Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tập viết cho học sinh Lớp 2C ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tập viết cho học sinh Lớp 2C ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Tư thế ngồi và cách cầm bút

Để giúp các em viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp , tư thế ngồi viế cũng là yếu tố quyết định , ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm”. Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo theo chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: sẽ bị cận nếu chúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng. nếu ngồi viết không ngay ngắn. Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ học Tập viết, tôi thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết và cho các em xem hình ảnh trực quan về tư thế ngồi viết đúng. Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế.

TƯ THẾ NGỒI HỌC ĐÚNG

Một việc cũng hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút và cách đặt vở trên bàn. Điều này các em được tôi hướng dẫn kĩ càng: “Khi viết, các con cần cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại. “Tôi cũng lưu ý các em cầm bút vừa phải. Vì nếu cầm bút sát ngòi, quá xa ngòi hoặc ngón giữa đặt vị trí giống ngón trỏ ( như hình minh họa ) thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó khăn, làm cho chữ xấu mà mực dễ bị giây ra tay, ra vở. Còn vở viết khi viết bài, tôi cũng luôn nhắc học sinh cách đặt vở sao cho cạnh dưới quyển vở hơi nghiêng so với cạnh bàn. Những yếu tố tưởng chừng không quan trọng nhưng thực chất đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh.

 

doc 18 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1294Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tập viết cho học sinh Lớp 2C ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đúng quy trình, đúng phương pháp, có hiệu quả để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi, nghiên cứu và khổ luyện sao cho chữ viết của cô đúng là mẫu của trò. Nhất là đối với các em học sinh lớp 2 vừa  từ lớp 1 lên, các em mới bước đầu làm quen với cách viết chữ nhỏ, kỹ năng viết chữ của các em còn nhiều hạn chế. Ở lớp 2, nếu giáo viên biết cách rèn chữ viết cho các em một cách bài bản, đúng yêu
 cầu đòi hỏi phải có phương pháp tốt. Chính vì vậy tôi quyết định chọn viết đề tài:
“Một số kinh nghiệm rèn viết cho học sinh lớp 2”.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Về phía giáo viên:
Tìm hiểu nội dung, biện pháp dạy phân môn Tập viết và một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 nhằm giúp giáo viên nắm chắc chương trình, mẫu chữ viết và sử dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp, làm cho chất lượng chữ viết của học sinh được nâng cao.
2.2. Về phía học sinh:
Các em có kỹ năng viết đúng, viết đẹp từ đó gây nên cho học sinh lòng say mê học môn tập viết. 
Giáo dục cho học sinh tình yêu chữ viết tiếng Việt, hứng thú say mê viết chữ đẹp.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 2C Trường Tiểu học Võ Thị Sáu – Thị xã Buôn Hồ - Tỉnh Đắc Lắc, năm học 2017 – 2018.
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
a. Về không gian:
 Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập viết lớp 2C trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
	b. Về thời gian: 
Đề tài này được áp dụng trong suốt quá trình cả năm học 2017 - 2018 qua từng giai đoạn cụ thể: 
	- Giai đoạn I: Từ đầu năm - Giữa học kì I : Chọn đăng ký đề tài, sưu tầm tài liệu, điều tra thực tế lớp 2C, tổ khối lớp 2.
 - Giai đoạn II: Giữa học kì I - Cuối học kì I: Lập đề cương, đưa ra giải pháp vận dụng vào thực tế, chỉnh sửa bản nháp.
	- Giai đoạn III: Cuối học kì I - Giữa học kì II: Thống kê, so sánh, đối chiếu kết quả, hoàn chỉnh đề tài.
- Giai đoạn IV: Giữa học kì II - Cuối học kì II: Tiếp tục vận dụng đề tài.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này tôi sử dụng phối kết hợp các nhóm phương pháp dạy học như sau:        
       	- Phương pháp trực quan.
     	- Phương pháp phân tích tổng hợp.
    	- Phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Phương pháp sử dụng trò chơi học tập. 
II. PHẦN NỘI DUNG 
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trên cơ sở học sinh biết viết các chữ hoa theo đúng quy định về hình dáng, kích cỡ (vừa và nhỏ), thao tác viết (đưa bút) theo đúng quy trình viết. Biết viết các cụm từ ứng dụng của từng bài. Từ đó hình thành cho các em kỹ năng viết chữ, rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận, khéo léo, ham hiểu biết và hứng thú viết chữ đẹp.
Lớp 2 là lớp học sinh đầu cấp Tiểu học, khả năng viết chữ của học sinh còn hạn chế. Ở lớp 1 các em mới được làm quen với cách viết chữ thường cỡ vừa và nhỏ. Lên lớp 2, các em sẽ được làm quen với cách viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ, các cụm từ, câu thơ ứng dụng,  kiểu viết chữ nghiêng cỡ nhỏ, kiểu viết chữ đứng cỡ vừa và nhỏ kĩ hơn, sâu sắc hơn để dần hình thành kỹ năng viết chữ đẹp làm nền móng cho các lớp trên.
2. THỰC TRẠNG
a. Về giáo viên:
 	Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy lớp 2 nhiều năm. Qua dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy về cơ bản giáo viên tiểu học chữ viết đúng theo mẫu. Tuy nhiên nhiều giáo viên viết chữ chưa đẹp. Có giáo viên còn viết mẫu chữ cũ. Việc chuẩn bị cho một giờ dạy tập viết của giáo viên cũng như việc nhận xét và sửa lỗi trong vở học sinh cũng chưa được chu đáo. Một số Giáo viên chưa coi trọng phân môn Tập viết vì thế chưa tạo ra được sự hứng thú khi dạy và học phân môn này. Một số giáo viên khi soạn giáo án phân môn tập viết vẫn chưa có cách hướng dẫn tỉ mỉ về việc viết chữ, chưa kết hợp giữa việc dạy viết chữ với việc phân tích cấu tạo và cách viết các nét của chữ.
b. Về học sinh:
Qua khảo sát thực tế cho thấy các em còn có nhiều hạn chế như sau:
 - Nhiều em viết chữ chưa đúng mẫu trình bày chưa đẹp, rõ ràng.
 - Chữ viết của các em chưa đều, chưa thẳng hàng, chưa đúng mẫu. tốc độ chậm.
 - Vở viết của học sinh chưa sạch và đẹp, bị nhàu nát, bài viết chưa cẩn thận.
 - Một bộ phận không nhỏ học sinh còn cầm viết chưa đúng; ngồi viết chưa đúng tư thế; viết chữ chưa đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng, không đúng cỡ chữ (độ cao, độ rộng) ghi dấu thanh không đúng vị trí.
VD: + Học sinh thường viết sai mẫu chữ, nhất là những chữ dễ lẫn như: n với u; ô với â; s với r; tr với th; k với h 
+ Dấu thanh ghi không đúng vị trí ví dụ như: thừơng, phựơng, ngòai, qủa...Một số học sinh chưa nắm chắc quy tắc chính tả nên còn viết sai chính tả: ge, nge, ci 
Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp (chưa có tính thẩm mĩ) các nét chữ, con chữ chưa đều, sự kết hợp các con chữ chưa hài hoà, mềm mại, chữ viết nghiêng ngả một cách tuỳ tiện. Một số học sinh chưa biết cách trình bày một bài viết sao cho cân đối lại khoảng cách các vần, các từ.
Một nguyên nhân nữa đó là để hoàn thành khối lượng kiến thức bài học, bài viết ngày càng nhiều, các em phải tăng tốc độ viết trong một giờ học, giờ làm bài nên chữ viết không nắn nót, không đúng quy trình, kích cỡ, khoảng cách giữa các chữ không đều.
3. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
	a. Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp:
	Từ những nguyên nhân, thực trạng và những khó khăn của giáo viên và học sinh đã trình bày ở trên, tôi xin đưa ra môt số giải pháp với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy tập viết cho học sinh ngày càng có chất lượng cao, đem lại kết quả tốt trong viêc học tập các môn học khác cũng như phát triển óc thẩm mĩ cho các em và rèn cho các em tính cẩn thận.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: 
+ Biện pháp 1: Khảo sát chữ viết của học sinh để có biện pháp khắc phục và uốn năn cho học sinh
Ngay từ đầu năm học, tôi cho học sinh viết bài để khảo sát chữ viết của học sinh.Qua khảo sát thực tế, tôi tiến hành lập danh sách, phân loại học sinh có chữ viết theo bảng sau:
+ Chữ viết
Chữ đúng, viết đẹp
Chữ đúng, viết chưa đẹp
Nét chữ đẹp, viết chưa đúng
Nét chữ xấu, viết chưa đúng
Ghi chú
2/14em
4/14em
3/14em
5/14em
+ Tư thế ngồi
Tư thế ngồi đúng
Tư thế ngồi chưa đúng
Ghi chú
5/14em
9/14em
+ Cách cầm bút
Cách cầm bút đúng
Cách cầm bút chưa đúng
Ghi chú
4/14em
10/14em
+ Biện pháp thứ 2 : Yêu cầu đối với giáo viên 
Người giáo viên cần nắm vững mẫu chữ viết trong trường Tiểu học:
Mẫu chữ viết trong trường tiểu học đã được ban hành kèm theo Quyết định số 31/2002/QĐBGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo trong đó có hai mẫu chữ cái viết hoa kiểu 1 và kiểu 2 (29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1 và 5 chữ cái viết hoa theo kiểu 2).
- A, M, N, Q, V học sinh sau khi học xong được lựa chọn và sử dụng:
Mẫu chữ được thể hiện ở 4 dạng:
1. Chữ viết đứng đều nét.
2. Chữ viết đứng nét thanh nét đậm.
3. Chữ viết nghiêng nét đều.
4. Chữ viết nghiêng nét thanh nét đậm.
Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trong trường Tiểu học, học sinh học viết chữ viết thường, chữ số theo kiểu viết chữ đứng, nét đều là chủ yếu, ở những nơi có điều kiện thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ viết thường, chữ viết nghiêng, nét thanh nét đậm.
Chiều cao các chữ viết hoa: 2,5 đơn vị (riêng Y,G được viết 4 đơn vị).
- Hình dạng các chữ viết hoa thường có nét chữ cong nét lượn tạo dáng thẩm 
mĩ của hình chữ cái, đảm bảo cách viết đường nét và hạn chế số lần nhấc bút. 
Ví dụ: 
- Chữ cái O được viết bởi nét cong kín (nét cơ bản) nhưng phần cuối nét lại lượn vào trong.
- Các chữ cái A, Ă, Â khi viết nét thẳng ngang, phải lượn hai đầu giống như làn sóng. 
- Dạy tập viết tập trung vào các vấn đề sau:
+ Tập viết các chữ cái viết thường (kích cỡ to vừa nhỏ).
+ Tập viết các chữ cái viết hoa (kích cỡ to vừa nhỏ).
+ Tập viết nối từ chữ hoa sang chữ thường.
+ Tập từ, cụm từ, câu, đoạn văn
Giờ dạy Tập viết ở lớp 2, học sinh bước đầu rèn luyện cách viết chữ hoa,
 viết chữ theo đúng quy định, biết nối chữ hoa với chữ thường trong một tiếng, biết trình bày một từ chỉ tên riêng trong một tiếng, biết trình bày một từ chỉ tên riêng hay một câu bằng chữ hoa và chữ thường đúng và đều nét, đúng chính tả, có khoảng cách hợp lý giữa các chữ ghi.
Nghiên cứu về mẫu chữ cái viết thường và mẫu chữ cái viết hoa ta thấy: 
Chữ cái viết thường:
Chữ cái Tiếng Việt ở mẫu chữ mới được phân theo các nhóm đồng dạng như sau:
- Nhóm 1: Nhóm chữ có cấu tạo nét cong là cơ bản gồm: c, o, ô, ơ, e, ê, x.
- Nhóm 2: Nhóm chữ có cấu tạo nét cong phối hợp với nét móc gồm a, ă, â, d, đ, q.
- Nhóm 3: Nhóm chữ có cấu tạo nét cơ bản là nét móc gồm:I, t, u,ư, p, m,n.
- Nhóm 4: Nhóm chữ cấu tạo nét cơ bản là nét khuyết (nét khuyết phối hợp với nét móc) gồm: l, h, y, g, b, k.
- Nhóm 5: Nhóm chữ có cấu tạo vét móc phối hợp với nét công gồm: v, r, s.
Như vậy mẫu chữ mới so với mẫu chữ cũ ta thấy có một đặc điểm như sau:
Các chữ về cơ bản vẫn giống bộ chữ đã viết được chỉnh lý đưa vào sử dụng
 năm 1981-1982 nhưng bổ sung thêm một số thay đổi cho chữ viêt đỡ lùn và đẹp hơn.
+ Các mẫu chữ vẫn theo quy định cũ:
- Các chữ 1 đơn vị chiều cao: a, ă, â, c, e, ê, i, m, o, ô, ơ, u, ư, v, x các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư về cơ bản vẫn là một đơn vị chiều cao có thêm dấu phụ nằm ở phía trên.
- Các chữ 2 đơn vị chiều cao: d, đ, p, q.
- Chữ 1,5 đơn vị chiều cao: t.
+ Các chữ có điều chỉnh về độ cao:
- Cao 2,5 đơn vị chữ b, g, h, k, l, y (ở mẫu chữ cũ các chữ này cao 2 đơn vị)
- Các chữ cao 1,25 đơn vị r, s (ở mẫu chữ cũ hai chư này cao hơn 1 đơn vị)
Chữ cái viết hoa
Bảng chữ cái viết hoa cũ là bộ chữ cái được điều chỉnh và sử dụng từ năm
 học 1981-1982 chúng được dựa vào 2 cơ sở:
- Tính khu biệt và thẩm mĩ của cấu tạo của từng chữ cái.
- Thứ tự viết nét trước, sau theo trật tự tuyến tính để phân loại hệ thống chữ cái viết hoa theo các nhóm sau:
Nhóm 1: Nhóm chữ cái có cấu tạo với nét thẳng là nét cơ bản gồm: L, E, Ê,
 N.
Nhóm 2: Nhóm có cấu tạo gồm nét thẳng phối hợp với nét móc: T, L, H, K, A, Ă, Â, X, M.
Nhóm 3: Nhóm chữ cái có cấu tạo bởi nét móc là nét cơ bản: U, V, Y.
Nhóm 4: Nhóm chữ cái có cấu tạo bởi nét cong là nét cơ bản: C, O, Q, S.
Nhóm 5: Nhóm chữ cái có cấu tạo gồm nét thẳng phối hợp với nét cong: P, R, D, Đ, B, G.
Độ cao của các chữ đều thống nhất là 2 đơn vị chữ. Có cấu tạo khá đơn giản, dể viết. Tuy nhiên nó có tính thẩm mĩ kém, khó tạo được sự liên kết với các chữ viết thường đứng sau nó.
+ Bộ chữ hoa mới (được thực hiện bắt đầu từ năm học 2002-2003) về cơ bản lấy lại bộ chữ đã được sử dụng trước cải cách giáo dục. Bộ chữ mới này trông mền mại hơn, đẹp hơn, đặc biệt tạo nhiều thuận lợi cho việc liên kết với các con chữ khác. Đó là cơ sở cho viết liền nét để đẩy nhanh tốc độ viết ăn bản.
+ Biện pháp thứ 3: Vận dụng các biện pháp để luyện viết chữ cho học sinh: 
 - Tập viết chữ trên bảng lớp: Có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Thường dùng khi kiểm tra bài cũ hoặc bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Qua đó giáo viên phát hiện chỗ sai của học sinh để uốn nắn chung cho cả lớp hoặc đánh giá cho điểm.
- Tập viết chữ vào bảng con: Học sinh luyện tập viết chữ bằng phấn trên bảng con có dòng kẻ trước khi tập viết vào vở tập viết chữ cái, viết các vần, các chữ hoặc từ có 2-3 chữ vào bảng con. Viết vào bảng con giúp học sinh định hình đúng độ cao, độ rộng con chữ theo dòng kẻ từ đó học sinh sẽ viết đúng chuẩn hơn 
đồng thời giáo viên cũng dễ sửa sai cho học sinh hơn.
- Luyện viết trong vở tập viết.
Khi hướng dẫn học sinh viết vào vở giáo viên cần chỉ dẫn kĩ thuật viết: Điểm bắt đầu của con chữ, quy trình viết, việc nối liền các chữ cái trong cùng một tiếng, vấn đề đặt dấu thanh, ước lượng khoảng cách số dòng cách trình bày câu, chữ để học sinh thực hành luyện tập viết chữ trên bảng con, trong vở tập viết, chữ hoa, từ ứng dụng, cụm từ ứng dụng.
- Chấm và chữa bài tập viết:
	 Khi đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh cần giúp học sinh thấy rõ thành công hay hạn chế trong bài tập viết.Chữa các lỗi về độ cao, độ rộng, khoảng cách để học sinh khắc phục.
 + Biện pháp thứ 4 : Rèn cho học sinh tư thế ngồi và cách cầm bút đúng tư thế
- Tư thế ngồi và cách cầm bút
Để giúp các em viết được những nét chữ đúng mẫu, đẹp , tư thế ngồi viế cũng là yếu tố quyết định , ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm”. Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo sẽ kéo theo chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức khoẻ: sẽ bị cận nếu chúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng... nếu ngồi viết không ngay ngắn. Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ học Tập viết, tôi thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết và cho các em xem hình ảnh trực quan về tư thế ngồi viết đúng. Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế. 
TƯ THẾ NGỒI HỌC ĐÚNG
Một việc cũng hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút và cách đặt vở trên bàn. Điều này các em được tôi hướng dẫn kĩ càng: “Khi viết, các con cần cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo mềm mại. “Tôi cũng lưu ý các em cầm bút vừa phải. Vì nếu cầm bút sát ngòi, quá xa ngòi hoặc ngón giữa đặt vị trí giống ngón trỏ ( như hình minh họa ) thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó khăn, làm cho chữ xấu mà mực dễ bị giây ra tay, ra vở. Còn vở viết khi viết bài, tôi cũng luôn nhắc học sinh cách đặt vở sao cho cạnh dưới quyển vở hơi nghiêng so với cạnh bàn. Những yếu tố tưởng chừng không quan trọng nhưng thực chất đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học sinh.
CÁCH CẦM BÚT ĐÚNG
CẦM BÚT SAI
+ Biện pháp thứ 5: Giúp học sinh nắm chắc các nét cơ bản , cách nối các nét liền mạch và ghi dấu thanh đúng.
- Giúp học sinh nắm chắc các nét cơ bản :Từ những nét cơ bản, tôi nhận thấy: nếu học sinh viết các nét cơ bản không đúng, thì các chữ cái sẽ được tạo thành sẽ xấu và sai là điều không tránh khỏi.
Vì vậy, tôi dành thêm thời gian cho các em luyện các nét khó như: nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược, nét mọc hai đầu...
Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ khó viết, tôi thường cho các em luyện viết lên bảng nhiều, đến khi nào học sinh viết tương đối đồng đều thì lúc đó mới viết vào vở. Những học sinh nào viết bảng xấu, chậm, tôi thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn các em viết đúng.
- Hướng dẫn cách nối các nét liền mạch : Cần hướng dẫn kĩ học sinh cách điều tiết điểm bắt đầu cũng như điểm dừng bút của chữ đứng trước sao cho hợp lý. Ví dụ chữ “uê”. Cần điều tiết điểm bắt đầu của chữ ê đi sau thấp xuống một chút và kéo dài, nét kết thúc của chữ cái đứng trước lên cao một chút.Viết sát quá hoặc xa quá đều không đẹp.
- Hướng dẫn cách ghi dấu thanh đúng:
Thực tế trong những năm dạy Tiếng Việt lớp 2 tôi thấy học sinh thường mắc tình trạng các dấu thanh viết to và cao quá, ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết. Tôi luôn nhắc học sinh dấu viết vừa phải và gần chữ nhưng không được dính vào chữ.
Và đặc biệt lưu tâm đến những em hay viết dấu sai vị trí thường gọi lên bảng viết nhiều lần để các bạn nhận xét.
+ Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết theo các thể loại thơ, văn sao cho cân đối trên trang giấy như sau:
Đối với đoạn văn xuôi các em phải biết trình bày lùi vào 1 hoặc 2 ô và viết hoa. Cần lưu ý viết hoa ở tên riêng và sau dấu chấm câu.
+ hướng dẫn cho học sinh xem bài mẫu và nhận xét cách trình bày mỗi bài viết:
VD: Bài thơ lục bát: Yêu cầu học sinh nên có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ, câu 
thứ nhất có mấy chữ, câu thữ hai có mấy chữ, câu 6 chữ viết thê nào?... Qua đó các em sẽ biết cách trình bày bài hợp lí, khoa học.
+ Cần chú ý đến trình bày vở môn Tập viết và Chính tả. Nếu các em được hướng dẫn kĩ từ đầu năm thì lên những lớp trên các em sẽ có nền trong việc trình bày vở đối với tất cả các môn.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
 	- Ngay từ đầu năm học trên cơ sở thống kê số học sinh viết xấu, viết sai, cầm bút chưa đúng và ngồi sai tư thế. Trong cuộc họp phụ huynh, tôi đã đưa ra kế hoạch của mình với phụ huynh về yêu cầu “viết đúng, viết đẹp”. Giải thích cho phụ huynh hiểu lợi ích và tầm quan trọng của việc rèn viết. Từ đó nhờ phụ huynh thường xuyên kiểm tra nhắc ở nhà.
	- Sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho từng em để giáo viên tiện theo dõi, uốn nắn. 	- Thường xuyên kiểm tra bài cũ, cho luyện viết thêm trên bảng con các chữ các em viết còn sai, còn xấu và nhắc nhở các em kịp thời. Ở mỗi lần kiểm tra, tôi nhận xét động viên khuyến khích các em. Cụ thể:
	- Đối với những em viết có tiến bộ ,viết đẹp, viết đúng hay tôi tuyên dương trước lớp kịp thời để động viên khuyến khích các em khác noi theo.
	- Cuối mỗi tháng tôi cho các em kiểm tra một lần và nhận xét, sửa sai những mặt hạn chế mà các em cần sửa chữa. Đồng thời giáo viên liên hệ với phụ huynh để cùng hợp tác nhắc nhở các em rèn ở nhà vì rèn đọc không phải một buổi, một ngày mà phải rèn luyện trong suốt quá trình học tập của tất cả các phân môn, cả ở trường và ở nhà.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này để rèn chữ cho các em thì kết quả tiến bộ rõ rệt: chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều hơn, bài viết sạch đẹp hơn, số lượng học sinh có ý thức giữ gìn tập vở tăng lên rõ rệt.Tốc độ viết của các em đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên. Một số em thời gian đầu còn bị điểm thấp nhưng giờ đã được điểm 7 – 8 môn học này.
- Chữ viết của các em tương đối đều, thẳng hàng, tương đối đúng mẫu chữ 
quy định và đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 2 theo từng giai đoạn.
- Vở viết của học sinh sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận.
-Trường có nhiều em viết đẹp được công nhận chữ đẹp cấp trường và chắc phòng giáo dục có tổ chức thi chữ đẹp cũng đạt giải, tôi không muốn nói suông, mà nói có bằng chứng dưới đây.
Một số bài viết minh họa chữ viết tiến bộ của học sinh trường tôi
Sau một năm học áp dụng đề tài nghiên cứu này tôi đã thu được kết quả rất 
khả quan theo bảng thống kê dưới đây
- Thống kê đầu năm học
+ Chữ viết
Chữ đúng, viết đẹp
Chữ đúng, viết chưa đẹp
Nét chữ đẹp, viết chưa đúng
Nét chữ xấu, viết chưa đúng
Ghi chú
2/14em
4/14em
3/14em
5/14em
+ Tư thế ngồi
Tư thế ngồi đúng
Tư thế ngồi chưa đúng
Ghi chú
5/14em
9/14em
+ Cách cầm bút
Cách cầm bút đúng
Cách cầm bút chưa đúng
Ghi chú
4/14em
10/14em
	- Thống kê cuối năm học
+ Chữ viết
Chữ đúng, viết đẹp
Chữ đúng, viết chưa đẹp
Nét chữ đẹp, viết chưa đúng
Nét chữ xấu, viết chưa đúng
Ghi chú
13/14 em
1/14 em
0 em
0 em
+ Tư thế ngồi, cách cầm bút
Tư thế ngồi đúng
Tư thế ngồi chưa đúng
Cách cầm bút đúng
Cách cầm bút chưa đúng
Ghi chú
14/14em
0 em
0 em
0 em
- Chất lượng chung
Tổng số
Học sinh
Xếp loại do nhà trường chấm
A
Tỉ lệ
B
Tỉ lệ
C
Tỉ lệ
14 em
13 em
92.9%
1 em
7.1%
0 em
0%
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Ngày xưa, Cao Bá Quát nhờ chăm chỉ kiên trì luyện chữ nên chữ của ông
 đẹp nổi tiếng khắp nước. Ngày nay việc luyện chữ viết cho học sinh là một việc
 làm cần thiết. Công việc này phải được làm từ ngay đầu cấp Tiểu học.
Học sinh tiểu học, tri giác của các em còn thiên về nhận biết tổng quát đối tượng. Trong khi đó để viết được chữ, người viết phải tri giác từng nét chữ, từng động tác kỹ thuật tỉ mỉ. Do vậy khi tiếp thu kỹ thuật viết chữ học sinh không tránh khỏi những lúng túng, khó khăn. Vậy nên muốn thành công trong dạy phân môn Tập viết đòi hỏi mỗi thầy cô phải có lòng yêu nghề, mến trẻ. Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, phải thường xuyên đổi mới, sử dụng tốt các phương pháp dạy thông qua từng tiết dạy cụ thể sao cho phù hợp với học sinh,kiên trì bền bỉ từng bước thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành quả tốt đẹp. Góp phần nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh lớp 2 mà còn làm tiền đề cho các em viết đẹp hơn ở các lớp trên.
Chữ viết là phương tiện giao tiếp của con người, không những chỉ phục vụ riêng cho môn Tiếng Việt mà còn góp phần nầng cao chất lượng dạy học nói chung

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_tap_viet_cho_hoc_sinh_lop_2c_o_tru.doc