay các em tìm hiểu bài 2 – 
Thực hiện pháp luật (tiết 3). 
II. Hoạt động hình thành kiến thức 
Tìm hiểu nội dung: Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 
1. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu và phân biệt được các loại vi phạm pháp luật: Vi phạm hình 
sự; Vi phạm hành chính; Vi phạm dân sự và vi phạm kỉ luật và các trách nhiệm 
pháp lí của các loại vi phạm pháp luật đó. 
- Có năng lực đánh giá, nhận diện một số hành vi vi phạm pháp luật trong đời 
sống; năng lực tự học 
- Có ý thức nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. 
 25 
2. Phương pháp: Sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên 
cứu trường hợp điển hình và các phương pháp khác như thuyết trình, vấn đáp 
3. Cách tiến hành: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: Đây chính là bước 1 của dạy học nêu và giải quyết 
vấn đề dựa trên NCTHĐH. GV cho học sinh làm việc nhóm theo 4 nhóm đã chia 
từ phần khởi động, mỗi nhóm có nhiệm vụ giải quyết 1 tình huống có sự hướng 
dẫn của giáo viên, các nhóm trình bày cách giải quyết vào phiếu học tập (giấy 
Ao). 
- Bước 1: Phát hiện vấn đề (nêu vấn đề): GV đưa ra các tình huống/ THĐH và 
các yêu cầu đề học sinh thực hiện. 
+ Tình huống 1 - Nhóm Hình Sự: 
“Bực tức vì không níu kéo được người yêu sau mâu thuẫn, D (25 tuổi) đã lập 
mưu cướp tài sản gia đình bạn gái là H. Nhà H là biệt thự khá to và rộng nên để 
phòng bất trắc D gọi điện cho bạn là T (27 tuổi) và K (15 tuổi) - cháu họ D cùng 
thực hiện. T là họ hàng nhà H nên từ chối, Cháu K đang cần tiền vì mẹ ốm 
nhưng cũng từ chối tham gia. D liền ra sức thuyết phục, cuối cùng cả T và K đều 
tham gia. Trong đêm đột nhập vào nhà H, D cầm sẵn dao nhọn rồi đến phòng để 
đồ phá két sắt, do có tiếng động mạnh nên D bị bố mẹ H phát hiện, D sợ hãi 
vung dao chém lia lịa. T thấy vậy vội vàng ngăn cản nhưng không được cuối 
cùng bố mẹ H bị thương nặng dẫn đến tử vong. K lúc đó quá sợ hãi nép dưới 
chân cầu thang. Sau đó D vơ hết tiền, vàng trong két cùng T và K chạy trốn. 
Ngay tối hôm sau, cả D, T và K đều bị bắt. Sau quá trình điều tra, truy tố xét xử 
Tòa án tuyên phạt D tử hình về tội giết người còn T không bị khép vào tội danh 
giết người mà bị đi tù vì tội cướp tài sản, K bị khép vào tội cướp tài sản nhưng 
được hưởng hình phạt nhẹ nhất trong khung hình phạt của tội danh. K vô cùng 
ân hận về hành vi của mình và em thấy mình thật may mắn nhưng em thắc mắc 
không hiểu sao mình lại được hưởng hình phạt thấp nhất như vậy?” 
1. Em sẽ giải thích như thế nào để K hiểu được thắc mắc trên? 
(K không có hành vi giết người, mục đích của K là tài sản, K 15 tuổi - là 
người chưa thành niên nên khi phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo 
dục là chủ yếu do đó K được hưởng hình phạt nhẹ nhất trong khung hình phạt 
của tội danh) 
2. Theo em, hành vi của D và đồng bọn có tính chất như thế nào? Bọn chúng 
phải trả giá ra sao? 
(Hành vi của D và đồng bọn có tính chất nguy hiểm cho xã hội vì vậy D bị coi 
là tội phạm, là hành vi vi phạm hình sự; D và đồng bọn phải chịu trách nhiệm 
về hành vi của mình là chấp nhận phán quyết của Tòa án với những bản án tòa 
đã tuyên – trách nhiệm hình sự.) 
3. Nếu K tham gia giết người cùng D thì có phải chịu trách nhiệm pháp lí 
không? 
(Nếu K có hành vi giết người cùng D, K sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí dù K 
chưa đử 16 tuổi vì hành vi của K là tội phạm nguy hiểm do cố ý). 
 26 
+ Tình huống 2 - Nhóm Hành chính: 
“Tuấn là học sinh lớp 11 (16 tuổi). Một hôm, xe đạp hỏng lại sắp muộn giờ đi 
học Tuấn liền đi xe mô tô 125 phân khối đồng thời chở em gái 14 tuổi cùng đi 
học. Tuấn và em gái đều đội mũ bảo hiểm nhưng trên đường đến trường Tuấn 
vẫn bị công an giao thông lập biên bản xử phạt, Tuấn phải nột tiền phạt theo quy 
định của pháp luật. Tuấn thấy quá vô lí! Tuấn đi xe có đội mũ bảo hiểm lại chưa 
đủ 18 tuổi chưa phải chịu trách nhiệm pháp lí, công an xử phạt như vậy là sai 
đối với Tuấn!” 
1. Theo em, công an xử phạt Tuấn như vậy là đúng hay sai? Em sẽ giải như 
thế nào để Tuấn hiểu? 
(Công an xử phạt như vậy là đúng, hành vi của Tuấn là vi phạm pháp luật 
hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ, pháp luật quy định từ 16 tuổi trở 
lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. 
2. Nếu em gái Tuấn chủ động đi xe máy trên thì em có bị xử phạt như Tuấn 
không? Vì sao? 
(Nếu em gái Tuấn chủ động lại xe máy trên thì em không bị xử phạt tiền như 
Tuấn vì em mới 14 tuổi nhưng hành vi của em là vi phạm pháp luật hành chính 
do cố ýnên em phải chịu hình phạt là cảnh cáo, nhắc nhở) 
+ Tình huống 3 – Nhóm Dân sự: 
“Bà Ng kí hợp đồng mua bán đất với ông M, sau khi đã nhận đủ số tiền từ ông 
M. Bà Ng đã không tiến hành làm các thủ tục sang nhượng đất cho M. Nhiều lần 
ông M giục giã , bà Ng hứa hẹn sẽ hoàn thành trong nay mai. Chờ đợi cả mấy 
tháng trời ông M không còn đủ kiên nhẫn mà yêu cầu bà Nga nếu không hoàn 
thiện chuyển giấy tờ đất ông đã mua thì ông sẽ kiện bà ra tòa và đòi bồi thường. 
Thấy vậy, bà Nga thách đố: có giỏi thì ông kiện đi, đã vậy tôi không làm giấy tờ 
và trả tiền cho ông nữa! Ông M rất bức xúc trước thái độ và việc làm của bà Ng.” 
1. Cho biết ý kiến của em về hành vi của bà Ng? 
(Hành vi của bà Ng là vi phạm quan hệ hợp đồng, quan hệ tài sản giữa bà và 
ông M, đây là hành vi vi phạm pháp luật dân sự) 
2. Nếu ông M kiện bà Ng ra tòa bà, bà Ng phải chịu trách nhiệm pháp lí không? 
(Bà Ng phải chịu trách nhiệm pháp pháp lí về hành vi trái pháp luật của mình) 
+ Tình huống 4 – Nhóm Kỉ luật: 
“Ông S giám đốc công ty V muốn thu lợi từ dự án xây dựng mới trúng thầu 
đã chỉ đạo Đ là trưởng phòng vật liệu của công ty V kí hợp đồng mua vật liệu 
xây dựng với giá rẻ đồng thời rút ngắn một số công đoạn trong quy trình xây 
dựng. Anh Đ là trưởng phòng vật tư không đồng ý trước ý kiến của ông S vì cho 
rằng điều đó là nguy hại ảnh hưởng lớn đến chất lượng dự án. Thấy vậy ông S tự 
ý điều chuyển Đ từ chức trưởng phòng vật liệu xuống làm nhân viên kho.” 
1. Hành vi của ông S có vi phạm pháp luật không? Vì sao? 
(Hành vi của ông S là vi phạm pháp luật vì ông đã không thực hiện đúng quy 
trình của hoạt động xây dựng dự án, có biểu hiện lạm dụng chức quyền để tham 
ô và tự ý điều chuyển nhân viên) 
 27 
2. Anh Đ có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình trước hành vi của ông S? 
(Anh Đ có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền lợi của mình ) 
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Gồm các bước 2 và 3 
- Bước 2: Tìm giải pháp giải quyết vấn đề 
- Học sinh làm việc theo nhóm thông qua nghiên cứu, phân tích tình huống 
vận dụng các kiến thức đã có để tìm ra giải pháp, lựa chọn giải pháp hợp lí để 
giải quyết các vấn đề mà tình huống đặt ra. 
- Bước 3: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề từ tình huống đặt ra: 
+ Sau khi tìm ra giải pháp, lựa chọn được giải pháp học sinh tiến hành giải 
quyết vấn đề, ghi kết quả giải quyết vấn đề ra phiếu học tập của nhóm mình. 
+ Ví dụ: Nhóm Hành chính: Giải quyết tình huống 2: Cả nhóm sẽ dựa trên 
những kiến thức trao đổi, tranh luận để giải quyết vấn đề từ tình huống là trả lời 
các câu hỏi gợi mở của giáo viên: 
 “ Tuấn là học sinh lớp 11 (16 tuổi). Một hôm, xe đạp hỏng lại sắp muộn giờ 
đi học Tuấn liền đi xe mô tô 125 phân khối đồng thời chở em gái 14 tuổi cùng đi 
học. Tuấn và em gái đều đội mũ bảo hiểm nhưng trên đường đến trường Tuấn 
vẫn bị công an giao thông lập biên bản xử phạt, Tuấn phải nột tiền phạt theo quy 
định của pháp luật. Tuấn thấy quá vô lí! Tuấn đi xe có đội mũ bảo hiểm lại chưa 
đủ 18 tuổi chưa phải chịu trách nhiệm pháp lí, công an xử phạt như vậy là sai 
đối với Tuấn!” 
1. Theo em, công an xử phạt Tuấn như vậy là đúng hay sai? Em sẽ giải như 
thế nào để Tuấn hiểu? 
- Công an xử phạt như vậy là đúng, hành vi của Tuấn là vi phạm pháp luật 
hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ, pháp luật quy định từ 16 tuổi trở 
lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. 
2. Nếu em gái Tuấn chủ động đi xe máy trên thì em có bị xử phạt như Tuấn 
không? Vì sao? 
- Nếu em gái Tuấn chủ động lại xe máy trên thì em không bị xử phạt tiền như 
Tuấn vì em mới 14 tuổi nhưng hành vi của em là vi phạm pháp luật hành chính 
do cố ý nên em phải chịu hình phạt là cảnh cáo, nhắc nhở 
* Học sinh báo cáo kết quả: Đây bước thứ tư trong dạy học nêu và giải quyết 
vấn đề dựa trên NCTHĐH 
- Bước 4: Trình bày và nghiên cứu sâu giải pháp (Kết luận, phát triển vấn đề): 
Sau khi kết thúc làm việc nhóm, 4 nhóm mang phiếu học tập dán lên bảng 
hoặc dán lên tường trong phòng học. 
- Đại diện học sinh của mỗi nhóm trình bày và báo cáo kết quả việc thực hiện 
các giải pháp giải quyết vấn đề của nhóm mình. 
+ Học sinh đưa ra những căn cứ và lập luận về việc giải quyết vấn đề của nhóm. 
+ Các nhóm khác chú ý lắng nghe, có thể đặt câu hỏi, đề xuất giải pháp khác. 
Cá nhân học sinh ở các nhóm có thể đặt ra những câu hỏi để nhóm khác lí giải 
về cách giải quyết vấn đề mà họ đã lựa chọn? Lúc này, có thể xẩy ra tranh luận 
 28 
giữa các cá nhân, nhóm để hiểu vấn đề hơn, thậm chí tìm ra giải pháp hợp lí hơn 
giải pháp đã đưa ra. 
+ Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đánh giá các giải pháp đã thực hiện và 
thống nhất giải pháp hợp lí và hiệu quả nhất. 
* Sản phẩm mong đợi: Học sinh giải quyết được các vấn đề mà tình huống 
đặt ra, từ việc giải quyết các vấn đề đó hình thành kiến thức của bài học và năng 
lực giải quyết vấn cho học sinh. 
=> Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm 4 nhóm và yêu cầu học sinh phát 
biểu sau khi giải quyết các tình huống trên các em đã xuất hiện những kiến thức 
mới nào? Giáo viên kết luận, bổ sung và hệ thống các nội dung kiến thức cho bài 
học trong bảng ghi nhớ sau (học sinh ghi vào vở): 
Ghi nhớ 
- Vi phạm hình sự: 
+ Khái niệm: Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi 
là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. 
+ Trách nhiệm pháp lí: Người vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự 
cụ thể: chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án. 
+ Một số tội phạm hình sự: Giết người, gây thương tích, tốn hại sức khỏe 
người khác, buôn bán vận chuyển ma túy 
 Lưu ý: 
+ Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội 
phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 
Tuy nhiên, việc xét xử người chưa thành niên (đủ từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) 
phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục là chính. 
- Vi phạm hành chính: 
+ Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội 
thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước 
+ Trách nhiệm pháp lí: Người có hành vi vi phạm hành chính (cá nhân, tổ 
chức, cơ quan) phải chịu trách nhiệm hành chính, như: bị phạt tiền, phạt cảnh 
cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được sử 
dụng để vi phạm,  
+ Một số hành vi vi phạm hành chính: Buôn bán hàng giả, hàng lậu; trốn thuế; 
vi phạm luật an toàn giao thông, 
 Lưu ý: 
+ Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính 
do mình gây ra. 
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm 
hành chính do cố ý. 
- Vi phạm dân sự: 
+ Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản 
(quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng ...), và quan hệ nhân thân. 
 29 
+ Trách nhiệm pháp lí: Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách 
nhiệm dân sự như: bồi thường thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có trách nhiệm 
bồi thường tổn thất về tinh thần. 
+ Một số hành vi vi phạm dân sự: tranh chấp đất đai, vi phạm hợp đồng đã kí, 
xâm phạm bí mât đời tư của người khác 
 Lưu ý: 
+ Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự cần phải 
có người đại diện hợp pháp. 
- Vi phạm kỷ luật: 
+ Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kỉ luật lao động và công 
vụ nhà nước.. do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. 
+ Trách nhiệm pháp lí: Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu 
trách nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển 
công tác khác, buộc thôi việc, . 
+ Một số hành vi vi phạm kỉ luật: tự ý nghỉ việc, đi làm muộn, không thực 
hiện đúng quy trình làm việc đã được quy định 
III. Luyện tập 
* Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu được những nội dung kiến thức vừa học 
đồng thời vận dụng các kiến thức và kĩ năng để giải quyết các bài tập tình huống 
qua đó hình thành năng lực và kĩ năng cho học sinh. 
* Cách tiến hành: Học sinh làm các bài tập sau:
 30 
- Bài tập 1: Các hành vi vi phạm pháp luật dưới đây thuộc các loại vi phạm pháp 
luật nào và phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? (hãy điền vào ô tương ứng). Hãy 
cho biết hành vi nào là hành vi tham nhũng? (nếu có thể chiếu lên màn hình máy 
chiếu) 
* Đáp án: 
+ Vi phạm pháp luật hình sự và chịu trách nhiệm hình sự: b, c, e, i, k 
+ Vi phạm pháp luật hành chính và chịu trách nhiệm hành chính: a, h 
+ Vi phạm pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự: d, l 
+ Vi phạm kỉ luật và chịu trách nhiệm kỉ luật: g 
+ Hành vi tham nhũng: b, e, k 
- Bài tập 2: 
 Lựa chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: 
Câu 1: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các 
A. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. 
B. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình. 
C. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm. 
D. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình. 
Câu 2: Vi phạm kỉ luật là hành vi 
A. xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật lao động 
và pháp luật hành chính bảo vệ. 
B. xâm phạm các quan hệ lao động do pháp luật lao động và pháp luật hành 
chính bảo vệ. 
Hành vi vi phạm pháp luật 
Vi phạm 
pháp luật 
Trách 
nhiệm 
pháp lí 
a. Trốn thuế với số tiền là 5 triệu đồng 
b. Lợi dụng quyền hạn để nhận 3 triệu đồng của 
người khác và làm ngơ cho sai phạm của người đó. 
c. Vu khống người khác gây hậu quả nghiêm trọng 
d. Vi phạm hợp đồng kinh tế 
e. Kiểm lâm nhận 20 triệu đồng của lâm tặc và 
cho họ mang gỗ ra khỏi rừng. 
g. Uống rượu say, gây gổ nơi làm việc 
h. Tụ tập, đánh nhau gây mất trật tự nơi công cộng 
i. Bắt giữ người trái pháp luật 
k. Thủ quỹ chiếm đoạt 10 triệu đồng của cơ quan. 
l. Gây thiệt hại cho tài sản của người khác 
 31 
C. xâm phạm các quan hệ lao động, quy tắc nhà nước, do pháp luật lao động 
và pháp luật hành chính bảo vệ. 
D. xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật hành 
chính bảo vệ. 
Câu 3: Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan, công chức nhà nước có 
thẩm quyền ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện 
A. các quyền và trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tổ chức. 
B. các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. 
C. các nghĩa vụ và lợi ích cụ thể của cá nhân, tổ chức . 
D. các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của cá nhân, tổ chức. 
Câu 4: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi lên phải chịu trách nhiệm hình 
sự về tội phạm nào dưới đây? 
A. Tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. 
B. Tội phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. 
C. Tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 
D. Tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 
Câu 5: Độ tuổi nào dưới đây khi vi phạm pháp luật hành chính do cố ý phải 
chịu trách nhiệm hành chính ? 
A. 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. 12 tuổi đến dưới 16 tuổi. 
C. 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. D. 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 
Câu 6: Anh T là nhân viên phòng bảo hiểm X, ngoài làm ở cơ quan anh còn 
kinh doanh thêm ở nhà. Anh thường xuyên đến cơ quan rất đúng giờ nhưng sau 
đó nửa buổi anh viện lí do rồi về nhà để bán hàng. Hành vi của anh P có vi phạm 
pháp luật không? Nếu có thì thuộc loại vi phạm nào? 
A. Có / kỉ luật. B. Có / hành chính. 
C. Không vi phạm. D. Có/ dân sự. 
Câu 7: Q 16 tuổi, đứng đầu đường dây chuyên bắt cóc và buôn bán trẻ em. 
Khi bị bắt, Q khai đã thực hiện thành công 3 vụ. Theo em, hành vi của Q sẽ phải 
chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? 
A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm kỉ luật. 
C. Trách nhiệm hành chính. D. Trách nhiệm hình sự. 
Câu 8: Anh Đ đang đi làm bằng xe máy, anh đi đúng luật thì bị T sang đường 
không đúng quy định nên đâm vào làm Đ bị thương nặng, tổn hại 13% sức khỏe. 
Trong trường hợp này T đã vi phạm pháp luật nào? 
A. Dân sự và hình sự. B. Hành chính và hình sự. 
B. Hành chính và dân sự. D. Hình sự. 
Câu 9: Bực tức vì bị anh K nói xấulàm ảnh hưởng uy tín của mình nên anh S 
rủ bạn là G đánh K làm K bị gãy tay còn xe máy của K bị vỡ toàn bộ yếm. Q 
đang đi cùng K thấy vậy xông vào đánh G làm bị thương gây tổn hại 13% sức 
khỏe và phá hỏng đồ đạc có giá trị trong nhà S. Trong trường hợp này, những ai 
vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật nào? 
A. G, K, Q/ hình sự, hành chính. B. S, G, Q/ hình sự, dân sự. 
 32 
C. K, S, Q/ dân sự, hành chính. D. K, G, S / dân sự, kỉ luật. 
* Sản phẩm mong đợi: 
- Học sinh làm được bài tập, giải quyết được vấn đề đặt ra trong những câu 
hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao (những câu hỏi được xây dựng thành tình 
huống cụ thể). 
IV. Vận dụng/ Mở rộng. 
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã hình thành ở các hoạt động để giải 
quyết các vấn đề thực tiễn. 
* Cách tiến hành: 
GV giao bài tập cho học sinh: 
- Tìm hiểu về một số vụ án trong các loại vi phạm hình sự, dân sự, hành 
chính, kỉ luật hoặc những vụ án tham nhũng đã truy tố xét xử xong và nêu suy 
nghĩ của bản thân 
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học làm một số câu hỏi tình huống trong đề 
thi THPTQG năm 2018 sau: 
+ Mã 301: 
Câu 111: Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô 
tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị 
M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, 
ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị 
vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách 
nhiệm dân sự? 
A. Bà

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_neu_va_gia.pdf