5.2.2: Hướng dẫn học sinh viết chữ
a. Viết chữ thường:
- Dùng tên gọi các nét cơ bản để hướng dẫn học sinh viết chữ. Trong quá
trình hình thành biểu tượng về chữ viết và hướng dẫn học sinh viết chữ, nên sử
dụng tên gọi các nét cơ bản để mô tả hình dạng, cấu tạo và quy trình viết một
chữ cái theo các nét viết đã quy định ở bảng mẫu chữ.
Nét viết: Là một đường liền mạch, không phải dừng lại để chuyển hướng
ngòi bút hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành.
Ví dụ: Nét viết chữ cái “a” gồm một nét cong kín và một nét móc ngược
phải tạo thành.
Nét cơ bản: Là nét bộ phận, dùng để tạo thành nét viết hay hình chữ cái.
Nét cơ bản đồng thời là viết hoặc kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo thành một nét
viết.
Ví dụ : Nét cong (trái) đồng thời là nét viết chữ cái C, nét (cong phải) kết
hợp với nét cong (trái) để tạo thành nét viết chữ cái e.
* Một số nét ghi dấu phụ của chữ cái có thể gọi như sau:
+ Nét gẫy (Trên đầu các chữ cái â, ê, ô) tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn
(trái - phải) - dấu mũ.
+ Nét cong dưới nhỏ (trên đầu chữ cái ă) - dấu á.
+ Nét râu ( ở các chữ cái ơ, ư ) - dấu ơ, dấu ư.5
+ Nét chấm (Trên đầu chữ cái i) - dấu chấm.
Ở một vài chữ cái viết thường, giữa hoặc cuối nét cơ bản có tạo thêm một
vòng xoắn nhỏ như chữ cái k, b, v, r, s có thể mô tả bằng lời hoặc khi dạy cho
học sinh gọi đó là các nét vòng (nét xoắn, nét thắt).
- Mô tả chữ viết để hướng dẫn học sinh viết chữ. Khi dạy học sinh viết
các chữ cái viết thường cỡ vừa và nhỏ. Để giúp học sinh dễ hình dung và thực
hiện quy trình viết chữ trên bảng con hay trong vở Tập viết, nên mô tả theo dòng
kẻ li không cần dùng đến thuật ngữ đơn vị chữ bởi học sinh lớp 2 khả năng tư
duy của các em còn hạn chế, khi sử dụng lời hướng dẫn cần nói thật đơn giản, dễ
hiểu.
b. Viế
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 LÊ THỊ THANH TÂM 16/03/1977 Trường TH- THCS An PhúBình Long-Bình Phước Giáo viên Đại học sư phạm Tiểu học 100% 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Rèn viết đúng cho học sinh lớp 2. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo (Môn Tiếng Việt - lớp 2) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 01/01/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Để giúp cho học sinh có khả năng viết đúng, viết chữ rõ ràng, liền mạch và đều nét giáo viên lập danh sách và sổ theo dõi những học sinh viết chậm và viết chưa đúng. Từ đó, có các biện pháp cụ thể giúp cho học sinh không những viết đúng mà còn đọc đúng ở tất cả các môn học. Đồng thời giúp cho học sinh tự tin trong học tập và trong cuộc sống. 2 3 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1: Lập danh sách và sổ theo dõi học sinh viết chậm, viết chưa đúng Ngay từ đầu năm khi nhận lớp, tôi đã tìm hiểu tình hình học sinh nhất là học sinh viết chậm, viết chưa đúng từ giáo viên chủ nhiệm lớp cũ, qua biên bản bàn giao lớp và trong quá trình giảng dạy đầu năm, giáo viên bao quát lớp, tích cực kiểm tra phát hiện học sinh viết chậm rồi ghi ngay điểm yếu của các em vào sổ tay theo dõi của mình. Sau đó lập thành một sổ theo dõi học sinh viết chậm, viết chưa đúng. Trong sổ tôi thường xuyên bổ sung những thông tin về điểm yếu cũng như những tiến bộ của học sinh từng tháng để kịp thời rèn thêm cho các em. Sau đây là sổ minh họa mẫu: SỔ THEO DÕI HỌC SINH VIẾT CHẬM, VIẾT CHƯA ĐÚNG Lớp Hai 1 1. Điểu Sun Ha (Năm học: 2018-2019) Thời điểm Những điểm yếu khi viết Những tiến bộ Tháng 9 Viết chậm, sai nhiều, chưa nhớ kĩ âm, vần, không viết dấu thanh. Tiến bộ chậm, quên nhiều vần khó như: ươi, oang, uy, ưu, vẫn còn quên dấu thanh Tháng 10 Viết còn chậm, chưa đúng độ cao Nhớ thêm một số âm vần Tháng 11 Viết còn sai nhiều Có tinh thần rèn viết Tháng 12 Viết được một số tiếng Tốc độ viết có tiến bộ 2. Điểu Thành Dũng (Năm học: 2019-2020) Thời điểm Những điểm yếu khi viết Những tiến bộ Tháng 9 - Viết chậm, thêm dấu, bỏ dấu (thêm dấu huyền hoặc bỏ dấu huyền, thêm - Biết viết nhưng quá chậm 4 dấu nặng) không đúng với văn bản. Tháng 10 - Viết thường bỏ dấu, còn sai một số từ có vần khó như: ươt, ươc, uy, uya - Tiến bộ nhưng chậm Tháng 11 - Viết còn bỏ dấu thanh. - Có tiến bộ nhưng chậm Tháng 12 - Viết còn bỏ dấu thanh một số từ khó - Viết được nhưng còn chậm. 3. Phan Kim Khánh (Năm học: 2020-2021) . 5.2.2: Hướng dẫn học sinh viết chữ a. Viết chữ thường: - Dùng tên gọi các nét cơ bản để hướng dẫn học sinh viết chữ. Trong quá trình hình thành biểu tượng về chữ viết và hướng dẫn học sinh viết chữ, nên sử dụng tên gọi các nét cơ bản để mô tả hình dạng, cấu tạo và quy trình viết một chữ cái theo các nét viết đã quy định ở bảng mẫu chữ. Nét viết: Là một đường liền mạch, không phải dừng lại để chuyển hướng ngòi bút hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành. Ví dụ: Nét viết chữ cái “a” gồm một nét cong kín và một nét móc ngược phải tạo thành. Nét cơ bản: Là nét bộ phận, dùng để tạo thành nét viết hay hình chữ cái. Nét cơ bản đồng thời là viết hoặc kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo thành một nét viết. Ví dụ : Nét cong (trái) đồng thời là nét viết chữ cái C, nét (cong phải) kết hợp với nét cong (trái) để tạo thành nét viết chữ cái e. * Một số nét ghi dấu phụ của chữ cái có thể gọi như sau: + Nét gẫy (Trên đầu các chữ cái â, ê, ô) tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn (trái - phải) - dấu mũ. + Nét cong dưới nhỏ (trên đầu chữ cái ă) - dấu á. + Nét râu ( ở các chữ cái ơ, ư ) - dấu ơ, dấu ư. 5 + Nét chấm (Trên đầu chữ cái i) - dấu chấm. Ở một vài chữ cái viết thường, giữa hoặc cuối nét cơ bản có tạo thêm một vòng xoắn nhỏ như chữ cái k, b, v, r, s có thể mô tả bằng lời hoặc khi dạy cho học sinh gọi đó là các nét vòng (nét xoắn, nét thắt). - Mô tả chữ viết để hướng dẫn học sinh viết chữ. Khi dạy học sinh viết các chữ cái viết thường cỡ vừa và nhỏ. Để giúp học sinh dễ hình dung và thực hiện quy trình viết chữ trên bảng con hay trong vở Tập viết, nên mô tả theo dòng kẻ li không cần dùng đến thuật ngữ đơn vị chữ bởi học sinh lớp 2 khả năng tư duy của các em còn hạn chế, khi sử dụng lời hướng dẫn cần nói thật đơn giản, dễ hiểu. b. Viết chữ hoa: Đây là nội dung trọng tâm và cơ bản của phân môn dạy Tập viết ở lớp 2. Khi dạy phần này cần: - Dùng tên gọi các nét cơ bản. Mỗi chữ cái viết hoa có nhiều nét cong, nét lượn tạo dáng thẩm mỹ của hình chữ cái. Do vậy, các nét cơ bản ở chữ cái viết hoa thường có biến điệu, không thuần tuý như chữ cái viết thường. (Có nét viết và nét cơ bản) Nét cơ bản trong bảng chữ cái viết hoa chỉ có 4 loại ( không có nét hất): nét thẳng; nét cong; nét móc; nét khuyết. Mỗi loại có thể chia ra các dạng, kiểu khác nhau. Tên gọi các dạng, kiểu chỉ dùng khi giáo viên mô tả cấu tạo hình dạng chữ viết hoa cho cụ thể, rõ ràng không bắt học sinh phải thuộc. Các nét ghi dấu phụ cũng giống như ở chữ cái viết thường. c. Viết ứng dụng: Trong quá trình dạy tập viết ứng dụng các cụm từ ghi chữ cái hoa đã học. Cần hướng dẫn học sinh về kỹ thuật nối chữ (nối nét) viết liền mạch và đặt dấu thanh để vừa đảm bảo yêu cầu liên kết các chữ cái, tạo vẻ đẹp của chữ viết vừa nâng dần tốc độ viết chữ phục vụ cho kỹ năng viết chính tả hoặc ghi chép thông thường. Trau dồi cho các em kỹ năng viết chữ ngày càng thành thạo. Khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ cái viết hoa đứng đầu (tên riêng, chữ viết hoa đầu câu, ) Cần hướng dẫn học sinh cách viết tạo sự liên kết 6 bằng nối nét hoặc để khoảng cách hợp lý giữa các chữ cái viết hoa và chữ cái viết thường trong chữ ghi tiếng. Cụ thể: - 17 chữ cái viết hoa A, Ă, Â, G, H, K, M, L, Q, R, U, Ư, Y (kiểu 1), A, M, N, Q (kiểu 2) có điểm dừng bút hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp. Khi viết cần tạo sự liên kết bằng cách thực hiện việc nối nét. Ví dụ : Khánh Hoà, Gia Lai - 17 chữ cái viết hoa B, C, D, Đ, E, Ê, I, N, O, Ô, Ơ, P, S, T, V, X ( kiểu 1), V ( kiểu 2 ) có điểm dừng bút không hướng tới chữ cái viết thường kế tiếp, khi viết cần tạo sự liên kết bằng cách viết chạm nét đầu của chữ cái viết thường vào nét chữ cái viết hoa đứng trước hoặc để khoảng cách ngắn = 1/2 khoảng cách giữa hai chữ cái. Ví dụ : Bà Trưng, Sóc Trăng * Các chữ cái viết thường có một nét là nét hất (i, u, ư) hoặc nét móc (m, n) nét khuyết xuôi ( h) thường liên kết với một số chữ cái viết hoa nói trên bằng cách viết chạm đầu nét hất (nét móc, nét khuyết xuôi) vào nét chữ cái viết hoa. Các chữ cái viết thường có một nét là nét cong ( a, ă, â, e, ê, g o, ô, ơ ) hoặc một nét thắt (r) thường liên kết với các chữ hoa nói trên bằng một khoảng ngắn. (Không thực hiện việc nối nét). Dạy viết từ ngữ ứng dụng, ngoài việc hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu về chữ ghi tiếng, cần quan tâm nhắc nhở các em lưu ý để khoảng cách giữa các chữ sao cho hợp lý. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng thường được ước lượng bằng chiều rộng của một chữ cái o viết thường. Dạy học sinh tập viết câu ứng dụng cần lưu ý thêm về cách viết và đặt dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than,) như đã thể hiện trong bài tập viết. Cần nhắc nhở các em về cách trình bày câu văn, câu thơ theo mẫu trên trang vở tập viết sao cho đều đặn, cân đối và đẹp. 5.2.3: Rèn nếp viết chữ rõ ràng, sạch đẹp Chất lượng chữ viết của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện chủ quan (năng lực cá nhân, sự luyện tập kiên trì, trình độ sư phạm của giáo viên) 7 mà còn có sự tác động của các yếu tố khách quan (điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học tập viết). Do vậy muốn rèn cho học sinh thói quen viết chữ rõ ràng, sạch đẹp, giáo viên cần quan tâm hướng dẫn nhắc nhở các em thường xuyên về các mặt chủ yếu sau: a/ Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập - Hoạt động chủ đạo của học sinh trong giờ học tập viết là thực hành luyện tập nhằm mục đích hình thành kỹ năng viết chữ ngày càng thành thạo. Do vậy, đểthực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh cần có ý thức chuẩn bị đồ dùnghọc tập thiết yếu: Bảng con, phấn trắng, khăn lau đúng quy định. + Bảng con có dòng kẻ (đồng dạng với dòng kẻ li trong vở tập viết). + Phấn viết có độ dài vừa phải, phấn không bụi càng tốt. + Khăn lau sạch (Bằng vải bông mềm hoặc mút có độ ướt vừa phải). + Vở Tập viết có đủ 2 tập. + Bút nên cho học sinh sử dụng bút bi mực nước. Ưu điểm của loại bút này là học sinh viết mực không giây ra tay, chữ viết sáng đẹp, gọn nét. Hoặc có thể cho các em viết bút mực có nét thanh đậm.Tuỳ tình hình hoàn cảnh học sinh trong lớp giáo viên lựa chọn cho học sinh dùng bút viết cho hợp lý. b/ Thực hiện đúng quy định khi viết chữ Quá trình hình thành kỹ năng viết chữ nói chung thường trải qua hai giai đoạn chủ yếu: - Giai đoạn nhận biết, hiểu biết về chữ viết (Xây dựng biểu tượng). - Giai đoạn điều khiển vận động : Giai đoạn này thường có hiện tượng “lan toả” dễ ảnh hưởng tới một số bộ phận khác trong cơ thể ( Ví dụ: miệng méo, vai lệch, gù lưng, ). Nhận thức rõ điều đó, giáo viên phải chú ý nhắc nhở các em cần thực hiện đúng một số quy định khi viết chữ. + Tư thế ngồi viết: Học sinh cần ngồi với tư thế thẳng lưng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 đến 30cm, cầm bút tay phải, tay trái tỳ nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch, hai chân để song song, 8 thoải mái. Tư thế ngồi viết đã được ghi cụ thể ở trang đầu vở Tập viết lớp 2 tập 1. + Cách cầm bút: Hướng dẫn các em cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) với độ chắc vừa phải (không cầm bút lỏng hay chặt quá). Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển một cách nhẹ nhàng từ trái sang phải. Chú ý không nhấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy, cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại. + Cách để vở xê dịch khi viết: Khi viết chữ đứng, nhắc các em cần để vở ngay ngắn trước mặt. nếu viết chữ nghiêng (tự chọn) cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với bàn tạo thành một góc khoảng 15o. Khi viết chữ về bên phải quá xa lề vở, cần xê dịch vở sang bên trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp. - Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết theo đúng mẫu trong vở Tập viết lớp 2, viết theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, số chữ viết, số lần viết trên dòng kẻ và trên trang vở tập viết, tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặc viết chòi ra mép vở không có dòng kẻ li. Khi viết sai chữ không không được tẩy xoá mà cần để cách ra một khoảng ngắn rồi viết lại. 5.2.4: Rèn chữ viết cho học sinh thông qua các môn học khác Ngoài các giờ học Tập viết giáo viên còn phải luôn nhắc nhở học sinh rèn luyện chữ viết trong các môn học khác. Có như vậy việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ thường xuyên, chất lượng chữ viết của học sinh cũng được nâng lên và những phẩm chất tốt như: tính kiên trì, cẩn thận, khiếu thẩm mĩ của học sinh cũng được hình thành. Việc làm này đòi hỏi người giáo viên ngoài trình độ về chuyên môn nghiệp vụ còn cần phải có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ. 5.2.5: Liên lạc thường xuyên và kịp thời với cha mẹ học sinh để cùng rèn viết cho các em - Là giáo viên chủ nhiệm lớp thì việc liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh là việc cần làm và nhất là đối với những học sinh viết còn chậm. 9 - Có một số phụ huynh muốn kèm thêm con ở nhà nhưng lại không biết cách dạy cho con như thế nào cho đúng, vì vậy giáo viên là người phối hợp với phụ huynh để cùng rèn cho các em. Giáo viên phải hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy cho con ở nhà ở tất cả các môn, trong đó có phân môn Tập viết ngay từ buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học. Giáo viên phải khéo léo liên hệ riêng với phụ huynh học sinh, nên bắt đầu từ những điểm tốt hoặc tiến bộ của các em; sau đó mới tới điểm chưa được tốt một cách rõ ràng và nhờ phụ huynh cùng kèm thêm hoặc kiểm tra ở nhà. Từng tháng giáo viên phải liên lạc với phụ huynh để trao đổi kết quả học tập cũng như sự tiến bộ của học sinh. - Đối với học sinh viết chậm, giáo viên cần tăng thời lượng viết bài trên lớp ở tất cả các môn học, cũng như rèn đọc, rèn viết thêm ở nhà. Tuy nhiên, tùy từng thời điểm mà giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết tăng dần lên về số lượng chữ để học sinh không sợ viết. 5.3. Khả năng áp dụng sáng kiến: Sáng kiến đãđược áp dụng tạiTrườngTiểu học & Trung học cơ sở An Phú (Bậc TH) và đã mang lại kết quả tốt. 6. Những thông tin cần được bảo mật : Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 7.1. Đối với giáo viên: - Nắm chắc chất lượng đọc, viết của học sinh lớp mình ngay từ đầu năm học - Phân loại và quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp. Đặc biệt là học sinh viết chậm, viết chưa được, học sinh người dân tộc Stiêng chưa rành tiếng Kinh. - Muốn học sinh viết đúng, đẹp trước hết giáo viên phải luyện chữ để mỗi bài viết của giáo viên trên bảng đều là chữ mẫu trực quan. - Khi học sinh viết, giáo viên phải tập trung quan sát để phát hiện lỗi sai và sửa sai cho học sinh kịp thời. 10 - Đối với những em chưa đọc thông thì ngoài việc dạy viết phải giúp các em đọc được chữ ghi tiếng, để các em không quên mặt chữ và khắc sâu cho các em. - Hàng tuần thi vở sạch chữ đẹp ở các tổ và hàng tháng là cả lớp để các em thi đua nhau. - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc học của học sinh, ghi nhận kết quả của các em, dù chỉ là một tiến bộ rất nhỏ để khích lệ động viên các em cố gắng vươn lên. 7.2. Đối với phụ huynh học sinh: Nhắc nhở phụ huynh thường xuyên quan tâm và nhắc nhở việc học ở nhà của các em. Cho các em viết bài trước ở nhà nhiều lần đối với bài mới và luyện viết lại đối với những bài đã học. 7.3.Đối với học sinh: - Học sinh phải chuẩn bị kỹ bài ở nhà: Viết bài nhiều lần, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ khi đến lớp. - Tham gia tích cực, nghiêm túc các hình thức luyện viết trên lớp. Bản thân phải chú ý lắng nghe nhận xét góp ý của giáo viên để rút kinh nghiệm cho mình. - Thường xuyên mượn sách báo, truyện thiếu nhi ở thư viện để đọc vào giờ ra chơi và các ngày nghỉ. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Với các biện pháp rèn kĩ năng viết cho học sinh như trên, tôi đã trực tiếp áp dụng trên lớp mình phụ trách và các giáo viên trong khối cùng áp dụng, kết quả như sau: Học sinh ở các lớp trong khối đã có sự tiến bộ rõ rệt, các em đều đã đạt được yêu cầu của tốc độ viết là 40 chữ/ 15phút, chữ viết rõ ràng, liền mạch và tương đối đều nét. Riêng đối với lớp 21 tôi phụ trách, tôi nhận thấy học sinh đã tiến bộ rõ rệt về chất lượng môn Tiếng Việt cũng đã nâng dần. Kết quả như sau: 11 Năm học TSHS Hoàn thành tốt Hoàn thành SL % SL % Cuối HKI:2019 - 2020 32 10 31.3 22 68.7 Cuối HKI:2020 - 2021 35 12 34.3 23 65.7 9.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) : Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. An Lộc, ngày 26 tháng 02 năm 2021 Người nộp đơn Lê Thị Thanh Tâm
Tài liệu đính kèm: