Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học pháp luật môn GDCD 12

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học pháp luật môn GDCD 12

Cách tiến hành:

- Cách tổ chức: Chia lớp thành 2 đội chơi. Thời gian : 2 phút.

- GV hướng dẫn luật chơi.

Giáo viên Yêu cầu HS sưu tầm các ca dao, tục ngữ đã được Nhà nước nâng lên thành Luật liên quan đến nội dung chủ đề: “Công dân bình đẳng trước Pháp luật”.

HS sẽ ghi ra những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến nội dung chủ đề: “Công dân bình đẳng trước Pháp luật”, đã được Nhà nước nâng lên thành Luật vào tờ giấy ghi chú. Sau đó chuyển cho bạn ngồi đầu bàn để lên dán lên bảng.

- Trong thời gian 2 phút, đội nào ghi được nhiều câu ca dao sẽ chiến thắng.

GV khuyến khích 2 nhóm khi tham gia chơi đúng về thời gian và trình bày sản phẩm đẹp.

Sau khi học sinh chơi xong giáo viên sẽ nhận xét và chốt đáp án:

Các bài tập có thể được GV sử dụng để ra bài tập về nhà, kiểm tra bài cũ, kiểm tra định kì,.

 

docx 46 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học pháp luật môn GDCD 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Việc xây dựng thành các bài tập cụ thể yêu cầu HS làm là giải pháp khắc phục nhược điểm trên.
Ví dụ 1 : Khi dạy bài 2 : “Thực hiện pháp luật” . Để củng cố kiến thức GV có thể sử dụng ca dao, tục ngữ kết hợp với kỹ thuật trình bày một phút
Cụ thể tôi đã tiến hành như sau
- Chiếu lên màn hình máy chiếu câu tục ngữ
“Chạy trời không khỏi nắng”
Bằng kiến thức Pháp luật đã học em hãy giải thích câu tục ngữ trên?
+ Học sinh suy nghĩ, viết ra giấy.
+ Mỗi học sinh trình bày trước lớp thời gian 1 phút về những điều mà các em đã được học và những câu hỏi, vấn đề mà các em khúc mắc, muốn tìm hiểu tiếp hay muốn được giải đáp.
Ví dụ 2:
Để luyện tập nhằm khắc sâu kiến thúc cho học sinh, sau khi dạy xong chủ đề: “Công dân bình đẳng trước Pháp luật”, tôi đã tổ chức cho học sinh trò chơi tiếp sức đồng đội.
* Cách tiến hành:
- Cách tổ chức: Chia lớp thành 2 đội chơi. Thời gian : 2 phút.
- GV hướng dẫn luật chơi.
Giáo viên Yêu cầu HS sưu tầm các ca dao, tục ngữ đã được Nhà nước nâng lên thành Luật liên quan đến nội dung chủ đề: “Công dân bình đẳng trước Pháp luật”.
HS sẽ ghi ra những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến nội dung chủ đề: “Công dân bình đẳng trước Pháp luật”, đã được Nhà nước nâng lên thành Luật vào tờ giấy ghi chú. Sau đó chuyển cho bạn ngồi đầu bàn để lên dán lên bảng.
- Trong thời gian 2 phút, đội nào ghi được nhiều câu ca dao sẽ chiến thắng.
GV khuyến khích 2 nhóm khi tham gia chơi đúng về thời gian và trình bày sản phẩm đẹp.
Sau khi học sinh chơi xong giáo viên sẽ nhận xét và chốt đáp án:
Các bài tập có thể được GV sử dụng để ra bài tập về nhà, kiểm tra bài cũ, kiểm tra định kì,...
Yêu cầu HS sưu tầm các ca dao, tục ngữ đã được Nhà nước nâng lên thành Luật.
Pháp luật mang bản chất xã hội và bắt nguồn từ đời sống xã hội. Trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều quan niệm, quy tắc đạo đức khác nhau, trong đó, pháp luật, một mặt luôn thể hiện quan điểm đạo đức chính thống của giai cấp cầm quyền, mặt khác, không thể không phản ánh những quan niệm , chuẩn mực ứng xử của các tầng lớp xã hội, những cộng đồng dân cư khác nhau, đặc biệt là những quan niệm đạo đức mang tính truyền thống sâu sắc. Chính yếu tố đạo đức trong nội dung pháp luật làm cho pháp luật trở nên gần gũi hơn, dễ được người dân chấp nhận và tuân thủ một cách tự nguyện hơn.
Do vậy GV có thể yêu cầu học sinh sưu tầm các ca dao, tục ngữ từ những quan niệm đạo đức truyền thống trước đây được Nhà nước nâng lên thành các quy phạm pháp luật trong thực tế, có ý nghĩa tương tự các câu GV cung cấp trong bài giảng. hoặc HS chuẩn bị bài mới bằng cách sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến bài mới để nâng cao kĩ năng học đi đôi với hành cho HS.
Vị trí những phần kiến thức có thể sử dụng cao dao, tục ngữ để giảng dạy Pháp luật trong chương trình GDCD 12
Do đặc điểm nội dung kiến thức từng bài và để đảm bảo công tác giảng dạy có sự đổi mới qua từng bài học nên không phải tất cả các bài trong chương trình GV đều lồng ghép ca dao, tục ngữ. GV nên lựa chọn những bài tiêu biểu với những câu ca dao, tục ngữ đặc trưng nhất. Bên cạnh đó, do tính thống nhất, liên đới giữa các bài học mà có những câu ca dao, tục ngữ có thể lồng ghép được trong nhiều bài khác nhau. Trong thực tế giảng dạy tôi đã áp dụng lồng ghép ca dao, tục ngữ trong các bài sau:
Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học các nội dung Pháp luật cơ bản ( Bài 1,2 - GDCD 12)
Để dạy bài 1 - Pháp luật và đời sống:
Ở mục 2a. Bản chất giai cấp của Pháp luật. Sử dụng câu:
“Cả đời khốn khổ chua cay Ước ao chỉ được một ngày làm Vua”
Hoặc:

“ Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lạ quét lá đa”
Ở mục 2b. Bản chất xã hội của Pháp luật. Sử dụng câu tục ngữ:
“ Thuận mua vừa bán”
Ở mục 3c. Quan hệ giữa Pháp luật với Đạo đức. Sử dụng bài ca dao:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Hoặc:

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay dần sàng”
Để dạy bài 2 -Thực hiện Pháp luật:
Ở mục 1b. Các hình thức thực hiện Pháp luật- ở nội dung “Tuân thủ Pháp luật”
sử dụng bài ca dao:
Hoặc câu tục ngữ:
“Thế gian chẳng ít thì nhiều
Không dưng ai dễ đặt điều cho ai Làm người mà chẳng biết suy Đến khi nghĩ lại còn gì là thân”
“Cây ngay không sợ chết đứng” “Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành”
Ở mục 2a. Vi phạm Pháp luật - sử dụng câu:
“Con chim ham ăn còn mắc cái tròng
Người mà ham của sao khỏi mắc vòng gian nan”
Ở mục 2b. Trách nhiệm Pháp lý - sử dụng câu tục ngữ:
“Có gan ăn cắp có gan có gan chịu đòn”
Ở mục 2c. Các loại vi phạm Pháp luật và Trách nhiệm Pháp lý - sử dụng
câu:
Hoặc:

“Hùm giết người hùm ngủ
Người giết người thức đủ năm canh”
“Đời xưa quả báo còn chầy
Đời nay quả báo một dây nhãn tiền”
Sử dụng ca dao, tục ngữ để dạy các nội dung về các quyền bình đẳng của công dân trước Pháp luật ( Bài 3,4,5,6 - GDCD 12 )
Để dạy chủ đề: “Công dân bình đẳng trước Pháp luật”,
Ở mục 2a. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Sử dụng câu tục ngữ:
“ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”
Hoặc:
“Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
Ở mục 1b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Sử dụng câu ca dao:
“Thương chồng thì phải lụy chồng Đắng cay phải chịu, mặn nồng phải cam”
Hoặc

“Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp một ông hai bà”
Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản:
“Rương xe, chìa khóa em cầm Giang sơn anh gánh, nợ nần anh lo”
Bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân:
“Lỗ mũi em mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho Đêm nằm thì gáy oo
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm Trên đầu nhữn rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”
Bình đẳng giữa cha mẹ và con:
“Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”
Hoặc:

“Cây kia ăn quả ai trồng Sông kia uống nước hỏi dòng tự đâu
Quần thần 2 chữ trên đầu
Hiếu trung hai chữ dãi dầu lòng son”
Hoặc:
Hoặc:

“ Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
“Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”
* Bình đẳng giữa ông bà và cháu:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Hoặc:
Hoặc:

Thứ nhất phải có ông bà Thứ hai kế đến chính là mẹ cha
Còn con đứng ở thứ ba
Cháu thì đứng chót đó là thứ tư Chít thì đưng ở thứ năm
Một hơi kể hết đủ năm đại đường”
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm được vì sao?
Đố ai đếm được công lao ông bà”
* Bình đẳng giữa anh chị em với nhau:
“Đắng cay cũng chị em ta
Dù ngọt như mía cũng là người dưng”
Hoặc:

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”
Ở mục 1b. Bình đẳng trong lao động. Sử dụng câu ca dao:
“Tháng chạp là tháng trồng khoai Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà”
Ở mục 1c. Bình đẳng trong kinh doanh.. Sử dụng câu:
“Buôn gian bán lận, buôn mận bán đào‟‟ “Tin nhau buôn bán cùng nhau
Thiệt hơn hơn thiệt trước sau như lời”
Để dạy bài 5 – Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo
Ở mục 1. Bình đẳng giữa các dân tộc. Sử dụng bài ca dao:
“Bắc Nam là con một nhà Là gà một mẹ là hoa một cành
Nguyện cùng biển thắm non xanh Thương nhau nuôi chí đấu tranh cho bền”
Hoặc:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Ở mục 2. Bình đẳng giữa các tôn giáo. Sử dụng bài ca dao:
“Tiếng chuông lay bóng bồ đề
Con chim cánh trắng bay về Tây Thiên Mong sao dân tộc bình yên
Đạo lành che chở dân hiền thương yêu Dù cho đất sập trời xiêu
Lòng tôi vẫn nhớ những điều giá gương Khắp nơi đồng ruộng phố phường
Nhớ lời Phật dạy phải thương nhau cùng”
Để dạy bài 6 – Công dân với các quyền tự do cơ bản
Ở mục 1b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Sử dụng câu:
“ Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh khi còn trẻ”
Hoặc:
Hoặc:
Hoặc:

“ Danh dự quý hơn tiền bạc”
Ở mục 1e. Quyền tự do ngôn luận. Sử dụng câu:
“Vàng thì thử lửa gian nan
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”
“Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
“Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
Ví dụ cụ thể về một số câu ca dao, tục ngữ được sử dụng trong các bài giảng Pháp luật ở chương trình GDCD 12 và ý nghĩa.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 1. Pháp luật và đời sống
- Ở mục 2b. Bản chất xã hội của Pháp luật. Sử dụng câu:
“ Thuận mua vừa bán”
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích ?
Giải thích ý nghĩa:
Bản chất xã hội của Pháp luật bao giờ cũng bắt nguồn từ đời sống xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Ở đó phản ánh những nhu cầu , lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội, được các các nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là các chuẩn mực, quy tắc xử sự chung. Các hành vi xử sự của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư phù hợp với những quy định của pháp luật làm cho xã hội phát triển trong vòng trật tự, ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người đều được tôn trọng.
“ Thuận mua vừa bán” là quy tắc xử sự hợp lý trong đời sống dân sự hằng ngày giữa người mua và người bán, được xã hội chấp nhận. Nhà nước đã thừ nhận các quy tắc này và quy định thành những nguyên tắc cơ bản của Pháp luật dân sự: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Việc tuân thủ các quy tắc này sẽ đảm bảo sự bình đẳng và an toàn của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự, góp phần bảo vệ lợi ích trật tự công cộng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 2: Thực hiện Pháp luật
Ở mục 1b. Các hình thức thực hiện Pháp luật- ở nội dung tuân thủ Pháp luật sử dụng câu:
“Cây ngay không sợ chết đứng”
Giải thích ý nghĩa:
“Cây ngay không sợ chết đứng”: Những người sống không thẹn với lòng, sống đúng lương tâm và những giá trị đạo đức trong xã hội thì họ sẽ không việc gì phải sợ những tin đồn t

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ca_dao_tuc_ngu_trong_day_hoc_p.docx
  • pdfNGUYỄN THỊ MỸ DUNG-THPT PHẠM HỒNG THÁI - GDCD.pdf