Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số nguyên tắc hay phương pháp dạy học để bồi dưỡng học sinh học kém

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số nguyên tắc hay phương pháp dạy học để bồi dưỡng học sinh học kém

Phương pháp dùng đồ dùng trực quan: Trong mỗi tiết lên lớp cần có sự chuẩn bị dồ dùng trực quan đa dạng hơn (nhưng đi đúng trọng tâm bài giảng) đồng thời qua đồ dùng trực quan giáo viên đứng lớp cần xen kẽ phương pháp vấn đáp, giáo viên đưa ra câu hỏi học sinh trả lời và trong tiết dạy cần phát vấn (hỏi) nhiều những học sinh học kém, điều này để tạo cho các em khả năng tư duy cao hơn và nhanh hơn điều đó rất quan trọng, phương pháp bồi dưỡng học sinh học kém mà đặc biệt chúng em là giáo sinh sư phạm sau này sẽ trở thành giáo viên dạy môn mỹ thuật ở nhà trường tiểu học. Chính vì vậy phương pháp này rất cần thiết và quan trọng trong môn mỹ thuật và những môn khác.

 

doc 5 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1463Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số nguyên tắc hay phương pháp dạy học để bồi dưỡng học sinh học kém", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Sử dụng một số nguyên tắc hay phương pháp
dạy học để bồi dưỡng học sinh kém.
I. Cách đặt vấn đề:
Trong đợt kiến tập em đã được thực tế ở trường cơ sở, một ngôi trường có truyền thống dạy và học và qua sự tìm hiểu ở một số trường khác. Được thấy chất lượng học tập của mỗi học sinh tốt hay kém có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Bài sáng kiến kinh nghiệm này em chỉ đưa ra vấn đề về tại sao học sinh học kém?. Qua chủ đề “Sử dụng một số nguyên tắc hay phương pháp dạy học để bồi dưỡng học sinh học kém” có những nguyên nhân dẫn đến học sinh học kém sau:
1. Nguyên nhân vẫn còn có một số giáo viên chưa quan tâm đến việc dạy học, chưa quan tâm đến tình hình học tập còn kém của học sinh và chưa có phương pháp dạy học được tốt đã dẫn đến chưa kích thích được học sinh học tập.
2. Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa là gia đình, gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, chưa tạo điều kiện học tập cho các em, hay có quan tâm nhưng còn hời hợt.
3. Khả năng tiếp thu bài học của một số em còn hạn chế, còn chậm và vẫn chưa chăm chỉ học tập.
4. Một số nguyên nhân ở một số địa phương khác nữa là cơ sở vật chất còn hạn chế nhiều, tuy có sự đầu tư nhưng chưa đầy đủ, đã ảnh hưởng nhiều trong quá trình dạy học của giáo viên và học của học sinh (giáo viên phải giảng chay, học sinh phải học chay). Nếu giáo viên không chuẩn bị đồ dùng học ở nhà.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Trong những năm gần đây khối lượng kiến thức, chương trình học của học sinh tiểu học được tăng lên đáng kể và ngày càng nhiều. Chính vì vậy nhà trường và giáo viên phải có nguyên tắc và phương pháp tốt hơn để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Có nghĩa là giáo viên đứng lớp phải quan tâm hơn đến công việc dạy học, đồng thời cũng phải quan tâm đến học sinh, đặc biệt là học sinh học còn kém trong lớp. Trong đó phải có phương pháp dạy học tốt hơn, đa dạng hơn để kích thích học tập của học sinh. Để thực hiện được điều này thì trước hết người giáo viên phải yêu nghề dạy học của mình, coi việc dạy học là một nghề chính, một nghề quan trọng đã tạo dựng cuộc sống của mình, vì vậy cần có sự đam mê và trân trọng nó tuy cuộc sống xung quanh có ảnh hưởng. 
Đúng như vây! nghề đã tạo dựng cuộc sống thì phải yêu và quan tâm đến việc học tập của học sinh và luôn nghiên cứu các phương pháp giảng dạy, trong đó có việc học hỏi thêm kinh nghiệm dạy học của giáo viên có thâm niên trong nghề và những giáo viên dạy giỏi vẫn như các câu danh ngôn đã nói: “Học, học nữa, học mãi” hay “Nhà bác học không ngừng học” trong đó có các phương pháp bồi dưỡng những học sinh học còn kém. Một số phương pháp chẳng hạn:
+ Phương pháp dùng đồ dùng trực quan: Trong mỗi tiết lên lớp cần có sự chuẩn bị dồ dùng trực quan đa dạng hơn (nhưng đi đúng trọng tâm bài giảng) đồng thời qua đồ dùng trực quan giáo viên đứng lớp cần xen kẽ phương pháp vấn đáp, giáo viên đưa ra câu hỏi học sinh trả lời và trong tiết dạy cần phát vấn (hỏi) nhiều những học sinh học kém, điều này để tạo cho các em khả năng tư duy cao hơn và nhanh hơn điều đó rất quan trọng, phương pháp bồi dưỡng học sinh học kém mà đặc biệt chúng em là giáo sinh sư phạm sau này sẽ trở thành giáo viên dạy môn mỹ thuật ở nhà trường tiểu học. Chính vì vậy phương pháp này rất cần thiết và quan trọng trong môn mỹ thuật và những môn khác.
Một phương pháp nữa cần được áp dụng trong quá trình dạy học để bồi dưỡng học sinh học còn kém là có những điểm khuyến khích học, hay nói cách khác điểm có nơi rộng hơn so với những học sinh khá và tốt trong lớp. VD: Các em học khá và giỏi làm bài đúng hoàn toàn chỉ có điểm A hoặc B+ (theo quy định mới của Bộ giáo dục đối với học sinh tiểu học về quy chế chấm điểm) còn có những học sinh học trung bình và kém nếu làm bài đúng hoàn toàn hay thiếu cho điểm A+ hoặc A vậy cao hơn một nấc. Điều này kích thích những học sinh học kém có hưng phấn học tập và cố gắng học tập hơn, đồng thời có khen ngợi trước lớp, phương pháp này là một phương pháp sư phạm có thể áp dụng cho học sinh tiểu học và cũng có thể cho trung học hay trung học phổ thông.
+ Phương pháp tiếp theo mà em muốn trình bày trong bài sáng kiến kinh nghiệm này với tựa đề “Sử dụng một số phương pháp hay nguyên tắc dạy học để bồi dưỡng học sinh học kém đó là vấn đề có sự kết hợp còn kém mà không tạo khoảng cách giữa các bạn trong lớp nhưng ngược lại, các em lại càng đoàn kết hơn, sắp xếp những học sinh kém ngồi cùng bàn với những học sinh học khá giỏi và đồng thời cho những em này học nhóm với nhau nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ và chỉ dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Ngồi gần nhau nhưng không nhìn bài, không cho chép bài, học nhóm phải nghiêm túc phải bàn với nhau về cách thức giải toán hay trong tập xem tranh ... những bạn học khá giỏi phải hướng dẫn những bạn yếu kém. Nếu phương pháp này được áp dụng đúng cách đúng phương pháp thì những em học còn kém sẽ tiến bộ rất nhanh. Tuy nhiên qua tìm hiểu ở nhiều cơ sở khác nhau, vẫn còn những nơi áp dụng chưa tốt nên một số em học kém ngồi gần bạn học giỏi vẫn còn kém, đôi khi tồi hơn, nên trong bản sáng kiến này em xin đề nghị nếu áp dụng phương pháp này thì giáo viên cần phải có trách nhiệm hơn trong công tác quản lý và hướng dẫn... Một phương pháp nữa để thúc đẩy các em học tập đặc biệt là các em học kém là phương pháp luyện tập. Nếu giao bài tập về nhà cho các em làm, ta cho tuần tự trừ bài kể đến bài khó điều này nếu các em làm được những bài không có khó thì sẽ tạo cho các em hưng phấn và sẽ làm bài khó nhưng không quá kiến thức đã học, cần dùng mưu trong những bài toán trung bình và khá. Nếu làm được như vậy em xin cảm ơn nhiều sự cố gắng dạy dỗ của giáo viên và xin chúc mừng những em học kém đã có bước tiến đáng khen ngợi.
Nhà trường và gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trên con đường học tập bước đầu của các em ở trên em đã đưa ra một số sáng kiến trong phương pháp dạy và học học của giáo viên và học sinh, với việc bồi dưỡng học sinh học yếu kém. Gia đình là nền tảng là mục đích để các em học tập, vì vậy gia đình cần phải quan tâm đến việc học tập của con cái mình, cần tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập tốt hơn. Theo qua tìm hiểu được biết một phần những học sinh học kém là do gia đình chưa quan tâm hoặc chưa tạo điều kiện cho các em học tập VD: Một số em ở khu Trung tâm thị trấn hay thành phố thuộc diện kinh doanh thì các em phải giúp bố mẹ phần nhỏ, hay Gia đình với lí do là bận kinh doanh nên không quan tâm đến việc học của các em. Còn những học sinh tiểu học ở nông thôn thì phải làm việc gia đình, một số nơi thì các em phải chăn trâu, cắt cỏ...hay gia đình không quan tâm nên các đi chơi nhiều mà không chú trọng đến việc học tập... Đó là những lý do mà một số em học kém và đó cũng là lỗi rất lớn của gia đình nhưng không vì thế mà giáo viên chủ nhiệm không có lỗi. Giáo viên chủ nhiệm luôn là cầu nối giữa nhà trường và gia đình cùng dạy các em nên chính vì vậy giáo viên phải có phương pháp thích thợp để cùng với gia đình bỗi dưỡng những em học kém, giáo viên phải thường xuyên trao đổi với gia đình một cách, một phương pháp sư phạm mà đã được học và qua kinh nghiệm ngành nghề qua đó kiến nghị với gia đình nên quan tâm hơn đến quá trình học ở nhà của các em, và tạo điều kiện hơn gia đình phải cho các em một nề nếp học tập, đặc biệt là các em học còn kém. Và ý kiến trên cũng là mong ước của mọi giáo viên và của nhà trường. Mong những gia đình đã và đang tạo điều kiện cho các em học tập cần tạo điều kiện hơn nữa cho các em được học tập tốt xứng đáng là con ngoan trò giỏi của gia đình, nhà trường và xã hội là nền tảng quý báu qua con đường học tập cao hơn.
3. Để có thể tìm ra những phương pháp tốt nhất và đưa ra những nguyên tắc để bồi dưỡng học sinh học kém, em còn đưa ra nguyên nhân: Khả năng tiếp thu bài học còn hạn chế, còn chậm và đạt ra câu hỏi cần phải nhắc đến. Tại sao một số em học sinh kém vẫn chưa chăm chỉ học tập. Điều này một do ở các em, nhưng giáo viên cần tìm thêm một số phương pháp để các em hiểu bài nhanh nhất, giáo viên nên dùng phương pháp, dùng hình ảnh, dùng đồ dùng trực quan, dùng những câu hỏi mang tính quan sát để tạo cho các em nhanh nhẹn quan sát và tư duy về hình, sau đó mới tư duy về số học và sắc độ... những phương pháp dùng đồ dùng trực quan phong phú (sát bài học) vấn đáp, giảng giải sẽ làm cho lớp học có không khí hơn đã dẫn đến những học sinh học kém tiếp thu nhanh hơn, muốn học hơn và yêu quý môn học đó hơn. Đối với giáo viên mỹ thuật dùng nhiều tranh quan sát để các học kém về mỹ thuật nhận xét, trong nhận xét của giáo viên có tuyên dương, hay trong các đồ dùng trực quan đa dạng khác như có thể di chuyển được các hình ảnh trong tranh, dùng dây kéo... Vì thế các em muốn học hơn, nhơ nhanh hơn...
4. Vấn đề cơ sở vật chất nhà trường: Vật chất của nhà trường ảnh hưởng đến bài dạy của của giáo viên. ở trường học hiện nay, tuy đã có sự đầu tư đồ dùng từ Bộ Giáo dục nhưng vẫn còn thiếu nhiều về trang thiết bị đặc biệt không có phòng học đặc thù.... Đồng thời nhiều giáo viên vẫn dạy “chay” nên hạn chế sự hiểu biết của học sinh mà đặc biệt là những em đã học kém lại còn kém hơn. Chính vì vậy giáo viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau mà đặc biệt là phương pháp luyện tập. Một số phương pháp kết hợp như trò chơi vào bài học để tìm sự nhanh nhẹn hơn ở các em học kém hay phương pháp quan sát qua sách giáo khoa, một phương pháp đã sử dụng nhiều nhưng chưa có thay đổi chính vì vậy phải có sự kết hợp giữa sách giáo khoa và đồ dùng sẵn có và vấn đáp cộng phương pháp giảng giải ... Từ vấn đề này em xin đề nghị nhà trường và giáo viên quan tâm hơn đối với các em để các em học kém sẽ khá lên, học giỏi sẽ giỏi hơn nữa.
III. Kết thúc vấn đề.
Xin kiến nghị với nhà trường và giáo viên đưa ra phương pháp tốt nhất trong một số phương pháp trên để áp dụng vào bồi dưỡng học sinh học kém và rất mong gia đình và nhà trường tạo cho các em được học tập tốt hơn, mọi giáo viên chọn lựa phương pháp tốt nhất để dạy dỗ các trở thành con ngoan trò giỏi xứng đáng với những chữ vàng mà Bác Hồ đã tặng cho học sinh “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không? Đó là nhờ một phần học tập của các cháu” và ghi nhớ năm điều Bác dạy Đội thiếu niên nhi đồng. Là một giáo viên Mỹ thuật trong tương lai thì em sẽ làm gì để đưa ra được phương pháp thích hợp nhất để giải quyết vấn đề trên đó là câu hỏi mà em phải trả lời trong thời gian gần. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBoi duong hoc sinh kem.doc